Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 54)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 54)

KTKN:85 SGK: 34

I. MỤC TIÊU:

-Biết Tổ Quốc em là Việt Nam, Tổ Quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

 -Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sự văn hóa và kinh tế của Tổ Quốc Việt Nam .

 -Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng bảo vệ đất nước.

 -Yêu Tổ Quốc Việt Nam.

 

doc 53 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 23 (tiết 54)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 23 Ngày 25 tháng 1 năm 2010
ÑAÏO ÑÖÙC
Tiết 23 EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
KTKN:85 SGK: 34 
I. MỤC TIÊU:
-Biết Tổ Quốc em là Việt Nam, Tổ Quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 -Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sự văn hóa và kinh tế của Tổ Quốc Việt Nam .
 -Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng bảo vệ đất nước.
 -Yêu Tổ Quốc Việt Nam.
 *HSK,G: Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
*BVMT : Liên hệ : Một số di sản (thiên nhiên) thế giới của VN và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long,Phong Nha-Kẻ Bàng,Thuỷ điện Sơn La,Thuỷ điện Trị An,;Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
II. CHUẨN BỊ:Ảnh trong bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV đưa ra các tình huống cho HS xử lý:
+ UBND xã (phường) tổ chức lấy chữ kí ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
+ Đài phát thanh của UBND phường thông báo lịch để HS tham gia sinh hoạt hè tại nhà văn hóa của phường.
+ Phường phát động phong trào quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
@ Dạy bài mới:
1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34, SGK)
* Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hóa, kinh tế, về truyền thống và con người Việt Nam.
 * Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK.
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày.
- GV kết luận: Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày. 
2/ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước Việt Nam.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì?
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận: 
+ Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
+ Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
- GV mời 1-2 hS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
3/ Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK.
* Mục tiêu: HS củng cố những hiểu biết về Tổ quốc Việt Nam.
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và cho HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- GV cho một số HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: 
+ Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới.
+ Văn Miếu nằm ở Thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta.
+ Áo dài Việt Nam là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta.
@ Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, có liên quan đến chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”; vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
Cá nhân:
+ Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.
+ Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hóa của phường.
+ Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- 1-2 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Một số HS trình bày trước lớp: giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam.
Duyệt:
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng 
TUAÀN 23 Ngày tháng năm 2010
TOAÙN 
 Tiết 111 XĂNG-TI-MÉT KHỐI, ĐỀ-XI-MÉT KHỐI 
KTKN: 71 SGK:116
I. MỤC TIÊU:
 -Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
 -Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối, đề-ca-mét khối.
 -Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-ca-mét khối.
 -Biết giải một số bài toán liên quan đến xăng-ti-mét khối, đề-ca-mét khối.
 *BT cần làm : 1 ; 2 (a) .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Dạy bài mới:
1. Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối:
- GV giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1 dm và 1cm để HS quan sát, nhận xét. Từ đó, GV giới thiệu về đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. GV yêu cầu HS nhắc lại.
- GV đưa hình vẽ để HS quan sát, nhận xét và tự rút ra được mối quan hệ giữa đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét-khối.
- GV kết luận về đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối, cách đọc và viết đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối và mối quan hệ giữa hai đơn vị này.
2. Thực hành:
*Bài 1: GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
*Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HS quan sát hình và nhận xét.
- Một số HS nhắc lại.
Làm bảng:
519 dm3: năm trăm mười chín đề-xi-mét-khối.
85,08 dm3: tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét-khối.
cm3: bốn phần năm xăng-ti-mét khối.
192 cm3
2001 dm3
cm3
- Làm vở:
a) 1000 cm3
5800 cm3
375000 cm3
800 cm3
b) 2 dm3
490 dm3
154 dm3
5,1dm3
___________________________
Duyệt:
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng 
TUAÀN 23 Ngày tháng năm 2010
TAÄP ÑOÏC
 Tieát 45 PHÂN XỬ TÀI TÌNH 
KTKN: 37 SGK:47 
I. MỤC TiÊU:
 -Biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
 -Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời các câu hỏi:
- Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng ? 
- Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng ? 
@ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Trong tiết KC tuần trước, các em đã được nghe kể về tài xét xử, tài bắt cướp của ông Nguyễn Khoa Đăng. Bài học hôm nay sẽ cho các em biết thêm về tài xét xử của một vị quan tòa thông minh, chính trực khác.
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu:
+ Một HS giỏi đọc toàn bài.
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (quan án, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn,); GV giải nghĩa thêm các từ: công đường (nơi làm việc của quan lại), khung cửi (công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ), niệm Phật (đọc kinh lầm rầm để khấn Phật).
- GV yêu cầu từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài văn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Bà này lấy trộm.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.
+ Đoạn 3: Phần còn lại của bài văn.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc toàn bộ bài văn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án; chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm của từng đoạn: kể, đối thoại; đọc phân biệt các lời nhân vật.
b) Tìm hiểu bài:
-1. Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? 
-2. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
-2. Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
GV: Quan án thông minh, hiểu tâm lí con người nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt - xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng.
-3. Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa. 
-4. Vì sao quan án lại dùng cách trên?(HSTB)
GV: Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lí của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo.
*Nội dung ? (HSG)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV yêu cầu HS đọc lại toàn truyện theo cách phân vai. GV hướng dẫn HS đọc đúng thể hiện đúng lời các nhân vật.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
3/ Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm đọc các truyện về quan án xử kiện (Truyện cổ tích Việt Nam), những câu chuyện phá án của các chú công an, của tòa án hiện nay (báo thiếu niên tiền phong, Nhi đồng,).
2 HS đọc và trả lời:
- Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc. Những từ ngữ trong khổ thơ: sau khi qua  ta lại vượt , lại vượt  nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng.
- Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng. Sự đôn hậu của những người dân mà khách được gặp thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả: người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK/46.
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi và quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- 1 HS đọc.
- Các tốp HS đọc tiếp nối.
- Nhóm 2.
- 1, 2 HS đọc.
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
-(HSY): Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
Nhóm 6: 
- Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
+ Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng.
+ Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ.
+ Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia.
- Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé./ Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải.
- Nhóm 2: Quan án đã thực hiện các việc sau:
(1) Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm Phật.
(2) Tiến hành “đánh đòn” tâm lí ...  giải bài toán.
- Nhóm 2:
Bài giải
Thể tích khối kim loại hình lập phương có cạnh 0,75 m là:
0,75 x 0,75 x 0,75 = 0,421875 (m3 ) 
 = 421,875 (dm3 ) 
Khối kim loại cân nặng là:
15 x 421,875 = 6328,125 (kg)
Đáp số: 6328,125 kg
- Nhóm 6:
Bài giải
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
8 x 7 x 9 = 504 (cm3 ) 
b) Độ dài cạnh của hình lập phương là:
(8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
Thể tích của hình lập phương là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm3 ) 
	Đáp số: a) 504 cm3 ; b) 512 cm3
Duyệt:
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng 
TUAÀN 23 Ngày tháng năm 2010
TAÄP LAØM VAÊN
 Tieát 46 TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 
KTKN: 37. SGK:55
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Kể chuyện) cuối tuần 22; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV mời 2 – 3 HS đọc trước lớp CTHĐ các em đã lập trong tiết TLV trước, về nhà đã viết lại vào vở; chấm điểm.
 @ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp:
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài của tiết kiểm tra; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
a) Nhận xét về kết quả làm bài
- Những ưu điểm chính. GV nêu một vài ví dụ cụ thể kèm tên HS.
- Những thiếu sót, hạn chế. GV nêu một vài ví dụ cụ thể kèm tên HS.
b) Thông báo điểm số cụ thể
3. Hướng dẫn HS chữa bài:
GV trả bài cho từng HS.
a) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
- GV gọi một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. 
- GV cho HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- GV yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp.
- GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- GV yêu cầu mỗi HS chọn một đoạn văn chưa đạt (một đoạn thân bài hoặc đoạn mở bài, kết bài), viết lại cho hay hơn.
- GV cho nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại (có so sánh với đoạn cũ). GV chấm điểm đoạn viết của một số HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao và những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học. Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV Ôn tập về văn tả đồ vật kế tiếp.
2-3 HS trình bày.
- Cả lớp tự chữa trên nháp.
- Cả lớp thảo luận về bài chữa trên bảng.
- Nhóm 2.
- HS lắng nghe.
- HS viết lại đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết lại.
Duyệt:
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng 
TUAÀN 23 Ngày tháng năm 2010
KEÅ CHUYEÄN
 Tieát 23 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
KTKN:37 SGK: 49
I. MỤC TIÊU:
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết trao đổi về nội dung câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng lớp viết đề bài.
- Một số sách, truyện (truyện thiếu nhi, truyện danh nhân, truyện người tốt việc tốt, Truyện đọc lớp 5), bìa báo viết về các chiến sĩ an ninh, công an, bảo vệ, 
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện: Nội dung câu chuyện - Cách kể - Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng và trả lời câu hỏi: Biện pháp mà ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào?
@ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết KC tuần trước, các em đã biết về tài xét xử kẻ gian, trừng trị bọn cướp của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ tự kể những chuyện mình đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- GV cho một HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- GV giải nghĩa cụm từ bảo vệ trật tự, an ninh: hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
- GV yêu cầu ba HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3. 
- GV hướng dẫn HS: chọn đúng một câu chuyện em đã đọc (ngoài nhà trường) hoặc đã nghe ai đó kể. Những nhân vật đã góp sức mình bảo vệ trật tự trị an được nêu làm ví dụ trong sách (anh thương binh - truyện Tiếng rao đêm, ông Nguyễn Khoa Đăng - truyện Ông Nguyễn Khoa Đăng, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ - truyện Hộp thư mật) là những nhân vật các em đã biết qua các bài đọc trong SGK. Những HS không tìm được câu chuyện ngoài SGK mới kể lại những câu chuyện đã học - như yêu cầu với HS lớp 2, 3.
- GV kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà. 
- GV yêu cầu một số HS tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn. Nói rõ câu chuyện kể về ai, việc làm góp phần bảo vệ trật tự trị an của nhân vật, em đã nghe, đã đọc truyện đó ở đâu 
b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 3; nhắc HS cần KC có đầu có cuối. Với những câu chuyện khá dài, có thể chỉ kể 1 – 2 đoạn.
- GV yêu cầu HS viết nhanh dàn ý câu chuyện trên nháp.
a) KC theo nhóm: Từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi KC trước lớp: 
- GV cho HS xung phong thi KC hoặc mời đại diện các nhóm thi kể. GV dán tờ phiếu đã viết tiêu chí đánh giá bài KC lên bảng.
- GV yêu cầu mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình và trả lời các câu hỏi của lớp về nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, ý nghĩa của câu chuyện: Bạn thích chi tiết nào nhất trong câu chuyện ? Chi tiết nào làm bạn cảm động nhất ? Vì sao bạn yêu thích nhân vật chính trong câu chuyện ? Câu chuyện muốn nói điều gì ?...
- GV nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn đã nêu; bình chọn HS có câu chuyện hay nhất, HS KC tự nhiên, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân.
- GV yêu cầu HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC được chứng kiến hoặc tham gia tuần 24 để tìm được câu chuyện sẽ kể trước lớp về một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an toàn nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
- HS tiếp nối nhau KC trước lớp.
- HS trả lời: Mưu kế trừng trị bọn cướp đường của ông rất tài tình vì vừa đánh vào lòng tham của bọn cướp, vừa làm chúng bất ngờ, không nghĩ được là chính chúng khiêng các võ sĩ về tận sào huyệt để tiêu diệt chúng. Mưu kế này còn được tổ chức rất chu đáo, phối hợp trong ngoài: các võ sĩ xông ra đánh giết bọn cướp từ bên trong, phục binh triều đình từ bên ngoài ùn ùn kéo vào, khiến bọn cướp khiếp hãi đành chắp tay hàng phục.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một số HS giới thiệu về câu chuyện mình chuẩn bị kể.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Nháp.
- Nhóm 2.
- HS kể chuyện và trao đổi trước lớp.
- HS nêu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn. 
Duyệt:
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng 
MÓ THUAÄT
(Tieát 23) Vẽ tranh: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
(SGK/71)
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.
- HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm một số tranh của các họa sĩ về những đề tài khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
GV miêu tả đôi nét về vẻ đẹp của phong cảnh, con người, những đồ vật quen thuộc,để lôi cuốn HS vào nội dung bài học.
2. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV cho HS xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và đặt câu hỏi để HS tìm hiểu:
+ Các bức tranh đó vẽ về những đề tài gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
- GV cho HS lựa chọn những tranh cùng đề tài để thấy rõ sự phong phú về cách chọn nội dung ở mỗi đề tài:
+ Ở đề tài Vui chơi trong ngày hè có thể vẽ các hoạt động như nhảy dây, đá cầu, thả diều,
+ Ở đề tài Nhà trường có thể vẽ phong cảnh trường em, giờ học trên lớp, giờ ra chơi ở sân trường, chăm sóc vườn trường, vệ sinh trường lớp,
+ Ở đề tài Cảnh đẹp quê hương có thể vẽ về phong cảnh miền núi, miền biển, nông thôn, thành phố,
- GV kết luận: đề tài tự chọn rất phong phú, cần suy nghĩ, tìm được những nội dung yêu thích và phù hợp để vẽ tranh.
- GV gợi ý một số đề tài cụ thể để HS tập chọn nội dung và tìm những hình ảnh phù hợp.
3. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh:
+ Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh.
+ Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn.
+ Vẽ màu theo cảm nhận riêng.
- GV nhấn mạnh: Các dáng hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho tranh sự phong phú, hấp dẫn.
4. Hoạt động 3: Thực hành
- GV góp ý, gợi mở cho những HS chưa chọn được nội dung đề tài.
- GV hướng dẫn HS nên vẽ hình to, rõ ràng. Dựa vào từng bài cụ thể, gợi ý HS tìm hình ảnh chính, phụ và những chi tiết phù hợp đề bài vẽ thêm sinh động.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS lựa chọn một số bài và hướng dẫn HS nhận xét về:
+ Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh.
+ Cách thể hiện: sắp xếp hình ảnh, vẽ hình, vẽ màu.
- GV khen ngợi những HS hoàn thành bài vẽ tốt, động viên, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành bài để HS cố gắng hơn trong các bài sau.
6. Dặn dò:
GV dặn HS về nhà quan sát ấm tích và cái bát,và chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau “Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu”.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh và phát biểu ý kiến.
- HS lựa chọn tranh.
- HS tự chọn đề tài và tìm hình ảnh chính, phụ cho tranh.
- HS lắng nghe.
- HS vẽ tranh.
- HS nhận xét các bài vẽ được chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22(7).doc