Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Trường tiểu học Kim Châu - Trương Thị Sen

Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Trường tiểu học Kim Châu - Trương Thị Sen

. Mục tiêu : - Học xong bài này học sinh cần biết :

 - Tổ quốc em là Việt Nam đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế .

- Tích cực học tập , rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước .

- Tự hào về truyền thống, về nền văn hóa và lịch sử đất nước .

II. Đồ dùng học tập

- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam.

- Bảng nhóm, bút dạ ( nếu có ).

 

doc 181 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 24 - Trường tiểu học Kim Châu - Trương Thị Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 : Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Đạo đức ( tiết 24 ) : Em yêu tổ quốc việt nam ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu : - Học xong bài này học sinh cần biết : 
	- Tổ quốc em là Việt Nam đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế .
- Tích cực học tập , rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước .
- Tự hào về truyền thống, về nền văn hóa và lịch sử đất nước .
II. Đồ dùng học tập
- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam.
- Bảng nhóm, bút dạ ( nếu có ).
III. Các hoạt động dạy và học ( 40 Phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 3 em
Em yêu tổ quốc Việt Nam 
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Giải ô chữ
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ:
+)Phổ biến luật chơi: Mỗi ô chữ hàng ngang là một địa danh hoặc công trình nỗi tiếng của Việt Nam. Nếu giải được ô chữ hàng ngang thì được 10 điểm, ghép được các con chữ đặc biệt ở mỗi hàng ở mỗi hàng thành từ khoá đúng đáp án thì được 40 điểm.
+) GV đưa ra thông tin các ô hàng ngang từ 1 đến 7 để HS cả lớp ghi kết quả ra nháp.
+) Sau đó chia lớp thành 2 hai đội xanh đỏ, mỗi đội cử 4 bạn đại diện đội lên chơi. GV đọc lại từng hàng, các đội chơi nghe thì bàn nhau và viết vào ô chữ của đội mình. Cụ thể là ô chữ sau khi đã giải xong.
- HS lắng nghe và thực hiện hướng dẫn của giáo viên.
- HS chia làm 2 đội xanh đỏ, chọn 4 bạn sau khi nghe giáo viên đọc các thông tin về ô chữ hàng ngang thì đội chơi bàn nhau ghi kết quả vào ô chữ.
Nội dung ô chữ và những gợi ý:
1. GV đưa hình ảnh Vịnh Hạ Long cho cả lớp xem.
2. Hồ nước này là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
3. Đây là hồ thuỷ điện của nước ta có tầm cỡ lớn nhất Đông Nam á.
4. Nơi đây có rừng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
5. Biển ở nơi đây được xếp vào 1 trong 15 bờ biển đẹp nhất thế giới.
6. Một quần thể hang động đẹp ở Quảng Bình được công nhận là di sản văn hoá thế giới.
7. Nơi đây có rất nhiều tháp Chàm đẹp được công nhân là di sản văn hoá thế giới.
(Những chữ trong ô là những từ đặc biệt ghép để thành từ khóa)
đáp án từ khoá là việt nam
- GV giải thích, nhận xét những ý học sinh chưa rõ.
+ Tổ quốc Việt Nam đang thay đổi từng ngày, với nhiều danh lam thắng cảnh nỗi tiếng, đất nước ta có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng giao lưu với bạn bè quốc tế.
 + Tổ quốc Việt Nam có hình chữ S với lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta là bác Hồ kính yêu, người đã lãnh đạo đất nước ta đến mọi thắng lợi, giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: triễn lãm “em yêu tổ quốc việt nam”
- Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm theo nội dung sau:
Nhóm 1: Nhóm tục ngữ, ca dao
Nhóm 2: Nhóm bài hát, thơ ca
Nhóm 3: Nhóm tranh ảnh
Nhóm 4: Nhóm thông tin.
-
- HS trình bày sản phẩm.
- HS chia về các nhóm, làm việc theo yêu cầu của GV (có thể chọn một góc lớp để trình bày sản phẩm của nhóm).
HS thực hiện.
-Đại diện các nhóm thực hiện yêu cầu:
3.củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các học sinh tích cực hoạt động xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
 .
TẬP ĐỌC ( tiết 47 ) : 	LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Đọc lưu loỏt toàn bài, đọc đỳng từ ngữ, cõu, đoạn, bài. Tiết 3
	- Hiểu từ ngữ, cõu, đoạn trong bài, hiểu nội dung cỏc điều luật xưa của người ấ-đờ.
2. Kĩ năng: 	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm, rừ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tớnh nghiờm tỳc văn bản.
3. Thỏi độ:	- Hiểu ý nghĩa của bài: từ xưa người E đê dã có luật tục quy định xử phạt để bảo vệ cuộc sống yên lành.
II. Đồ dùng dạy học- Tranh minh hoạ trang 56 SGK.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. ( 40 Phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài: 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Giải thích: dân tộc Ê-đê là một dân tộc thiểu số sống ở vùng cao Tây Nguyên.
- GV đọc mẫu.
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp hau đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
+ Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
- Lắng nghe.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 3 HS đọc bài theo đoạn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc bài theo cặp.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- HS thảo luận theo bàn.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời.
+ Người xưa đặt ra luật tục để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
+ Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến làng mình.
.
+ Đồng bào Ê-đê quy định các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ ( phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử phạt nặng ( phạt tiền một co), người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
+ Tang chứng phải chắc chắn ( phải nhìn tận mắt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao,.... của kẻ phạm tội, đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội, phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
+ Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- GV giới thiệu một số luật cho HS biết.
+ Qua bài tập đọc " Luật tục xưa của người Ê-đê " em hiểu điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng" 
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
Tỏ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
+ HS viết tên các luật mà em biết vào bảng nhóm, treo lên bảng.
Ví dụ: Luật giáo dục, Luật đất đai, Luật hôn nhân gia đình.....
- Lắng nghe.
+ Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
" NGười Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ HS đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất
3. Củng cố, dặn dò.
- Hỏi: Qua bài tập đọc, em hiểu được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Hộp th
 TOÁN ( Tiết 116 ) : Luyện tập chung
 I. Mục tiêu - Giúp HS:
- Hệ thống hoá và củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan.
- GDHS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học
Bảng số trong bài tập 2 viết sẵn vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. ( 40 Phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV mời 1 HS đứng tại chõ nêu quy tắc tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- 1 HS nêu, cả lớp nghe và nhận xét
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng làm các bài tập luyện về diện tích và thể tích của hìh hộp chữ nhật và hình lập phương.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:SGKtrangtrang 123 
- Gv mời 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
 ( cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
( cm2)
Thể tích của hình lập phương đó là:
( cm3)
Bài 2:Sgk trang 123
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, 
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV hỏi: Hãy tìm điểm khác nhau giữa quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
- 1 HS nêu: Bài tập cho số đo ba kích thước của hình hộp chữ nhật, yêu cầu em tính diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài 3: Sgk trang 123
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình minh hoạ của SGK.
- GV yêu cầu: Hãy nêu kích thước của khối gỗ và phần được cắt đi.
- GV: Hãy suy nghĩ và tìm cách tính thể tích của phần gỗ còn lại.
- GV nhận xét các cách HS đưa ra, sau dó yêu cầu cả lớp làm bài.
Bài giải:
Thể tích của khối gỗ ban đầu là:
 ( cm3)
Thể tích của phần gỗ bị cắt đi là:
 ( cm3)
Thể tích của phần gỗ còn lại là:
270 - 64 = 206 ( cm3)
Đáp số: 206 cm3
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS nêu:
+ Để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
+ Để tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích đáy nhân với chiều cao.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS nêu:
+ Khối gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài là 9 cm, chiều rộng 6 cm, chiều cao 5 cm.
+ Phần cắt đi là hình lập phương có cạnh dài 4 cm.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài làm của HS trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
 .
 Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
Chính tả (nghe viết ) , tiết 24: Núi non hùng vĩ
I. Mục tiêu - Giúp HS:
- Nghe - viết chính xác, đẹp bài chính tả Núi non hùng vĩ.
- Tìm viết đúng các tên người, tên địa lí Việt Nam.
- GDHS : - Viết đúng chính tả, trình bày đẹp .
II. Đồ dùng dạy học.
	5 câu ở bài tập 3 viết rời vào từng mảnh giấy nhỏ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. ( 40 Phút)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở những tên riêng có trong bài thơ Cửa gió Tùng Chinh
- Gọi HS nhận xét tên riêng bạn viết trên bảng.
- Đọc, viết các từ: Hài Ngàn, Ngã Ba, Tùng Chinh, Pù Mo, Pù Xai,...
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn nghe- viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hỏi:
+ Đoạn văn cho em biết điều gì?
+ Đoạn văn miêu tả vùng đất nào?
- Giới thiệu: Đoạn văn giới thiệu với chúng ta vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc, nơi giáp giữa nước ta và Trung Quốc.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Đoạn văn giới thiệu với chúng ta con đường đi đến thành phố biên phòng Lào Cai.
+ Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc.
- Lắng nghe.
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- ... bin và giá đỡ (H.3 – SGK)
- GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV đặt câu hỏi: Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ, em cần phải chọn những chi tiết nào ? 
- GV gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện bước lắp.
* Lắp ca bin (H.4 – SGK)
- GV gọi 1 – 2 HS lên bảng lắp ca bin. 
c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1 – SGK)
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
GV hướng dẫn HS:
- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
4/ Củng cố:
- Gọi 1 HS nhắc lại các thao tác gấp.
 5. dặn dò:
- GV dặn HS mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ lắp được tiết tiếp theo.
- Hát.
-1 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
 HS quan sát mẫu.
- HS trả lời: Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay; sàn ca bin và giá đỡ; ca bin; cánh quạt; càng máy bay).
- 1 - 2 HS chọn và xếp chi tiết theo yêu cầu.
- HS quan sát hình và trả lời: Chọn 4 tấm tam giác; 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 5 lỗ, 1 thanh thẳng 3 lỗ, 1 thanh chữ U ngắn.
- HS lắng nghe và quan sát.
- 1 HS trả lời và tiến hành lắp.
- HS lắng nghe và ghi nhớ cách tháo và xếp các chi tiết.
 .
Tập làm văn (tiết 54 ): TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu: - Học sinh viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy kiểm tra, Tranh ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề bài.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
- Cho học sinh đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- Giáo viên hỏi học sinh về sự chuẩn bị bài của mình.
- Gọi một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.
- Giáo viên treo tranh có số cây cối theo đề bài trên bảng lớp để học sinh dễ quan sát.
- Cho học sinh làm bài
- GV lưu ý cho các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ đặt câu và cần tránh 1 số lỗi chính tả các em còn mắc phải trong bài tập làm văn trước.
- Cho hs làm bài. Giáo viên theo dõi
3.Củng cố - Dặn dò: - Nêu cấu tạo của một bài văn tả cây cối ?
- Dặn học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ (có yêu cầu thuộc lòng) trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 2(từ tuần 19 đến tuần 27) để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.
- Lắng nghe
- Hai học sinh nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý.
Chọn một trong các đề bài sau:
1.Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại trái cây mà em thích.
3.Tả một giàn cây leo.
4.Tả một cây non mới trồng.
 5.Tả một cây cổ thụ.
- Một số học sinh trình bày ý kiến về đề mình chọn.
- HS quan sát tranh và làm bài 
- Hs nhắc lại
- Lắng nghe
Toán ( tiết 135) : LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu: - Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- Làm các bài tập 1, 2, 3. (BT 4: HSKG)
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động cuảt học sinh
 1. KT bài cũ : 
+ HS nhắc lại công thức tính thời gian của 1 chuyển động
+ HS trình bày cách rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian và giải thích.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Cho 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở 
* GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Nhận xét, ghi điểm
+ Vì sao phải đổi 1,08m ra 108cm?
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán cho biết gì ?
* GV hướng dẫn: Khi tính xong, ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
+ Gọi HS nêu lại công thức tính thời gian.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : Luyện tập chung, làm bài ở vở BTT
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh nêu
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống
+ 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở 
+ Yêu cầu HS đổi ra cách gọi thời gian thông thường
+ HS nhận xét
S (km)
261
78
165
96
V(km/giờ)
60
39
27,5
40
T (giờ)
4,35giờ
2giờ
6giờ
2,4 giờ
Bài 2: HS đọc đề bài , tìm hiểu đề.
Thời gian:. . . . phút ?
Quãng đường : 1,08m
Con ốc sên bò với vân tốc: 12cm/phút
+ HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng
+ HS nhận xét, chữa bài
Bài giải
Đổi 1,08 m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là:
108 : 12 = 9 ( phút)
 Đáp số: 9 phút
- Vì đơn vị vận tốc là cm/ phút
Bài 3: HS đọc đề bài, tìm hiểu đề.
Thời gian:. . . giờ ?
Đại bàng bay được: 72 km
Vận tốc: 96km/giờ
+ 1 HS ln bảng, HS ở lớp lm vở 
+ HS nhận xét
Giải
Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường 72 km là:
72 : 96 = 0,75 (giờ) hay 45 phút
 Đáp số: 0,75 giờ
Khoa học ( tiết 54) : 
 CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊNTỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. Mục đích – yêu cầu: - Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ
- HS nắm chắc nội dung bài học .
- GDHS yêu thích trồng cây và chăm sóc cây .
II. Đồ dùng dạy học: - Hình ảnh và thông tin minh họa trang 110, 111.
+ Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, củ riềng, cây hành, củ tỏi
+ Chậu đất để trồng.
III.Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) . 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nêu cấu tạo của hạt.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu - ghi đầu bài:
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
- YC học sinh quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau (HS đã chuẩn bị) và quan sát hình sgk:
- Kể tên một số cây mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.	
- GV treo ảnh hình 1- 6 lên bảng lớn để HS chỉ hình và trình bày.
- GV chỉ hình hoặc vật thật chốt lại chính xác tên của các loại cây và cách mọc chồi mầm từ những loại cây khác nhau này.
- Một số loại cây được trồng bằng thân hay đoạn thân như hoa hồng, mía, khoai tây
- Một số loại cây được trồng bằng thân rễ như gừng, nghệ; bằng thân giả như hành, tỏi
- Một số ít cây con được mọc ra từ lá như cây bỏng, sống đời
- YC học sinh chỉ vào từng hình ở trang 110 nói về cách trồng mía.
Hoạt động 2: Thực hành cách trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
- YC các nhóm sử dụng đồ dùng là ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng, trồng chậu
- GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu:
- Bước 1: Hãy tạo một cái hom sâu chừng 10 cm và dài khoảng 15 - 20 cm.
- Bước 2: Đặt đoạn thân đã có vỏ hom trong chậu. Chú ý để sao cho chồi cây không bị nằm dưới đất hay phần ngọn mía không sâu hơn hom.
- Bước 3: Khỏa đất lấp lên trên đoạn thân đó, ấn nhẹ cho chắc gốc rồi tưới nhẹ nước lên.
- YC các nhóm chấm điểm cho nhau.
3. Củng cố - Dặn dò: 
+ Cây con có thể mọc ra từ những bộ phận nào của cây mẹ?
- Về nhà, các em làm bài thực hành như sgk hướng dẫn ở trang 111 để có một chậu cây đẹp cho mình.
- Xem trước bài 55: 
- Cấu tạo của hạt gồm 3 phần: vỏ; phôi và chất dinh dưỡng dự trữ (để nuôi phôi).
- Cấu tạo phôi của hạt mầm gồm : rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
- Trong nhóm, HS quan sát hình ảnh và vật thật để chỉ cho bạn mình thấy:
+ Chồi mầm trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá cây bỏng, củ hành, tỏi, củ gừng  Từ đó rút ra nhận xét liệu cây đó có thể trồng bằng bộ phận nào của cây mẹ.
- Đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu lên luống. Dùng tro, trấu để lấp một phần ngọn lại, một thời gian sau chồi đâm lên thành khóm mía mới. 
- Các nhóm sử dụng đồ dùng là ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng thực hành trồng cây trong chậu do hs mang đi.
- Các nhóm chấm điểm cho nhau.
- HS nhắc lại nội dung.
 .
An toàn giao thông ( tiết 2 ) : Kỹ năng đi xe đạp an toàn
I.Mục tiêu:
	-HS biết cách đi xe đạp an toàn. vận dụng thực hiên: đi bên phải đường, quan sát và xin đường khi rẽ, nhường đường khi đi từ trong ngõ ra,
-HS có ý thức thực hiện những điều cấm khi đi xe đạp.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: Mô hình các biển báo giao thông, phiếu học tập.
-HS: Sách tài liệu.
III. Các hoạt động dạy học: (35phút)
*HĐ1: (12phút) Những điều cần biết khi đi xe đạp.
-HS nối tiếp nêu những hiểu biết của mình: Đi xe đạp an toàn cần thực hiện những gì?
-HS khác bổ xung.
-GV tổng hợp, sửa sai, kết luận.
*HĐ 2: (10phút) (Nhóm đôi)
-GV phát phiếu học tập: Nêu những điều cấm khi đi xe đạp?
-HS thảo luận, báo cáo, bổ xung.
-GV tổng hợp, kết luận, sửa sai.
*HĐ 3: (13phút) Thực hành
-GV cho HS thực hành đi xe đạp trên hình kẻ ở sân trường, HS tự rút ra bài học đi xe đạp an toàn.
-GV nhắc nhở, dặn dò HS.
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 27
I. Mục đích yêu cầu:
-Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 27.
-Triển khai công việc trong tuần 28.
-Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
II. Các hoạt động dạy-học
1.Ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát một bài.
2. Tiến hành :
* Sơ kết tuần 27
-Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
-Ban cán sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
-GV nhận xét chung, bổ sung.
+ Đạo đức :
-Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phát động. Các em ngoan hơn tuần trước.
-Tồn tại : Vẫn còn một số em ồn ào trong giờ học, chưa có ý thức tự giác học tập, nhất là 15 phút đầu giờ.
+Học tập :
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và sách giáo khoa. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. Nhiều em tích cực học tập. 
- Tồn tại : Lớp còn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà, chữ viết của một số em còn cẩu thả, xấu.
 + Các hoạt động khác :
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. 
*Tồn tại: 15’ đầu giờ các em còn ồn, chưa có ý thức tự giác ôn bài, lúc ra chơi vào các em còn chậm chạp. 
*Tuyên dương một số em - phê bình .
*Kế hoạch tuần 28
-Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trình tuần 28 theo thời khoá biểu. 
-Vừa học vừa ôn để thi giữa học kì 2, môn tiếng Việt.
-15 phút đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
- Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn. Vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. - Nộp đầy đủ các khoản tiền quy định đối với một số em
 ............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 24 25 26.doc