Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Lê Thị Lan Hương Trường Tiểu học Gio Sơn

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Lê Thị Lan Hương Trường Tiểu học Gio Sơn

Mục tiêu:

Giúp H :

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.

- H tích cực, tự giác trong làm bài.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ cho H tham gia trò chơi bài tập 3

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 13 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Lê Thị Lan Hương Trường Tiểu học Gio Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 22
Thứ hai
Ngày soạn: 6 / 2 / 2011
Ngày dạy: 8 / 2 / 2011
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
Giúp H :
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- H tích cực, tự giác trong làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ cho H tham gia trò chơi bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/ Bài cũ: 
+ Hãy đọc quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Gv và H nhận xét
- Nhấn mạnh các kích thước phải cùng đơn vị đo.
II/ Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Luyện tập ghi bảng
2.Thực hành - Luyện tập
 Bài 1: Yêu cầu H đọc đề bài
? Các số đo có đơn vị đo thế nào?
? Gọi 1 H lên bảng, H cả lớp làm vào vở
- Gv theo dõi giúp đỡ H còn chậm.
+ Yêu cầu H nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá.
? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
Bài 2: H đọc đề bài
+ Yêu cầu 1 H nêu cách làm.
+ H nhận xét và bổ sung
+ Gọi 1 H lên bảng làm H cả lớp làm vào vở.
* H nhận xét và Gv nhận xét, đánh giá.
+ Khi tính DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật ta cần lưu ý điều gì?
Bài 3: (H khá, giỏi tự làm rồi trình bày kết quả)
- Gv nhận xét.
III/ Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà cắt sẵn 1 hình thoi bằng giấy màu để tiết sau học.
- 4 H 
- 1 H đọc
- Chưa cùng đơn vị đo, phải đưa về cùng đơn vị
- H làm bài
- H chữa bài
- DTXQ = Chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)
- DTTP = DTXQ + DT 2 đáy.
- 1 H đọc
- DT quét sơn chính là DTTP trừ đi DT cái nắp mà DT cái nắp là DT mặt đáy.
- H làm bài
- Cùng đơn vị đo
Chính tả :(Nghe – viết)
Hà nội
I.Mục tiêu : 
 - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
 - Tìm được các danh từ riêng là tên người, tên địa lý Việt Nam (BT2); Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3. 
 - H cẩn thận, thẩm mĩ, có ý thức luyện viết.
II.Đồ dùng dạy học: 	
- Bảng phụ: Bài 2.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Chữa lỗi bài trước.
- Gv nhận xét chung.
- H tự chữa lỗi ở vở CT.
2.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
- Gv ghi tên bài bảng lớp.
=> Ghi tên bài vào vở Chính tả
1. Hướng dẫn H nghe – viết:
* Đọc mẫu đoạn viết: 
- Gv đọc trích đoạn bài thơ : chậm, rõ, phát âm phân biệt các từ ngữ dễ lẫn. 
- H mở SGK quan sát trích đoạn bài thơ để ghi nhớ: 
+ Cách trình bày thể thơ.
+ Viết đúng những chữ dễ viết sai chính tả: chong chóng, quay,
+ Viết hoa danh từ riêng là tên người, tên địa lý Việt Nam.
* Tìm hiểu nội dung bài viết:
 - Bài thơ cho em biết điều gì?
- H nêu theo ý hiểu
Chú ý : Giáo dục BVMT- Liên hệ về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường của Thủ đô để giữ gìn mãi vẻ đẹp của Hà Nội.
* Viết bài:
- GV nhắc nhở H viết đúng tốc độ quy định và ghi tên tác giả.
- H gấp SGK, lấy vở viết bài theo lời đọc của giáo viên, ghi tên tác giả.
* Soát lỗi:
- H tự phát hiện lỗi, sửa lỗi.
* Chấm chữa: Gv chấm bài 1 tổ. Gv nhận xét chung.
- H đổi vở soát lỗi.
- H tự sửa lỗi sau nhận xét của Gv.
3. Hướng dẫn H làm BT chính tả:
Bài 2: 
- Gv treo bảng phụ.
a) Tìm DTR là tên người, tên địa lý Việt Nam.
b) Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
- GV nhận xét, chốt đúng – sai. 
- H đọc yêu cầu đề bài.
- H phát biểu ý kiến.
- H nhận xét, chữa bổ sung.
- H nêu.
Bài 3:	
- Gv tổ chức cho H chơi trò chơi “Thi tiếp sức”.
- Gv chốt Đ/S và kết luận đội thắng cuộc.
- H đọc yêu cầu đề bài.
- H chia 2 đội.
- H nhận xét, chữa bổ sung.
3.Củng cố – Dặn dò:
? Bài học hôm nay cần ghi nhớ điều gì?
- H nêu 
- Gv nhận xét giờ học. Khen những H viết đẹp.
Thứ ba
Ngày soạn: 6 / 2 / 2011
Ngày dạy: 9 / 2 / 2011
Toán
 Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp lập phương
I. Mục tiêu: Giúp H :
- Biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. 
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Rèn luyện tính nhanh nhạy, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/ Bài cũ: 
? Hãy nêu một số đồ vật có dạng hình lập phương và cho biết hình lập phương có đặc điểm gì?
? Nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
* H nhận xét và GV đánh giá.
II/ Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: DTXQ & DTTP hình lập phương
2.Giảng bài:
* Gv đưa ra mô hình trực quan:
? Hình lập phương có đặc điểm gì giống và khác với hình hộp chữ nhật?
? Có nhận xét gì về 3 kích thước của hình lập phương?
? Hình lập phương có đủ đặc điểm của hình hộp chữ nhật không?
? H dựa vào công thức tính DTXQ & DTTP của hình hộp chữ nhật để tìm ra công thức DTXQ & DTTP hình lập phương?
+ H đọc lại ghi nhớ - Gv ghi công thức lên bảng.
Ví dụ 1: Gọi H đọc trong SGK (trang 111)
+ 1 H làm bài trên bảng, lớp làm vở nháp
+ H nhận xét và chữa bài
3. Luyện tập:
Bài 1: H đọc đề:
- Yêu cầu H tự làm vào vở, 1 H làm bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
? Muốn tính Sxq và Stp của hình lập phương ta làm sao?
Bài 2: H đọc đề:
+ H tự làm bài
+ Nhận xét, chữa bài và yêu cầu giải thích cách làm
III/ Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài 
- Viên súc sắc, thùng các-tông, hộp phấncó 6 mặt, đều là hình vuông bằng nhau, có 8 đỉnh, 12 cạnh.
- H nêu công thức
- H quan sát
- H so sánh và trả lời
- Cdài = Crộng = Ccao
- Có (Đặc biệt 3 kích thước =) 
- DTXQ hình lập phương = DT 1 mặt nhân với 4. DTTP = DT 1 mặt nhân với 6.
H nhắc lại
- 1 H
- H làm bài
- H chữa bài
- 1 H đọc
- H làm bài
- H nêu lại quy tắc
- 1 H
- H làm bài
- Vì hộp không có nắp nên chỉ tính diện tích 5 mặt.
Thứ tư
Ngày soạn: 7 / 2 / 2011
Ngày dạy: 10 / 2 / 2011
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp H :
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương 
- Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số tình huống đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/ Bài cũ: ? Nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương 
* H nhận xét và Gv đánh giá.
II/ Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Luyện tập ghi bảng
2.Thực hành - Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu H đọc đề bài
+ Yêu cầu H tự làm vào vở. 2 H làm bảng lớp.
+ H nhận xét bài của bạn và chữa bài. 
? Cần lưu ý điều gì khi số đo trong bài có đơn vị phức?
? Muốn tính DTXQ hình lập phương ta làm sao?
? DTTP của hình lập phương gấp mấy lần DT 1 mặt?
Bài 2: Yêu cầu H đọc đề bài 
+ Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi (2phút)
+ Các nhóm trình bày kết quả và giải thích.
(Khi H không tìm ra, Gv biểu diễn bằng đồ dùng trực quan)
+ Hãy nói nhanh kết quả DTXQ và DTTP của hình lập phương vừa gấp.
Bài 3: H đọc đề bài
+ Yêu cầu H làm bài vào vở (chỉ ghi đúng /sai)
+ H đọc bài làm của mình, lớp nhận xét Gv nhận xét, chữa bài .
? Có cách giải thích không cần tính không?
* Gv: Cạnh của B ta gọi là a thì cạnh của A là 2 x a. Vậy ta thấy Sxq của B là : a x a x 4 còn Sxq của A là:
 (2 x a x 2 x a) x 4 = 16 x a x a.
Ta thấy ngay DTXQ của hình A gấp 4 lần DTXQ của hình B.
+ Vị trí đặt hộp có ảnh hưởng đến DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật và của hình lập phương không? (H về nhà suy nghĩ)
 III/ Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
- 3 H
- 1 H đọc
- H làm bài
- H chữa bài
- Phải đổi ra cùng đơn vị đo.
- Lấy DT 1 mặt nhân với 4.
- Gấp 6 lần
- 1 H đọc
- H thảo luận
- H trình bày kết quả. Chỉ có hình 3 và hình 4 có thể gấp được.
- Sxq = 4cm3 và Stp = 6cm3 
- 1 H
- H làm bài
- H chữa bài
- Dựa vào công thức Sxq = S x 4 (S là diện tích 1 mặt) để giải thích
Đạo đức
Uỷ ban nhân dân xã (phường) em
(Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, H biết : 
 - Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường) tổ chức. 
 - Tôn trọng, có ý thức giữ gìn các công trình của UBND xã (phường). 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh về UBND phường, bảng phụ, các băng giấy. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ : 
? Em cho biết các hoạt động mà UBND phường đã làm cho trẻ em. 
? Đối với những công việc chung công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND phường tổ chức, em phải có thái độ như thế nào ? 
- 2 H trả lời. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B- Dạy bài mới : 
1- Giới thiệu bài : 
- Gv giới thiệu bài. 
- H nghe. 
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1
NHữNG VIệC LàM ở UBND PHƯờNG, Xã 
- Yêu cầu H báo cáo kết quả tìm hiểu, thực hành ở nhà.
- H đưa ra kết quả: mỗi H nêu 1 ý kiến, H khác nhận xét góp ý. 
- Yêu cầu H nhắc lại các công việc đến UBND xã (phường) để thực hiện, giải quyết. 
- H nhắc lại các ý đúng trên bảng. 
Hoạt động 2 
Xử Lý TìNH HUốNG 
- Gv treo bảng phụ ghi hình 3 tình huống trong bài tập 2 trang 33 SGK.
- H đọc các tình huống.
- Yêu cầu H làm việc cặp đôi để thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống đó. 
- Tổ chức cho H trình bày kết quả. 
- 1 H trình bày, H khác bổ sung ý kiến phù hợp. 
- GV hỏi : 
+ Đối với những công việc chung, công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND phường, xã em phải có thái độ như thế nào ? 
+ Em cần tích cực tham gia các hoạt động và động viên các bạn cùng tham gia. 
- GV chốt ý.
Hoạt động 3 
EM BàY Tỏ MONG MUốN VớI UBND PHƯờNG, Xã 
- Yêu cầu H báo cáo những kết quả làm việc ở nhà.
- H nêu. 
- Yêu cầu H nhắc lại.
- H nhắc lại kết quả Gv ghi trên bảng. 
- Yêu cầu H làm việc nhóm 4.
- H làm việc theo nhóm 4. 
+ Yêu cầu: Mỗi nhóm nêu ra những mong muốn đề nghị UBND xã (phường) thực hiện cho trẻ em ở địa phương để trẻ em học tập, vui chơi, đi lại được tốt hơn.
+ Các H bàn bạc thảo luận viết ra.
- Yêu cầu H trình bày.
- Gv giúp H xác định những công việc mà UBND phường, xã có thể thực hiện.
+ Các nhóm dán kết quả làm việc lên trước lớp. 
+ Đại diện của mỗi nhóm lên bảng trình bày những mong muốn của nhóm mình. 
- Gv nhận xét, chốt ý. 
- H lắng nghe. 
3.Củng cố - dặn dò : 
- Gv tổng kết bài. 
- H lắng nghe.
- Gv nhận xét tiết học, 
- Dặn dò : Thực hiện tốt điều đã học. 
Chuẩn bị bài sau : Em yêu Tổ quốc Việt Nam. 
 Kể chuyện 
Ông Nguyễn Khoa Đăng
 Theo Nguyễn Đổng Chi 
I.Mục tiêu :
Dựa vào lời kể của Gv, những hình ảnh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học: 
Tranh SGK – 9.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia theo ND tiết trước.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Gv nhận xét chung, cho điểm.	
- 2 H kể trước lớp.
- H nhận xét.
2.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- Gv nêu như SGV-65.
- Gv hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm yêu cầu của bài KC trước khi nghe GVKC.
=> Ghi tên bài vào vở Tiếng Việt
2. Giáo viên kể chuyện: 2 – 3 lần: giọng kể theo hướng dẫn SGV (65)
- Gv kể lần 1: chậm rãi, từ tốn.	
- Gv viết bảng: ý chính mỗi đoạn.
- H lắng nghe. H ghi nhớ tên nhân vật trong câu chuyện.
- Gv kể lần 2 kết hợp 4 tranh minh hoạ.
- H nghe kết hợp xem tranh minh hoạ.
- Gv giảng TN: phục binh. (Văn bản chuyện: SGV-66,67)
- H nêu theo ý hiểu.
3. Hướng dẫn H kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
* Kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm:
- Gv tổ chức hoạt động nhóm:
+ Nêu nội dung chính của từng tranh.
+ Kể theo từng tranh.
+ Gv nhận xét, giúp H lúng túng.
- H thực hiện KC theo đoạn trong nhóm, kết hợp tranh minh hoạ SGK- 40.
- H nhận xét, bổ sung.
* Thi kể trước lớp:
- Kể lại toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
+ Kể đúng cốt truyện
+ Truyện giúp bạn hiểu điều gì? 
- H kể toàn bộ câu chuyện trước lớp (càng nhiều H tham gia càng tốt.)
- H kể xong trả lời câu hỏi.
- Gv nhận xét, cho điểm.
- H bình chọn bạn kể hay nhất.
 * ý nghĩa câu chuyện:
Gv chốt: ý nghĩa câu chuyện như mục I.
- H nêu ý hiểu.
- H nhắc lại.
3.Củng cố – Dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học, dặn dò tập kể cho bạn bè người thân nghe, ghi nhớ ý nghĩa câu chuyện.
- H lắng nghe và làm theo.
Thứ năm
Ngày soạn: 7 / 2 / 2011
Ngày dạy: 11 / 2 / 2011
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp H :
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương 
- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi bài tập 2
+ Hình vẽ bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Luyện tập chung ghi bảng
 b.Thực hành - Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu H đọc đề bài
? Hãy nêu công thức tính DTXQ hình hộp chữ nhật ?
? Hãy nêu công thức tính DTTP hình lập phương ?
? Trong bài tập này các số đo ở đề ra ntn?
? Trong trường hợp các số đo không cùng đơn vị ta phải làm gì?
+ 2 H lên bảng làm lại bài tập, H cả lớp làm vào vở.
+ H nhận xét bài của bạn và chữa bài. 
Bài 2: (H khá, giỏi tự làm)
Bài 3: H đọc đề bài
+ GV treo hình vẽ bài tập 3
+ H thảo luận tìm cách giải.
+ Các nhóm trình bày kết quả.(Trình bày theo 2 cách)
* Gv: Chốt lại cách giải và nhận xét.
 II/ Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
- 1 H
- H trả lời
a) Cùng đơn vị đo
b) Khác đơn vị đo
- Đổi về cùng đơn vị đo
- H làm bài
- H nhận xét và chữa bài
- H quan sát
- Cách 1: tính từng bước
- Cách 2: áp dụng công thức để tìm
Thứ sáu
Ngày soạn: 7 / 2 / 2011
Ngày dạy: 12 / 2 / 2011
Toán
 Thể tích của một hình
I. Mục tiêu: Giúp H :
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
- H tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Hình lập phương có màu, rỗng; hình hộp chữ nhật trong suốt, rỗng.
+ Hình vẽ minh hoạ ví dụ 1, ví dụ 2, ví dụ 3, bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/ Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Thể tích của một hình ghi bảng
2.Giảng bài: Hình thành biểu tượng và tính chất
Ví dụ 1: 
* GV trưng bày đồ dung - H quan sát.
? Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
? Hình nào to hơn, hình nào nhỏ hơn?
* Gv: Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.
* Gv: đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật.
+ Hãy nêu vị trí của 2 hình khối.
* Gv: Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật, ta cũng nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương .
*** Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
Ví dụ 2: 
*Gv treo tranh minh hoạ:
? Mỗi hình C và D được hợp bởi mấy hình lập phương nhỏ?
* Gv: Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
Ví dụ 3:
* Gv lấy 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK.
+ Yêu cầu H tách hình xếp được thành 2 phần.
* Gv treo tranh
? Hình P gồm mấy hình lập phương?
? Khi tách hình P thành 2 hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
+ Nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình.
* Gv: Ta nói thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.
 + Ta biết 1 hình này nằm hoàn toàn trong hình khác thì có thể tích bé hơn và cũng biết 2 hình được hợp thành bởi các hình lập phương như nhau thì có thể tích bằng nhau. Một hình tách ra thành 2 hay nhiều hình nhỏ thì thể tích của hình đó bằng tổng thể tích các hình nhỏ.
3. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu H đọc đề bài
+ Quan sát hình vẽ và tự trả lời vào vở.
+ Gọi H nêu bài giải - Giải thích kết quả.
* Gv nhận xét đánh giá.
Bài 2: Yêu cầu H đọc đề bài 
+ H thảo luận nhóm đôi tìm cách giải
+ H trình bày
* Gv có thể gợi ý (nếu H không tìm ra )
Bài 3: H khá, giỏi tự làm bài rồi trình bày kết quả.
* Gv: nhận xét đánh giá
 II/ Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Về nhà xem lại bài .
- H quan sát
- Hình lập phương và hình hộp chữ nhật 
- Hình lập phương nhỏ hơn
- Hình hộp chữ nhật lớn hơn
- Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật .
- H nhắc lại
- H quan sát
- Hình C gồm 4 hình lập phương
Hình D cũng 4 hình lập phương
- H nhắc lại
- H quan sát
- H thao tác
- 6 hình lập phương
- Hình M gồm 4 hình lập phương
Hình N gồm 2 hình lập phương
- Số hình lập phương nhỏ của hình P bằng tổng số hình lập phương nhỏ của hình M và N
- H nghe, hiểu và nhắc lại
- 1 H
- H làm bài
- H trình bày
- 1 H
- H làm bài
- H trình bày
- H làm vở
_________________________________________________________________
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 5 Tuan 22 CKTKN.doc