Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 50)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 50)

. MỤC TIÊU

Sau bài học này, học sinh biết:

- Đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (trả lời được các câu hỏi 1.2.3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trang 35 - 37 SGK.

- Tranh ảnh về làng đảo, làng chài lưới.

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 37 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 (tiết 50)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22.01.2011
Ngày dạy: 24.01.2011
Tuần 22
Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2011
Tập đọc (tiết 43)
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, học sinh biết:
- Đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (trả lời được các câu hỏi 1.2.3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ trang 35 - 37 SGK.
- Tranh ảnh về làng đảo, làng chài lưới.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- Nhận xét HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm từng HS.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- Hỏi:
+ Em hãy nêu tên của chủ điểm tuần này?
+ Tên của chủ điểm, tran minh hoạ chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những ai?
- Giới thiệu: Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình viết về những con người đang ngày đêm vất vả để giữ gìn cuộc sống thanh bình cho chúng ta. Bài tập đọc hôm nay nói về những người lao động bình thường, rất gần gũi với chúng ta. Các em cùng học bài: "Lập làng giữ biển" để biết về họ.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Hoạt động 1: HD luyện đọc.
- Một học sinh đọc cả bài.
- HDHS chia đoạn.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp bài theo đoạn lần 1.
- HDHS đọc đúng từ, câu khó.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp bài theo đoạn lần 2.
- HDHS giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b) Hoạt động: HD tìm hiểu bài.
- GV chia HS thành các nhóm. Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
- GV mời HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài.
- GV theo dõi, hỏi thêm, giảng thêm, giải thích thêm.
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
+ Việc lập làng mới ở ngoài đảo có gì thuận lợi?
+ Việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
+ Hình ảnh làng mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
+ Những chi tiết nào cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào? (khuyến khích học sinh khá giỏi trả lời)
+ Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
- Ghi bảng nội dung chính của bài.
- Giảng: Bài Lập làng giữ biển ca ngợi những người dân chài dũng cảm, dám rời bỏ mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi. Việc làm của họ không chỉ phục vụ cho riêng họ là xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà còn là giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
c) HD luyện đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn bài.
- Gọi 4 HS phân vai đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật và nội dung bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến về giọng đọc. GV kết luận về giọng đọc.
- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 4.
+ Treo bảng phụ có đoạn văn.
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc toàn bài và lần lượt trả lời câu hỏi trong SGK.
- Trả lời:
+ Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình.
+ Tên của chủ điểm và tranh minh hoạ gợi cho chúng ta nghĩ đến những con người luôn giữ gì cuộc sống thanh bình cho mọi người như các chú công an, bộ đội biên phòng...
- Quan sát tranh minh hoạ và lắng nghe.
- HS đọc theo trình tự.
- 4 đoạn.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
-HS đọc đúng từ, câu khó cá nhân.
- Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- Nối tiếp nhau giải thích.
+ Làng biển: làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo.
+ Dân chài: người dân làm nghề đánh cá.
- HS đọc theo nhóm 4.
- Lắng nghe.
- 1 HS điều khiển, lớp thảo luận nhóm.
+ Bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn.
+ Họp làng để đưa cả làng ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
+ Ở đây đất rất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu nay của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
+ Việc lập làng mới ngoài đảo mang đến cho bà con dân chài nơi sinh sống mới có điều kiện thuận lợi hơn và còn là để giữ đất của nước mình.
+ Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ, có trường học, có nghĩa trang.
+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
+ Nhụ đi sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm cá Sấu đang bồng bềnh ở mãi phía chân trời.
+ Câu chuyện ca ngợi những người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng của Tổ quốc.
- Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và dọc thầm theo.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS đọc phân vai.
- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung và thống nhất.
- Đọc diễn cảm đoạn 4.
- Lắng nghe và nhẩm theo.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc
3. Củng cố - dặn dò
- Hỏi: Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Cao Bằng.
Toán (tiết 106)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh biết:
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các hình minh hoạ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV mời 1 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
- Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào ? 
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy - bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV mời 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời 1 HS đọc bài làm trước lớp.
? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi: 
+ Bài toán cho em biết gì?
+ Bài toán yêu cầu em tính gì?
+ Làm thế nào để tính được diện tích quét sơn của thùng?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Nhắc HS đây là bài tập trắc nghiệm, phần tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của 2 hình các em làm ra nháp, chỉ cần ghi đáp án em chọn vào vở bài tập.
- GV mời HS nêu ý kiến.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS hiểu bài, làm bài đúng, động viên các HS khác cố gắng.
- GV dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện thêm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- 1 HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
- Nghe xác định nhiệm vụ của bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
Bài giải
a) 1,5 m = 15 dm
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
( 25 + 15 ) 2 8 = 1440 ( dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
1440 + 25 15 2 = 2190 ( dm2)
b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
( + ) 2 = ( m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
 ( m2)
- 1 HS trả lời
- 1 HS đọc đề bài
- HS nêu:
+ Chiếc thùng tôn không có nắp, dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước như sau:
Chiều dài: 1,5 m
Chiều rộng: 0,6 m
Chiều cao: 8 dm
+ Tính diện tích được quét sơn hay chính là diện tích mặt ngoài của thùng.
+ Diện tích quét sơn của thùng chính là diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật có các kích thước đã cho vì thùng không có nắp.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải.
8dm = 0,8 m
Diện tích xung quanh thùng là:
( 1,5 + 0,6)(m2)
Vì thùng không có nắp nên diện tích mặt ngoài được quét sơn là:
 (m2)
 Đáp số: 4,26 m2
- 1 HS nhận xét.
- Hs làm bài theo các bước.
+ Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hai hình.
+ So sánh với các câu nhận xét để chọn câu phù hợp.
- HS nêu:
a,d: Đúng
b,c: Sai
Đạo đức
Bài 10: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG ) EM 
( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh biết:
-Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh ảnh về UBND phường, xã.
- Mặt cười - mặt mếu.
- Bảng nhóm.
- Bảng phụ ghi tình huống.
- Bảng phụ các băng giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: NHỮNG VIỆC LÀM Ở UBND PHƯỜNG, XÃ
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả tìm hiểu, thực hành ở nhà: GV ghi lại kết quả lên bảng.
- Yêu cầu HS nhắc lại các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện giải quyết.
- HS đưa ra kết quả đã tìm hiểu ở nhà: Mỗi HS nêu 1 ý kiến.
- HS nhắc lại những ý đúng trên bảng.
Hoạt động 2: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
- GV treo bảng phụ ghi 3 tình huống trong bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi để thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống đó.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV hỏi:
+ Đối với những công việc chung công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND xã em có thái độ như thế nào?
- Kết luận: Thể hiện sự tôn trọng với UBND em phải tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động chung của UBND để hoạt động đạt kết quả tốt nhất.
- HS đọc tình huống.
a. Em tích cực tham gia và động viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
b. Em ghi lại lịch, đăng kí tham gia và tham gia đầy đủ.
c. Em tích cực tham gia: Hỏi ý kiến bố mẹ để quyên góp những thứ phù hợp.
- 1 HS trình bày cách giải quyết
 Em tích cực tham gia và động viên, nhắc nhở các bạn em cùng tham gia.
Hoạt động 3: EM BÀY TỎ MONG MUỐN VỚI UBND PHƯỜNG, XÃ
- Yêu cầu HS tiếp tục báo cáo những kết quả làm việc ở nhà: Mỗi HS nêu một hoạt động mà UBND xã đã làm cho trẻ em.
- Yêu cầu HS ... lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ của châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:
+ diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi.
+ Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+ Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu. 
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu âu trên bản đồ (lược đồ). 
- Biết sử dụng tranh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Bản đồ thế giới.
 - Bản đồ tự nhiên Châu Âu.
 - Các hình minh hoạ SGK
 - Phiếu học tập của HS.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
 I. Kiểm tra bài cũ : 
 + Nêu vị trí của Cam-Pu-Chia và Lào trên bản đồ? 
 + Em hãy kể tên các loại nông sản của Cam-Pu-Chia và Lào?
 + Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết ?
 II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các hiện tượng địa lí tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của Châu Âu.
2.Tiến trình dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Vị trí địa lí và giới hạn Châu Âu
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ Châu lục và đại dương, lược dồ tự nhiên Châu Âu, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau :
+Nêu vị trí của Châu Âu, Nêu các phía đông, bắc, tây, nam giáp những châu lục và đại dương nào ?
+Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103- SGK, so sánh diện tích của Châu Âu với các châu lục khác ?
+ Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào ?
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét - bổ sung hoàn thiện câu trả lời của HS.
- Hoạt động nhóm.
- HS dựa vào bảng số liệu trả lời.
+ Châu Âu nằm ở phía Bắc bán cầu.
*.Phía bắc : Giáp Bắc băng dương.
*. Phía tây : Giáp Đại Tây Dương.
*. Phía đông và đông nam : Giáp Châu Á.
*. Phía nam : Giáp biển Địa Trung Hải.
+ Diện tích của Châu Âu là 10 triệu Km2, đứng thứ năm thế giới, chỉ lớn hơn Châu Đại Dương 1 triệu km2, diện tích Châu Âu chưa bằng diện tích Châu Á.
+ Châu Âu nằm trong vùng có khí hậu ôn hoà. 
- HS của các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận : Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc, lãnh thổ nằm trải dài từ trên đường vòng cực Bắc xuống gần đường chí tuyến Bắc. Có ba mặt giáp biển và đại dương. Châu Âu có diện tích nhỏ chỉ lớn hơn châu đại dương. Vị trí Châu Âu gắn với châu á tạo thành đại lục Á-Âu, chiếm gần hét phần đông của bán cầu Bắc.
2- Đặc điểm tự nhiên Châu Âu
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- GV treo bản đồ tự nhiên Châu Âu, yêu cầu quan sát bản đò, H2 SGK thảo luận và hoàn thành bảng thống kê với các nội dung theo mẫu.
- Nhận xét - Bổ sung để hoàn thiện bảng thống kê. 
- Hoạt động nhóm.
- Hoàn thành bảng thống kê theo mẫu vào phiếu học tập.
- Cử đại diện trình bày.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bảng thống kê sau khi hoàn thiện là :
Khu vực
Đồng bằng, núi, sông lớn
Cảnh thiên nhiên tiêu biểu
Đông Âu
Đồng bằng Đông Âu.
Dãy núi U-ran, Cáp-ca
Sông Von - Ga
Rừng lá kim ( đồng bằng Đông Âu)
Trung Âu
Đồng bằng Trung âu.
Dãy núi an -Pơ, Cac-pat.
Sông Đa-nuyt.
Đồng bằng Trung Âu.
Dãy núi An-pơ
Tây Âu
Đồng bằng Tây Âu.
Nhiều núi, cao nguyên
Có rừng cây lá rộng, mùa thu cây chuyển lá vàng.
Bán đảo Xcan-đi-na-vi
Núi Xcan-đi-na-vi
Phi-o (Biển hai bên có vách đá dốc, có băng tuyết)
-Yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê để trình bày đặc điểm tự nhiên Châu Âu
- Cử đại diện trìng bày theo bảng thống kê.
GV kết luận : Đồng bằng Châu Âu chiếm diện tích, kéo dài từ tây sang đông. Đồi núi chiếm diện tích, hệ thống núi cao tập trung ở phía nam. Châu Âu có khí hậu ôn hoà, có nhiều thắng cảnh đẹp.
3- Dân cư và hoạt động kinh tế Châu Âu
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết các nội dung sau ( Sau mỗi ý kiến của HS, GV chỉnh sửa cho hoàn thiện câu trả lời của HS).
+ Châu Âu có dân số là bao nhiêu ? So sánh dân số Châu Au với các châu lục khác ?
+ Quan sát H3 trang 111 và mô tả đặc điểm bên ngoài người châu âu. Họ có nét gì khác với người châu Á ?
+ Kể tên một số hoạt động sản xuất, kinh tế của người Châu Âu ?
+ Quan sát và cho biết hoạt động sản xuất của người Châu Âu có gì đặc biệt so với hầu hết hoạt động sản xuất của người Châu Á ? Điều đó nói lên điều gì về sự phát triển khoa học, kĩ thuật và kinh tế châu Âu ?
- HS làm việc cá nhân. Trả lời câu hỏi, các HS khác theo dõi bổ sung.
+ Dân số Châu Âu : 728 triệu người, chưa bằng dân số Châu Á.
+ Người Châu Âu có nước da trắng, mũi cao, tóc có màu đen, vàng, nâu, mắt xanh. Khác với người châu Á da sẫm màu hơn tóc đen hơn.
+ Người Châu Âu có nhiều hoạt động sản xuất như trồng lúa mì, làm việc trong nhà máy hoá chất, chế tạo máy móc
+ Người Châu Âu làm việc có sự hỗ trợ rất lớn của máy móc, thiết bị khác với người châu á, dụng cụ lao động thường thô sơ lạc hậu. Điều này cho thấy các nước Châu Âu có khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển cao, nền kinh tế mạnh.
GV kết luận : Đa số dân Châu Âu là người da trắng. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển, Châu Âu có nhiều công ty lớn liên kết với nhau để sản xuất ra nhiều mặt hàng như ô tô, máy bay, hàng điện tử v.v.. . Kinh tế Châu Âu phát triển rất mạnh.
5 - Củng cố , dặn dò
 a- Củng cố :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS và cac nhóm chuẩn bị bài tốt, có tinh thần tích cực tham gia xây dựng bài.
 b- Dặn dò : Học bài theo dàn bài ; chuẩn bị bài 21 : Một số nước Châu Âu. 
Ngày soạn: 23.01.2011
Ngày dạy: 11.02.2011
Thứ sáu ngày 11 tháng 02 năm 2011
Toán (tiết 110)
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh:
-Có biểu tượng về thể tích của một hình.
-Biết so sánh thể tích của hai hình với nhau trong một số tình huống đơn giản.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Các hình lập phương kích thước 1cmx1cmx1cm.
- Hình hộp chữ nhật có kích thước lớn hơn hình lập phương 1cmx1cmx1cm.
- Các hình minh hoạ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV hỏi: Em đã bao giờ nghe khái niệm thể tích chưa ? Em hiểu thế nào là thể tích?
- GV nêu: Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm hiểu về thể tích của một hình.
2.2 Giới thiệu về thể tích của một hình
a, Ví dụ
- GV đưa ra hình hộp chữ nhật, sau đó thả hình lập phương 1cmx1cmx1cm vào bên trong hình hộp chữ nhật.
- GV nêu: Trong hình bên, hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
b, Ví dụ 2
- GV dùng các hình lập phương kích thước 1cm x 1cm x 1cm để xếp thành các hình như hình C và D trong SGK.
- GV hỏi: 
+ Hình C gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại ?
+ Hình D gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại ?
- GV nêu: Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại, hình D cũng gồm 4 hình lập phương ghép lại, ta nói thể tích hình C bằng hình D.
c, Ví dụ 3
- GV tiếp tục dùng các hình lập phương kích thước 1cm x 1cm x 1cm để xếp thành hình D.
- GV hỏi: Hình D gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại ?
- GV nêu tiếp: Thầy tách hình D thành hai hình M và N.
- GV yêu cầu HS quan sát và hỏi:
+ Hình M gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại ?
+ Hình N gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại ?
+ Có nhận xét gì về số hình lập phương tạo thành hình P và số hình lập phương tạo thành của hình M, hình N ?
- GV nêu: Ta nói thể tích của hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.
2.3 Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV mời HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình và tự trả lời câu hỏi.
- GV mời 1 HS trả lời các câu hỏi trước lớp để chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như tổ chức làm bài tập 1.
Bài 3: Khuyến khích học sinh khá giỏi
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV tổ chức cho HS thi xếp hình nhanh nhiều, nhóm nào xếp được nhanh nhất, nhiều hình nhất là nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS về nhà làm lại các bài tập trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS quan sát mô hình.
- HS nghe và nhắc lại kết luận của GV.
- HS quan sát mô hình.
- HS: 
+ Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại.
+ Hình D gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại
- HS nghe và nhắc lại kết luận của GV.
- HS quan sát mô hình.
- Hình D gồm 6 hình lập phương như nhau ghép lại.
- HS quan sát và nêu :
- Hình M gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại.
- Hình N gồm 2 hình lập phương như nhau ghép lại.
+ Ta có 6 = 4 + 2
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS tự làm bài.
- 1 HS nêu ý kiến, HS khác nghe và nhận xét bài làm của bạn.
Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ.
Hình hộp nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ.
Hình hộp nhật B có thể tích lớn hơn hình hộp chữ nhật A.
- HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi của bài.
Hình A gồm 45 ình lập phương nhỏ.
Hình B gồm 27 ình lập phương nhỏ.
Hình A có thể tích lớn hơn hình B.
- HS dùng các khối lập phương cạnh 1cm để xếp.
- Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn (tiết 44)
KỂ CHUYỆN ( Kiểm tra viết )
I. MỤC TIÊU
Sau giờ học này, học sinh:
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong sách giáo khoa. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS chọn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra
Kiểm tra chuẩn bị giấy bút của HS.
2. Thực hành viết
- Gọi 4 đọc 3 đề kiểm tra trên bảng.
- Nhắc HS:
	+ Phần mở đầu: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.
	+ Phần diễn biến: Mỗi sự việc nên viết thành một đoạn văn. Các câu trong đoạn phải lôgíc, khi kể tên nên xen kẽ tả ngoại hình, hoạt động, lời nói của nhân vật.
	+ Phần kết thúc: nêu ý nghĩa của câu chuyện hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.
- HS viết bài.
- Thu, chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà xem lại các kiến thức về lập chương trình hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22.doc