Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 49)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 49)

Mục tiêu: Giúp HS:

 - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 - Biết tên gọi, kí hiệu “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 - Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 - Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

 - HS khá, giỏi BT 2b.

 

doc 28 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 2775Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 49)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 13/2/2011
 Ngày giảng: Thứ hai/ 14/2/2011
Tiết 3 TOÁN
	XĂNG- TI- MÉT KHỐI. ĐỀ- XI-MÉT KHỐI
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. 
 - Biết tên gọi, kí hiệu “độ lớn” của đơn vị đo thể tích : xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
 - Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
 - HS khá, giỏi BT 2b.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng dạy học toán 5(GV)
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
Nêu khái niệm về xăng – ti -mét vuông và đề- xi- mét vuông
2.Bài mới: 
 Giới thiệu bài(1 phút)
* Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi- mét khối
+ GV giới thiệu từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát
- GV giới thiệu cm3 và dm3
*Xăng- ti- mét khối là thể tích của HLP có cạch dài 1 xăng ti mét.
* Xăng- ti- mét khối viết tắt là : cm3
*Đề- xi- mét khối là thể tích của HLP có cạch dài 1 đề- xi- mét.
* Đề- xi- mét khối viết tắt là : dm3
+ Xếp các hình lập phương có thể tích một 1cm3 vào “đầy kín” trong hình lập phương có thể tích 1dm3. trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3.
+ Xếp được bao nhiêu lóp như thế thì sẽ “đậy kín” hình lập phương 1 dm3 ?
+ Như vậy hình lập phương thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1cm3?
- GV nêu : Hình lập phương cạnh 1dm gồm 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.
Ta có : 1dm3 = 1000 cm3
3) Thực hành:( 20 phút)
BT1:(116) Gọi HS nêu yêu cầu
- Giao phiếu 
- Nhận xét, chốt ý đúng
* Chốt lại kĩ năng đọc, viết các số đo
Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- HD HS làm bài.
- GV viết lên bảng các trường hợp sau:
 5,8 dm3 =  cm3
154000 cm3 = . dm3
- Yêu cầu làm 2 trường hợp trên.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS làm bài đúng nêu cách làm của mình.
- GV nhận xét, giải thích lại cách làm.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- Phần b dành cho HS khá, giỏi.
- GV nhận xét, kết luận.
- Củng cố mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo cm3 và dm3
4) Củng cố – dặn dò: 3’
-YC HS hệ thống lại kiến thức cm3 và dm3- Chuẩn bị tiết : Mét khối
- vài HS nêu và nhận xét.
+ HS quan sát mô hình trực quan và nhắc lại về cm3 và dm3
- HS nghe và nhắc lại.
- Đọc và viết kí hiệu cm3
- HS nghe và nhắc lại.
- Đọc và viết kí hiệu dm3
- HS quan sát mô hình.
- Trả lời câu hỏi của GV.
+ Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy có 10 x 10 = 100 hình.
+ Xếp được 10 lớp như thế (vì 1dm = 10cm)
+ Hình lập phương thể tích 1dm3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm3
- HS nhắc lại.
 1dm3 = 1000cm3
- 1vài HS nhắc lại kết luận 
1 HS nêu y/c
- Cả lớp làm bài vào phiếu 1số HS nêu kết quả để thống nhất.
- HS đổi phiếu để kiểm tra kết quả
 1-2 HS đọc số của bài.
1 HS đọc y/c
- 1 HS khá lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét.
- HS trình bày:
5,8 dm3 =  cm3
Ta có 1dm3 = 1000 cm3
Mà 5,8 x 1000 = 5800 cm3
Nên 5,8 dm3 = 5800cm3
154000 cm3 = . dm3
Ta có 1000cm3 = 1 dm3
Mà 154000 : 1000 = 154
Nên 154000 cm3 = 154 dm3
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a/ 1 dm3 = 1000 cm3 ; 375 dm3 = 375000 cm3
5,8 dm3 = 5800cm3 ; dm3 = 800 cm3
b/ 2000 cm3 = 2 dm3 ; 154000 cm3 = 154 dm3
490000 cm3 = 490 dm3 ; 5100 cm3 = 5,1 dm3
- HS nhận xét.
* 1-2 HS nêu lại mối quan hệ về cm3 và dm3.
- HS nghe và nhắc lại.
....................................................................................
Tiết 5 TẬP ĐỌC
	PHÂN XỬ TÀI TÌNH
 I.Mục tiêu:
 -Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
-Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc (SGK).
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1- Kiểm tra: 
-Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Cao Bằng 
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới: giới thiệu bài, ghi bài 
 *Gọi HS đọc toàn bài văn .
- Cho HS quan sát tranh, giới thiệu. 
- GV chia đoạn đọc : 3 đoạn.
 Đ 1: từ đầu đến Bà này lấy trộm 
Đ 2: Tiếp theo đến kẻ kia cúi đầu nhận tội.
Đ 3: Phần còn lại
- Gọi HS đọc nối tiếp, kết hợp sửa lỗi phát âm.
- GV rút ra từ khó để HS luyện đọc.
- Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ SGK.
- HS đọc các đoạn giải nghĩa thêm từ ngữ.
 giải nghĩa thêm từ: Công đường ,khung cửi, niệm phật.
 HD đọc theo cặp và luyện đọc toàn bài
- GV đọc mẫu: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án. 
b) Tìm hiểu bài: 
 Đoạn 1 Cho hs đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Vò quan aùn ñöôïc giôùi thieäu laø ngöôøi nhö theá naøo?
- Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
Mở đầu câu chuyện, vị quan án được giới thiệu là một vị quan có tài phân xử và câu chuyện của hai người đàn bà cùng nhờ quan phân xử việc mình bị trộm vải sẽ dẫn ta đến công đường xem quan phân xử như thế nào?
+Đoạn 2Cho Hđọc lướt và trả lời câu hỏi 
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp? 
- Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? 
Quan án thông minh hiểu tâm lý con người nên đã nghĩ ra phép thử đặc biệt – xé đôi tấm vải để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật làm cho vụ án tưởng đi vào ngõ cụt, bất ngờ bị phá nhanh chóng.
+ Đoạn 3 : HS đọc thành tiếng, đọc thầm .
- Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa? 
- Yêu cầu HS sử dụng thẻ chọn đáp án đúng.
- Vì sao quan án lại dùng cách trên? 
- Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm: 
- Gọi HS đọc bài văn theo cách phân vai, GV giúp HS nhận xét, nêu giọng đọc từng nhân vật
GV chốt cách đọc: Toàn bài cần đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án. 
+ Người dẫn chuyện: giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục.
*HD luyện đọc kỹ đoạn : Quan nói ...Nhận tội. dùng phấn màu đánh dấu ngắt giọng , gạch dưới những từ cần nhấn giọng.(biện lễ, gọi hết, nắm thóc,  )
- Gđọc mẫu.-Yêu cầu H luyện đọc theo cặp.-Tổ chức luyện đọc và thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc diễn cảm nhất.
3.Củng cố - dặn dò :
- Gv gọi HS đọc toàn bài , nêu ND bài
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà đọc lại bài và đọc trước bài sau
- 2HS đọc bài trả lời câu hỏi bài đọc.
- 1 HS đọc bài văn.
 - HS quan sát thảo luận, nêu tên nhân vật.
- HS đọc nối tiếp toàn bài. (lượt 1)
- HS luyện đọc toàn bài theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài
- HS theo dõi
- Là một vị quan án rất tài. Vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.
- Người nọ tố cáo người kia lấy vải của mình và nhờ quan xét xử.
- HS nhận xét.
(HS đọc thầm thảo luận nhóm 4. 2 phút)
- Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
+ Cho đòi người làm chứng nhưng không có.
+ Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng đi chợ bán vải.
- HS nhận xét.
- Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán vải để kiếm tiền nên bỗng dưng bị mất một nửa nên bật khóc vì đau xót.
- HS nhận xét.
- HS đọc và trao đổi với bạn thuật lại.
- Đại diện một số nhóm thuật lại.
+ Đáp án b.
- Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên dễ lộ mặt.
- Nhờ quan thông minh quyết đoán, nắm vững được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội
* Nội dung: Ca ngợi quan án là người thông minh, có tài xử kiện.
- 2HS nhắc lại.
- 4HS đọc phân vai: Người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án. 
- HS nêu ý kiến.
- HS nhận xét, nêu cách đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 nhóm thi đọc trước lớp
 2 HS nêu lại đại ý của bài 
 ....................................................................................
 Ngày soạn: 13/2/2011
 Ngày giảng: Thứ ba,15/2/2011
Tiết 1 TOÁN	
 MÉT KHỐI
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: mét khối.
 - Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề - xi – mét khối, xăng – ti – mét khối.
 - HS khá, giỏi làm BT3.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV tranh vẽ về mét khối và mối quan hệ về mét khối , đề- xi -mét khối ,xăng- ti -mét khối
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo cm3 và dm3.
- GV nhận xét, kết luận.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
* Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối với đề-xi- mét khối với xăng-ti-mét khối.
+ GV giới thiệu các mô hình về m3; cm3 và dm3
- GV gợi ý để HS nêu nhận xét
- YC HS nhắc lại.
- GV đưa hình vẽ để HS nhận xét, kết luận về mối quan hệ
+ GV KL về dm3, cm3, cách đọc, viết và mối quan hệ...
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về mối quan hệ giữa 3 đại lượng đo thể tích.
- 1 vài HS nêu và nhận xét.
HS quan sát mô hình trực quan nhận xét và nêu: Mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1m
- Viết tắt: m3
- HS quan sát hình vẽ và nêu mối quan hệ giữa m3; dm3 và cm3
- HS tự rút ra KL về mối quan hệ giữa m3; dm3 và cm3
- 1vài HS nêu nhận xét. 
 + Mỗi đơn vị đo thể tích gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
+ Mỗi đơn vị đo thể tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
m3
dm3
cm3
1 m3
1 dm3
1 cm3
= 1000 dm3
= 1000 cm3
= dm3
= m3
Bài tập 1:
 - Gọi HS nêu yêu cầu.
- Nhận xét, chốt ý đúng
* Chốt lại kĩ năng đọc, viết các số đo.
 Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
GV yêu cầu HS giải thích cách làm của một số trường hợp.
- GV nhận xét, kết luận.
* Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo thể tích.
Bài 3: Gọi HS đọc, phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS: Quan sát hình và dự đoán xem sau khi xếp đầy hộp ta được mấy lớp hình lập phương 1dm3 ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Trong khi HS làm bài, GV giúp đỡ các HS yếu kém bằng cách vẽ hình để HS hình dung ra cách xếp và số hình cần để xếp cho đầy hộp như sau:
4) Củng cố – dặn dò: 
-YC HS hệ thống lại kiến thức m3 dm3 và cm3- Chuẩn bị tiết : Luyện tập
a) HS đọc các số đo theo dãy một lượt.
15m3 , 205 m3, m3, 0,911 m3
- HS khác nhận xét
b)2 HS lên bảng viết các số đo.
7200 m3, 400 m3, m3, 0,05 m3
- HS khác tự làm bài rồi nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS: Bài yêu cầu chúng ta đổi các số đo thể tích đã cho sang dạng số đo có đơn vị là đề - xi – mét khối ở ý a và xăng – ti- mét khối ở ý b.
- 2 HS lên bảng điền kết quả, HS khác nhận xét. 
a/ 1cm3 = dm3 ;5,216m3 = 5216dm3
13,8m3 = 13800dm3 ;0,22m3 = 220dm3
b/ 1dm3 = 1000cm3 ;1,969dm3 = 1969cm3
m3 = 250000cm3; 19,54m3 = 19540000cm3
- Chẳng hạ ... ).
GV giới thiệu HLP cạnh a = 1 cm ® 1 cm3
Lắp vào 3 hình lập phương 1 cm.
Tiếp tục lắp cho đầy 1 mặt.
Nếu lắp đầy hình lập phương. Vậy cần có bao nhiêu khối hình lập phương 1 cm3
Giáo viên chốt lại: Số hình lập phương a = 1 cm xếp theo mỗi cạnh hình lập phương lớn là 3 cm
- Chỉ theo số đo a – b – c ® thể tích.
Vậy muốn tìm thể tích hình lập phương ta làm sao?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vận dụng một số quy tắc tính để giải một số bài tập có liên quan.
Bài 1
Lưu ý: 
+Cột 3: biết diện tích 1 mặt ® a = 4 cm
+Cột 4: biết diện tích toàn phần ® diện tích một mặt.
 -Yêu cầu HS vận dụng công thức làm bài
 -GV đánh giá bài làm của HS
- Tổ chức học sinh thành 3 nhóm: Vừa quan sát, vừa vẽ vào hình từng lớp cho xếp đầy hình lập phương.
Đại diện nhóm trình bày và nêu số hình lập phương 9 hình lập phương cạnh 1 cm.
	3 ´ 3 = 9 cm
Học sinh quan sát nêu cách tính.
® 3 ´ 3 ´ 3 = 27 hình lập phương.
Học sinh vừa quan sát từng phần, vừa vẽ hình như trên để cả nhóm quan sát và nêu cách tính thể tích hình lập phương.	
Học sinh lần lượt ghi ra nháp và nêu quy tắc.
Học sinh nêu công thức: V = a ´ a ´ a
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc đề và tóm tắt.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 
,sau đó sửa bài. Cả lớp nhận xét .
Hình lập phương
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài cạnh
1,5m
m
6cm
10dm
Diện tích một mặt
2,25m2
dm2
36cm2
100 dm2
Diện tích toàn phần
13,5 m2
dm2
216cm2
600dm2
Thể tích
3,375 m3
dm3
216cm3
1000dm3
Bài 2(HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề bài.
Giáo viên nhắc nhở học sinh: chú ý đổi m3 =  dm3
Giáo viên chốt lại.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bài toán cho em biết những gì ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Muốn tính trung bình cộng của các số ta làm như thế nào ?
- yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- Giáo viên đánh giá bài làm của hs.
- Gv chốt.
4/ Củng cố - Dặn dò: 
- H.Thể tích của 1 hình là tính trên mấy kích thước?
- Làm lại bài tập: 2,3/ 123
Chuẩn bị: Luyện tập chung.Nhận xét tiết học.
Giải
Đổi : 0,75m = 7,5 dm
Thể tích khối kim loại là: 
7,5 ´ 7,5 ´ 7,5 = 421,875 (dm3)
Khối kim loại đó cân nặng là:
15 ´ 421,875 = 6328,125 (kg)
 Đáp số: 6328,125 kg
 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Bài toán cho biết:
Hình hộp chữ nhật có:
CD: 8cm, CR: 7cm, CC: 9cm
Cạnh của hình lập phương bằng trung bình cộng 3 kích thước của hình hộp chữ 
- Bài toán yêu cầu tính thể tích của hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương.
+ Muốn tính trung bình cộng của các số ta lấy tổng chia cho số các số hạng của tổng.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng, Sửa bài.
Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
 8 x 7 x 9 = 504( cm3)
b) Độ dài cạnh của hình lập phương là:
 (8 + 7 + 9) : 3 = 8(cm)
 Thể tích của hình lập phương là:
 8 x 8 x 8 = 512(cm3)
 Đ/S: a) 504cm3 ; b) 512cm3.
- HS lắng nghe
 .................................................................................
Tiết 2 LUYỆN TIẾNG VIỆT
 LUYỆN TẬP VỀ NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
 BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho HS những kiến thức về nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Nêu dàn bài chung về văn tả người?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : Học sinh làm bài vào vở.
a/ Đặt một câu. trong đó có cặp quan hệ từ không những..mà còn.
b/ Đặt một câu. trong đó có cặp quan hệ từ chẳng những..mà còn.
Bài tập 2: Phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong các ví dụ sau :
a/ Bạn Lan không chỉ học giỏi tiếng Việt mà bạn còn học giỏi cả toán nữa.
b/ Chẳng những cây tre được dùng làm đồ dùng mà cây tre còn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Bài tập 3: Viết một đoạn văn, trong đó có một câu em đã đặt ở bài tập 1.
Ví dụ: Trong lớp em, ban Lan là một học sinh ngoan, gương mẫu. Bạn rất lễ phép với thấy cô và người lớn tuổi. Bạn học rất giỏi. Không những bạn Lan học giỏi toán mà bạn Lan còn học giỏi tiếng Việt. 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
a) Không những bạn Hoa giỏi toán mà bạn Hoa còn giỏi cả tiếng Việt.
b) Chẳng những Dũng thích đá bóng mà Dũng còn rất thích bơi lội.
Bài làm:
a) Chủ ngữ ở vế 1 : Bạn Lan ; 
 Vị ngữ ở vế 1 : học giỏi tiếng Việt.
 - Chủ ngữ ở vế 2 : bạn ; 
 Vị ngữ ở vế 2 : giỏi cả toán nữa.
b) Chủ ngữ ở vế 1 : Cây tre ;
 Vị ngữ ở vế 1 : được dùng làm đồ dùng.
 - Chủ ngữ ở vế 2 : cây tre; 
 Vị ngữ ở vế 2 : tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
- HS viết và sau đó trình bày.
- HS lắng nghe và thực hiện.
.................................................................................
Tiết 3 SINH HOẠT 
 LỚP 
I/ Mục tiêu:
Ổn định nề nếp, duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần.
Tiếp tục ôn HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi.
Giúp HS luyện viết chữ đẹp.
Thực hiện đầy đủ nội qui trường lớp.
II/ Đánh giá hoạt động trong tuần.
1/ Ưu điểm:
Nghỉ tết an toàn, sĩ số đầy đủ
Thực hiện đầy đủ phần việc giao về nhà.
Vệ sinh trực tuần sạch sẽ, đúng giờ
Tập thể dục giữa giờ tốt.
Khăn quàng, phù hiệu đầy đủ.
Một số em tích cực phát biểu bài .
2/ Tồn tại:
HS còn nói chuyện nhiều trong giờ học.
Còn nhiều em chưa thuộc bài ở nhà và không ghi chép bài .
Chưa làm tốt được công tác tự quản.
Đội ngũ cán bộ lớp chưa thực sự nhiệt tình.
 III/ Kế hoạch.
Thực hiện đầy đủ nội qui trường lớp.
Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém.
Giúp đỡ 2 em viết chưa đẹp
 -Giúp HS làm tốt công tác tự quản.
...............................................................................
Tiết 5 KĨ THUẬT 
 LẮP XE CẦN CẨU ( tiết 2)
I.Mục tiêu: HS cần phải :
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe cần cẩu .
- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được. - Chú ý với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhã ra được.
II.Đồ dùng dạy và học :- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn . 
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A.Kiểm tra bài mới :
- Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó ?
B.Bài mới :1.Giới thiệu bài.
- nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài trên bảng.
2.Nội dung hoạt động:
*Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe cần cẩu.
a. Chọn chi tiết.
- Yêu cầu Hlựa chọn các chi tiết để lắp cần cẩu.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
- Trước khi HS thực hành, GV cần :
+ Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe cần cẩu.
b.Lắp từng bộ phận. lưu ý HS khi thực hành:
+ Vị trí trong, ngoài của các chi tiết và vị trí của các lỗ khi lắp các thanh giằng giá đỡ 
+ Phân biệt mặt phải và trái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu ( H3- SGK)
- GV cần quan sát và uốn nắn kịp thời những học sinh lắp còn lúng túng.
c. Lắp xe cần cẩu ( hình 1 - SGK)
*Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc một số em.
+ Tiêu chí : Cá nhân hoặc nhóm tự đánh giá sản phẩm thực hành theo các yêu cầu sau:
- Xe lắp chắc chắn, không xộc xệch.- Xe chuyển động được. Khi quay tay quay, dây tời được quấn vào và thả ra dễ dàng.
- GV nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức.+ Hoàn thành tốt A+; Hoàn thành A.
C.Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét sự chuẩn bị. Tinh thần thái độ học tập của HS.
- 2 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS ghi vở.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
+ HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
- HS thực hành lắp các bộ phận của cần cẩu.
- HS thực hành lắp ráp các bộ phận thành cần cẩu.
- HS chú ý đến độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu, cần kiểm tra dây tời quấn vào, nhả ra có dễ dàng không. cẩn cẩu có quay được theo các
hướng và nâng hàng lên hạ hàng xuống không.
- HS trưng bày sản phẩm.
- 1 HS đọc lại tiêu chí GV ghi trên bảng .
- 4 HS dựa vào tiêu chí đánh giá sản phẩm.- HS tháo các chi tiết và xếp đúng và vị trí các ngăn trong hộp.
Tiết 3 MĨ THUẬT	
 Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I.- Mục tiêu: 
- HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.
- HS lựa chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II.- Đồ dùng dạy học - SGK, SGV.
	- Tranh của các họa sĩ và HS về những đề tài khác nhau.
	- Hình gợi ý cách vẽ.
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
	- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. - Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Ổn định lớp :
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
GV cho HS xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để các em tìm hiểu.
+ Các bức tranh đó vẽ về đề tài gì?.
+ Trong tranh có những hình ảnh nào.
GV cho HS lựa chọn những tranh cùng đề tài để các em thấy rõ sự phong phú về cách chọn nội dung ở mỗi đề tài
+ Đề tài về ngày hè
+ Đề tài về Nhà trường
+ Đề tài về Cảnh đẹp quê hương
GV kết luận: đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, cần tìm các nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.
- GV cần gọi ý để HS chọn đề tài cho mình cho phù hợp
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
GV gợi ý cho HS cách vẽ tranh:
+ Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh.
+ Vẽ hình ảnh phụ làm cho bức tranh thêm sinh động
+ Vẽ màu theo cảm nhận riêng của mỗi HS
Hoạt động 3: Thực hành
Trong khi HS làm bài, GV quan sát và góp ý, gợi mở thêm đề tài cho HS chọn.
Nhắc HS vẽ rõ ràng, chú ý các hình ảnh chính, các hình ảnh phụ để làm cho bức tranh thêm sinh động
Động viên, khen ngợi những em vẽ tranh đẹp,để tạo không thi đua.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ đẹp, nêu nhận xét và cho các HS nhận xét về bài vẽ của các bạn
+ Cách chọn nội dung
+ Cách sắp xếp hình vẽ
+ Cách phối màu
GV nhận xét chung buổi học, chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH.
IV. Dặn dò:
- Về nhà quan sát ấm tích và cái bát,..
- Các nhóm phân công chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau.
- HS trật tự
- HS quan sát.
-HS trả lời
- HS chọn đề tài.
- HS quan sát, lắng nghe
- HS thực hiện bài vẽ
- HS chọn đề tài và vẽ như đã hướng dẫn
- HS quan sát và đưa ra nhận xét.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 5 TUAN 232B CKN.doc