Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Trường tiểu học Tầm Lanh - Huỳnh Tuyết Hạnh

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Trường tiểu học Tầm Lanh - Huỳnh Tuyết Hạnh

I-Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

-Hiểu nội dung :Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ).

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II-Chuẩn bị:Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc

 

doc 19 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Trường tiểu học Tầm Lanh - Huỳnh Tuyết Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Từ:24/01/2011
đến 28/01/2011
Thứ hai, ngày 24 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC
Tiết 43:LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I-Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
-Hiểu nội dung :Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ).
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:HS đọc bài Tiếng rao đêm , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Bài mới:
-HĐ 1: Luyện đọc
Một HS đọc toàn bài.
HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài (2 lượt) , GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS và giúp HS giải nghĩa từ :ngư trường , vàng lưới , lưới đáy, lưu cữu.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc toàn bài.
-HĐ 2: Tìm hiểu bài
HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi SGK. 
Câu 4 :Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?( HS khá , giỏi trả lời )
Vài HS nêu nội dung bài.
-HĐ 3:Đọc diễn cảm
GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi .
4 HS đọc bài theo cách phân vai .Cả lớp, GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 4.
-HĐ 4: Củng cố HS nhắc lại nội dung bài.
3. Nhận xét, dặn dò:GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị:Cao Bằng
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 106: LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu:
-Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT
+BT1:HS đọc yêu cầu của bài . Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để tính câu a, b vào vở, 2 HS làm bảng lớp.
+BT 2:HS đọc đề bài. GV lưu ý HS cái thùng không nắp ; chưa cùng đơn vị đo.
HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ.
+BT 3: HS về nhà làm, nếu không đủ thời gian.
-HĐ 2: Củng cố
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị:Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Tiết 22: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG ) EM
( tiếp theo )
 I-Mục tiêu:
-Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã ( phường ) đối với trẻ em trên địa phương.
-Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
-Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã ( phường).
II-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND xã?
Nêu những việc làm phù hợp khi đến UBND xã.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Xử lí tình huống ( BT2)
HS đọc yêu cầu của BT2.
HS thảo luận nhóm 4 các tình huống của bài 2.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
GV kết luận .
-HĐ 2:Bày tỏ ý kiến (BT4)
HS đọc yêu cầu của BT , trao đổi với bạn bên cạnh việc góp ý kiến cho UBND xã về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như : xây dựng sân chơi cho trẻ em; tổ chức ngày 1 tháng 6 , ngày rằm trung thu cho trẻ em ở địa phương ,
HS tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp, GV nhận xét.
GV kết luận.
-HĐ 3: Củng cố 
HS nhắc lại ghi nhớ SGK.
Liên hệ giáo dục HS.
3.Nhận xét ,dặn dò:
GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : Em yêu Tổ quốc Việt Nam
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 25 tháng 1 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 43: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I-Mục tiêu:
-Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện-kết quả, giả thiết -kết quả (ND ghi nhớ ).
-Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép ( BT1); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT 2) ; biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3).
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT 2,3.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ :
HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ để thể hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Phần Nhận xét
+BT 1: HS đọc yêu cầu của bài , trao đổi với bạn bên cạnh trả lời :cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong 2 câu ghép có gì khác nhau.
HS phát biểu ý kiến. 
GV chốt lại: Ở câu a, 2 vế câu ghép được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ nếu thì, thể hiện quan hệ điều kiện-kết quả. Vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả. Ở câu b, 2 vế câu ghép được nối với nhau chỉ bằng 1 quan hệ từ nếu , thể hiện quan hệ điều kiện-kết quả. Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ điều kiện.
+BT2:HS tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện-kết quả , giả thiết-kết quả.HS tiếp nối nhau phát biểu.
Vài HS đọc ghi nhớ SGK.GV lưu ý HS , giả thiết là những cái chưa xảy ra hoặc khó xảy ra , còn điều kiện là những cái có thể có thực, có thể xảy ra.
-HĐ 2:Luyện tập
+BT 1:HS đọc yêu cầu của bài , trao đổi với bạn bên cạnh để tìm vế câu chỉ điều kiện (giả thiết ) , vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong câu a,b.
HS trình bày , GV chốt lại trên bảng.
+BT 2: HS đọc yêu cầu của bài. GV gợi ý để các em biết các câu ở BT 2 tự nó đã có nghĩa, song để thể hiện quan hệ ĐK-KQ hay GT-KQ các em phải biết điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu.
HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng phụ.
Cả lớp, GV nhận xét.
+BT 3: HS thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ ĐK-KQ hoặc GT-KQ .
HS trình bày. Cả lớp, GV nhận xét.
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
3.Nhận xét , dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 107: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I-Mục tiêu:
HS biết:
-Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
-Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương .
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Hình lập phương
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
+HS quan sát các mô hình trực quan và nêu nhận xét , rút ra kết luận hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt ( có 3 kích thước bằng nhau ).
HS tự rút ra công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
Vài HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
+GV cho ví dụ như SGK.HS làm vào vở nháp , 1 HS làm bảng lớp.
-HĐ 2:Thực hành
+BT 1:HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để tính .
Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
+BT 2:HS đọc đề . GV lưu ý HS cái hộp có dạng hình lập phương , không nắp.
HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
-HĐ 3: Củng cố
HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị :Luyện tập
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ
Tiết 22: HÀ NỘI
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng ,rõ 3 khổ thơ.
-Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2); Viết được 3 đến 5 tên người ,tên địa lí theo yêu cầu của BT3.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS viết bảng con từ : dũng cảm , vỏ cây , sợ hãi.
2.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS nghe-viết
GV  ... ........................
------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 44: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I-Mục tiêu:
-Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản( ND Ghi nhớ ).
-Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1,mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện (BT3).
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi BT1,2.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS nhắc lại một quan hệ từ và những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện-kết quả , giả thiết-kết quả.
2.Bài mới :
-HĐ 1:Phần Nhận xét
+BT1:HS đọc yêu cầu của bài, trao đổi với bạn bên cạnh tìm câu ghép trong hai đoạn văn và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào.
HS trình bày , GV chốt lại trên bảng phụ.
+BT 2:HS tìm thêm những câu ghép có quan hệ từ tương phản .Tiếp nối nhau phát biểu. 
Vài HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
-HĐ 2:Luyện tập
+BT1:HS phân tích cấu tạo của các câu ghép a,b vào vở.
2 HS làm bảng lớp. Cả lớp, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+BT2:HS thêm một vế câu vào chỗ trống ở câu a,b để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản . Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
+BT 3:HS đọc yêu cầu và nội dung của BT . Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu ? 
HS phát biểu ý kiến .Cả lớp, GV nhận xét ,chốt lại.
-HĐ 3:Củng cố
HS nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ :Trật tự-An ninh
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
§Þa lÝ
Tiết 22:CHÂU ÂU
I-Mục tiêu:
-Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu :Nằm ở phía tây châu Á , có ba phía giáp biển và đại dương.
-Nêu được một số đặc điểm về địa hình , khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu .
-Sử dụng bản đồ , lược đồ để nhận biết vị trí địa lí , giới hạn lãnh thổ châu Âu .
-Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi , cao nguyên, đồng bằng , sông lớn của châu Âu trên bản đồ.
-Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu. 
II- Chuẩn bị : 
Bản đồ Các nước châu Âu.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia , Lào .
Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết ?
2.Bài mới :
-HĐ 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn của châu Âu
HS quan sát hình 1 trang 110 và bảng số liệu về diện tích của các châu lục trang 103 , trao đổi với bạn bên cạnh trả lời 2 câu hỏi gợi ý trong bài để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn, diện tích của châu Âu.
HS trình bày , cả lớp, GV nhận xét.
GV treo bản đồ , HS lên chỉ vị trí địa lí , giới hạn lãnh thổ châu Âu.
GV kết luận.
-HĐ 2: Đặc điểm tự nhiên châu Âu
HS trao đổi với bạn bên cạnh : Quan sát hình 1 , đọc tên ,xác định vị trí các đồng bằng , dãy núi và sông lớn của châu Âu .Từ đó nêu đặc điểm địa hình và đặc điểm khí hậu của châu Âu.
HS lên chỉ các đồng bằng , dãy núi và sông lớn của châu Âu trên bản đồ.
GV kết luận.
HS thảo luận nhóm 4 , quan sát hình 2 rồi tìm trên hình 1 các chữ a,b,c,d, cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những nơi nào của châu Âu.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét , bổ sung.
-HĐ 3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu.
HS làm việc cá nhân : đọc bảng số liệu ở bài 17, cho biết số dân châu Âu , so sánh với số dân của châu Á.Người dân châu Âu có đặc điểm gì ? 
HS dựa vào hình 4 , kể tên một số hoạt động kinh tế của các nước ở châu Âu.
GV kết luận .
-HĐ 4: Củng cố
HS đọc ghi nhớ SGK.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Một số nước ở châu Âu.
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 28 tháng 1 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 44:KỂ CHUYỆN
(Kiểm tra viết )
I-Mục tiêu:
Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK . Bài văn rõ cốt truyện , nhân vật , ý nghĩa ; lời kể tự nhiên.
II-Các hoạt động dạy học:
1.Bài mới:
-HĐ 1:Hướng dẫn HS làm bài
HS đọc 3 đề bài SGK.
GV nhắc HS chú ý : Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích , cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
HS tiếp nối nhau nói tên đề bài các em chọn.
-HĐ 2: HS làm bài
GV nhắc HS cách trình bày.
HS làm bài vào giấy.
GV thu bài.
2.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Lập chương trình hoạt động
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 110:THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I-Mục tiêu:
-Có biểu tượng về thể tích của một hình.
-Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
- Rèn học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II-Chuẩn bị:
Các hình lập phương.
III-Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
HS nhắc lại cách tính DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2.Bài mới:
-HĐ 1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình
GV cho HS quan sát , nhận xét trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ SGK.
HS tự rút ra được kết luận trong từng ví dụ của SGK. Một vài HS nhắc lại kết luận đó.
-HĐ 2: Thực hành
+BT 1:HS quan sát hai hình , trả lời các câu hỏi :
Hình hộp chữ nhật A gồm mấy hình lập phương nhỏ?
Hình hộp chữ nhật B gồm mấy hình lập phương nhỏ?
Hình nào có thể tích lớn hơn ?
+BT 2:HS trao đổi với bạn bên cạnh làm bài , tương tự như BT 1.
+BT 3:( HS khá, giỏi ) –Nếu không đủ thời gian cho về nhà làm.
-HĐ 3 : Củng cố
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Xăng-ti-mét khối .Đề-xi-mét khối.
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 44: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ
 NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I-Mục tiêu:
-Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
+Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,
+Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,
*Rèn kĩ năng sống cho học sinh:
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thơng tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
- Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
II-Chuẩn bị:
Mô hình bánh xe nước.
III- Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than ?
Tại sao phải sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm ?
Em và gia đình đã làm gì để tránh lãng phí chất đốt ?
2.Bài mới :
-HĐ 1: Tìm hiểu năng lượng của gió 
HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình 1,2,3 SGK và trả lời câu hỏi :
+Tại sao có gió ?
+Năng lượng gió có tác dụng gì ?
+ Ở địa phương em, người ta sử dụng năng lượng gió vào những việc gì ?
Đại diện nhóm trình bày.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Một số HS đọc mục bạn cần biết trang 90.
-HĐ 2:Tìm hiểu năng lượng nước chảy
HS quan sát hình 4,5,6 trang 91 và liên hệ thực tế địa phương trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời các câu hỏi :
+Năng lượng nước chảy trong tự nhiên có tác dụng gì ?
+Con người đã sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì ?
+Em biết những nhà máy thủy điện nào ở nước ta ?
HS trình bày ý kiến. Cả lớp , GV nhận xét.
Một số HS đọc mục bạn cần biết trang 91.
-HĐ 3: Thực hành
GV hướng dẫn HS thực hành làm quay tua- bin . Vài HS lên thực hành.
GV giải thích : Đây chính là mô hình thu nhỏ của nhà máy phát điện. Khi nước chảy làm quay tua-bin .Khi tua-bin quay sẽ làm rô-to của nhà máy phát điện quay và tạo ra dòng điện.
-HĐ 4: Củng cố
HS đọc lại mục bạn cần biết.
3.Nhận xét, dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Sử dụng năng lượng điện
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 22 mot cot KNS.doc