- Đọc đúng các tiếng, từ khó: một song, chuyện lớn, lấy, được, lấy cắp,.
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng, trả lại đủ giá.
- Hiểu nội dung bài: Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất ghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê - đê, HS hiểu: xã hội nào cũng phải có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
TUẦN 24 Từ ngày 22/02 đến ngày 26/02 năm 2010 Thứ Tiết MÔN TÊN BÀI SOẠN GIẢNG Hai 22/02 1 2 3 4 5 Tập đọc Toán Khoa học Chính tả Chào cờ Luật tục xưa của người Ê-đê Luyện tập chung Lắp mạch điện đơn giản (tt) Nghe viết: Núi non hùng vĩ Tuần 24 Ba 23/02 1 2 3 4 5 Toán Luyện từ&câu Mĩ thuật Kể chuyện Thể dục Luyện tập chung Mở rộng vốn từ: Trật tự an ninh Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Bài 47: Phối hợp chạy và bậc nhảy Tư 24/02 1 2 3 4 5 Tập đọc Toán Am nhạc Tập Làm văn Lịch sử Hộp thư mật Giới thiệu hình trụ- hình cầu Học hát: Màu xanh quê hương Ôn tập về tả đồ vật Đường trường sơn Năm 25/02 1 2 3 4 5 Toán Luyện từ&câu Kĩ thuật Địa lí Đạo đức Luyện tập chung Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng Lắp xe ben Ôn tập Em yêu tổ quốc Việt Nam (tt) Sáu 26/02 1 2 3 4 5 Toán Khoa học Tập làm văn Thể dục Sinh Hoạt Luyện tập chung An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện Ôn tập về tả đồ vật Bài 48: Phối hợp chạy và bậc nhảy Sinh hoạt tuần 24 Thứ hai, ngày 22 tháng 02 năm 2010 Tiết 1: TẬP ĐỌC LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê - ĐÊ I. MỤC TIÊU - Đọc đúng các tiếng, từ khó: một song, chuyện lớn, lấy, được, lấy cắp,... - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng. - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng, trả lại đủ giá.... - Hiểu nội dung bài: Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất ghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê - đê, HS hiểu: xã hội nào cũng phải có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ trang 56 SGK. - Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm từng HS. B. Dạy - học bài mới. 1. Giới thiệu bài - 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK. - Nhận xét. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - Giải thích: dân tộc Ê-đê là một dân tộc thiểu số sống ở vùng cao Tây Nguyên. - GV đọc mẫu. - Yêu cầu 3 HS nối tiếp hau đọc toàn bài. - Gọi HS đọc phần Chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. b) Tìm hiểu bài - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm. + Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? + Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội. + Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng? + Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết? - Nhận xét câu trả lời của HS. + Qua bài tập đọc " Luật tục xưa của người Ê-đê " em hiểu điều gì? - Ghi nội dung chính của bài lên c) Đọc diễn cảm. - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3. + Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn. + Đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm HS. - Lắng nghe. - Theo dõi GV đọc mẫu. - 3 HS đọc bài theo đoạn. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS đọc bài theo cặp. - 1 HS đọc bài trước lớp. - HS thảo luận theo bàn. - Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời. + Người xưa đặt ra luật tục để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. + Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến làng mìn + Đồng bào Ê-đê quy định các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ ( phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử phạt nặng ( phạt tiền một co), người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy. + HS viết tên các luật mà em biết vào bảng nhóm, treo lên bảng. Ví dụ: Luật giáo dục, Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình..... + Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài cho cả lớp nghe. - Lắng nghe. + Theo dõi GV đọc mẫu. + HS đọc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi đọc, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò. - Hỏi: Qua bài tập đọc, em hiểu được điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Hộp thư mật. Tiết 2: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Hệ thống hoá và củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng số trong bài tập 2 viết sẵn vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV mời 1 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy - học bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Gv mời 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Gv mời HS nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu em làm gì? - GV yêu cầu HS nêu: - GV yêu cầu HS làm bài. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình minh hoạ của SGK. - GV yêu cầu: Hãy nêu kích thước của khối gỗ và phần được cắt đi. - GV: Hãy suy nghĩ và tìm cách tính thể tích của phần gỗ còn lại. - GV nhận xét các cách HS đưa ra, sau dó yêu cầu cả lớp làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - 1 HS nêu, cả lớp nghe và nhận xét - 1 HS đọc đề bài. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Diện tích một mặt của hình lập phương đó là: ( cm2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: ( cm2) Thể tích của hình lập phương đó là: ( cm3) - HS nhận xét. - Học sinh trả lời. - 1 HS nêu: Bài tập cho số đo ba kích thước của hình hộp chữ nhật, yêu cầu em tính diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Thể tích của khối gỗ ban đầu là: ( cm3) Thể tích của phần gỗ bị cắt đi là: ( cm3) Thể tích của phần gỗ còn lại là: 270 - 64 = 206 ( cm3) Đáp số: 206 cm3 - 1 HS nhận xét bài của bạn TIẾT 3 KHOA HỌC LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN ( tiếp theo) I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Sử dụng pin, bóng đèn, dây điện để lắp được mạch điện đơn giản. - Làm thí nghiệm đơn giản trên mạch pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. - Hiểu thế nào là mạch kín, mạch hở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV chuẩn bị: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc, bóng đèn pin, bóng đèn điện hỏng có tháo đui. - Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A Kiểm tra bài cũ: + Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ. + GV nhận xét, ghi điểm từng HS. B Giới thiệu bài: + Nêu điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn? Hoạt động 3: VẬT DẪN ĐIỆN, VẬT CÁCH ĐIỆN - Yêu cầu HS đọc hướng dẫn thực hành trang 96 - SGK. - Chia nhóm mỗi nhóm 6 HS, kiểm tra dụng cụ để lắp mạch điện của từng nhóm. - Phát phiếu báo cáo thí nghiệm cho từng nhóm. - Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. GV đi hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV. - Nhận phiếu báo cáo. - Lắng nghe - HS tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. - 1 nhóm đại diện báo cáo, các nhóm có ý kiến bổ sung. - Hỏi: + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua. + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Những vật liệu nào là vật cách điện + Ở phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào không dẫn điện? - Tiếp nối nhau trả lời. + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện. + Những vật liệu cho dòng điện chạy qua: Đồng, Sắt, Nhôm,.... + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện. + Những vật liệu là vật cách điện: Nhựa, sứ, thuỷ tinh... + Ở phích cắm điện: nhựa bọc, nút cắm là bộ phận cách điện, dây dẫn điện là bộ phận dẫn điện. + Ở dây điện: vỏ dây điện là bộ phận cách điện; lõi dây điện là bộ phận dẫn điện. - Lắng nghe. Hoạt động 4: VAI TRÒ CỦA CÁI NGẮT ĐIỆN, THỰC HÀNH LÀM CÁI NGẮT ĐIỆN ĐƠN GIẢN - GV yêu cầu HS qua sát hình minh hoạ - SGK trang 97 - GV yêu cầu HS mô tả cái ngắt điện. + Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì? + Nó ở vị trí nào trong mạch điện. + Nó có thể chuyển động như thế nào? + Dự đoán tác động của nó đến mạch điện (khi nó chuyển động) - GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời của HS cho đúng. - HS qua sát hình minh hoạ, cái ngắt điện thật. - HS nêu ý kiến. + Cái ngắt điện được làm bằng vật dẫn điện. + Nằm trên đường dẫn điện. + Sự chuyển động của nó có thể làm cho mạch điện kín hoặc hở. + Khi mở cái ngắt điện, mạch hở và không cho dòng điện chạy qua. Khi đóng cái ngắt điện, mạch điện kín và dòng điện chạy qua được. - HS nêu: Công tắc đèn, công tắc điện, cầu dao.... TIẾT 4 CHÍNH TẢ (Nghe viết) NÚI NON HÙNG VĨ I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Nghe - viết chính xác, đẹp bài chính tả Núi non hùng vĩ. - Tìm viết đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 5 câu đó ở bài tập 3 viết rời vào từng mảnh giấy nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. A.Kiểm tra bài cũ Giáo vên gọi 2hs lên bảng viết các từ khó Hs nhận xét bài làm của bạn B Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả a) Trao đổi về nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn. + Đoạn văn cho em biết điều gì? + Đoạn văn miêu tả vùng đất nào? + Đoạn văn giới thiệu với chúng ta con đường đi đến thành phố biên phòng Lào Cai. + Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc. b) Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. c) Viết chính tả d) Thu, chấm bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS giải câu đó dưới dạng trò chơi. Hướng dẫn: - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng câu đố. - Gọi HS đọc thuộc lòng câu đố. - Nhận xét, khen ngợi HS. 3. Củng cố- Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS vền nhà học thuộc lòng các câu đố. - Nhận xét bài của bạn. + Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Su ... , hoạt động sản xuất ở một số châu lục và quốc gia; giảm tỉ lệ sinh nâng cao dân trí; khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý; vấn đề xử lý chất thải công nghiệp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới. - Các lược đồ, hình minh hoạ từ bài 117 đến bài 31. - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học A.KIỂM TRA BÀI CŨ - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI - HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi: + Vì sao Pháp sản xuất được rất nhiều nông sản. + Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp. Hoạt động 1: TRÒ CHƠI: " ĐỐI ĐÁP NHANH" - GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS đứng thành 2 nhóm ở 2 bên bảng, giữa bảng treo bản đồ Tự nhiên thế giới. - Hướng dẫn cách chơi và tổ chức chơi - GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. - Hs lập thành 2 đội chơi. - HS tham gia chơi. 1. Bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu á. 2. Hãy chỉ và nêu giới hạn châu á các phía đông, tây, nam, bắc. Hoạt động 2: SO SÁNH MỘT SỐ YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI GIỮA CHÂU Á VÀ CHÂU ÂU - GV yêu cầu HS kẻ bảng như bài 2 trang 115 SGK vào vở và tự làm bài tập này. - GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài - GV nhận xét và kết luận phiếu làm đúng như sau: - HS làm việc cá nhân, 1 HS làm bài trên bảng lớp. - HS nêu câu hỏi khi cần GV giúp đỡ. - HS nhận xét và bổ sung ý kiến Tiêu chí Châu á Châu âu Diện tích b. Rộng 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục a. Rộng 10 triệu km2 Khí hậu c. Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. d. Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hoà. Địa hình e. Núi và cao nguyên chiếm diện tích, có đỉnh núi Ê-vơ-rét cao nhất thế giới g. Đồng bằng chiếm diện tích, kéo dài từ tây sang đông. Chủng tộc i. Chủ yếu là người da vàng h. Chủ yếu là người da trắng. Hoạt động kinh tế k. Làm nông nghiệp là chính. l. Hoạt động công nghiệp phát triển. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - GV tổng kết nội dung về châu á và châu âu. - Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về châu á và châu âu, chuẩn bị cho bài châu phi. Tiết 5: ĐẠO ĐỨC EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU Giúp HS hiểu: - Tổ quốc em là Việt Nam, Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, hiếu khách và có truyền thống văn hoá lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày. - Cần hiểu biết về lịch sử dân tộc Việt Nam. - Em cần phải học tập tốt để sau này góp sức xây dựng tổ quốc Việt Nam. - Em cần gìn gữ truyền thống, nét văn hoá của đất nước mình, trân trọng yêu quý mọi con người,sản vật của quê hương Việt Nam. - Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. - Có thái độ học tập tốt, có ý thức xây dựng Tổ quốc. - Quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Có ý thức bảo vệ, gìn giữ nền văn hoá, lịch sử của dân tộc. - Tích cực tham gia các hoạy động bảo vệ môi trường thể hiện tình yêu đất nước. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: GIẢI Ô CHỮ - GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ: +) GV đưa ra thông tin các ô hàng ngang từ 1 đến 7 để HS cả lớp ghi kết quả ra nháp. - GV giải thích, nhận xét những ý học sinh chưa rõ. - GV tổng kết kết quả chơi cả 2 đội. - GV kết luận: - HS lắng nghe Hoạt động 3: TRIỄN LÃM “EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM” - Yêu cầu học sinh trình bày các sản phẩm đã sưu tầm được theo yêu cầu đã thực hành ở tiết trước. - Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm theo nội dung sau: - HS trình bày sản phẩm. - HS chia về các nhóm, làm việc theo yêu cầu của GV (có thể chọn một góc lớp để trình bày sản phẩm của nhóm). CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học, tuyên dương các học sinh tích cực hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. Thứ sáu, ngày 26 tháng 02 năm 2010 Tiết 1: TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU Giúp HS củng cố về: - Tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Các hình minh hoạ trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. B. Dạy - học bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV mời 1 HS đọc đề bài, yêu cầu HS quan sát hình bể cá. - GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và tìm cách giải: - GV yêu cầu HS làm bài, nhắc HS 1dm3 = 1 lít nước. Bài 2 - GV mời 1 HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích cảu hình lập phương. - GV yêu cầu HS tự làm bài. GV nhận xét cho điểm HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình. - GV hướng dẫn: - Yêu cầu HS trình bày bài làm vào vở bài tập. 3. Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm đề bài và quan sát hình minh họa trong SGK. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải 1m = 10 dm; 50cm =5 dm; 60cm =6 dm Diện tích kính xung quanh bể cá là: (dm2) Diện tích kính mặt đáy bể cá là: (dm2) Diện tích kính để làm bể cá là: (dm2) Thể tích của bể cá là: (dm3) 300 dm3 = 300 lít Thể tích nước trong bể là: (lít) Đáp số: a) 230 dm b) 300 dm3 c) 225 lít - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải. a) Diện tích xung quanh hình lập phương là: (m2) b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là: (m2) c) Thể tích cảu hình lập phương là: ( m3) Đáp số: a) 9 m2 b) 13,5m2 ; c) 3,375 m3 - HS đọc bài làm trước lớp. Cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn. - HS đọc đề bài trước lớp + Cạnh của hình lập phương M gấp 3 lần nên sẽ là . - HS tự làm bài vào vở bài tập. TIẾT 2 KHOA HỌC AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU Giúp HS: - Biết được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. - Biết một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, vai trò của công tơ điện. - Biết lý do tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện. - Biết các biện pháp tiết kiệm điện, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Đồng hồ, đèn pin, đồ chơi dùng pin. - Cầu chì, công tơ điện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG A. Kiểm tra bài cũ: + GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 46 - 47. + Nhận xét, cho điểm HS. B.Giới thiệu bài: - HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Hãy nêu cách lắp mạch điện đơn giản. + Đọc thuộc lòng mục Bạn cần biết trong SGK. Hoạt động 1: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỊ ĐIỆN GIẬT - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 và cho biết: + Nội dung tranh vẽ. + Làm như vậy có tác hại gì? - Gọi HS phát biểu. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 98 SGK. - HS quan sát và thảo luận, trả lời câu hỏi của GV. - 2 HS nối tiếp nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 hình. - 1 HS đọc lại các biện pháp phòng tránh bị điện giật trên bảng. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. Hoạt động 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRÁNH GÂY HỎNG ĐỒ ĐIỆN VAI TRÒ CỦA CẦU CHÌ VÀ CÔNG TƠ - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn: + Đọc các thông tin trang 99 SGK. + Trả lời các câu hỏi trang 99 - SGK. - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày, yêu cầu HS khác theo dõi bổ sung. + Hãy nêu vai trò của công tơ điện? - 4 HS tạo thành 1 nhóm và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV. - Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi: - Quan sát, lắng nghe. Hoạt động 3: CÁC BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN - GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi sau: + Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm điện? + Chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện? - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi: - HS tiếp nối nhau trả lời theo thực tế của gia đình mình. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC - Nhận xét tiết học. TIẾT 4 TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU Giúp HS : - Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật. - Ôn luyện kĩ năng trình bày miện dàn ý bài văn tả đồ vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - HS chuẩn bị đồ vật thật. - Bảng nhóm, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em của 3 HS. - Nhận xét bài làm của HS. B. Dạy - học bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Hỏi: Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý? Hãy giới thiệu cho các bạnn được biết. - Gọi HS đọc gợi ý 1. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu dán lên bảng. - Gọi HS đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa cho từng em. - Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm. - Gọi HS trình bày dàn ý của mình trước lớp. - Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt. 3. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết. - 3 HS mang bài cho GV chấm. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Nối tiếp nhau giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. - HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm. - Làm việc theo hướng dẫn của GV. - Sửa bài của mình. - 3 đến 5 HS đọc dàn ý của mình. - HS thảo luận theo nhóm 4, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe Tiết 4: Thể dục (Có giáo viên bộ môn) Tiết 5: SINH HOẠT LỚP TUẦN 24 1. Các tổ trưởng đánh giá hoạt động trong tuần của tổ: + Tổ 1: .. .. + Tổ 2: .. .. + Tổ 3: .. .. 2. Lớp trưởng đánh giá tình hình chung của lớp tuần qua: .. .. 3. Chi đội trưởng đánh giá hoạt động của chi đội tuần qua: .. .. 4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá chung: .. .. 5. Kế hoạch tuần đến: -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần - Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường - Theo dõi và giúp đỡ các bạn HS cá biệt. - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. KIỂM TRA CỦA CHUYÊN MÔN .. .. ..
Tài liệu đính kèm: