Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 21)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 21)

Học xong bài này HS biết:

 - Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.

 - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.

 - Có những hành vi văn hóa, đúng đắn với người lao động.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: SGK

 

doc 23 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 (tiết 21)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy tuần 24
Thứ-ngày
Thời khoá biểu
Tên bài dạy
Nội dung giảm tải
Thứ hai
5 - 3
2007
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Sinh hoạt tập thể
Giữ gìn các công trình công cộng 
Vẽ về cuộc sống an toàn
Luyện tập
Ôn tập
Thứ ba
6 - 3
2007
Toán
Khoa học
Chính tả
Mĩ thuật
Thể dục
Phép trừ phân số
ánh sáng cần cho sự sống
Nghe viết: Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
Vẽ trang trí: Tìm hiểu về nét chữ đều
Phối hợp chạy nhảy xa, mang, vác...
Thứ tư
7 - 3
2007
Toán
LT&C
Kể chuyện
Kĩ thuật
Khoa học
Phép trừ phân số
Câu kể Ai là gì ?
Kể chuyện được chứng kiến hoặc ....
Lắp xe nôi ( tiếp )
ánh sáng cần cho sự sống
Thứ năm
8 - 3
2007
Tập đọc
Toán
TLV
Thể dục
Địa lí
Đoàn thuyền đấnh cá
Luyện tập
Luyện tập xây dựng đoạn ...cây cối
Bật xa. TC: Kiệu người
Thành phố Cần Thơ
Thứ sáu
9 - 3
2007
Toán
LT&C
TLV
Âm nhạc
SHL
Luyện tập chung
Vị ngữ trong câu kể Ai là gì 
Tóm tắt tin tức
Ôn tập bài hát: Chim sáo. ÔN TĐN 
Nhận xét tình hình trong tuần
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
Đạo đức
giữ gìn các công trình công cộng 
I - Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
 - Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
 - Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
 - Có những hành vi văn hóa, đúng đắn với người lao động.
II - Đồ dùng dạy học 
 - GV: SGK
 - HS: SGK
III - Các hoạt động dạy- học 
1- Bài cũ : Để giữ gìn các công trình công cộng, em cần phải làm gì ?
2- Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: TRình bày bài tập 
a ) M ục tiêu: HS báo cáo kq điều tra tại địa phương về hiện trạng vệ sinh của các công trình công cộng. 
b) Cách tiến hành: HS trình bày kq, các lớp thảo luận về các bản báo cáo, bàn cách bảo vệ, gữ gìn chúng sao cho thích hợp. 
 - Nhận xét bài tập về nhà của HS, tổng hợp ý kiến của HS
KL: Chúng ta cần phải bảo vệ các công trình công cộng 
*HĐ2 : Bày tỏ ý kiến 
a) Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến của mình về việc giữ gìn các công trình công cộng 
b) Cách tiến hành: YC HS thảo luận nhóm đôi BT3 sgk
 - GV nêu yc BT.( HS: Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả )
KL: ý kiến a) là đúng, các ý kiến b), c) là sai
 - HS TB nhắc lại.
*HĐ3: Kể chuyện các tấm gương 
a) Mục tiêu: HS kể được các tấm gương về giữ gìn các công trình công cộng 
b) Cách tiến hành: YC HS kể về các tấm gương, mẩu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trìng công cộng ? (VD: Tấm gương các chú công an truy được kẻ trộm tháo ốc đường ray, các bạn HS tham gia làm vệ sinh thôn xóm ....)
KL: Để có các công trình công cộng sạch đẹp đã có rất nhiều người đổ xương máu. Bởi vậy mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng đó 
 - 2 HS đọc ghi nhớ trong sgk 
3/ Hoạt động nối tiếp : Thực hiện các ND ở mục thực hành trong sgk
Tập đọc
Vẽ về cuộc sống an toàn 
I - Mục tiêu
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICE F, Biết đọc đúng một bản tin ( thông báo tin vui) 
 - Giọng rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài : 
 - Hiểu nội dung chính của bàn tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng .Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa.
II - Đồ dùng dạy học 
 - Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
 - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy học
1-Bài Cũ:Nội dung bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ nói lên điều gì?
2-Bài mới : Giới thiệu bài (bằng tranh )
*HĐ1: Luỵên đọc 
+ Giáo viên HD đọc : Toàn bài đọc với giọng thông báo tin vui, rõ rang, rành mạch
+ Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )
 - Hết lượt 1: GV hướng dẫn hs phát âm tiếng khó : UNICE F, triển lãm, rõ ràng.
 - Hết lượt 2: HD HS TB ngắt câu dài: ''Các họa sĩ ....đến bất ngờ. ''
 - 1 HS đọc chú giải 
+ Đọc theo cặp : 
 - HS đọc theo cặp - đồng loạt, HS nhận xét; giáo viên nhận xét.
+ Đọc toàn bài :
 - 2 HS: K- G đọc toàn bài .
+ GV đọc mẫu toàn bài .
*HĐ2: Tìm hiểu bài .
 - YC hs đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi :
 + Chủ đề cuộc thi vẽ là gì ? ( em muốn sống an toàn )
 +Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi vẽ như thế nào ?(...Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000.
bức tranh ...)
+ Đoạn văn này nói lên điều gì ? ( HS K- G trả lời)
ý1 : ý nghĩa và sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi.. ( HS TB nhắc lại )
 - 1 HS đọc thành tiếng đoạn còn lại, (cả lớp đọc thầm ) trả lời câu:
 + Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc rthi?
 + Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ? ( 60 bức tranh được chọn .....bất ngờ )
 - GV giảng từ ngữ: “Ngôn ngữ hội họa” Thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ...)
 - Đoạn văn này nói lên điều gì? (HS K- G trả lời )
ý2: Nhận thức của các em nhỏ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội họa. 
 - Nội dung bài này nói lên điều gì ? ( Như phần 1 mục đính yêu cầu ) ( HS : K-G nêu ; HS: TBnhắc lại )
*HĐ3 : Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
 - HS: K- G tìm giọng đọc ha, hs K- G đọc đoạn mình thích, nói rõ vì sao ?
 - GV HD HS TB,Y đọc nâng cao đoạn: “Phát động ....Kiên Giang”
 - HS thi đọc diễn cảm.
3 / Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học.
Toán
luyện tập 
 I - Mục tiêu:
Giúp HS:
 - Rèn kĩ năng cộng phân số .
 - Nhận biết tính chất kết hợp của phân số và bước đầu vận dụng .
II - Đồ dùng dạy học
1 - GV: VBT T4 
2 - HS: VBT T4
II - Các hoạt động dạy- học .
1-Bài cũ: 1 hs lên bảng làm: Tính tổng 1/2 + 1/4 + 1/8 = ?
2-Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Hướng đẫn luyện tập 
a) Bài 1 ( Tr 38, VBT T4 )
 - GV viết bài mẫu lên bảng, GV hướng dẫn cách làm.
 - YC HS cả lớp làm vào VBT. 3 HS K, G lên bảng làm. Cả lớp nhận xét kết quả trên bảng. GV chốt kết quả đúng.
b) Bài 2 ( Tr 38, VBT T4 )
 - YC 1hs K, G nhắc lại tính chất kết hợp, tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên 
 - YC HS áp dụng tính chất đó để làm bài tập, 1hs lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT
 - YC HS nhận xét kết quả làm bài tâp và phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
KL:Tính chất kết hợp của phân số 
c) Bài 3 ( Tr 38, VBT T4 )
 - Yêu cầu hS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Yêu cầu HS K hoặc G nêu cách tính thuận tiện nhất. ( HS K, G nêu. GV nhận xét và yêu cầu HS TB nhắc lại )
 - YC HS tự làm vào VBT, 3 HS TB, K, G lên bảng làm trên bảng.
 - Cả lớp làm xong trong VBT nhận xét kết quả của bạn. GV chốt kết quả đúng.
d) Bài 4 ( Tr 38, VBT T4 )
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 - Bài toán này cho ta biết gì ? Bài toán này yêu cầu làm gì ?
 - HS K, G nêu cách làm, HS TB nhắc lại cách làm.
 - YC HS làm vào VBT, 1 HS lên bảng giải bài toán. Cả lớp nhận xét. GV chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn.
3/ củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học 
 - Dặn hs về nhà làm bài tập trong SGK
____________________________________
Lịch sử
ôn tập 
I- Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết: 
 - Nội dung từ bài 7 đến bài 19, trình bày 4 giai đoạn: Buổi đầu độc lập, nước Đai Việt thời Lý, thời Trần và buổi đầu thời Hậu Lê.
 - Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
II - Đồ dùng dạy học 
 - GV: Băng thời gian, một số tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19 
III - Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ: 
2 / Bài mới : Giơí thiệu bài ( bằng lời ) 
* HĐ1: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỉ xv
 - HS hoạt động cá nhân, GV phát phiếu học tập cho từng HS, YC HS hoàn thành nội dung của phiếu.
 - 3 HS lên bảng báo cáo kq làm việc, mỗi HS trình bày 1 phần 
 - Cả lớp nhận xét góp ý. 
KL: các triều đại VN từ năm 938 đến thế kỉ XV là: Nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, Nhà Hậu Lê.( HS TB nhắc lại)
*HĐ2 Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học 
 - GV giới thiệu chủ đề cuộc thi, hs kể trước lớp theo tinh thần xung phong 
 - Kể về sự kiện lich sự
 - Kể về nhân vật lich.
 - GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt 
3 / Củng cố – dặn dò.
 - Vì sao các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần đều có công lớn với đất nước nhưng đều sụp đổ? ( h/s K, G trả lời)
 - Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc bài.
Thứ 3 ngày 6 tháng 3 năm 2007
Toán
phép trừ phân số 
I - Mục tiêu : 
Giúp hs : 
 - Nhận biết phép trừ hai phân số cùng mẫu số.
 - Biết cách trừ hai phân số cùng mẫu số.
II - Đồ dùng dạy học 
 - HS: chuẩn bị hai băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 4cm, thước chia vạch, kéo.
III - Các hoạt động dạy học 
1/Bài cũ: GV viết bảng : 1/2 + 1/3 ; 4/5 +3 /4, YC HS nêu cách làm, tính và nêu kq 
 cả lớp nhận xé, gv lk
2/Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: Hướng dẫn HS hoạt động với đồ dùng trực quan 
 - GVnêu vấn đề: Từ 5/6 băng giấy màu, lấy 3/6 để cắt chữ. Hỏi còn lại bao nhiêu băng giấy ?
 - GV hướng dẫn HS hđ với băng giấy, YC HS nhận xét về hai băng giấy đã chuẩn bị.
 - YC HS cắt lấy 5/6 của một tronh hai băng giấy.
 + có 5/6 băng giấy, lấy đi bao nhiêu để cắt chữ ? ( ...3/6 băng giấy)
 + 5/6 băng giấy, cắt đi 3/6 băng giấy thì còn lại bao nhiêu phần băng giấy.( ...2/6 băng giẫy )
Vậy 5/6 –3/6 = ?
HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai phân số cùng mẫu số 
 - Để biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta phải làm phép tính gì ?
 - Theo em làm thế nào để có 5/6 - 3/6 = 2/6 ? ( hs thảo luận nhóm đôi, HS trình bày kq 
gv hướng dẫn hs cách thực hiện phép trừ ( như sgk )
? Dựa vào cách thực hiện phép trừ 5/6 –3/6 em nào có thể nêu cách trừ hai phân số cùng mẫu số ? ( HS K, G nêu ) 
 - 2 HS nhắc lại qui tắc 
HĐ3: Luyện tập , thực hành 
a) Bài 1 ( Tr 39, VBT T4 )
 - GV yêu cầu HS tự làm bài, 4 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét, GV kl kq đúng.
KL: Củng cố kiến thức trừ hai phân số. 
b) Bài 2 ( Tr 39, VBT T4 )
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm. YC HS tự làm vào VBT. 2 HS K, G lên bảng làm bài.
 - Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng, gv kl kq đúng.
KL : Củng cố kiến thức rút gọn và trừ hai phân số .
c) Bài 3 ( Tr 39, VBT T4 )
 - YC HS tự đọc thầm yêu cầu và làm bài tập vào VBT T4, 3 HS ( TB, K, G ) lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét và chốt kết quả đúng.
d) Bài 4 ( Tr 39, VBT T4 )
 - Gọi 1 HS đọc to yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm VBT.
 - Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu làm gì ? ( HS TB trả lời )
 - HS nêu cách giải ( HS K, G ). HS tự làm vào VBT T4, 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét  ...  số khác mẫu số
c) Bài 4 ( Tr 41, VBT T4 )
 - YC HS đọc đề bài toán và tóm tắt và giải bài toán .
 - Gọi 2K, G lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT, gv giúp đỡ những HS chưa làm được bài.
 - Cả lớp nhận xét, gvkl lời giải đúng 
3/ Củng cố – dặn dò .
 - Nhận xét chung tiết học, dặn h/s về nhà làm bài tập.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 
I - Mục đích yêu cầu:
 - Luyện tập viết một đoạn văn miêu tả cây cối. YC viết từng đoạn hoàn chỉnh, câu đúng ngữ pháp, dùng từ hay, sinh động, chân thực, giàu tình cảm.
 - Yêu quí đồ vật.
II - Đồ dùng dạy học 
GV: Giấy khổ to viết sẵn đoạn văn chưa hoàn chỉnh vào giấy 
HS: VBT TV
III - Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ: 2 hs đọc đoạn văn viết về lợi ích của cây .
2/ Bài mới: Giới thiệu bài:(bằng lời)
*HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập 
 a)Nôi dung 1:1 HS đọc dàn ý bài văn miêu tả cây chuối tiêu ( SGK TV 4 ) trước lớp, HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi : Từng ND trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối ?
 - HS trình bày kq, cả lớp nhận xét, góp ý. 
 - GV kết luận ý đúng. 
 b) Nội dung 2: 1 HS đọc yêu cầu trong VBT TV 4, trang 36 - 37 trước lớp, HS cả lớp nghe đọc thầm.
 - HS tự viết đoạn văn vào VBT. 
 - HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình, cả lớp nghe và nhận xét. GV nhận xét và ghi điểm 
KL : Củng cố kiến thức viết đoạn văn miêu tả cây cối 
3/ Củng cố – D ặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học.
 - YC những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn,viết lại vào vở.
_______________________________
Địa lí
thành phố cần thơ
I - Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh biết:
 - Chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
 - Vị trí địa lí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế 
 - Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, Văn hóa, Khoa học của ĐB NB 
II - Đồ dùng dạy học
 - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam 
 - HS: Tranh, ảnh về Cần Thơ 
III - Các hoạt động dạy –học 
1/ Bài cũ: Qua bài học về tp HCM em biết gì về TP này ?
2/ Bài mới: Giới thiệu bài 
*HĐ1: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long 
 -1 HS đọc mục 1 sgk, cả lớp đọc thầm. 
 - HS thảo luận nhóm đôi dựa vào bản đồ trả lời câu hỏi:
 ? Thành phố Cần Thơ nằm bên dòng sông nào? ( ....sông Hậu )
 ? TP Cần Thơ tiếp giáp với những tỉnh nào ?
 - HS trình bày kq, cả lớp nhận xét, góp ý, GV KL.
 - YC 1 HS K, G lên bảng chỉ trên bản đồ TP Cần Thơ và nêu các tỉnh tiếp giáp.
KL:TP Cần Thơ nằm bên sông Hậu , tiếp giáp với các tỉnh .....Hậu Giang 
*HĐ2: Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐB sông Cửu Long 
 - YC HS quan sát hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ và cho biết :
 ? Có nhận xét gì về hệ thống kênh rạch của TP Cần Thơ ? ( ...chằng chịt, chia TP ra nhiều phần)
 ? Hệ thống kênh rạch này tạo điều kiện thuận lợi gì cho KT của Cần Thơ ?
 - YC HS làm việc theo nhóm 6, dựa vào tanh, ảnh, bản đồ VN, SGK thảo luận theo gợi ý:
 ?Tìm những dẫn chứng chứng tỏ Cần Thơ là trung tâm văn hóa , khoa học của ĐB sông Cửu Long ?
 - HS trình bày kq, cả lớp nhận xét, GV KL ý đúng. 
 ? Các viện nghiên cứu, các trường đào tạo, các cơ sở sx chủ yếu phục vụ cho nghành nào 
(hs K, G::...nghành nông nghiệp )
 ? Cần Thơ có những nơi nào để tham quan du lịch? ( ..chợ nổi, Bến Ninh Kiều,...)
LK:TP Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐB sông Cửu Long, là nơi có nhiều cảnh quan du lịch. ( HS TB nhắc lại )
3 / Củng cố – dặn dò 
 - GV Nhận xét chung tiết học. 
 - Dặn HS về nhà ôn lại các bài từ 11 đến 22 để tiết sau ôn tập.
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2007
Toán
luyện tập chung 
I - Mục đích yêu cầu 
Giúp học sinh :
 - Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số.
 - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II - Đồ dùng dạy học 
GV: VBT T4
HS: VBT T4
III - Các hoạt động dạy học 
1 / Bài cũ : 1hs lên bảng làm: 2/5 +1/3 =
2 / Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Hướng dẫn luyện tập 
a) Bài 1 ( Tr 42, VBT T4 )
 - HS đọc thầm YC bài 1 
 - Muốn thực hiện phép cộng hay phép trừ hai phân số khác mẫu số chúng ta làm như thế nào ?
 - YC HD tự làm bài vào VBT, 4 HS TB, K, G lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT.
 - HS nhận xét bài làm trên bảng, sau đó tự kiểm tra lại bài của mình. GV nhận xét, KL kq đúng.
KL: Củng củng cố kiến thức tìm x
b) Bài 2 ( Tr, VBT T4 )
 - YC HS đọc thầm bài 2 và suy nghĩ cách làm.
 - Gọi 1 HS k hoặc giỏi nêu cách làm. GV nhận xét và yêu cầu hS TB nhắc lại. GV YC HS tự làm bài vào VBT, 1 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp nhận xét. 
KL: Củng cố kĩ năng vận dụng tính chất kết hợp để cộng trừ phân số.
c) Bài 3 ( Tr, VBT T4 )
 - B ài tập yc chúng ta làm gì ?
 - YC HS K hoặc G nêu lại tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng phân số
 - HS áp dụng các tính chất đó để làm bài tập. 2 HS ( TB, K ) lên bảng làm, HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng, GV chốt lời giải đúng.
LK: C ủng cố kĩ năng vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phân số.
d) Bài 4 ( Tr, VBT T4 )
 - YC HS đọc thầm đề bài 
 - Bài tập yc chúng ta làm gì ? ( HS TB trả lời câu hỏi )
 - YC HS G nêu cách giải bài toán, HS TB nhắc lai cacchs làm. 
 - Cả lớp làm vào VBT, GV giúp đỡ HS chưa hiểu cách làm. 
 - Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng, gv kl lời giải đúng. 
KL :Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn .
3/ Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học 
 - Dặn hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
vị ngữ trong câu kể ai là gì ?
I - Mục tiêu
 - HS nắm được VN trong câu kể kiểu Ai là gì ? Các từ ngữ làm VN trong kiểu câu này. 
 - Xác định được VN của câu kể ai là gì ? trong đoạn văn, đoạn thơ; đặt được câu kể ai là gì / từ những VN đã cho.
 - Có hứng thú học môm LTVC.
II - Đồ dùng dạy học 
 3 tờ phiếu viết 4 câu văn ở phần nhận xét 
III-Các hoạt động dạy học 
1/Bài cũ : 2 hs lên bảng yc mmỗi hs đặt 1 câu kể ai là gì ?
2/Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Hình thành kiến thức mới về VN trong câu kể ai là gì ?
 a) Bài 1 ( Tr 38, VBT TV 4 )
 - Gọi HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm SGK, HS hoạt động nhóm đôi làm bài. 
 - HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi ( đoạn văn trên có 4 câu ; Câu có dạng ai là gì là : “Em là cháu bác Tư”; Để xác định được VN trong câu ta phải tìm xem bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì ?
 - 1 HS lên bảng tìm CN-VN trong câu theo kí hiệu đã qui định, cả lớp làm vào VBT 
 HS nhận xét bài làm trên bảng, GV kết luận kết quả đúng. 
 - Trong câu Em là cháu bác Tư, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì ?
 - Bộ phận đó gọi là gì ? (....VN )
 b) Bài 2 ( Tr 38, VBT TV4 )
 - Những từ ngữ nào có thể làm VN trong câu kể ai là gì ? ( HS K, G trả lời: DT hoặc cụm DT ... )
 - Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ gì ?
 - 2 HS đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. 
 - 3 HS tiếp nối nhau đặt câu và phân tích câu của mình 
*HĐ2 Luyện tập
 a) Bài 1 ( Tr 38, VBT TV 4 )
 - GV gắn băng giấy viết sẳn nội dung bài tập 1, 1 HS đọc yêu cầu và ND trước lớp 
 - YC HS tự làm bài vào VBT TV, 1HS lên bảng làm
 - HS nhận xét chữa bài trên bảng, GV nhận xét chốt lời giải đúng 
 KL Củng cố kĩ năng xác định VN 
 b) Bài 2 ( Tr 38, VBT TV 4 )
 - GV gắn băng giáy viết sẳn nội dung bài tập, gọi HS đọc thầm yêu cầu của bài tập.
 - YC HS tự làm vào VBT, 1 HS lên ghép tên các con vật và ghi tên chúng dưới mỗi hình vẽ.
 - HS nhận xết chữa bài, 1 HS đọc lại các câu đã hoàn thành. 
 c) Bài 3 ( Tr 39, VBT TV 4 )
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập trước lớp, YC HS làm bài cá nhân, HS tiếp nối nhau đọc câu văn mình đặt trước lớp.
 - HS và GV nhận xét kết quả của bạn.
KL: Củng cố kĩ năng đặt câu 
3/ Củng cố – dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học . 
 - Yêu cầu HS về nhà HTL 3 câu tục ngữ .
Tập làm văn
tóm tắt tin tức 
I – Mục tiêu
 - Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
 - Biết cách tóm tắt tin tức đảm bảo ngắn gọn mà vẫn chứa đủ nội dung của tin.
II - Đồ dùng dạy học 
 - GV: VBT TV 4, SGK TV 4
 - HS: VBT TV 4, SGK TV 4
III - Các hoạt động dạy học .
1-Bài cũ : 
2-Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: hình thành kiến thức mới về tóm tắt tin tức 
 a) Phần nhận xét
 Bài tập a, b, c ( Tr 39, 40 – VBT TV 4 )
 - Gọi 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và ND bài tập trước lớp, cả lớp đọc thầm.
 - YC HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi và làm vào VBT ( ..bản tin gồm 4 đoạn ; nôi dung từng đoạn là ... )
 - Khi nào là tóm tắt tin tức ? ( HS K, G trả lời )
 - M uốn tóm tắt tin tức ta phải làm gì? (... đọc kĩ để nắm vững ND bản tin, ... )
 - YC HS hoàn thành bài tập c vào VBT, gọi 1 số HS trình bày kết quả trước lớp. HS cùng GV nhận xét.
 - HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ trước lớp.
*HĐ2:Luyện tập 
 a) Bài 1 ( Tr 40, VBT TV 4 )
 - 1 HS đọc TT yêu cầu và ND, cả lớp đọc thầm.
 - YC HS tự làm VBT TV 4
 - Gọi HS ( G, K, TB ) đọc bài đọc bài của mình, cả lớp cùng nhận xét, chữa bài. GV nhận xét chung. 
 b) Bài 2 ( Tr 41, VBT TV 4 )
 - 1 HS đọc TT yêu cầu và nội dung.
 - GV hướng dẫn: Khi tóm tắt tin tức các em cần trình bày bằng số liệu, ngững từ ngữ nổi bật ấn tượng.
 - YC HS tự làm bài, GV giúp đỡ HS còn chưa hiểu bài.
 - HS tiếp nối nhau đọc bản tin tóm tắt của mình trước lớp, HS và GV nhận xét, kết luận bản tin tóm tắt hay, đúng.
3 / Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn hs về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau .
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Chim sáo
Ôn TĐN số 5, số 6
I – Mục tiêu
 - HS biết kết hợp động tác múa phụ hoạ bài hát: Chim sáo.
 - Tập đọc và nghe nhạc thang âm:
	Đô - Rê - Mi - Son - La. 
	Đô - Rê - Mi – Son
II – Chuẩn bị:
GV: Nhạc cụ quen dùng, Tập một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
HS: SGK, Vở chép nhạc.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu
Phần mở đầu:
 GV giới thiệu tiết học gồm hai có hai nội dung: Ôn tập bài hát chim sáo và ôn tập TĐN số 5, số 6.
Phần hoạt động
Nội dung 1: Ôn tập bài hát chim sáo
 - HS đồng ca, GV đệm đàn.
 - GV gợi ý HS tập thể hiện một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
 - GV tổ chức cho HS tập biểu diễn theo nhóm.
 b) Ôn tập TĐN số 5, số 6
 - GV cho HS nghe bằng đàn hai thang âm:
 * Đô - Rê - Mi – Son - La.
 - Thay đổi vị trí các nốt trong thang âm, từ hai âm, ba âm, bốn âm, GV đệm đàn cho HS tập nghe và nhận ra tên nốt.
 - Cho HS ôn lại TĐN số 5 vài lượt.
 * Đô- Rê - Mi - Son.
 - Cho nghe hai âm với hai mức độ: Nói đúng tên nốt nhạc và đọc đúng cao độ.
 - Cho nghe 3 âm với hai mức độ: Nói đúng tên nốt nhạc và đọc đúng cao độ.
 - Cho HS tập đọc và hát lời TĐN số 6 vài lượt.
 3 – Phần kết thúc
 GV cho HS hát lại bài hát Chim Sáo

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 24(1).doc