Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 năm học 2007

Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 năm học 2007

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn - giọng kể khoan thai dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời tên cướp biển cục cằn, hung dữ, Lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn. Ca ngợi mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.

 

doc 30 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 năm học 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
Tiết 1: 	 Chào cờ
 Tập trung sân trường
Tiết 2: 	 Tập đọc
Khuất phục tên cướp biển.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn - giọng kể khoan thai dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời tên cướp biển cục cằn, hung dữ, Lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh.
	- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn. Ca ngợi mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài : Đoàn thuyền đánh cá và trả lời câu hỏi nội dung?
- 2 Hs đọc nối tiếp nhau.
- Gv nx chung, ghi điểm.
- Lớp nx,
B, Bài mới.
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
- Giới thiệu chủ điểm:
- Chủ điểm : Những người quả cảm:
- Em nhận ra những ai trong tranh?
- Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu; Kim Đồng; Nguyễn Bá Ngọc.
- Giới thiệu bài đọc: bằng tranh...
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc bài.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn: 
 + Đ1: từ đầu ...man rợ.
 + Đ2: Tiếp ...trong phiên toà sắp tới.
 + Đ3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 lần
- 3 hs đọc /1 lần
+ Lần 1: Đọc nối tiếp kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 3 hs đọc.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- 3 Hs khác đọc.
- Đọc cả bài:
- 1 hs đọc.
- Gv đọc đúng và đọc mẫu toàn bài.
- Hs nghe.
b. Tìm hiểu bài: 
- Đọc lướt đoạn 1 và trả lời:
Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp rất dữ tợn?
-...trên má có vết sẹo chém dọc xuống trắng bệch, uống rượu nhiều, lên cơn loạn óc, hát những bài ca man rợ.
- ý đoạn 1?
- ý 1: Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển.
- Đọc thầm Đ2 trao đổi và trả lời:
- Cặp trao đổi.
-Tính hung hãn của tên cướp biển thể hiện qua những chi tiết nào?
- ...Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly "có câm mồm không?"; rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sỹ Ly.
- Thấy tên cướp như vậy bác sĩ Ly đã làm gì?
- bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng giải cho ông chủ quán cách trị bệnh, điềm tĩnh khi hỏi lại hắn: " Anh bảo tôi có phải không?", ....
- Những lời nói và cử chỉ ấy của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
- ...ông là người nhân từ, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu với cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.
- Cho biết ý đoạn 2?
- ý 2: Cuộc đối đầu giữa bác sỹ Ly với tên cướp biển.
- Đọc thầm Đ3, trao đổi, trả lời:
- Cặp câu nào trong bài khắc hoạ 2 hình ảnh đối nghịch nhau của bá sĩ Ly và tên cướp biển?
- Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
- Hs đọc câu hỏi 4:
- Cặp trao đổi trả lời chọn ý đúng:
- Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
- Đoạn 3 kể lại tình tiết nào?
- ý 3: Tên cướp biển bị khuất phục.
- Tìm ý nghĩa của bài:
c. Đọc diễn cảm:
- ýnghĩa: Hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãm.
- Đọc bài theo 3 vai:
- 3 Hs đọc bài: Người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly.
- Nhận xét và rút ra giọng đọc của bài?
-Đọc diễn cảm bài văn - giọng kể khoan thai dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời tên cướp biển cục cằn, hung dữ, Lời bác sĩ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết, đầy sức mạnh.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn: Chúa tao trừng mắt nhìn bác sĩ quát:...phiên toà sắp tới.
- Luyện đọc:
- Hs nêu cách đọc đối với từng vai nhân vật.
- Luyện đọc theo N3. 
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhậm xét chung tiết học.
Tiết 3: 	 
Toán
$122: Phép nhân phân số.
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh:
	- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số ( qua tính diện tích hình chữ nhật).
	- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Vẽ hình và tô màu như sgk trên giấy khổ rộng.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
Tính: 
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật
- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5m; chiều rộng 2m?
- 2 Hs lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào vở, đổi chéo nháp chấm bài bạn.
- Diện tích hình chữ nhật là: 
 5 x 2 = 10(m2)
- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng .
- Hs đọc yêu cầu bài toán. Quan sát trên hình vẽ.
- Gv gắn hình vẽ lên bảng:
 Để tính diện tích hình chữ nhật trên ta phải làm gì?
- Thực hiện phép nhân: 
3. Quy tắc thực hiện phép nhân phân số.
- Hs quan sát trên hình vẽ trả lời:
- Hình vuông có diện tích bằng bao nhiêu?
-...1m2.
- Hình vuông gồm bao nhiêu ô vuông và mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu phần ô vuông?
- Hình vuông gồm 15 ô vuôg và mỗi ô có diện tích bằng m2.
- Hình chữ nhật phần tô màu chiếm bao nhiêu ô?
-...8 ô.
- Diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần m2.
- Diện tích hình chữ nhật bằng m2.
(m2)
- Nhận xét 8 và 15 là tích của những số nào?
 8 = 4 x 2; 
 15 = 5 x 3.
- Thực hiện phép nhân:
- Quy tắc nhân hai phân số?
- Hs nêu.
- Lấy ví dụ và thực hiện?
- 2,3 Hs lấy và yêu cầu cả lớp thực hiện ví dụ bạn vừa nêu, lớp nx chữa.
4. Luyện tập.
Bài 1. Lớp làm bảng con:
- Một số hs lên bảng làm bài.
- Gv cùng hs nx chữa bài và trao đổi cách làm bài.
a.
( Bài còn lại làm tương tự).
Bài 2. Gv đàm thoại để hs chữa phần a.
a.
- Lớp làm phần b,c vào nháp:
- Gv cùng hs nx chữa bài.
- 2 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài bạn.
b. 
( Bài còn lại làm tương tự).
Bài 3.
- Tổ chức hs trao đổi cách làm bài.
- Hs đọc yêu cầu bài, tóm tắt, phân tích bài toán.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu chấm mốt số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, ghi điểm.
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. Làm bài tập VBT Tiết 122.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật là:
 (m2
 Đáp số: m2.
Tiết 4: 	 
Luyện từ và câu.
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Hs năm được ý nghĩa cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì?
	- Xác định được CN trong câu kể Ai là gì? tạo được câu kể Ai là gì? từ những CN đã cho.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Lấy ví dụ về câu kể Ai là gì? Xác định VN trong câu em vừa lấy?
- 2,3 hs lên bảng làm, lớp làm bài vào nháp.
- Lớp nêu miệng và nx bài trên bảng.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Phần nhận xét.
- Đọc nội dung bài tập.
- 1 Hs đọc. 
- Đọc thầm các câu a,b:
- Cả lớp đọc.
- Trao đổi theo cặp 3 yêu cầu:
- Từng cặp trao đổi.
- Trình bày:
- Lần lượt từng nhóm trình bày từng phần.
- Gv cùng lớp nx chốt ý đúng:
 CN
a. Ruộng rẫy// là chiến trường
Cuốc cày // là vũ khí.
Nhà nông// là chiến sĩ.
b. Kim Đồng và các bạn anh// là những ...
- CN trong các câu trên do danh từ, cụm danh từ tạo thành
3. Phần ghi nhớ:
- 3,4 hs đọc.
4. Phần luyện tập:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức Hs trao đổi theo cặp:
- Từng cặp trao đổi và viết vào nháp,
- Trình bày:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu từng câu và xác định chủ ngữ của câu.
- Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx thống nhất ý đúng:
 CN
Văn hoá nghệ thuật// cũng là một mặt trận.
Anh chị em//là chiến sĩ...
Vừa buồn mà lại vừa vui // mới thực ...
Hoa phượng// là hoa học trò.
Bài 2. Tổ chức cho hs trao đổi theo N4 và thi giữa các nhóm:
- N4 thảo luận thống nhất ý kiến, viết vào phiếu và lên dán.
- Nhận xét và thi đua nhóm nào làm xong trước, đúng là thắng:
- Đại diện các nhóm lên trình bày và nhận xét bài của nhóm bạn:
- Gv nx chung, tổng kết và khen nhóm thắng cuộc:
- Trẻ em// là tương lai của đất nước.
- Cô giáo // là người mẹ thứ hai của em.
- Bạn Lan// là người Hà Nội.
- Người// là vốn quý nhất.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở.
- Lớp làm bài, 3 Hs lên bảng viết câu.
- Trình bày:
- Nêu miệng, lớp nx chữa bài bạn.
- Gv nx và chấm một số bài.
5. Củng cố, dặn dò: 
- Nx tiết học. Vn hoàn thành bài tập 3 vào vở.
VD:-Bạn Bích Vân là học sinh giỏi của lớp em.
- Hà Nội là thủ đô của nước ta.
- Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
Tiết 5: 	 
Khoa học.
 Anh sáng và việc bảo vệ đôi mắt.
I. Mục tiêu:
	Sau bài học, hs biết:
	- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng, ...để bảo vệ đôi mắt.
	- Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
	- Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Sưu tầm tranh, ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được chiếu thẳng vào mắt; đọc, viết ở nới ánh sáng không hợp lí.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người?
- 2 Hs nêu.
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật?
- 2 Hs nêu.
- Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.
	* Mục tiêu: - Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs thảo luận theo N2:
- N2 thảo luận:
- Dựa vào các hình trong sgk, kết hợp hiểu biết, nêu những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
- Hs tìm hiểu và ghi vào nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu, lớp trao đổi, bổ sung.
- Chiếu đèn thẳng vào mắt; mặt trời chiếu thẳng vào mắt; hàn,xì...không có kính bảo hiểm; bóng điện chiếu thẳng vào mắt....
- Gv nx chung và giải thích: mắt có 1 bộ phân tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào mặt trời, ánh sáng tập trung lại ở đáy mắt có thể làm tổn thương mắt.
3. Hoạt động 2: Một số việc nên / không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết.
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng, ...để bảo vệ đôi mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs trao đổi N3:
- N3 thảo luận.
- Quan sát tranh, ảnh, hình sgk/98,99 và trả lời: Nêu trường hợp cần tránh để không gây hại cho mắt?
- Tại sao khi viết bằng tay phải không nên đặt đèn chiếu sáng ở phía tay phải?
- Trường hợp cần tránh: học đọc sách ở nới ánh sáng quá mạnh hay quá yếu; nhìn lâu vào tivi; máy tính;
- ...tay che ánh sáng từ đèn phát ra làm ảnh hưởng tới độ ánh sáng cho việc học.
- Em có đọc viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không?
- Hs lần lượt trả lời: thỉnh thoảng, thường xuyên hay không bao giờ.
- Em đọc viết dưới  ...  của một số ta làm như thế nào?
- Hs nêu...
3. Thực hành:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài, tóm tắt phân tích bài toán.
- Tổ chức hs trao đổi cách làm bài:
- Cả lớp làm bài vào nháp, 1 Hs chữa bài, Lớp đổi chéo nháp kiểm tra bài cho bạn,
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
Bài giải.
Số học sinh xếp loại khá của lớp đó là: 35x= 21( Học sinh)
 Đáp số: 21 học sinh khá.
Bài 2.Làm tương tự bài 1.
Bài giải
Chiều rộng của sân trường là:
 120 : 6 x5 = 100 (m).
 Đáp số: 100m.
Bài 3. Làm tương tự bài 1,2.
- Hs làm bài vào vở.
- Gv thu chấm một số bài:
Bài giải
- Gv cùng hs nx chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Vn làm BT vở bài tập Tiết 125.
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
 16 x =18(học sinh)
 Đáp số: 18 học sinh nữ.
Tiết 4: Địa lí
$25: Ôn Tập
I. Mục tiêu : Học song bài này HS biết;
- Hệ thống được những đặc điểm chính về Hà Nội,TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và chỉ dược vị trí của chúng trên bản đồ.
- Chỉ được vị trí đồng bằng Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền sông Hậu,sông Đồng Nai trên bản đồ địa lý TNVN.
- So sánh sự giống và khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ địa lý TNVN, phiếu học tập, lược đồ trốngVN.
III. Các HĐ dạy học :
1. KT bài cũ:
2. Bài mới: Ôn tập
HĐ1: Làm việc cả lớp:
- Sử dụng bản đồ địa lý TNVN
- Chỉ được vị trí đồng bằng Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền sông Hậu, sông Đồng Nai trên bản đồ địa lý TNVN ? 
HĐ2 : Làm việc theo nhóm
Bước 1: Giao việc 
Bước 2: Thảo luận
Bước 3: Báo cáo
* GV nhận xét, chốt ý.
HĐ3 : Làm việc cá nhân: 
? Đồng bằng Bắc Bộ là nơi sx lúa gạo nhiều nhất nước ta.
? Đồng bằng Nam Bộ là nơi sx nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
? TP Hà Nội là thành phố có diện tích và số dân đông nhất cả nước.
? TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- HS lên chỉ bản đồ
- Thảo luận câu hỏi: So sánh sự giống và khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ? 
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét.
- HS bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu 
- Sai
- Đúng
- Sai
- Đúng
3. Tổng kết - dặn dò:
- Nhận xét.
- BTVN: Ôn bài. CB bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung 
Tiết 5: Kĩ thuật
Thu hoạch rau, hoa
I. Mục tiêu : 
- HS biết mục đích các cách thu hoạch rau, hoa.
- Có ý thức làm việc cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học :
- Dao, kéo cắt cành.
III. Các HĐ dạy học :
1. KT bài cũ:
	- Y/C 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ bài trước.
2. Bài mới: 
* HĐ 1: GV HD HS tìm hiểu về các yêu cầu của việc thu hoạch rau, hoa:
? Cây rau, hoa khi thu hoạch rất dễ bị giập, nát  vậy ta phải làm gì?
*HĐ 2: GV hướng dẫn tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch rau, hoa:
? Người ta thu hoạch bộ phận nào của cây rau, hoa? Thu hoạch bằng cách nào?
- GV hướng dẫn cách thu hoạch rau, hoa theo nội dung SGK và nêu ví dụ minh hoạ.
- Thu hoạch đúng độ chín, thu hoạch nhẹ nhàng, đúng cách, cẩn thận để rau, hoa tươi không dập nát.
- Tuỳ loại cây người ta thu hoạch bộ phận cây khác nhau.
3. Tổng kết - dặn dò: - Nhận xét chung giờ học.
 - BTVN: Ôn bài. CB bài sau.
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
Tiết 1: 
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Hs năm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
	- Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh, ảnh cây, hoa để quan sát.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bản tin và tóm tắt bản tin đó?
- 2,3 Hs đọc, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài và suy nghĩ trả lời:
- Điểm khác nhau của 2 cách mở bài:
- Cách 1: Mở bài trực tiếp- giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
- Cách 2: Mở bài gián tiếp- nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
Bài 2: 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv nhắc hs : chọn viết 1 kiểu mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây:
- Hs viết vào vở:
- Trình bày:
- Nối tiếp nhau nêu:
- Lớp nx, bổ sung, trao đổi.
- Gv nx chung.
Bài 3: 
- Hs đọc yêu cầu bài: 
- Gv đàm thoại cùng hs trả lời các câu hỏi sgk/75.
- Hs lần lượt trả lời các câu hỏi , lớp nx bổ sung.
Bài 4: Dựa vào phần trả lời bài 3, viết đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây em định tả:
- Hs suy nghĩ viết bài vào vở.
- Trình bày:
- Lần lượt học sinh nêu bài làm của mình: Lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm một số em làm bài tốt:
3. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Vn hoàn chỉnh bài 4 vào vở.Vn tiếp tục quan sát một cây, chuẩn bị tốt tiết TLV sau.
VD: Mở bài gián tiếp: Tết năm nay bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất, hoa đào hoa mai mà đổi màu hoa khá để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá, reo lên: "Ôi, cây hoa đẹp quá!"
 Tiết 2: 
Khoa học
Nóng, lạnh và nhiệt độ.
I. Mục tiêu.
	Sau bài học, hs có thể:
	- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp.
	- Nêu đựơc nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan.
	- Biết sử dụng từ "nhiệt độ" trong diễn tả sự nóng, lạnh.
	- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
II. Đồ dùng dạy học.
Chuẩn bị theo nhóm : 1phích nước sôi, nước đá, nhiệt kế, 3 chiếc cốc.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt troì hoặc lửa hàn?
- 2 Hs nêu.
- Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì?
- 2 Hs trả lời, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Sự truyền nhiệt.
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ "nhiệt độ" trong diễn tả sự nóng, lạnh.
* Cách tiến hành:
- Kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hàng ngày?
- Quan sát H1 và trả lời: Cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất?
- người ta dùng nhiệt độ để để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật.
- Nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau, cao hơn, thấp hơn...
* Kết luận: Gv chốt ý trên.
3. Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế.
* Mục tiêu: Hs biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản.
* Cách tiến hành:
- Gv giới thiệu 2 nhiệt kế: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể và nhiệt kế đo nhiệt độ không khí.
- Hs kể:...
- Cốc c có nhiệt độ thấp nhất; Cốc b có nhiệt độ cao nhất.
- Hs nêu:
- Hs quan sát.
- Đọc nhiệt kế:
- Một số hs lên đọc: Cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế.
- Tổ chức hs làm thí nghiệm : lấy 4 cốc nước như nhau: Đổ ít nước sôi vào cốc1, ít nước đá vào chậu 4. Nhúng hai tayào cốc1,4 chuyển nhanh v sang cốc 2,3.
- Các nhóm thực hành và nx:
Ta cảm thấy thế nào?
+ Tay ở cốc 2 có cảm giác lạnh còn
tay ở cốc 3 ấm hơn.
? Giải thích tại sao?
- Vì ở cốc 1nước ấm hơn cốc 2; Nước ban đầu ở cốc 4 nước lạnh hơn cốc 3.
? Nhận xét gì về kết luận trên của tay ta?
- Cốc 3 nước ấm hơn cốc 2 là sai lầm.
- Như vậy cảm giác làm cho ta nhầm lẫn. Mà cần phải đa nhiệt độ bằng nhiệt kế để chính xác.
? Tổ chức hs thực hành đo nhiệt độ?
- N4: Sử dụng nhiệt kế thí nghiệm đo nhiệt độ của nước.
Sử dụng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể.
- Trình bày:
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/101.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. VN học thuộc bài, Cb bài 51: N4: 2 chậu; 1 cốc; lọ có cắm ống thuỷ tinh.
- Đại diện một vài hs lên trình bày và báo cáo kết quả.
 Tiết 3: 
Toán
$126: Phép chia phân số.
I. Mục tiêu.
	Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Vẽ hình và tô màu như sgk trên giấy khổ rộng.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới:
a/ Giới thiệu phép chia phân số: 
- GV nêu ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích bằng: 7/15 m2, chiều rộng bằng: 2/3 m. Tính chiều dài của hình đó ?
- GV ghi bảng : 7 : 2
 15 3
- GV nêu cách chia.
B/ Thực hành:
* Bài 1: 
- GV hướng dẫn học sinh là bài và chữa bài.
* Bài 2: Cho học sinh tính theo quy tắc vừa học.
* Bài 3: GV cho học sinh tính theo từng cột 3 phép tính.
- Chữa bài, ghi điểm.
* Bài 4: 
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt và trình bày bài giải.
- HS nhắc lại cách tính chiều dài của hình chữ nhật.
- HS thử lại bằng phép nhân
- HS nhắc lại cách chia phân số, 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài và chữa bài.
- Ba HS lên bảg làm bài.
-HS làm bài vào vở:
a, 3 : 5 3 x 8 24
 7 8 7 5 35
b, 8 : 3 8 x 4 32
 7 4 7 3 21
c, 1 : 1 1 x 2 2
 3 2 3 1 3
- Hai học sinh lên bảng
- Dưới lớp 2 dãy mỗi dãy làm một phần
 Bài giải:
Chiều dài của hình chữ nhật là:
 2 : 3 8 ( m)
 3 4 9
 Đáp số: 8/9 m.
3. Tổng kết - dặn dò: 
 - Nhận xét chung giờ học.
 - BTVN: Ôn bài. CB bài sau.
Tiết 4: 
	Mĩ thuật
 Vẽ tranh: Đề tài trường em.
I. Mục tiêu: 
- Hs biết tìm, chọn nội dung và các hình ảnh đẹp về trường học để vẽ tranh.
- Hs biết cách vẽ và vẽ được bức tranh về trường của mình, vẽ màu theo ý thích.
- Hs thêm yêu mến trường của mình.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Một số tranh ảnh về trường học. Hình gợi ý (TBDH); Bài vẽ cuả hs.
	- Hs chuẩn bị: Giấy, bút màu, tẩy...
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Gv giới thiệu tranh ảnh đã chuẩn bị:
- Hs quan sát.
- Phong cảnh nhà trường có những gì?
- Có sân, nhà, cột cờ, bòn hoa, cây cối,..
- Cổng trường ntn?
- Cổng trường cao,...có hs đang tấp nập đến lớp.
- Sân trường trong giờ chơi ntn?
- Sân trường có nhiều hoạt động khác nhau.
- Nhà trường có các hoạt động ntn?
- Học trên lớp, truy bài,...
- Quan sát hình sgk/59,60 Nêu cách tìm hình ảnh về đề tài?
- Cảnh vui vhơi sau giờ học; đi học dưới trời mưa; trong lớp học; ngôi trường em;...
3. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
- Gv treo các hình gợi ý cách vẽ tranh:
- Hs chọn nội dung để vẽ tranh về trường của mình.
+ Vẽ hình ảnh chính trước:
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác cho nội dung phong phú hơn;
+ Vẽ màu theo ý thích:
4. Hoạt động 3: Thực hành.
- Hs thực hành trên giấy A4.
- Chú ý cách thể hiện bức tranh: 
Hình ảnh chính, và có hình ảnh phụ làm phong phú bức tranh. Tìm màu tươi sáng phù hợp với bức vẽ có đậm, nhạt.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Gv cùng hs nx bài vẽ và khen, đánh giá những bài vẽ đẹp.
Hs trưng bày bài vẽ.
6. Dặn dò.
	- Vn sưu tầm tranh của thiếu nhi chuẩn bị cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan25.doc