Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 28)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 28)

-Biết đọc đúng,trôi chảy, lưu loát toàn bài, cụ thể:

-Đọc với giọng kể lúc trầm lắmg, lúc hào hứng, sôi nổi, phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.

-Đọc đúng ngữ điệu phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

 2-Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài.

 -Hiểu nội dung, ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc

doc 42 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 22
Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2009
 Sáng Chào cờ
 Tập đọc 
 Tiết 43: Lập làng giữ biển	
I - Mục tieu: 
 1-Biết đọc đúng,trôi chảy, lưu loát toàn bài, cụ thể:
-Đọc với giọng kể lúc trầm lắmg, lúc hào hứng, sôi nổi, phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.
-Đọc đúng ngữ điệu phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
 2-Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài. 
 -Hiểu nội dung, ý nghĩa câu truyện: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
II-Đồ dùng dạy học 	
 -Tranh minh hoạ bài đọc SGK,bảng phụ chép sẵn đoạn 3
 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra một tốp 4 HS đọc bài Tiếng rao đêm. 
- 4 HS đọc bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
B-Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài : GT chủ điểm mới.
-Nêu MĐYC bài.
2- HD HS luyện đọc.
-1 HS nêu tên chủ điểm mới:Vì cuộc sống thanh bình. 
-HS quan sát tranh chủ điểm mới.
a)Luyện đọc:
 -Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn:
-Chia bài làm 4 đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu người ông như toả ra hơi nước.
+Đoạn 2: Tiếp đến thì để cho ai. 
+Đoạn 3: Tiếp đến quan trọng nhường nào.
+Đoạn 4: Phần còn lại.
- Cho HS quan sát tranh bài đọc.
- Cần chú ý HD HS đọc đúng. - GV đọc diễn cảm toàn bài.
-Lần 1:Từng tốp HS nối nhau đọc 4 đoạn,sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.
-Lần 2:HS đọc theo cặp cả bài,kết hợp giải nghĩa từ, đọc chú giải..
-Kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải. Có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu. 
-HS nêu những từ chưa hiểu.
3-Tìm hiểu bài
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm , thảo luận ,tìm hiểu nội dung theo câu hỏi SGK
 ( Tr 37 )
- GV chốt câu trả lời đúng. GV hỏi thêm:Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nụ?
- Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì?
4-HD đọc diễn cảm:HD HS tìm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật: bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ, người dẫn truyện. 
-Chọn đọc diễn cảm đoạn 3 tiêu biểu theo phân vai: GV đọc mẫu 
- Từng tốp HS phân vai luyện đọc. Một vài cặp thi đọc diễn cảm. 
-Trưởng nhóm điều khiển nhóm đọc , phát biểu.
- Cán sự điều khiển lớp chốt câu trả lời đúng.
- HS nối tiếp nêu.
- Làng mới ở ngoài đáo đất rộng hết tầm mắt,dân chài thả sức phơi lưới,
Buộc thuyền.Làng mới giống mọi làng 
trên đất liền: có chợ,có trường học... 
-2-4 HS phát biểu : Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc 
-Từng tốp đọc phân vai.
+HS luyện đọc theo nhóm.
-1 tốp HS nối tiếp đọc diễn cảm toàn bài.
-HS bình chọn nhóm bạn đọc hay nhất.
3-Củng cố, dặn dò
-Mời HS nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch. 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tốt,dăn HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài sau. 
-2-3 HS nêu.
 _____________________________________________
 Toán Tiết 106 Luyện tập (Tr.110)
A . Mục tiêu: 
 Giúp HS :
-Củng cố công thức tính diện tích xung quanh & diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh & diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
B. Đồ dùng dạy- học:
-Bảng phụ cho HS tham gia trò chơi BT 3.
C. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ : KT quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh & diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-2HS lên bảng, HS cả lớp đổi chéo VBTT kiểm tra
2-Bài mới
a) Giới thiệu :(GV nêu MĐYC)
b-HD HS luyện tập 
*Bài 1: 
-Gọi HS đọc YC đề bài.
-Lưu ý HS : Các số đo có cùng đơn vị đo.
-YC HS tự làm vào vở.
-Chữa bài: 
+Gọi 2 HS đọc bài làm của mình
+HS khác nhận xét
+GV nhận xét, xác nhận.
-HS làm bài cá nhân.
-2 HS nêu kết quả tìm được.HS cả lớp nhận xét, bổ sung, sửa sai.
Đáp số: a) SXQ = 1440 dm2
 STP = 2190 dm2 
 b) SXQ = 17/30 m2
 STP = 1m2
*Bài 2: 
-Gọi 1 HS đọc YC. 
-YC 1 HS nêu cách làm. 
-YC 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
-Chữa bài:
+Gọi HS nhận xét bài.
+Đổi chéo vở KT.
+GV xác nhận kết quả.
-Diện tích quét sơn chính là diện tích toàn phần trừ đi diện tích cái nắp; mà diện tích cái nắp là diện tích mặt đáy.
Bài giải
Diện tích cần quét sơn ở mặt ngoài bằng diện tích xung quanh của cái thùng.Ta có: 8 dm = 0,8 m
Vậy diện tích quét sơn cái thùng là
(1,5 + 0,5) x 2 x 0,8 + 1,5 x 0,6
 = 4,26 ( m2)
 Đáp số : 4, 26m2
*Bài 3: 
-YC HS đọc đề bài,tự làm bài. 
-GV chấm một số bài, chữa bài chung cả lớp.
-Tại sao diện tích toàn phần toàn phần của hai hình hộp chữ nhật bằng nhau?
 Bài giải
a), d) : Đ
b), c) : S
-Vì diện tích toàn phần bằng tổng diện tích các mặt nên khi thay đổi vị trí đặt hộp, diện tích toàn phần không thay đổi.
-Tại sao lại điền S vào câu c?
-Vì diện tích Xq của hình 1 là: 9,6 dm2, diện tích Xq của hình 2 là: 13,5 dm2
3-Củng cố dặn dò: 
-Khi tính Sxq & Stp của hình hộp chữ nhật ta cần lưu ý điều gì? 
- Cho HS nhắc lại công thức tính Sxq & Stp của hình hộp chữ nhật.
 - GV nhận xét tiết học, giao BT về nhà. 
-Các kích thước của hình hộp phải cùng một đơn vị đo.
-2 HS nhắc lại. 
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
 Đạo đức 
 Tiết22: Uỷ ban nhân dân xã (phường) em
I-Mục tiêu:
 Học xong bài này HS biết :
-Cần phải tôn trọng UBND xã (phường) & vì sao phải tôn trọng UBND xã (phường)
-Thực hiện các quy định của UBND xã (phường); tham gia các hoạt động do UBND xã (phường)tổ chức.
-Tôn trọng UBND xã (phường)
II-Đồ dùng học tập:
-ảnh trong bài phóng to. 
III- Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: GV cho HS nêu những hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã( phường) ở BT 3 tiết trước. 
-2- 3 HS nêu.
2-Bài mới:
*Hoạt động 1:Xử lí tình huống ở BT 2 SGK
-GV chia nhóm & giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm.
-GV kết luận:
+Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam.
+Tình huống b: Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại nhà văn hoá của phường.
+Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,...ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
-HS nối tiếp xung phong trả lời câu hỏi.
*Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK 
-GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho các nhóm HS. 
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
*Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến(BT 4 SGK)
-GV giao nhiệm vụ cho HS:góp ý kiến với UBND xã (phường) về một vấn đề. 
-GV kết luận :UBND xã (phường) luôn quan tâm, chăm sóc & bảo vệ quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em.Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã(phường), tham gia góp ý kiến cho UBND xã (phường) là một việc tốt.
-HS làm việc cá nhân.
-Một số HS trình bày trước lớp.
3-Củng cố dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.Về nhà tìm hiểu tiếp về UBND xã (phường) tại nơi mình đang ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm. 
-Sưu tầm tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
-HS ghi nhớ nhiệm vụ về nhà. 
 	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Chiều ÂM NHạC
GV CHUYÊN SOạN.
 __________________________________
Tiếng việt Ôn.
Luyện chữ: Trí dũng song toàn.
I.Mục tiêu:
 - Tiếp tục rèn cho HS viết đúng chính tả và rèn viết chữ đẹp theo mẫu.
 - HS rèn viết đẹp, viết đúng chính tả và đúng mẫu. 
 - GD ý thức tự giác thường xuyên rèn chữ viết đẹp.
II.Đồ dùng dạy - học:
Bảng chữ mẫu,vở rèn chữ viết .
III.Hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở luyện viết của HS. 
Bài mới:
 a.Giới thiệu bài.
 b.HD HS viết chính tả:
- GV đọc đoạn viết.
- HS viết từ khó 
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.-Đọc cho HS soát lỗi.
- YC HS làm BT:Điền d,gi hoặc r vào chỗ chấm để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Dưới chân  ào chú nhái
Nhảy ra tìm un ngoi
Bụi tre à không ngủ
 Đưa võng u măng non 
  ừa đuổi muỗi cho con 
Phe phẩy tàu lá quạt .
 - HS làm bài vào vở.
 - GV thu bài chấm – Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
 c. HD HS viết bài 7 trong vở luyện viết ( quyển 2 ).
 - GV HD HS viết theo mẫu.
 - HS viết vào vở- GV quan sát HD HS viết đúng mẫu.
 - GV chấm một số bài- Nhận xét.
 3.Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - HD HS về nhà viết bài 8.
_____________________________________________
 Toán Ôn.
 Luyện tập tính diện tích xung quanh & 
 diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật 
I- Mục tiêu 
-Giúp HS củng cố cách tính DTXQ & DTTP hình hộp chữ nhật.
-Rèn kĩ năng tính toán chính xác. 
II- Chuẩn bị: GV chép bài tập vào bảng phụ. 
II- Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ : HS nêu quy tắc tính DTXQ & DTTP hình hộp chữ nhật. 
2- HD HS luyện tập
*Bài tập 1: 
-2 HS lên bảng trả lời.Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Tính DTXQ & DTTP hình hộp chữ nhật có:
a)Chiều dài 25 cm, chiều rộng 15 cm & chiều cao 12 cm.
b)Chiều dài 7,6 dm, chiều rộng 4,8 dm & chiều cao 2,5 dm.
c) Chiều đài 4/5 m, chiều rộng 2/5 m, chiều cao 3/5 m.
-HS đọc đề bài.
-Cả lớp làm vào vở. 2 HS TB & 1 HS yếu làm vào bảng phụ. 
-Chữa bài trên bảng:
Đáp số: 
a) Sxq = 960 cm2
 Stp = 1710 cm2
b) Sxq = 62 dm2
 Stp = 134,96 dm2
c)Sxq = m2
 Stp = m2
*Bài tập 2:
Một cái hộp làm bằng tôn( không có nắp) dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 30 cm, chiều rộng 20 cm & chiều cao 1,5 dm.tính DT tôn dùng để là cái hộp đó(không tính mép hàn)
-GV giúp đõ HS yếu và HS khuyết tật.
-HS đọc đề bài.
-Một vài em nêu điểm khác của đề bài này với bài 1 ( Các số đo chưa cùng đơn vị đo, tính diện tích tôn phải dùng khi hộp không có nắp)
-HS trao đổi nhóm đôi về cách làm, sau đó làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
-Lớp chữa bài trên bảng phụ.
Đáp số: 2100 cm2
*Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có Sxq là 420 cm2 & có chiều cao là 7 cm.Tính chu vi đáy của hình hộp chữ nhật đó.
3- Củng cố , dặn dò 
-Cho HS nhắc lại nội dung ôn tập
- GV nhận xét tiết học,giao BT về nhà.
-HS đọc đề bài.
-1-2 HS nêu cách tính chu vi đáy khi biết Sxq & chiều cao của hình hộp chữ nhật.(= Sxq chia cho chiều cao)
-1 HS làm bảng phụ.Lớp làm vào vở.
-Thống nhất đáp số đúng: 60 cm.
 __________________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 1 năm 2009.
ĐồNG CHí CHíN SOạN.
 __________________________________________________________________
Thứ tu ngày 9 tháng 2 năm 2009.
 Sáng Tập đọc
 Tiết 44: Cao Bằng
I-Mục đích yêu cầu 
1-Biết đọc đúng,trôi chảy, lưu loát to ... ữ.
*Bài tập 2:
 - Cho HS làm bài cá nhân.
 - GV chốt lời giải đúng.
*Bài tập 3:
 - Cách làm tương tự bài 2.
-HS dưới lớp KT chéo.
 HS mở SGK- tr 38.
- 1 HS nêu.
- HS đọc thầm lại 2 câu văn, phát biểu ý kiến.
- 1 HS nêu.
- Lớp làm vở nháp, vài em trả lời miệng.
- HS đặt câu có các cặp từ đó.
- 1 HS đọc. Vài em nêu lại Ghi nhớ.
- 1 HS nêu.
- HS phân tích, làm bài vào VBT. 2 HS lên bảng làm bài.Chữa bài trên bảng
a) Nếu ông ...mấy bước thì tôi.... đường.
 Vế ĐK Vế KQ
( Cặp QHT nếu ... thì...)
b) Nếu là chim, tôi... trắng
 Vế GT Vế KQ
 ( QHT nếu)
- Lớp làm VBT. 3 HS làm phiếu., nhận xét bài trên phiếu.Một số HS trình bày trước lớp
a) Nếu( nếu, mà, nếu như)... thì...
( GT- KQ)
b) Hễ... thì ....( GT- KQ)
c) Nếu( giá) ... thì....( GT- KQ)
VD:
a) ....thì cả nhà vui mừng.
b).... thì việc này khó thành công.
c) Giá mà( giá như) Hồng chịu khó học...
 III. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập về câu ghép có quan hệ ĐK, GT - KQ , biết dùng QHT, cặp QHT thể hiện đúng các quan hệ ĐK hoặc GT- KQ.
 - Chuẩn bị giờ sau.
 Tiết 4: Khoa học
 Sử dụng năng lượng chất đốt (tiết 2)
A.Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. 
- GD các em lòng say mê tìm hiểu về khoa học.
B. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
- Hình và thông tin tr 86 – 89 SGK. 
C. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 I.Bài cũ: 
- Nêu công dụng & việc khai thác của từng loại chất đốt. 
 II.Bài mới: 
1, Giới thiệu bài:Nêu MĐYC
2, Giảng bài:
 Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt 
- Thảo luận các câu hỏi SGK theo nhóm:
+Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, than?
+Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không?
+Nêu VD về việc sử dụng lãng phí năng lượng.
+Nêu các việc làm để tiết kiệm để chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn?
+ Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
+Cần làm gì để tránh?
+Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường? 
+ Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, thể lỏng, thể khí?
* GV kết luận.
 3-Củng cố- dặn dò: 
-Liên hệ thực tế.
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS ghi nhớ kiến thức, áp dụng kiến thức vào thực tế.
-2 HS lên bảng
- Các nhóm HS trả lời.
-HS kể một vài trường hợp sử dụng chất đốt không an toàn.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 7 : Tự học
 Hoàn thành các bài tập trong ngày
I - Mục tiêu :
 HS hoàn thành các bài tập trong ngày, nắm vững kiến thức đã học .
II- Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-HS nhắc lại các môn họcvà nội dung
 môn học trong ngày
2- HS tự hoàn thành bài tập các môn 
trong ngày
- GV giúp đỡ HS khi có yêu cầu.
-GV kèm HS khuyết tật cộng trừ số thập phân.
3- Củng cố :
- HS nhắc lại kiến thức đã học trong ngày 
-Về nhà hoàn thành nốt nếu còn. 
- HS phát biểu cá nhân.
+Thể dục: Nhảy dây- Phối hợp mang vác.Trò chơi "Trồng nụ trồng hoa" 
+Toán :Diện tích XQ & DT TP hình hộp chữ nhật
+Luyện từ và câu:Nối các vế câu ghép bằng QHT
+Khoa học: Sử dụng năng lượng chất đốt 
- HS tự học 
 -HS nêu những vấn đề cần GV giúp đỡ.
( Hoàn thành vở bài tập toán, bài tập
luyện từ và câu, bài tập chính tả,
bài tập khoa học ) 
-HS đổi chéo vở kiểm tra. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
 Tiết 5 : Luyện Tiếng việt
 Luyện đọc các bài tập đọc tuần 21-22 
 I- Mục tiêu : Giúp HS 
-Luyện đọc các bài tập đọc tuần 21-22.
-Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS.
II- Đồ dùng dạy - học.
-Thăm ghi sẵn tên bài tập đọc & câu hỏi về nội dung bài.
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:HS nêu lại tên các bài tập đọc đã học tuần 19,20?
-HS nối tiếp nêu: 
+Trí dũng song toàn
+Tiếng rao đêm
+Lập làng giữ biển
+Cao bằng
2-HD HS luyện đọc
-Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm đôi.
-2 HS luyện đọc với nhau.Đọc xong mỗi bài, tự trao đổi với nhau về nội dung của bài( Có thể thông qua các câu hỏi cuối bài SGK)
-Tổ chức cho HS đọc trước lớp bằng hình thức bốc thăm.ở mỗi thăm có tên bài tập đọc & câu hỏi về nội dung.
-HS lần lượt bốc thăm & đọc bài trước lớp.
-HS cả lớp nhận xét bạn đọc diễn cảm, phát âm đúng chưa?Bạn đã hiểu đúng nội dung bài chưa?Thích bạn đọc đoạn nào nhất? Vì sao?Cho điểm bạn.
-Bình chọn bạn đọc hay nhất, trả lời câu hỏi đúng nhất?
3-Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại nội dung bài,Nêu lại chủ điểm các bài vừa đọc.
-2 HS nhắc lại 
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc đã học. 
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 7: Mĩ thuật 
 Vẽ trang trí:Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm
I-Mục tiêu
-HS nhận biết được đặc điểm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. 
-HS xác định được vị trí của nét thanh nét đậm & nắm được cách kẻ chữ.
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm 
II- Chuẩn bị 
GV:
-SGK, SGV
-Bảng mẫu chữ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. 
-Một vài kiểu chữ sưu tầm. 
HS :
-SGK 
 -Sưu tầm kiểu chữ. 
-Bút vẽ, màu vẽ,com pa.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về SGK, về dụng cụ vẽ. 
-HS kiểm tra chéo trong bàn
2- Bài mới
a)Giới thiệu bài(GV nêu MĐYC)
-HS nhắc lại đề bài
b)Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét 
-GV cùng HS bày mẫu chữ sưu tầm được HD HS quan sát, nhận xét về: 
+Sự giống & khác nhau?
+Đặc điểm của từng kiểu chữ?
+Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm? 
GV tóm tắt đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
-HS thực hiện theo HD của GV.
-HS nhắc lại.
c)Hoạt động 2:Tìm hiểu cách kẻ chữ
-GV gợi ý một số nội dung:
+Những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh
+Nét kéo xuống là nét đậm
-GV minh hoạ bằng phấn.
-GV kẻ một vài chữ lamg mẫu.
-Cho HS xem một vài dòng chữ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
-HS quan sát ghi nhớ.
d) Hoạt động 3:HS thực hành
-GV nêu YC: Kẻ chữ A, B, M,N, vẽ màu vào con chữ & nền.
-HS thực hành vẽ.
đ)Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 
-Chọn một vài bài vẽ đẹp để nhận xét về: 
+Bố cục
+Hình dáng con chữ
+Đậm nhạt, màu sắc.
-GV bổ sung, cùng HS xếp loại & khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
-HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng. 
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực .
-Về nhà quan sát sưu tầm tranh ảnh mà em thích. 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 4 : Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Tre ngà bên Lăng Bác 
 Tập đọc nhạc: TĐN số 6.
 A.Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, thể hiện tình cảm trìu mến, tha thiết của bài Tre ngà bên Lăng Bác. Tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
-HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 6.
- Giáo dục các em biết yêu ca hát, yêu cuộc sống hoà bình.
B. Đồ dùng dạy học:
- HS chuẩn bị vài động tác phụ hoạ theo nội dung bài hát.
-Đọc nhác bài Chú bộ đội. 
 C. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
 Hoạt động của GV
 I. Bài cũ:
- Gọi HS hát bài Tre ngà bên Lăng Bác.
- GV nhận xét, cho điểm.
II.Bài mới:
1. Phần mở đầu:
2. Phần họat động: 
a, Nội dung 1: Ôn tập bài hát Tre ngà bên Lăng Bác.
-GV hát mẫu và biểu diễn bài hát 1 lần.
-GV chia lớp thành 2 dãy.
-GV hướng dẫn động tác phụ hoạ:
-GV theo dõi, nhận xét , sữa chữa và lưu ý các tiếng có luyến.
-HD HS trình bày bài hát có lĩnh xướng, song ca, kết hợp gõ đệm.
+Lĩnh xướng: Bên Lăng Bác...thêu hoa.
+Song ca: Rất trong...tre ngà
b, Nội dung 2: học bài TĐN số 6:Chú bộ đội
- Luyện đọc cao độ theo thang âm( Đô- Rê- Mi- Son- La- Đô)
- Cho HS luyện tập tiết tấu.
3. Phần kết thúc:
- Cho 1- 2 HS hát hay lên hát.
III-Củng cố-Dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- Nhận xét giờ học.
Hoạt động của HS
- Cả lớp hát lại 2 lần theo sự chỉ đạo của GV.
- Dãy 1 hát, dãy 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại. 
- HS luyện hát theo lớp ,dãy , cá nhân.
- Vài em lên bảng hát kết hợp biểu diễn.
- HS luyện cao độ theo thang âm trên.
+ Bước 1: Đọc chậm để luyện cao độ.
+ Bước 2: Ghép cao độ và trường độ với tốc độ chậm vừa .
+ Bước 3: Đọc với tốc độ vừa phải.
+ Bước 4: Ghép lời ca.
- Cả lớp đọc lại bài TĐN số 6.
 	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 (Buổi chiều Đ/c Phó hiệu trưởng Trần Thị Thảo soạn và dạy)
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 6:Luyện Mĩ thuật
 Luyện vẽ trang trí: Trang trí hình chữ nhật 
I-Mục tiêu 
-HS luyện vẽ trang trí hình chữ nhật. 
-GD thẩm mĩ cho HS. 
II- Chuẩn bị 
GV
-Hình gợi ý cách vẽ 
- HS : -SGK
 -Vở thực hành 
	 -Bút, tẩy, chì vẽ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-HS kiểm tra chéo trong bàn
2- Bài mới
a)Giới thiệu bài(GV nêu MĐYC)
-HS nhắc lại đề bài
b)Hoạt động 1:Cách vẽ
-GV treo hình gợi ý vẽ trang trí hình chữ nhật cho HS nhắc lại cách vẽ. 
-Một số HS nhắc lại cách vẽ. (Đã học ở tuần trước)
d)Hoạt động 3: Thực hành
-Tổ chức cho HS thực hành cá nhân,GV giúp đỡ và HS khuyết tật
-HS vẽ cá nhân vào vở. 
-GV & HS chọn một số bài gợi ý HS nhận xét, xếp loại.
-GV nhận xét chung, chọn một số bài đẹp để làm đồ dùng dạy học.
-HS tham gia đánh gía bài của bạn.
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực, vẽ đẹp.
	––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
: Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động trong tuần 22
I - Mục tiêu 
 Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của cả lớp trong tuần.
 HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 22. 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Lớp trưởng báo cáo tình hình thi đua của lớp trong tuần.
2-Chi đội trưởng báo cáo tình hình hoạt động đội của toàn chi đội.
3-GV nhận xét hoạt động của lớp:
*Về ưu điểm: 
*Về khuyết điểm: 
5-Phương hướng hoạt động tuần 22:
-Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động học tập. 
-Phát động phong trào thi đua Mừng Đảng, mừng xuân, chào mừng 3-2. 
-Cấm sử dụng, mua bán, tàng trữ các chất gây nổ, các loại pháo. 
5- Lớp sinh hoạt văn nghệ
-HS cả lớp bổ sung 
-HS cả lớp bổ sung
-Vài HS nêu kế hoạch hoạt động của mình trong tuần 22
__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT. Tuan 22.doc