Đọc lưu loát toàn bài với giọng nói rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. - Hiểu yù nghĩa của bài: Người Ê Đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê- Đê, HS hiểu: Xã hội nào cũng có luật pháp, và mọi người phải sống và làm việc theo luật pháp.
Thứ hai, ngày tháng 02 năm 2011 TẬP ĐỌC LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê – ĐÊ I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc lưu loát toàn bài với giọng nói rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. - Hiểu yù nghĩa của bài: Người Ê Đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê- Đê, HS hiểu: Xã hội nào cũng có luật pháp, và mọi người phải sống và làm việc theo luật pháp. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài học trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần, trả lời câu hỏi về bài đọc. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài * Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc: - GV chia đoạn đọc: 3 đoạn - Kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ khó - GV đọc bài văn. b. Tìm hiểu bài - GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều kiển nhau đọc (đọc thầm, đọc lướt) và trả lời các câu hỏi. Đại diện các nhóm trả lời lần lượt 4 câu hỏi trước lớp. GV điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét, thảo luận và tổng kết GV: Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê – Đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê – Đê đã dùng những luật tục đó để gìn giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình. c.Luyện đọc diễn cảm:- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đọan- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3.- GV đọc mẫu đoạn 3 3. Cuûng coá, daën doø:- GV hỏi HS về nội dung bài văn - GV nhận xét tiết học. - Từng tốp HS ( mỗi tốp 3 em ) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (3 lượt): - HS luyện đọc theo cặp - Hai HS tiếp nối nhau đọc cả bài - Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? ( để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng) - Kể những việc mà người Ê – Đê xem là có tội. ( tội không hỏi mẹ cha – tội ăn cắp - Tội giúp kẻ có tội – tội dẫn dường cho địch đến đánh làng mình ) - Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê – Đê quy định xử phạt rất công bằng. - Hãy kể tên một số luật ở nước ta mà em biết. - Ba HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài.- HS luyện đọc theo cặp.- HS thi đọc diễn cảm - 2 HS nêu nội dung bài. - HS lắng nghe Rút kinh nghiệm: ... TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Muïc tieâu: Giúp HS: - Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn. II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ:- GV gọi lên bảng làm bài tập.- GV nhận xét bài làm của HS. 2. Dạy bài mới: GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật; đơn vị đo thể tích. Cho HS làm các bài tập rồi chữa lại bài. Bài 1: Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. - GV yêu cầu HS đọc bài toán - GV yêu cầu HS giải bài toán vào vở. - GV chấm một số bài làm của HS, sửa bài trên bảng phụ. Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì ? - GV yêu cầu HS nêu : 1. Cách tính mặt đáy hình hộp chữ nhật. 2. Quy tắc tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật. 3. Quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS làm bài tập. - GV chấm, chữa bài. - Hãy tìm điểm khác nhau giữa quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề và quan sát hình minh họa trong SGK. - GV yêu cầu HS nêu kích thước của khúc gỗ và phần được cắt đi. - GV yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách tính thể tích của phần gỗ còn lại. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 em làm bài trên bảng phụ. - Nhận xét và sửa bài. 3. Cuûng coá, daën doø: - GV nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp. - 3 HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương. - 1 HS đọc đề, HS cả lớp đọc thầm - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ. - HS đổi vở sửa bài lẫm nhau. - HS trả lời miệng. - HS nối tiếp trả lời - HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ. - S xq = chu vi đáy nhân với chiều cao. S tp = diện tích đáy nhân với chiều cao - 1 HS đọc đề bài- HS nêu: Khúc gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài 9cm, rộng 6cm, cao 5cm. Phần cắt đi là hình lập phương cạnh 4cm.- HS trao đổi đôi bạn tìm cách tính.- HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ - HS lắng nghe và thực hiện Rút kinh nghiệm: ... CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: NÚI NON HÙNG VĨ I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe – viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ. - Naém chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (chú ý nhóm tên người và tên đị lí vùng dân tộc thiểu số). - BVMT : Giữ gìn các di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi các anh hùng dân tộc II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to để các nhóm HS làm BT3 III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Một HS đọc cho 1 bạn viết trên bảng lớp : Hai Ngàn, Tùng Chinh, Pù Mo - Lớp viết bảng con : Ngã Ba, Pù Xai. - Em có nhận xét gì về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam ? 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn HS nghe – viết - GV đọc đoạn văn. - Hỏi : Đoạn văn miêu tả vùng đất nào ? - Trong đoạn văn có những danh từ riêng nào ? - GV đưa ra các từ khó : tày đình, hiểm trở, chọc thủng, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ . - Phân tích, giải nghĩa, đặt câu, phân biệt từ khó. - Yêu cầu HS viết, đọc từ khó. - GV lưu ý HS cách trình bày một đoạn văn. - GV đọc cho HS viết đoạn văn. - Đọc cho HS soát lỗi. - Hỏi : Em nào sai 1, 2, 3, 4 lỗi; sai 5 lỗi trở lên( viết lại toàn bài) - Chấm một số bài, nhận xét chung. - Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi * Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài tập 2 GV kết luận cách viết lại các tên riêng: - Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ – nông - Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba Bài tập 3 - GV: Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên một số nhân vật lịch sử. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. - GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố. - BVMT : Khi đến thăm các di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng dân tộc các em cần tỏ thái độ như thế nào ? 3. Cuûng coá, daën doø: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố BT3, đố lại người thân. - HS đọc thầm theo - Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc.- HS trả lời miệng. - HS phân tích, đặt câu,- HS nêu cách viết hoa tên riêng, tên địa lí, tên nước ngoài- HS viết bảng con, phát âm từ khó - HS viết bài- HS soát lỗi chính tả- HS giơ tay trả lời- HS đổi vở soát lỗi cho nhau - Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK - HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ. - HS phát biểu ý kiến – nói các tên riêng đó, cách viết hoa - Một HS đọc nội dung BT3. - HS thảo luận theo nhóm 4: đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét. - HS viết tên các nhân vật lịch sử ra vở, 4 HS đại diện 4 tổ viết ra bảng phụ - Học sinh cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố. Rút kinh nghiệm: ... KHOA HỌC LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN I. Muïc tieâu: Sau tiết học, HS biết: - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. II. Đồ dùng dạy học:- Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại ( đồng, nhôm, sắt) và một số vật bằng nhựa, cao su, sứ. - Chuẩn bị nội chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui ( có thể nhìn thấy rõ hai đầu dây) - Hình trang 94, 95, 97 SGK III. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu: biết được vật dẫn điện và vật cách điện. - Yêu cầu HS đọc hướng dẫn thực hành SGK/96. - Phát phiều báo cáo thí nghiệm cho 4 nhóm. - Hướng dẫn: 1. Lắp mạch điện đúng để sáng đèn. 2. Tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn như hình 6. 3. Chèn một số vật bằng kim loại, bằng cao su, sứ vào chỗ hở của mạch điện. 4. Quan sát hiện tượng ghi vào phiếu báo cáo. - Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm 4. GV đi hướng dẫn nhóm còn gặp khó khăn. - Gọi HS báo cáo kết quả. - Hỏi: 1. Vật có dòng điện chạy qua gọi là gì ? 2. Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua. 3. Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? 4. Những vật liệu nào là vật cách điện ? 5. Ở phích cắm và dây, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện ? - Kết luận : Chúng ta phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện, không được chạm tay vào lõi đây điện và các bộ phận dẫn điện Hoạt động 4: Làm việc với SGK Mục tiêu : Biết được vai trò của cái ngắt điện, thực hành làm cái ngắt điện đơn giản. - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK/97. - Yêu cầu HS mô tả cấu tạo của cái ngắt điện : 1. Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì? 2. Nó ở vị trí nào trong mạch điện ? Nó có thể chuyển động như thế nào? 3. Hãy dự đoán tác động của nó đến mạch điện. - Hướng dẫn HS làm cái ngắt điện. - Hỏi : Em biết cái ngắt điện nào ? Cuûng coá, daën doø: - Nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe - HS nhận phiếu báo cáo - HS lắng nghe - HS làm thí nghiệm trong nhóm 4 - Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - HS quan sát hình minh họa - HS nối tiếp trả lời - HS dự đoán - HS làm cái ngắt điện bằng giấy - Công tắc đèn, cầu dao, cầu chì, - HS lắng nghe và thực hiện Rút kinh nghiệm: ... Thứ ba, ngày tháng 02 năm 2011 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Muïc tieâu: Giúp HS củng cố về:- Tính tỷ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Tính thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương. II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng làm bài tập. Nhận xét bài làm của HS. 2. Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1: GV yêu cầu HS đọc phần tính nhẩm 15% của 120 của bạn Dung. - Để tính được 15% của 120 , bạn Dung đã làm thế nào ? - 10%, 5% và 15% của 120 có mối quan hệ với nhau như thế nào ? - GV yêu cầu HS đọc phần a. - Có thể phân tích 17.5% thành tổng của các tỉ số phần trăm nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS đọc đề phần b rồi tự làm bài vào vở. - GV chữa bài, yêu cầu HS đổi vở kiểm tra nhau Bài 2: Gọi HS đọc đề bài - Hình lập phư ... công thức tính diện tích tam giác MKQ và KNP không ? Vì sao ? - Vậy làm thế nào để tính tổng diện tích của chúng? - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét và cho điểm. Bài 3: Yêu cầu HS quan sát hình và hỏi - Làm thế nào để tính được diện tích phần tô màu của hình tròn ? - Yêu cầu HS làm bài. - Sửa bài trên bảng, nhận xét và cho điểm. 3. Cuûng coá, daën doø: - Gọi HS nhắc lại quy tắc tính diện tích tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài tiếp theo. - 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm. - HS nêu độ dài đáy và chiều cao hình thang. - HS làm bài trên bảng, 1 em làm trên bảng phụ. - 1 HS đọc đề, cả lớp theo dõi và quan sát hình vẽ. - HS nối tiếp trả lời - Tính được diện tích tam giác KQP và tổng diện tích tam giác MKQ và KNP. - Diện tích tam giác KQP bằng độ dài KH x PQ : 2 - Không thể áp dụng công thức này để tính vì không có độ dài của hai đáy tam giác. - Tính diện tích hình bình hành rồi trừ đi diện tích tam giác KQP. - HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ.- 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát trao đổi tìm cách tính. - HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ. - HS nối tiếp nêu quy tắc. - HS lắng nghe Rút kinh nghiệm: ... LUYỆN TỪ VÀ CÂU NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẲNG CẶP TỪ HÔ ỨNG I. Mục đích, yêu cầu:- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng- Biết tạo câu ghép mới bằng các cặp từ hô ứng thích hợp II. Đồ dùng dạy học:- Bảng lớp viết dàn ngang hai câu văn của BT 1 (phần Nhận xét).- Một vài tờ phiếu khổ to viết các câu ghép ở BT1, các câu cần điền cặp từ hô ứng ở BT2 . III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại BT3, 4 của tiết LTVC Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài : * Phần Nhận xét Bài tập 1 - GV mời 2 HS lên bảng phân tích cấu tạo của 2 câu ghép. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Câu ghép 1: Vế 1: Buổi chiều, nắng vừa nhạt c v Vế 2: sương đã buông nhanh xuống mặt biển. c v Câu ghép 2: Vế 1: Chúng tôi đi đến đâu, c v Vế 2: Rừng rào rào chuyển động đến đấy. c v Bài tập 2 GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng : Ý a: Các từ vừađã,đâuđấy trong 2 câu ghép trên dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2. Ý b : Nếu lược bỏ các từ vừađã,đâuđấy, thì : + QH giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước. + Câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh – câu b. Bài tập 3 : GV chốt lại lời giải đúng: Ngoài hai cặp từ hô ứng vừađã, đâuđấy dùng để nối các câu ghép biểu thị quan hệ hô ứng, ta còn có thể sử dụng các cặp từ hô ứng như: Với câu a: chưađã,mớiđã,càngcàng; Với câu b: chỗ nàochỗ ấy. Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng rào rào chuyển động chỗ ấy. Phần Ghi nhớ Phần Luyện tập Bài tập 1 - GV dán bảng 2, 3 tờ phiếu, mời 2, 3 HS lên bảng làm bài, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng : Câu a : Ngày chưa tắt hẳn, / trăng đã lên rồi.g2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưađã Câu b : Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, / tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.g 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừađã Câu c : Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.g2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càngcàng Bài tập 2 : Cách thực hiện tương tự ở BT1. 3. Cuûng coá, daën doø: GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. - Một học sinh đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm lại hai câu ghép ; phân tích cấu tạo : xác lập các vế câu của mỗi câu, bộ phận C – V của mỗi vế câu. - Một HS đọc yêu cầu của BT2. - Cả lớp đọc thầm lại 2 câu văn ở BT1, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - HS phát biểu ý kiến. - HS đọc yêu cầu của bài ; suy nghĩ, thay thế những từ được in đậm ở BT1 bằng những từ khác. - HS phát biểu ý kiến. - Hai HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK. - Một, hai HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - HS đọc yêu cầu của bài tập 1, làm bài cá nhân – các em gạch một gạch chéo phân cánh hai vế câu, khoanh tròn (hoặc gạch 2 gạch) dưới cặp từ hô ứng nối 2 vế câu. - HS lắng nghe Rút kinh nghiệm: ... Thứ sáu, ngày tháng 2 năm 2011 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Muïc tieâu: Giúp HS ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. II. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng làm bài tập. Nhận xét bài làm của HS. 2. Dạy bài mới: Bài 1: Gọi HS đọc đề, yêu cầu HS quan sát hình bể cá - GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và tìm cách giải: + Hãy nêu các kích thước của bể cá + Diện tích kính dùng làm bể cá là diện tích của những mặt nào ? + Hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. + Khi đã tính được thể tích bể cá, làm thế nào để tính được thể tích bể nước ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài, yêu cầu HS đổi vở để kiềm tra nhau. Bài 2: Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính Sxq, Stp ,V hình lập phương - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét và sửa bài, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài cho nhau. Bài 3: Hướng dẫn HS có thể thực hiện như sau: a. Diện tích toàn phần của hình N là: a x a x 6. Hình M là : (a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x (3 x 3) = (a x a x 6) x 9 Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N. 3. Cuûng coá, daën doø: - GV nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị tiết sau kiểm tra. - 1 HS đọc đề bài, cả lớp quan sát hình minh họa trong SGK. - HS nối tiếp trả lời câu hỏi - 2 HS trả lời - HS trả lời miệng - HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ. - 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm theo. - 3 HS nêu , các HS khác nhận xét. - HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ. b. Thể tích của : Hình N là a x a x a . Hình M là: (a x 3) x (a x 3) x (a x 3) = (a x a x a) x (3 x 3 x 3) =(a x a x a) x 27. Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N. - HS lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm: ... TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. Mục đích, yêu cầu:- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. II. Đồ dùng dạy học:- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số vật dụng.- Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to cho 5 HS lập dàn ý 5 bài văn. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi (BT2) tiết TLV trước 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Hỏi: Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý . Hãy giới thiệu cho cả lớp biết. - Gọi HS đọc gợi ý 1. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV cùng HS cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết, đầy đủ. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Tổ chức cho HS trình bày dàn ý trong nhóm - Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp. - Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách chọn đồ vật để miêu tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày ; bình chọn người trình bày miệng bài văn theo dàn ý hay nhất. 3. Cuûng coá, daën doø:- GV nhận xét tiết học- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý ; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới. - Một HS đọc 5 đề trong SGK. - HS nối tiếp giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý. - 2 HS nối tiếp đọc thành tiếng trước lớp - HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng phụ. - 3 – 5 HS đọc dàn ý của mình. - Một HS đọc yêu cầu của BT2 và gợi ý 2 trước lớp. - HS trình bày dàn ý theo nhóm cho các bạn trong nhóm nghe - 3 – 4 HS trình bày trước lớp - HS lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm: ... KHOA HỌC AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. Muïc tieâu: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật ; tránh gây hỏng đồ điện ; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà. - Giải thích tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện. II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị theo nhóm: + Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi,pin (một số pin tiểu và pin trung). + Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và an toàn Chuẩn bị chung: Cầu chì -Hình và thông tin trang 98,99 SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoaït ñoäng 1: Thảo luận Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 1,2 SGK/98 và cho biết: + Nội dung tranh vẽ. + Làm như vậy có tác hại gì ? - Gọi HS phát biểu - GV nêu : Trong cuộc sống có rất nhiều tai nạn thương tâm về điện. Vậy ta cần có những biện pháp nào để phòng tránh bị điện giật. - GV chia lớp làm 2 tổ thi tiếp sức làm các biện pháp phòng tránh bị điện giật - Tổng kết, tuyên dương đội có nhiều biện pháp phòng tránh bị điện giật. - Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết” SGK/98 - Kết luận : Điện lấy từ ổ cắm .. Hoaït ñoäng 2: Thực hành Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và vai trò của cầu chì, công tơ - GV tổ chức cho HS thảo luận theo hướng dẫn: + Đọc các thông tin trong SGK/99 + Trả lời các câu hỏi trong SGK/99 - Gọi HS trình bày, các nhóm bổ sung - GV giảng : Để đề phòng dây dẫn điện bị chạm, chập vào nhau, cháy dây điện người ta lắp vào mạch điện các hộp cầu chì Hoaït ñoäng 3: Thảo luận Mục tiêu: Biết các biện pháp tiết kiệm điện. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : 1. Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện ? 2. Chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện ?- Gọi HS trả lời câu hỏi, GV ghi nhanh biện pháp HS nêu - Hỏi : 1. Gia đình em có những vật dùng điện nào ? 2. Mỗi tháng gia đình em trả bao nhiêu tiền điện ? 3. Em thấy gia đình sử dụng điện như thế đã hợp lí chưa ? Nếu chưa hợp lí phải làm gì ? 4. Yêu cầu HS đọc mục “ Bạn cần biết” trong SGK/99 - Kết kuận : Chúng ta cần sử dụng điện, tránh lãng phí .. Củng cố, dặn dò :- Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật?- Vì sao phải tiết kiệm điện ? - 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát trả lời câu hỏi - HS nối tiếp phát biểu - HS lắng nghe - Mỗi HS của đội chỉ ghi một biện pháp - HS đọc lại các biện pháp phòng tránh bị điện giật trên bảng. - 2 HS đọc thành tiếng - HS lắng nghe - Làm việc theo nhóm - HS nối tiếp trả lời các câu hỏi. - HS quan sát, lắng nghe - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi - HS nối tiếp trả lời - HS tiếp nối trả lời theo thực tế của gia đình. - 2 HS đọc thành tiếng - HS trả lời Rút kinh nghiệm: ... Thứ bảy, ngày tháng 2 năm 2011
Tài liệu đính kèm: