Giáo án lớp 5 tuần 23, 24

Giáo án lớp 5 tuần 23, 24

Tuần 23 TOÁN

Ngày Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối

I) Mục tiêu:

-Giúp HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, đọc viết đúng các số đo đại lượng.

-Nhận biết được mối liên hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

-Biết giải được một số bài tập liên quan.

II) Đồ dùng dạy học:

Bộ đồ dùng toán 5

III) Hoạt động dạy học:

KT: GV cho HS làm bài tập 2 SGK trang 115

Bài mới:

 

doc 60 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23	TOÁN
Ngày	Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối
I) Mục tiêu:
-Giúp HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, đọc viết đúng các số đo đại lượng.
-Nhận biết được mối liên hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
-Biết giải được một số bài tập liên quan.
II) Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng toán 5
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS làm bài tập 2 SGK trang 115
Bài mới:
HĐ 1: Hình thành về biểu tượng (tính thề tích của một hình) Xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
-GV tổ chức cho HS quan sát, nhận xét trên mô hình trực quan theo hình vẽ như SGK.
-GV giới thiệu về xăng-ti-mét khối, để-xi-mét khối.
-GV cho HS nêu lại như SGK
-GV treo hình vẽ bảng phụ để HS qian sát và tự rút ra mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
-GV kết luận như mục C trong SGV
	1dm3 = 1000cm3 
HĐ 2: Thực hành
Bài 1: 
-GV cho HS làm như sau:
*Viết số HS làm bảng con. Đọc số HS làm miệng.
Kết quả:
Viết số
Đọc số
76 dm3
Bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối
519 dm3
Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối
85,08 dm3
Tám mươi lăm phẩy linh tám đề-xi-mét khối
4 cm3
5
Bốn phần năm xăng-ti-mét khối
192 cm3
Một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối
2001 dm3
Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối
3/8 cm3
Ba phần tám xăng-ti-mét khối
Bài 2: 
-GV cho HS làm vào vở bài a, b
-Một số HS chữa bài, GV kết luận.
Kết quả:
a) 1 dm3 = 1000 cm3	375 dm3 = 375000 cm3 
 5,8 dm3 = 5800 cm3	4 dm3 = 800 cm3 
	5
b) 2000c = dm3	154000c = 154dm3
 490000c = dm3	5100c = dm3
Hoạt động củng cố, dặn dò:
-GV hỏi lãi kiến thức về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
-Dặn học kiến thức, chuẩn bị bài “Mét vuông”.
TẬP ĐỌC
Phân xử tài tình
I) Mục đích yêu cầu:
-Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng thể hiện lòng khâm phục của người kể chuyện về tài kể chuyện của ông quan án.
-Hiểu được ý chính của bài: Ca ngợi trí thông minh và tài xử kiện của vị quan án.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS đọc bài Cao Bằng và trả lời câu hỏi.
Bài mới:
HĐ 1: HD luyện đọc
-Một HS khá giỏi đọc bài văn
-Ba HS nối tiếp nhau đọc đoạn lượt một. HD phát âm: mếu máo, biện lễ, chạy đàn.
-Ba HS nối tiếp nhau đọc đoạn lượt hai. Một HS đọc chú giải SGK. GV giải thích nghĩa: công đường (nơi làm việc của các quan lại), khung cửi (công cụ dệt vải đơn sơ).
-HS luyện đọc nhóm ba, ba HS đọc lại bài.
-GV đọc mẫu như yêu cầu.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
*GV cho HS đọc thầm từ đầu đến “cúi đầu nhận tội”, trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Hai người đàn bà dẫn nhau đến công dường nhờ quan phân xử mình bị mất vải.
Câu hai: Quan dùng nhiều cách khác nhau như: đòi người làm chứng, đến nhà hai người để xem xét, xé tấm vải làm đôi. Thấy một trong hai người khóc từ đó quan tìm ra sự thật.
Ý hai: Người đổ công sức làm ra tấm vải xót của mà khóc, Cho nên kẻ dững dưng không phải là người làm ra mảnh vải.
GV giải thích: Quan án thông minh khi hiểu rõ tâm lý con người nên nghĩ ra cách giải quyết rát đặc biệt để họ bộc lộ tháu độ của mình.
*GV chi HS đọc lướt phần còn lại và trả lời tiếp
Câu 3: Quan án thực hiện các việc sau: tập trung sư sải lại, giao cho mỗi người một nắm thóc vừa chạy đàn, vừa niệm phật; 2 đánh đòn tâm lý “đức phật thiêng” ai gian thì nắm thóc sẽ mọc mầm; 3 đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng lại hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức bắt ngay.
Câu 4: chọn ý đúng
-Phương án b: kẻ gian thường lo lắng sẽ lộ mặt.
HĐ 3: HD đọc diễn cảm
-GV cho bốn HS đọc truyện theo lối phân vai (Người dẫn chuyện, hai người đàn bà, quan án).
-GV HD cho HS đọc diễn cảm đoạn: “Quan nói sư cụ biện lễ..chú tiểu kia đành nhận tội.” theo cách phân vai.
+Theo gợi ý trong SGV-77
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV gợi cho HS nêu ý chính bài văn như yêu cầu.
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị “Chú đi tuần”, đọc thêm những chuyện về quan án xử kiện (truyện cổ tích Việt Nam).
Ngày:	TOÁN
	Mét khối
I) Mục tiêu:
-Giúp HS có biểu tượng về mét khối, biết đọc và viết đúng mét khối.
-Nhận biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối dựa trên mô hình.
-Biết đổi đúng các đơn vị đo: mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
-Biết giải đúng một số bài tập cò liên quan đến các đơn vị đo đã học.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ vẽ mét khối.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu kiến thức các đơn vị đo đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối. quan hệ giữa hai đơn vị đo.
Bài mới:
HĐ 1: Thực hành hình thành mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
-HS quan sát mô hình, hình vẽ nêu kiến thức mét khối như SGK
-GV giúp HS tìm mối quan hệ mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
	1m3 = 1000dm3
	 = 1000000cm3
-GV cho HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo như SGK-117
HĐ 2: Thực hành
Bài 1:
-HS làm miệng bài a, GV nhận xét.
Bài b: hai HS làm bảng, cả lớp làm vở thảo.
-Một số HS nêu kết quả, GV kết luận
Kết quả:
Mười lăm mét khối, hai trăm linh năm mét khối, hai mươi lăm phần trăm mét khối, không phẩy chín trăm mưới một mét khối.
7200m3	; 400m3	; 1/8m3=	; 0,05m3
Bài 2:
-GV cho HS làm lần lượt bài a, b vào vở.
-Hai HS làm bảng phụ, cả lớp góp ý, GV nhận xét.
Kết quả:
a) 1cm3 = 0,001dm3	5,216m3 = 5216dm3
 13,8m3 = 13800dm3	0,22m3 = 220dm3
b) 1dm3 = 1000cm3	1,969dm3 = 1969cm3
1m3 = 250000cm3	19,54m3 = 19540000cm3
4
Bài 3:
GV hướng dẫn làm vở.
-Giúp HS nhận xét: nếu xếp đầy hộp ta được hai lớp hình lập phương 1dm3
	Bài giải
	 Mỗi lớp hình lập phương 1dm3 là:
	 5 x 3 = 15(hình)
	 Số hình lập phương 1dm3 xếp đầy hộp là:
	 15 x 2 = 30(hình)
	Đáp số: 30 hình
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV cho HS nêu lại kiến thức về mét khối.
-Dặn học kiến thức, chuẩn bị bài “Luyện tập”
CHÍNH TẢ
Nhớ-viết: Cao Bằng
I) Mục đích yêu cầu:
-Nhớ viết đúng chính tả bốn khổ thơ đầu của bài “Cao Bằng”
-Biết viết hoa đúng tên người, tên địa lý Việt Nam.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi các câu văn ở bài tập 2
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Bài mới:
HĐ 1: HD HS nhớ viết.
-Một HS đọc thuộc lòng bốn khổ thơ trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại bốn khổ thơ trong SGK.
-GV hỏi nội dung bài viết: Cao Bằng là vùng đất có vị trí đặc biệt như thế nào? (Cao Bằng là vùng đất biên cương của Tổ quốc và người dân ở đây mến khách, đôn hậu.)
-GV lưu ý HS cách trình bày, các chữ viết hoa, các chữ dễ sai lỗi chính tả.
-HS tự nhớ và viết bài thơ.
-HS tự bắt lỗi sau khi viết, GV chấm khoảng 6 bài, nhận xét.
HĐ 2:HD làm bài tập
Bài tập 2:
-Một HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV mở bảng phụ đã ghi sẵn bài tập.
-HS làm vào vở.
-GV mời đại diện ba nhóm lần lượt lên điền.
-Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Lời giải:
Côn Đảo, Võ Thị Sáu.
Điện Biên Phủ, Bế Văn Đàn.
Công Lý, Nguyễn Văn Trổi.
-Vài HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Bài tập 3: 
-GV nói về địa danh trong bài: Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Pù Mo, Pù Sai là các địa danh thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Đây là nhũng vùng đất biên cương giáp giới nước ta và Lào.
 -GV nhắc HS chú ý hai yêu cầu trong bài.
+Tìm tên riêng; tên riêng nào viết đúng, viết sai.
+Viết lại cho đúng tên riêng viết sai.
-HS làm vào vở thảo, một HS làm bảng phụ.
Lời giải:
*Viết sai: Hai ngàn, Ngã ba, Pù mo, Pù sai.
*Viết đúng: Hai Ngàn, Ngã Ba, Pù Mo, Pù Sai.
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV cho HS nêu lại quy tắc viết hoa.
-Dặn học thuộc quy tắc, chuẩn bị bài “Nghe-viết: Núi non hùng vĩ”
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I) Mục đích yêu cầu:
-Rèn kĩ năng nói: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh.
Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
II) Đồ dùng dạy học:
-Sách báo về chiến sĩ an ninh, công an, bảo vệ.
-Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.(nội dung – cách kể - khả năng hiểu câu chuyện.)
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho hai HS kể nối tiếp truyện “Ông Nguyễn Khoa Đăng”
Bài mới:
HĐ 1:HD cho HS kể chuyện
a) HD cho HS hiểu yêu cẩu đề bài.
-Một HS đọc yêu cầu đề bài.
-GV gạch chân các từ đáng chú ý
+Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh.
-GV giới thiệu cụm từ “Bảo vệ an ninh trật tự:là hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị xã hội, giũ tình trạng ổn định có tổ chức, có kỉ luật.
-Ba HS đọc nối tiếp các gợi ý 1, 2, 3 cả lớp theo dõi trong SGK.
-GV lưu ý HS chọn đúng câu chuyện đã đọc ngoài nhà trường (có thể lấy trong SGK nếu không tìm được truyện.), KT những truyện mà HS mang đến lớp.
-Một số HS giới thiệu chuyện mình sắp kể (chuyện về ai? Việc làm góp sức bảo vệ an ninh trật tự của họ? Em đã nghe, đã đọc truyện ở đâu?)
b) HD cho HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-GV mời HS đọc gợi ý 3 (dàn ý bài kể chuyện) nhắc HS kể có đầu, có đuôi, nếu chuyện dài thì chỉ kể một đoạn.
-HS viết nhanh dàn ý chuyện.
+Kể chuyện trong nhóm:
-Từng cặp HS kể và trao đổi nội dung truyện.
+Thi kể chuyện trước lớp:
-Đại diện các nhóm thi đua kể , Mỗi HS kể đều nói ý nghĩa chuyện của mình.
-Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay.
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV tóm tắc yêu cầu và ý nghĩa chuyện.
Dặn kể lại cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
TOÁN (ÔN)
Thể tích của một hình
I) Mục đích yêu cầu:
-Giúp HS củng cố những kiến thức về thể tích
-Biết so sánh các hình có thể tích khác nhau.
-Biết thực hành các bài tập liên quan đến thể tích.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ vẽ một số hình lập phương.
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: Thực hành
Bài 1: Hình A có 3 lớp, 1 lớp (3 x 4) hình LP.
Hình B có 4 lớp, một lớp (5 x 2) hình LP
	A	 B
-Hình A gồm bao nhiêu hình LP nhỏ.
-Hình B gồm bao nhiêu hình LP nhỏ.
Hình nào có thể tích lớn hơn?
+GV HD cho HS cách làm: đếm số hình một lớp rồi nhân với số lớp.
Kết quả:
*Hình A có 36 hình LP, hình B có 40 hình LP
*Vậy thể tích hình B lớn hơn.
Bài 2: Hình C có 3 lớp, 1 lớp (4 x 2) hình LP.
 Hình D có 3 lớp, một lớp (3 x 3) hình LP
-GV hướng dẫn tương tự.
Kết quả:
*Hình C có 24 hình LP, hình D có 27 hình LP
*Vậy thể tích hình C nhỏ, hình D lớn hơn.
Bài 3:
*1 hình LP tạo bởi 8 khối gỗ hình LP cạnh 1cm và một hình LP khác tạo bởi 27 khối gỗ cạnh 1cm. Hỏi có thể xếp tất cả các khối gỗ của hai hình LP trên thành một hìh LP mới không?
-GV hướng dẫn cho HS cách làm:  ... à:
	5 : 2 = 2,5(cm)
	Diện tích hình tròn là:
	2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625(cm2)
	Đáp số: 19,625cm2
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV cho HS nêu công thức tính DT các hình vừa luyện tập.
-Dặn dò: nhận xét, chuẩn bị bài “Luyện tập chung”	
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh
I) Mục đích yêu cầu:
-Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về: Trật tự - An ninh.
-Tích cực hóa vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi các bài tập 2, 3.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS làm bài tập 2 tiết trước.
Bài mới:
HĐ 1: HD cho HS làm bài tập
Bài tập 1:
-Một HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS chọn và ghi ý đúng vào bảng con.
-Một số HS nêu ý kiến, GV chốt ý.
Lời giải: Đáp án đúng: Ý B.
Bài tập 2:
-GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm.
-Các nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp góp ý, GV nhận xét kết quả.
Lời giải: theo như nội dung SGV-98
Bài tập 3:
-GV cho các nhóm xếp nhanh trên bảng.
-Các nhóm nhận xét, GV kết luận.
Lời giải:
a) Công an, đồn biên phòng, tòa án, cơ quan an ninh, thẩm phán.
b) Xét xử. bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật.
Bài tập 4:
-GV cho HS thảo luận theo nhóm.
-HS thực hành theo bốn nhóm, mỗi nhóm làm một bài tập.
*Nhóm 1 làm bài a, nhóm hai làm bài b, nhóm 3 làm bài c, nhóm 4 làm bài d.
Lời giải: theo như nội dung SGV-99.
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV cho HS nêu nghĩa từ An ninh, một số cụm từ vừa ghép được.
-Dặn: học thuộc một số từ mới, chuẩn bị bài “Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng”.
TẬP LÀM VĂN
Ôn tập văn tả đồ vật.
I) Mục tiêu:
-Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
-Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật; trình bày rõ ràng, rành mạch, tưc nhiên, tự tin.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho một HS đọc một đoạn văn tả hình dáng, công dụng một đồ vật.
Bài mới:
HĐ 1: HD cho HS luyện tập.
Bài tập 1:
-Một HS đọc yêu cầu của 5 đề bài.
-GV KT học sinh lớp chuẩn bị tả đồ vật nào.
-Một số HS nói đề bài.
-GV HD cho HS lập dàn ý như sau:
+Một HS đọc gợi ý trong SGK (tìm ý cho bài văn).
+HS viết nhanh dàn ý (GV cho 2 HS làm bảng phụ hai dàn ý khác nhan).
-Những HS lập dàn ý bảng phụ trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV lưu ý HS tự sửa chữa dàn ý của mình.
Bài tập 2:
-Một HS đọc yêu cầu và 2 gợi ý.
-HS dựa vào dàn bài, trình bày miệng bài văn trong nhóm, GV đến các nhóm góp ý.
-Đại diện nhóm trình bày miệng bài văn trước lớp.
-HS cả lớp trao đổi về nội dung bài của nhóm bạn.
-Bình chọn bài văn trình bày hay.
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét chung, nhắc nhở kĩ năng làm bài.
-Dặn dò: bổ sung tiếp cho hoàn chỉnh dản bài, chuần bị “Tả đồ vật (Kiểm tra viết)”.
TIẾNG VIỆT (TẬP ĐỌC)
Hộp thư mật
I) Mục đích yêu cầu:
-Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó: chữ V, bu-gi, cần khởi động máy, nổ giòn, náo nhiệt.
-Biết đọc diễn cảm bài văn giọng kể chuyện linh hoạt, hồi hộp, nhẹ nhàng.
-Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
II) Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa trong SGK
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS đọc bài “Luật tục xưa của người Ê-đê” và TLCH
Bài mới:
HĐ 1: HD luyện đọc và Tìm hiểu bài:
-Một HS giỏi đọc toàn bài.
-Cả lớp quan sát tranh minh họa.
-GV HD phát âm: chữ V, bu-gi, cần khởi động máy, nổ giòn, náo nhiệt.
-Một HS đọc Giải nghĩa từ: chú giải SGK
*GV cho HS đọc thầm lướt nhanh từng đoạn tìm chi tiết để trả lời lần lượt từng câu hỏi.
Đoạn 1. Câu 1: Đặt hộp thư ở nơi dể tìm, hòn đá hình mũi tên chỉ vào hộp thư mật, báo cáo nằm trong hộp thuốc đánh răng.
Cầu 2: Nhắn gửi tình yêu Tổ quốc và lời chào chiến thắng.
Đoạn 2, 3. Câu 3: Chú tháo bu-gi vờ sửa xe để lấy và gửi báo cáo, mắt luôn quan sát xung quanh thật cẩn thận. Sau đó, lắp bu-gi đạp xe chạy. Chú làm thế là để đánh lạc hướng của những người khác.
*GV giải thích: Chú Hai Long thận trọng mưu trí, đó là những phẩm chất của người chiến sĩ hoạt động bí mật.
Câu 4: Hoạt động của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
-HS luyện đọc theo cặp, Hai HS đọc lại bài.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung.
-GV đọc mẫu như mục yêu cầu.	
HĐ 2: HD cho HS đọc diễn cảm
-Bốn HS đọc diễn cảm bài văn, GV uốn nắn theo yêu cầu.
-GV HD cho HS đọc đoạn 1 theo yêu cầu quy trình.
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV gợi cho HS nêu ý chính bài văn.
-GD lòng kính trọng các chiến sĩ tình báo, bồi dưỡng tình yêu đất nước.
-Dặn dò: Đọc bài, chuẩn bị bài “Phong cảnh Đển Hùng”
TOÁN (ÔN)
Luyện tập chung
I) Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố kiến thức tính DTXQ và DTTP, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
-Biết vận dụng để làm đúng các bài tập thực hành.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy:
HĐ 1: Thực hành
Bài 1:
-GV cho HS thực hành vào vở thảo từng bài
*Tính DTXQ và DTTP, TT hình hộp chữ nhật có:
a) Chiều dài 0,9m, chiều rộng 0,6m, chiều cao 1,1m.	
b) Chiều dài 4/5dm, chiều rộng 2/3dm, chiều cao 3/4dm.	
Kết quả:	Bài giải
a)	Chu vi mặt đáy hình hộp là:
	(0,9 + 0,6) x 2 = 3(m)
	Diện tích xung quanh hình hộp là:
	3 x 1,1 = 3,3(m2)
	Diện tích hai mặt đáy là:
	(0,9 x 0,6) x 2 = 1,08(m2)
	Diện tích toàn phần hình hộp là:
	3,3 + 1,08 = 4,38(m2)
	Thể tích hình hộp chữ nhật là:
	0,9 x 0,6 x 1,1 = 0,594(m3)
	Đáp số: 3,3m2 ; 4,38m2 ; 0,594m3
b) Tương tự: Đáp số: 11dm2 ; 49dm2 ; 2dm3.
	5	15	3
Bài 2:
-GV cho HS làm vào vở bài tập, nột HS làm bảng phụ.
*Một hình lập phương có cạnh 3,5dm. tính DTTP và TT hình lập phương đó?
Kết quả: 	Bài giải
	Diện tích toàn phần hình lập phương là:
	3,5 x 3,5 x 6 = 73,5(dm2)
	Thể tích hình lập phương là:
	3,5 x 3,5 x 3,5 = 42, 875(dm3)
	Đáp số: 73,5dm2 ; 42,875dm3.
Bài 3:
-GV cho HS thực hiện như bài 2.
*Biết thề tích hình lập phương bằng 27cm3. Hãy tính thể tích hình lập phương đó?
HD: Có thề tìm độ dài cạnh hình lập phương bằng cách thử lần lượt cới các số đo 1cm, 2cm,
Kết quả: 	Bải giải
	Cạnh hình lập phương là: 3cm (Vì 3 x 3 x 3 = 27)
	Diện tích hình lập phương đó là:
	3 x 3 x 6 = 54(cm2)
	Đáp số: 54cm2
HĐ củng cố dặn dò:
-GV cho HS nêu cách tính DT và TT hình hộp, hình lập phương.
-Nhắc: học lại các công thức tính.
TIẾNG VIỆT (TẬP LÀM VĂN)
Ôn tập văn tả đồ vật
I) Mục đích yêu cầu:
-Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: cấu tạo của bài văn, trình tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hóa.
-Viết được một đoạn văn ngắn tả một đồ vật.
II) Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi KT văn tả đồ vật (SGV-106)
III) Hoạt động dạy học:
Bài dạy: 
HĐ 1: thực hành
Bài 1: làm bài trong SGK-63
-Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài (cả nội dung bài văn và câu hỏi)
-HS làm việc cá nhận vào vở bài tập.
-HS trình bày ý kiến, GV chốt lại lời giải đúng.
Lời giài: theo SGV-105.
*GV treo bảng ghi KT văn tả đồ vật.
-Hai HS đọc lại KT, cả lớp theo dõi và ghi nhớ.
Bài tập 2: Làm bài tập trang 64
-GV nhắc:
+Đoạn văn thuộc phần thân bài.
+Có thể chọn tả hình dáng hay công dụng,.. tả có thứ tự: bao quát → chi tiết từng bộ phận của đồ vật.
-HS suy nghĩ viết đoạn văn, GV giúp HS gặp khó khăn.
-Nhiều HS đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét.
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV tóm tắc chung tiết ôn.
-Dặn HS viết hoàn chỉnh đoạn văn. 
Ngày:	TOÁN
	Luyện tập chung
I) Mục tiêu:
-Giúp HS ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
-Biết vận dụng để làm đúng các bài tập thực hành.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS nêu quy tắc tính DT, TT hình hộp chữ nhật. Hình LP
Bài mới: 
HĐ 1: Thực hành
Bài 1: GV cho HS nêu cách tính S đáy, Sxq, V hình hộp.
-HS làm bài vào vở, một HS làm bảng phụ.
Kết quả: 	Bài giải
	Đổi đơn vị: 1m = 10dm ; 50cm = 5dm ; 60cm = 6dm
	a) DTXQ bể kính là: (10 + 5) x 2 x 6 = 180(dm2)
	Diện tích đáy bể kính là: 10 x 5 = 50(dm2)
	DT kính dùng làm bể là: 180 + 50 = 230(dm2)
	b) Thể tích lòng bể kính là: 10 x 5 x 6 = 300(dm3)
	c) Thề tích nước trong bể là: 300 x ¾ = 225(dm3)
	Đáp số: a) 180cm2 ; b) 300dm3 ; c) 225dm3.
Bài 2: 
-GV thực hiện tương tự.
-Tổ chứa thi đua giải nhóm 2.
Kết quà: Đáp số: a) 9m2 ; b) 13,5m2 ; c) 3,375m2
Bài 3:
-GV cho HS phân tích đề, ghi số liệu vào hình M.
-GV HD giải nháp mục a, b.
	Bài giải
	Gọi a là cạnh hình N; a x 3 là cạnh hình M.
a) DTTP từng hình là:
*N = a x a x 6
*M = (a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a) x (3 x 3) x 6 = a x a x 9 x 6 = (a x a x 6) x 9
Vậy DTTP hình M gấp 9 lần DTTP hình N
b) Thể tích từng hình là: (GV giải tương tự)
Vậy TT hình M gấp 27 lần TT hình N.
HĐ củng cố, dặn dò:
-GV hỏi kiến thức vừa luyện tập.
-Dặn dò: nhận xét , chuẩn bị bài “Bảng đơn vị đo thời gian”.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I) Mục đích yêu cầu:
-Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
-Biết tạo câu ghép mới bằng cặp từ hô ứng thích hợp.
II) Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi các bài tập.
III) Hoạt động dạy học:
KT: GV cho HS làm bài tập 4 tiết trước.
Bài mới: 
HĐ 1: Phần nhận xét
Bài 1: 
-Một HS đọc yêu cầu và nội dung hai câu ghép.
- HS phân tích vào vở thảo.
- GV cho hai HS phân tích bảng lớp, cả lớp nhận xét, GV chốt ý.
Lời giải:
Câu 1: Vế 1. Chủ ngữ: Nắng ; vị ngữ: vừa nhạt.
	 Vế 2. Chủ ngữ: Sương ; vị ngữ: đã buông nhanh xuống mặt biển.
Câu 2: Vế 1. Chủ ngữ: Chúng tôi ; vị ngữ: đi đến đâu
	 Vế 2. Chủ ngữ: Rừng ; vị ngữ: rào rào chuyển động đến đấy.
Bài 2:
-GV cho HS làm miệng, cả lớp góp ý. GV kết luận.
Lời giải: 
Ý a: Các từ “Vừađã” ; “đâuđấy” dùng để nối ý cho vế 1 và vế 2.
Ý b: Nếu lược bỏ thì quan hệ ý nghĩa giữa hai vế thiếu chặt chẻ.
Bài tập 3:
-GV cho HS thực hiện tương tự.
Lời giải:
a) Dùng các cặp từ: Chưađã ; mớiđã .
b) Dùng cặp từ: Chổ nào chổ ấy .
HĐ 2: Phần ghi nhớ
-Hai HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- GV cho hai HS đọc thuộc không nhìn sách.
HĐ 3: Phần luyện tập
Bài tập 1: 
-GV cho HS làm cá nhân vào vở bài tập.
-Ba HS chữa bảng, cả lớp nhận xét, GV kết luận.
Lời giải:
Câu a: Vừa..đã
Câu b: Vừa...đã......
Câu c: Càng..càng.. 
Bài tập 2: 
-GV tổ chức cho HS thi đua thực hành theo nhóm.
- GV nhận xét, kết luận.
Lời giải: 
Câu a) Càng.. càng
Câu b) Mớiđã ; chưa đã ; Vừa đã
Câu c) Bao nhiêu. Bấy nhiêu
HĐ củng cố, dặn dò.
-HS nêu lại ghi nhớ trong SGK. Nhắc HS cách vận dụng để viết câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng trong môn tập làm văn.
-Nhận xét, chuẩn bị bài “liên ke6t12 câu bằng cách lặp từ ngữ"

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 23 24.doc