Mục đích , yêu cầu : Giúp HS:
- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối ; đọc và viết đúng các số đo.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
- Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu
TuÇn 23 Thø hai ngµy 7 th¸ng 2 n¨m 2011 To¸n: X¨ng-ti-mÐt khèi. §Ò-xi-mÐt khèi. I-Mục đích , yêu cầu : Giúp HS: - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối ; đọc và viết đúng các số đo. - Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối. - Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối. II-Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A- Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau : - Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ và hình B gồm 26 hình lập phương nhỏ thì thể tích của hình nào lớn hơn? - Nhận xét,sửa chữa . B- Bài mới : 1) Giới thiệu bài : : Xăng - ti - mét khối, đề - xi - mét khối. 2)Giảng bài : a/ Hình thành biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối và quan hệ giữa hai đơn vị đo thể tích. * Xăng- ti- mét khối: - GV cho HS quan sát vật mẫu hình lập phương có cạnh 1cm, gọi 1 HS xác định kích thước của một vật thể. + Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu? - GV : Thể tích của hình lập phương này là 1 xăng- ti- mét . + Em hiểu xăng- ti- mét khối là gì? - Gọi vài HS nhắc lại. - Xăng- ti- mét khối viết tắt là cm3 . - Gọi vài HS nhắc lại. * Đề- xi- mét khối: - Hướng dẫn tương tự như xăng- ti- mét khối. + Em hiểu đề- xi- mét khối là gì? - Gọi vài HS nhắc lại. - Đề- xi- mét khối viết tắt là dm3 . - Gọi vài HS nhắc lại. * Quan hệ giữa đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối. - GV cho HS quan sát tranh minh họa. + Có một hình lập phương có cạnh dài 1dm. Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu? + Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu? + Giả sử sắp xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương cạnh 1dm thì cần bao nhiêu hình sẽ xếp đầy . + Hãy tìm cách xác định số lượng hình lập phương cạnh 1cm? - Thể tích hình lập phương cạnh 1cm là bao nhiêu ? + Vậy 1 dm3 bằng bao nhiêu cm3? - GV xác nhận : 1dm3 = 1000 cm3 hay 1000cm3 = 1dm3 b/ Thực hành : Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1: - GV treo bảng phụ đã ghi các số liệu ( chuẩn bị sẵn) lên bảng. - Yêu cầu lần lượt HS lên bảng hoàn thành bảng sau: - Cả lớp làm bài vào vở.( đổi vở kiểm tra bài cho nhau) Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi 4 HS đọc bài làm . - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. Củng cố,dặn dò : + Xăng- ti- mét khối là gì? + Đề- xi- mét khối là gì? + Nêu mối quan hệ giữa chúng . - Nhận xét tiết học . - Dặn HS về nhà làm bài tập . - Chuẩn bị bài sau : Mét khối. - HS lên bảng làm: + Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ. + Hình B gồm 26 hình lập phương nhỏ. + Thể tích hình A lớn hơn thể tích hình B. - HS nghe . - HS quan sát . HS thao tác. - Đây là hình lập phương có cạnh dài 1 cm. - HS chú ý quan sat vật mẫu. - Xăng – ti - mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. - 2 HS nhắc lại . - Đề- xi- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm. - 2 HS nhắc. - 1 đề – xi – mét - khối - 1 xăng- ti- mét. - Xếp mỗi hàng 10 hình lập phương. - Xếp 10 hàng thì được 1 lớp. - Xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm. - 10 x 10 x10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm . - 1cm3 . - 1dm3 = 1000 cm3 . - HS đọc. - HS làm bài vào vở.5 HS lên bảng chữa bài . - HS dưới lớp theo dõi nhận xét . Viết số Viết số 76 cm3 bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối 519dm3 năm trăm mười chín đề-xi-mét khối 85,08dm3 tám mươi lăm phảy không tám dề-xi-mét khối 192cm3 một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối 2001 dm3 hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối 3/8 cm3 ba phần tám xăng-ti-mét khối 4/5 cm3 bốn phần năm xăng-ti-mét khối. -1 HS đọc đề bài . - HS làm bài vào vở . - 4 HS lên bảng chữa bài . - Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a)1dm3=1000cm3; 375dm3 = 375000cm3 5,8dm3 = 5800cm3 ; 4/5dm3 = 800cm3 b)2000cm3=2dm3; 154000cm3 = 154dm3 490000cm3 = 490dm3;5100cm3 = 5,1dm3 - HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo. - Xăng – ti - mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. - Đề- xi- mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. 1dm3 = 1000 cm3 1000cm3 = 1dm3 . TËp ®äc: Ph©n xö tµi t×nh. I. Mục đích , yêu cầu : 1-Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài vănvới giọng đọc hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể về tài xử kiện của ông quan án. 2-Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án. 3-Thái độ: Khâm phục tài năng của người xưa. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh ảnh minh hoạ bài học. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Kiểm ra bài cũ : - Gọi 2 HS HTL bài thơ Cao Bằng và nêu nội dung bài. - GV nhận xét + ghi điểm. B/ Bài mới : 1) Giới thiệu bài : - GV ghi bảng đề bài: Phân xử tài tình 2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : a/ Luyện đọc: - Gọi 1HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: 3 đoạn. Đoạn1: Từ đầu đến lấy trộm. Đoạn2: Tiếptheo .đến nhận tội. Đoạn 3: Phần còn lại. - Cho HS đọc đoạn nối tiếp. GV theo dõi sửa cách đọc , cách phát âm ,cách đọc các từ khó cho HS . - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 HS đọc chú giải - GV đọc mẫu toàn bài. b/ Tìm hiểu bài : - GV Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi. Đoạn 1 : + Hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? Đoạn 2 : + Hỏi: Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải? + Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? GV kết luận : Quan án thông minh hiểu tâm lí con nguời nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt- xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng. Đoạn 3: + Hỏi: Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa. Vì sao quan án lại dùng cách trên ? Chọn ý trả lời đúng ( ) - Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu ? + Hãy nêu nội dung bài. c/ Đọc diễn cảm : GV hướng dẫn 4 HS đọc diễn cảm truyện theo cách phân vai - GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc : "Quan nói sư cụ Chú tiểu đành nhận lỗi “. Hướng dẫn HS đọc . Cho HS thi đọc diễn cảm . - GV nhận xét khen nhóm đọc tốt. 4/ Củng cố , dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện , những câu chuyện phá án của các chú công an ,của toà án hiện nay, - Chuẩn bị tiết sau : Chú đi tuần -2 HS học thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và nêu nội dung bài. - Nội dung bài: Bài thơ sa ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc. -Lớp nhận xét. -HS lắng nghe. -1HS đọc toàn bài,lớp đọc thầm . - HS đọc đoạn nối tiếp. - HS luyện đọc từ khó : vãn cảnh ,biện lễ ,sư vãi , - HS luyện đọc theo cặp - Đọc chú giải + Giải nghĩa từ : -Việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử. - Quan đã dùng nhiều cách khác nhau : + Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng. + Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ +Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh .Thấy một trong hai nguời bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia. - Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dững dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi , công sức dệt nên tấm vải . Quan án đã thực hiện các việc sau : + Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra,giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm Phật . - Tiến hành đánh đòn tâm lí : + “ Đức phật rất thiêng .Ai gian Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm” . + Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì kẻ có tật thường hay giật mình . - Phướng án b: (Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ bị lộ mặt). - Nhờ thông minh, quyết đoán. Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội -HS nêu: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của quan án. - 4 HS đọc diễn cảm theo cách phân vai (người dẫn chuyện ,hai người đàn bà bán vải ,quan án ) -HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm, phân vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án. -HS thi đọc diễn cảm trước lớp. . Thø ba ngµy 8 th¸ng 2 n¨m 2011 ChÝnh t¶: nhí- viÕt: Cao B»ng. I / Mục đích, yêu cầu: - Nhớ - viết đúng, trình bày đúng chính tả 4 đoạn bài thơ Cao Bằng. - Biết viết đúng danh từ riêng (DTR) là tên người, tên địa lý Việt Nam. II / Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. - Gọi 2HS viết: Nông Văn Dền, Lê Thị Hồng Thắm, Cao Bằng, Long An - GV nhận xét – ghi điểm. B / Bài mới : - GV ghi bảng đề bài: Cao Bằng 2/ Hướng dẫn HS nhớ – viết : -1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Cao Bằng - Cho HS đọc thầm 4 khổ thơ đầu của bài thơ trong SGK để ghi nhớ. - GV chú ý HS trình bày các khổ thơ 5 chữ, chú ý các chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ dễ viết sai . - GV hướng dẫn viết đúng các từ dễ viết sai: Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc - GV cho HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ đầu và tự viết bài. - Chấm chữa bài: + GV chọn chấm một số bài của HS. + Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm. - GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp. 3 / Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài tập 2: -1 HS đọc nội dung bài tập 2. - GV treo bảng phụ. - Mời 3 nhóm HS thi tiếp sức . - GV nhận xét kết luận nhóm thắng cuộc. - Nêu lại quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam * Bài tập 3: - HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập 3. - GV nói về các địa danh trong bài. - GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập. - GV cho thảo luận nhóm đôi. - Cho HS trình bày kết quả . - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 4 / Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt. - Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam. - Chuẩn bị bài sau: Nghe – viết : “Núi non hùng vĩ “ - HS trìng bày: viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta viết hoa các chữ cái đầu các con chư. - 2 em viết tên: Nông Văn Dền, Lê Thị Hồng Thắm, Cao Bằng, Long An. - HS lắng nghe. HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Cao Bằng . - HS đọc thầm và ghi nhớ. - HS chú ý lắng nghe. - HS viết các từ dễ viết sai : Đèo ... hiêu. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. ............................................................................. LÞch sö: ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS nêu được: - Ngày 19/5/1959, Trung Ương quyết định mở đường Trường Sơn. - Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là co đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực..... cho chiến trường, góp phần lớn vào thắng lợi cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta. - Giáo dục cho học sinh thấy được vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ hành chính Việt Nam - Các hình minh học trong SGK. - Phiếu học tập của HS. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học A-KIỂM TRA BÀI CŨ GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. B- GIỚI THIỆU BÀI - HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào? - HS nêu theo hiểu biết của mình. Hoạt động 1: TRUNG ƯƠNG ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH MỞ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN - Gv treo bản đồ Việt Nam, - GV hỏi: + Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc - Nam của nước ta? + Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn? + Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn? - HS cả lớp theo dõi, sau đó 3 HS khác lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn trước lớp. + Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc - Nam của nước ta. +Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19/5/1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. + Vì đường đi giữa rừng khó bị đich phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che Hoạt động 2: NHỮNG TẤM GƯƠNG ANH DŨNG TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu: + Tìm hiểu và kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh. - GV cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. + Tổ chức thi kể câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. - HS làm việc theo nhóm. + Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh. + 2 HS thi kể trước lớp. + Lần lượt từng nhóm trình bày trước lớp. Hoạt động 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN - GV yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ để trả lời câu hỏi: Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta? - HS trao đổi với nhau, sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. ............................................................................. Thø s¸u ngµy 18 th¸ng 2 n¨m 2011 TËp lµm v¨n: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật. - Ôn luyện kĩ năng trình bày miện dàn ý bài văn tả đồ vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - HS chuẩn bị đồ vật thật. - Bảng nhóm, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em của 3 HS. - Nhận xét bài làm của HS. B. Dạy - học bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Hỏi: Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý? Hãy giới thiệu cho các bạnn được biết. - Gọi HS đọc gợi ý 1. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu dán lên bảng. - Gọi HS đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa cho từng em. - Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm. - Gọi HS trình bày dàn ý của mình trước lớp. - Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt. 3. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết. - 3 HS mang bài cho GV chấm. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Nối tiếp nhau giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. - HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm. - Làm việc theo hướng dẫn của GV. - Sửa bài của mình. - 3 đến 5 HS đọc dàn ý của mình. - HS thảo luận theo nhóm 4, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe ............................................................................. To¸n: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Các hình minh hoạ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy - học bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV mời 1 HS đọc đề bài, yêu cầu HS quan sát hình bể cá. - GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và tìm cách giải: - GV yêu cầu HS làm bài, nhắc HS 1dm3 = 1 lít nước. Bài 2 - GV mời 1 HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích cảu hình lập phương. - GV yêu cầu HS tự làm bài. GV nhận xét cho điểm HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình. - GV hướng dẫn: - Yêu cầu HS trình bày bài làm vào vở bài tập. 3. Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm đề bài và quan sát hình minh họa trong SGK. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải 1m = 10 dm; 50cm =5 dm; 60cm =6 dm Diện tích kính xung quanh bể cá là: (dm2) Diện tích kính mặt đáy bể cá là: (dm2) Diện tích kính để làm bể cá là: (dm2) Thể tích của bể cá là: (dm3) 300 dm3 = 300 lít Thể tích nước trong bể là: (lít) Đáp số: a) 230 dm b) 300 dm3 c) 225 lít - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải. a) Diện tích xung quanh hình lập phương là: (m2) b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là: (m2) c) Thể tích cảu hình lập phương là: ( m3) Đáp số: a) 9 m2 b) 13,5m2 ; c) 3,375 m3 - HS đọc bài làm trước lớp. Cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn. - HS đọc đề bài trước lớp + Cạnh của hình lập phương M gấp 3 lần nên sẽ là . - HS tự làm bài vào vở bài tập. ............................................................................. Khoa häc: AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. - Biết một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, vai trò của công tơ điện. - Biết lý do tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện. - Biết các biện pháp tiết kiệm điện, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Đồng hồ, đèn pin, đồ chơi dùng pin. - Cầu chì, công tơ điện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A. Kiểm tra bài cũ: + GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 46 - 47. + Nhận xét, cho điểm HS. B.Giới thiệu bài: - HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Hãy nêu cách lắp mạch điện đơn giản. + Đọc thuộc lòng mục Bạn cần biết trong SGK. Hoạt động 1: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỊ ĐIỆN GIẬT - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 và cho biết: + Nội dung tranh vẽ. + Làm như vậy có tác hại gì? - Gọi HS phát biểu. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 98 SGK. - HS quan sát và thảo luận, trả lời câu hỏi của GV. - 2 HS nối tiếp nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 hình. - 1 HS đọc lại các biện pháp phòng tránh bị điện giật trên bảng. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. Hoạt động 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRÁNH GÂY HỎNG ĐỒ ĐIỆN VAI TRÒ CỦA CẦU CHÌ VÀ CÔNG TƠ - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn: + Đọc các thông tin trang 99 SGK. + Trả lời các câu hỏi trang 99 - SGK. - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, yêu cầu HS khác theo dõi bổ sung. + Hãy nêu vai trò của công tơ điện? - 4 HS tạo thành 1 nhóm và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV. - Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi: - Quan sát, lắng nghe. Hoạt động 3: CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi sau: + Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm điện? + Chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện? - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi: - HS tiếp nối nhau trả lời theo thực tế của gia đình mình. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC: - Nhận xét tiết học. ............................................................................. §¹o ®øc: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu: - Tổ quốc em là Việt Nam, Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, hiếu khách và có truyền thống văn hoá lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày. - Cần hiểu biết về lịch sử dân tộc Việt Nam. - Em cần phải học tập tốt để sau này góp sức xây dựng tổ quốc Việt Nam. - Em cần gìn gữ truyền thống, nét văn hoá của đất nước mình, trân trọng yêu quý mọi con người,sản vật của quê hương Việt Nam. - Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. - Có thái độ học tập tốt, có ý thức xây dựng Tổ quốc. - Quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Có ý thức bảo vệ, gìn giữ nền văn hoá, lịch sử của dân tộc. - Tích cực tham gia các hoạy động bảo vệ môi trường thể hiện tình yêu đất nước. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: GIẢI Ô CHỮ - GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ: +) GV đưa ra thông tin các ô hàng ngang từ 1 đến 7 để HS cả lớp ghi kết quả ra nháp. - GV giải thích, nhận xét những ý học sinh chưa rõ. - GV tổng kết kết quả chơi cả 2 đội. - GV kết luận: - HS lắng nghe Hoạt động 3: TRIỄN LÃM “EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM” - Yêu cầu học sinh trình bày các sản phẩm đã sưu tầm được theo yêu cầu đã thực hành ở tiết trước. - Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm theo nội dung sau: - HS trình bày sản phẩm. - HS chia về các nhóm, làm việc theo yêu cầu của GV (có thể chọn một góc lớp để trình bày sản phẩm của nhóm). CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các học sinh tích cực hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. Ký duþªt cñaBGH
Tài liệu đính kèm: