. Mục đích , yêu cầu :
1-Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài vănvới giọng đọc hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể về tài xử kiện của ông quan án.
2-Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
3-Thái độ: Khâm phục tài năng của người xưa.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh minh hoạ bài học.
TUẦN 23 Từ ngày 25/01/2010 đến ngày 01/02 năm 2010 Thứ Tiết MÔN TÊN BÀI SOẠN GIẢNG Hai 25/01 1 2 3 4 5 Tập đọc Toán Khoa học Chính tả Chào cờ Phân xử tài tình Xen ti mét khối – đề xi mét khối Năng lượng điện Nhớ viết: Cao Bằng Tuần 23 Ba 26/01 1 2 3 4 5 Toán Luyện từ&câu Mĩ thuật Kể chuyện Thể dục Mét khối Mở rộng vốn từ: Trật tự an ninh Vẽ tranh đề tài tự chọn Kể chuyện đã nghe, đã đọc Bài 45: Nhảy dây bậc cao Tư 27/01 1 2 3 4 5 Tập đọc Toán Am nhạc Tập Làm văn Lịch sử Chú đi tuần Luyện tập Ôn hai bài: Hát mừng - Tre ngà bên lăng Bác Lập chương trình hoạt động Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta Năm 28/01 1 2 3 4 5 Toán Luyện từ&câu Kĩ thuật Địa lí Đạo đức Thể tích hình hộp chữ nhật Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Lắp xe cần cẩu Một số nước ở châu Âu Em yêu tổ quốc Việt Nam Sáu 01/02 1 2 3 4 5 Toán Khoa học Tập làm văn Thể dục Sinh Hoạt Thể tích hình lập phương Lắp mạch điện đơn giản Trả bài văn kể chuyện Bài 46: Nhảy dây- bật cao Sinh hoạt tuần 23 Thứ hai, ngày 25 tháng 01 năm 2010 Tiết 1: TẬP ĐỌC PHÂN XỬ TÀI TÌNH I. Mục đích , yêu cầu : 1-Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài vănvới giọng đọc hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể về tài xử kiện của ông quan án. 2-Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. 3-Thái độ: Khâm phục tài năng của người xưa. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh ảnh minh hoạ bài học. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Kiểm ra bài cũ : - Gọi 2 HS HTL bài thơ Cao Bằng và nêu nội dung bài. - GV nhận xét + ghi điểm. B/ Bài mới : 1) Giới thiệu bài : - GV ghi bảng đề bài: Phân xử tài tình 2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : a/ Luyện đọc: - Gọi 1HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: 3 đoạn. Đoạn1: Từ đầu đến lấy trộm. Đoạn2: Tiếptheo .đến nhận tội. Đoạn 3: Phần còn lại. - Cho HS đọc đoạn nối tiếp. GV theo dõi sửa cách đọc , cách phát âm ,cách đọc các từ khó cho HS . - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 HS đọc chú giải - GV đọc mẫu toàn bài. b/ Tìm hiểu bài : - GV Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi. Đoạn 1 : + Hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? Đoạn 2 : + Hỏi: Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải? + Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? GV kết luận : Quan án thông minh hiểu tâm lí con nguời nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt- xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng. Đoạn 3: + Hỏi: Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa. - Vì sao quan án lại dùng cách trên ? Chọn ý trả lời đúng ( ) - Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu ? + Hãy nêu nội dung bài. c/ Đọc diễn cảm : GV hướng dẫn 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai - GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc : "Quan nói sư cụ Chú tiểu đành nhận lỗi “. Hướng dẫn HS đọc . - Cho HS thi đọc diễn cảm . - GV nhận xét khen nhóm đọc tốt. 4/ Củng cố , dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện , những câu chuyện phá án của các chú công an ,của toà án hiện nay, - Chuẩn bị tiết sau : Chú đi tuần -2 HS học thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và nêu nội dung bài. - Nội dung bài: Bài thơ sa ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc. -Lớp nhận xét. -HS lắng nghe. -1HS đọc toàn bài,lớp đọc thầm . - HS đọc đoạn nối tiếp. - HS luyện đọc từ khó : vãn cảnh ,biện lễ ,sư vãi , - HS luyện đọc theo cặp - Đọc chú giải + Giải nghĩa từ : -Việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử. - Quan đã dùng nhiều cách khác nhau : + Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng. + Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ +Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh .Thấy một trong hai nguời bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia. - Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dững dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi , công sức dệt nên tấm vải . - Quan án đã thực hiện các việc sau : + Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra,giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm Phật . - Tiến hành đánh đòn tâm lí : + “ Đức phật rất thiêng .Ai gian Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm” . + Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì kẻ có tật thường hay giật mình . - Phướng án b: (Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ bị lộ mặt). - Nhờ thông minh, quyết đoán. Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội -HS nêu: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của quan án. - 4 HS đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn chuyện ,hai người đàn bà bán vải ,quan án ) -HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm, phân vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án. -HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Tiết 2: TOÁN XĂNG- TI -MÉT KHỐI. ĐỀ -XI -MÉT KHỐI I-Mục đích , yêu cầu : Giúp HS: - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối ; đọc và viết đúng các số đo. - Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối. - Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối. II-Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau : - Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ và hình B gồm 26 hình lập phương nhỏ thì thể tích của hình nào lớn hơn? - Nhận xét,sửa chữa . B- Bài mới : 1) Giới thiệu bài : : Xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối. 2)Giảng bài : a/ Hình thành biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối và quan hệ giữa hai đơn vị đo thể tích. * Xăng- ti- mét khối: - GV cho HS quan sát vật mẫu hình lập phương có cạnh 1cm, gọi 1 HS xác định kích thước của một vật thể. + Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu? - GV : Thể tích của hình lập phương này là 1 xăng- ti- mét . + Em hiểu xăng- ti- mét khối là gì? - Gọi vài HS nhắc lại. - Xăng- ti- mét khối viết tắt là cm3 . - Gọi vài HS nhắc lại. * Đề- xi- mét khối: - Hướng dẫn tương tự như xăng- ti- mét khối. + Em hiểu đề- xi- mét khối là gì? - Gọi vài HS nhắc lại. - Đề- xi- mét khối viết tắt là dm3 . - Gọi vài HS nhắc lại. * Quan hệ giữa đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối. - GV cho HS quan sát tranh minh họa. + Có một hình lập phương có cạnh dài 1dm. Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu? + Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu? + Giả sử sắp xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương cạnh 1dm thì cần bao nhiêu hình sẽ xếp đầy . + Hãy tìm cách xác định số lượng hình lập phương cạnh 1cm? - Thể tích hình lập phương cạnh 1cm là bao nhiêu ? + Vậy 1 dm3 bằng bao nhiêu cm3? - GV xác nhận : 1dm3 = 1000 cm3 hay 1000cm3 = 1dm3 b/ Thực hành : Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1: - GV treo bảng phụ đã ghi các số liệu ( chuẩn bị sẵn) lên bảng. - Yêu cầu lần lượt HS lên bảng hoàn thành bảng sau: - Cả lớp làm bài vào vở.( đổi vở kiểm tra bài cho nhau) - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi 4 HS đọc bài làm . - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. 3- Củng cố,dặn dò : + Xăng- ti- mét khối là gì? + Đề- xi- mét khối là gì? + Nêu mối quan hệ giữa chúng . - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà làm bài tập . - Chuẩn bị bài sau : Mét khối. - HS lên bảng làm: + Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ. + Hình B gồm 26 hình lập phương nhỏ. + Thể tích hình A lớn hơn thể tích hình B. - HS nghe . - HS quan sát . HS thao tác. - Đây là hình lập phương có cạnh dài 1 cm. - HS chú ý qs vật mẫu. - Xăng – ti - mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. - 2 HS nhắc lại . - Đề- xi- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm. - 2 HS nhắc. - 1 đề – xi – mét - khối - 1 xăng- ti- mét. - Xếp mỗi hàng 10 hình lập phương. - Xếp 10 hàng thì được 1 lớp. - Xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm. - 10 x 10 x10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm . - 1cm3 . - 1dm3 = 1000 cm3 . - HS đọc. - HS làm bài vào vở.5 HS lên bảng chữa bài . - HS dưới lớp theo dõi nhận xét . Viết số Viết số 76 cm3 bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối 519dm3 năm trăm mười chín đề-xi-mét khối 85,08dm3 tám mươi lăm phảy không tám dề-xi-mét khối 192cm3 một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối 2001 dm3 hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối 3/8 cm3 ba phần tám xăng-ti-mét khối 4/5 cm3 bốn phần năm xăng-ti-mét khối. -1 HS đọc đề bài . - HS làm bài vào vở . - 4 HS lên bảng chữa bài . - Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a)1dm3=1000cm3; 375dm3 = 375000cm3 5,8dm3 = 5800cm3 ; 4/5dm3 = 800cm3 b)2000cm3=2dm3; 154000cm3 = 154dm3 490000cm3 = 490dm3;5100cm3 = 5,1dm3 - HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo. - Xăng – ti - mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. - Đề- xi- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. 1dm3 = 1000 cm3 1000cm3 = 1dm3 TIẾT 3 KHOA HỌC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN I/ Mục đích , yêu cầu : Sau bài học, HS biết: - Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng điện. - Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Kể tên một số loại nguồn điện. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS trả lời câu hỏi: + Nêu tácdụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy. - Nhận xét, KTBC B- Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : - Giới thiệu và ghi bảng đề bài: Sử dụng năng lượng điện 2 / Giảng bài : a/Hoạt động 1: - Thảo luận. .Cách tiến hành: GV cho HS cả lớp thảo luận : + Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà em biết . + Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu? * GV giảng: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện điện đều được gọi chung là nguồn điện. b/Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận .Bước 1: Làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát các vật thật hay mô hì ... oàn thành bảng sau : GV treo bảng phụ lên bảng ( Phần in nghiêng là phần HS cần điền .) Những khó khăn đất nước ta còn gặp phải Bạn có thể làm gì để góp phần khắc phục -Nạn phá rừng còn nhiều ......... -Bảo vệ rừng,trồng cây,không bẻ cành. -Ô nhiễm môi trường....... -Bỏ rác đúng nơi quy định ,tham gia làm vệ sinh môi trường . -Lãng phí nước,điện......... -Sử dụng điện,nước tiết kiệm. -Tham ô, tham nhũng..... -Phải trung thực ,ngay thẳng . 3. Củng cố dặn dò : Dặn HS về nhà học bài ,chuẩn bị bài sau GV nhận xét tiết học : Thứ sáu, ngày 01 tháng 02 năm 2010 Tiết 1: TOÁN THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG I- Mục đích, yêu cầu : - HS hình được công thức và quy tắc tính thể tích của hình lập phương . - Biết vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan . - Vận dụng công thức giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản. II- Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS trả lời: + Nêu các đặc điểm của hình lập phương. + Viết công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và nêu tên của từng đơn vị đo. - Nhận xét, ghi điểm . B- Bài mới : 1) Giới thiệu bài : - GV giới thiệu và ghi bảng đề bài: Thể tích hình lập phương 2) Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương a/ Ví dụ : - Yêu cầu HS tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 3cm ,chiều rộng bằng 3cm, chiều cao bằng 3cm . - Yêu cầu HS nhận xét hình hộp chữ nhật. +Vậy đó là hình gì? + Em nào có thể nêu cách tính thể tích hình lập phương ? - Gọi vài HS nêu quy tắc, cả lớp theo dõi. b) Công thức - GV treo tranh hình lập phương. Hình lập phương có cạnh a, hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương. - GV xác nhận kết quả . - Gọi vài HS nhắc lại quy tắc tính thể tích hình lập phương .(SGK trang 122 ) 2/ Thực hành : Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV treo bảng phụ. - Y/ c HS xác định cái đã cho, cái cần tìm trong từng trường hợp. + Mặt hình lập phương là hình gì? Nêu cách tính diện tích hình đó? + Nêu cách tính diện tích toàn phần của hình lập phương? - Gọi 4 HS lên bảng, dưới lớp làm bài vào vở. - Y/ c HS làm ở bảng, lần lượt giải thích cách làm. - GV xác nhận kết quả - Hình lập phương có 6 mặt đều là các hình vuông bằng nhau. - HS viết: V= a x b x c V: là thể tích hình hộp chữ nhật ; a: chiều dài b: chiều rộng c: chiều cao - HS nghe. - HS tính : Vhhcn = 3 x 3 x 3 = 27 (cm3). -Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau. - Hình lập phương. - Thể tích hình lập phương bằng cạnh, nhân cạnh, nhân cạnh. HS đọc. - HS viết: V = a x a x a V : thể tích hình lập phương; a : độ dài cạnh hình lập phương. - HS nhắc lại quy tắc: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân cạnh. - HS đọc đề bài. - HS quan sát. - HS thực hiện - Mặt hình lập phương là hình vuông, có diện tích là tích của cạnh nhân với cạnh. - Bằng diện tích một mặt nhân với 6. - 4 HS làm bài trên bảng. - HS đọc bài làm. Giải thích cách tính. Hình lập phương (1) (2) (3) (4) Độ dài cạnh 1,5m 5/8dm 6cm 10dm Diện tích một mặt 2,25m2 25/64dm2 36cm2 100dm2 Diện tích toàn phần 13,5m2 75/32dm2 216cm2 600dm2 Thể tích 3.375m3 125/512dm3 216cm3 1000dm3 Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì ? - Muốn tính được khối lượng kim loại cần biết gì ? - Gọi 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV đánh giá cho điểm. -Bài 3: - HS đọc bài và tự làm bài vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm vào vở. - GV đánh giá. 4- Củng cố, dặn dò: - Nêu công thức tính. - Nhận xét tiết học . - Về nhà làm bài tập . - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung - HS chữa bài (nếu sai). - HS đọc đề bài. - Hình lập phương có : a = o,75m . - 1 dm3 : 15kg . - Khối lượng của khối kim loại ? - Thể tích của hình lập phương . - HS làm bài vào vở , 1HS lên chữa bài. Bài giải: Thể tích khối kim loại hình lập phương là: 0,75 x 0,75 x 0,75 = 0,421875(m3) Đổi 0,421875m3 = 421,875dm3 Khối kim loại cân nặng là: 421,875 x 15 = 6328,125(kg) Đáp số: 6328,125(kg). HS nhận xét. HS chữa bài (nếu sai). -HS đọc đề, tự làm. Bài giải: a) Thể tích hình hộp chữ nhật là: 8 x 7 x 9 = 504 (cm3) Cạnh của hình lập phương là: (8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm) b) Thể tích của hình lập phương là: 8 x 8 x 8 = 512 ( cm3) Đáp số: a): 504 cm3 b): 512 cm3 HS lắng nghe. - Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân cạnh. V = a x a x a TIẾT 2 KHOA HỌC LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN I. Mục đích, yêu cầu : 1. Kiến thức:- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn. 2. Kĩ năng: - Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/Kiểm tra bài cũ : “ Sử dụng năng lượng điện “ + Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện. + Nêu tác dụng của dòng điện. - Nhận xét, KTBC B/ Bài mới : 1- Giới thiệu bài : - GV giới thiệu và ghi bảng đề bài: Lắp mạch điện đơn giản. 2- Giảng bài : Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện. @Mục tiêu: HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện . Bước 1: Làm viêc theo nhóm. - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Yêu cầu các nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình . - GV theo dõi. - GV đặt vấn đề: Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng. Bước 3: Làm việc theo cặp. - Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK và nắm được cực dương, cực âm của pin - Yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 95 SGK . - Vì sao bóng đèn thắp sáng ? Bước 4: HS làm thí nghiệm theo nhóm. + Cho HS quan sát hình 5 trang 95 SGK & dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng .Giải thích tại sao? - Lắp mạch điện để kiểm tra .So sánh kết quả dự đoán ban đầu . Giải thích kết quả thí nghiệm . Bước 5 : Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn . - Điều kiện nào để mạch thắp sáng đèn? 3/ Củng cố dặn dò : GV nhận xét tiết học . - Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau . - 2 HS trả lời : + Máy quạt, máy vi tính, môtơ, ra-đi-ô, + Điện được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm lạnh, truyền tin - HS nghe . - Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK. - HS sử dụng bóng đèn, pin, dây điện lắp mạch để đèn sáng & vẽ lại cách mắc vào giấy. - Từng nhóm giới thiệu hình vẽ & mạch điện của nhóm mình. - Dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin , qua bóng đèn đến cực âm của pin thì đèn sáng - HS đọc mục Bạn cần biết ở trang 94, 95 SGK & chỉ cho bạn xem: Cực dương ( + ), cực âm (-) của pin; chỉ hai đầu của dây tóc bóng đèn & nơi hai đầu này được đưa ra ngoài. - HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 95 SGK ) + Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện . + Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng phát ra ánh sáng . -H.a; H.d - Dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin , qua bóng đèn đến cực âm của pin thì đèn sáng . + HS thực hành kiểm tra thấy đúng với kế quả dự đoán ban đầu - Đèn sáng nếu có dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm của pin . TIẾT 4 TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I / Mục đích yêu cầu: 1. Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo 3 đề bài đã cho. 2. Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được GV chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi GV yêu cầu; tự viết lại 1 đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn. II / Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Kiểm tra bài cũ : - GV cho HS trình bày chương trình hoạt động đã viết tiết TLV trước. - GV nhận xét, ghi điểm. B / Bài mới : 1) Giới thiệu bài: . 2)Nhận xét kết quả bài viết của HS: - GV treo bảng phụ đã viết sẵn 03 đề bài tả người của tiết kiểm tra trước, viết 1 số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu,ý , a. Nhận xét kết quả bài làm: + Ưu điểm: Xác định đúng đề bài, có bố cục hợp lý, viết đúng chính tả như bài của em : Hiệp , Nhi , Quỳnh, +Tồn tại : Một số bài chưa có bố cục chặc chẽ,ý nghĩa câu chuyện chưa sâu sắc , còn sai lỗi chính ta, dùng từ đặt câu, như bài của em : Liên , Ngọc, Nay Nguyệt. b. Thông báo điểm số cụ thể. 3. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho học sinh. a. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung: + GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ . - Cho các HS lần lượt chữa từng lỗi. - GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu. b. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài: + Cho HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. - Cho HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi. - GV theo dõi ,kiểm tra HS làm việc . c. Hướng dẫn HS học tập đoạn văn, bài văn hay: - GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay. - Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn hay. d. Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm. - GV nhắc HS cách viết lại đoạn văn . - Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại. - GV chấm điểm một số đoạn viết của HS . 4/ Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại những đoạn văn chưa đạt. - Chuẩn bị cho tiết ôn luyện về văn tả đồ vật -HS đọc lần lượt. -HS lắng nghe. -HS đọc đề bài, cả lớp chú ý bảng phụ. -HS lắng nghe. -Nhận bài. - 1 số HS lên bảng lần lượt chữa lỗi, cả lớp tự chữa vào giấy nháp. - HS theo dõi trên bảng. - HS đọc lời nhận xét, tự sửa lỗi. - HS đổi bài cho bạn soát lỗi. - HS lắng nghe. - HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập. - Mỗi HS tự chọn ra 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn và trình bày đoạn văn vừa viết. - Một số HS tiếp nối đọc đoạn văn mình viết lại . - HS lắng nghe. Tiết 4: Thể dục (Có giáo viên bộ môn) Tiết 5: SINH HOẠT LỚP TUẦN 23 1. Các tổ trưởng đánh giá hoạt động trong tuần của tổ: + Tổ 1: .. .. + Tổ 2: .. .. + Tổ 3: .. .. 2. Lớp trưởng đánh giá tình hình chung của lớp tuần qua: .. .. 3. Chi đội trưởng đánh giá hoạt động của chi đội tuần qua: .. .. 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá chung: .. .. 5. Kế hoạch tuần đến: -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước. - Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường - Theo dõi và giúp đỡ các bạn HS cá biệt. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. KIỂM TRA CỦA CHUYÊN MÔN .. .. ..
Tài liệu đính kèm: