Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 (tiết 8)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 (tiết 8)

Mục tiêu: Giúp HS kiểm tra về :

 - Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

 -Thu thập và xử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt.

 -Nhận dạng, tính diện tích, tính thể tích một số hình đã học

 - Rèn tính cẩn thận, tự tin khi làm bài.

II- Chuẩn bị: - GV: dự kiến đề kiểm tra.

 - HS: Giấy làm bài.

 

doc 38 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 25 (tiết 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Toán
 KIỂM TRA 1 TIẾT.
I- Mục tiêu: Giúp HS kiểm tra về :
 - Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 -Thu thập và xử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt.
 -Nhận dạng, tính diện tích, tính thể tích một số hình đã học
 - Rèn tính cẩn thận, tự tin khi làm bài.
II- Chuẩn bị: - GV: dự kiến đề kiểm tra.
 - HS: Giấy làm bài.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ : 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
2- Bài mới :
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
Đề kiểm tra:(Dự kiến)
Phần 1:Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời . Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1. Một lớp học có 18 nữ và12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp.
A. 18%, B.30%, C.40% D.60%.
2. Biết 25%của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu?
3. Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn thể thao của 100 HS lớp 5được thể hiện trên biểu đồ hình quạt bên. Trong 100 HS đó, số HS thích bơi là:
A. 12HS, B. 13 HS , C.15 HS , D. 60 HS.
4. Diện tích của phần đã tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là:
A. 14 cm2, B. 20 cm2, C. 24 cm2, D. 34 cm2.
5. Diện tích của phần đã tô đậm trong hình dưới đây là:
A. 6,28m2, B.12,56m2, C.21,98 m2,D. 50,24 m2.
Phần 2: Bài toán:
Một phòng học có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 5,5m, chiều cao 3,8m. Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đều cần có 6m3 không khí thì có thể có nhiều nhất bao nhiêu HS trong phòng đó, biết rằng lớp học chỉ có 1 GV và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2m3
-GV thu bài.
3-Củng cố, Dặn dò:
GV :Nhận xét tiết học
Về nhà :HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc thầm đề bài 
- HS làm bài.
-HS nộp bài.
Tập đọc
 PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I- Mục tiêu:
 –Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài, giọng đọc trang trọng, tha thiết.
 - Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ lòng thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 - Hiểu biết về đất nước và con người, yêu quê hương, đất nước.
II- Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.. - Tranh ảnh về đền Hùng.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức, bài cũ :
 -Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo ntn? Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa ntn đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
2- Bài mới :
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a)Luyện đọc:
-GV cho HS đọc bài văn.
-GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu.
-GV phân đoạn, cho HS đọc nối tiếp đoạn 3 lượt,
GV viết lên bảng các từ khó để HS luyện đọc: chót vót, dập dờn, uy nghiêm 
- Luyện đọc theo nhóm. 
- Cho HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
b)Tìm hiểu bài: 
Đoạn 1:
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1.
- Hỏi:Bài văn viết về cảnh vật gì? Ở đâu?
 Hãy kể về những điều em biết về các vua Hùng.
-GV giảng thêm về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
-Hỏi:Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
-GV:Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
Đoạn 2:-Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm.
-Hỏi:bài văn gợi cho em nhớ đến 1 số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
-GV chốt lại.
Đoạn 3:
 -ChoHS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 3.
-Hỏi:Em hiểu câu ca dao sau ntn?
 Dù ai đi ngược về xuôi.
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV cho 3 HS nối tiếp đọc .
- GV hướng dẫn đọc.
- GV cho HS luyện đọc.
-Một vài HS thi đọc trước lớp.
- GV sửa chữa uốn nắn, nhận xét
3-Củng cố, dặn dò :
 -Bài văn nói lên điều gì?
 GV nhận xét tiết học
- HS đọc.
-HS quan sát tranh.
- HS nối tiếp đọc
- HS đọc từ khó.
- HS đọc theo nhóm 3.
- HS đọc
- HS đọc.
- HS tìm hiểu và trả lời.
- HS nghe
-2 HS đọc nối tiếp đoạn 2
- HS trả lời, bổ sung.
- HS nghe
-HS đọc.
- HS trả lời, bổ sung
- HS nghe
-3 HS đọc.
-HS đọc theo hướng dẫn GV.
- HS luyện đọc
- HS thi đọc, nhận xét
Chính tả (Nghe-Viết)
 AI LÀ THUỶ TỔ CỦA LOÀI NGƯỜI.
 Ôn tập về quy tắc viết hoa
(Viết tên người, tên địa lý nước ngoài)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nghe -viết đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người?
 -Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài: làm đúng các bài tập.
 - Rèn tính cẩn thận, nghe, viết chính xác, có ý thức sửa lỗi chính tả. 
II- Chuẩn bị:
 - GV: Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
 - HS: vở bài tập TV5 tập 2
III- Các hoạt động dạy học :
:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ :
 -2 HS lên bảng viết lời giải câu đố của tiết luyện từ và câu trước.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2- Bài mới 
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
a)Hướng dẫn nghe viết chính tả:
-GV đọc bài 1 lần.
Hỏi:Bài chính tả nói về điều gì?
-GV cho HS luyện viết những từ dễ viết sai: Chúa trời, A-dam, Ê-va, 
+ Viết chính tả:
-GV đọc cho HS viết, nhắc HS cách trình bày và lưu ý viết hoa các tên riêng.
+Chấm bài:
-GV đọc bài chính tả.
 -GV thu vở và chấm.
-GV nhận xét chung, cho HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. GV dán lên bảng tờ giấy ghi sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
b)-Hướng dẫn làm bài tập:
Gọi HS đọc y/c bài tập.
- GV cho HS làm bài cá nhân. Dùng bút chì gạch dưới các tên riêng trong truyện.
- Cho HS trình bày, lớp nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại. 
-Theo em anh chàng mê đồ cổ là người ntn?
3-Củng cố, dặn dò 
GV :Nhận xét tiết học.
Về nhà :HS ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS luyện viết từ khó.
-HS viết chính tả.
- HS tự soát lỗi, đổi vở để sửa lỗi.
-HS đọc, cả lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt phát biểu, nhận xét.
-HS lắng nghe.
-Anh là 1 kẻ gàn dở, mù quáng. Hễ nghe ai bán 1 vật là đồ cổ, anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là thật hay giả. Cuối cùng anh bán nhà cửa, đi ăn mày.
 Lịch sử
 SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA.
I- Mục tiêu :Giúp HS nêu được:
 -Vào dịp tết Mậu Thân (1968), quân dân miền Nam tiến hànhTổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn.
 -Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.
 -Ham học hỏi, hiểu biết về lịch sử dân tộc. 
II- Chuẩn bị:
 - GV:bản đồ hành chính Việt Nam, hình minh hoạ trong sgk.
 - HS:Phiếu học tập.
 III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ : 4’
 - 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi của bài: Đường Trường Sơn.
2- Bài mới 
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
a)- Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968:
-GV chia lớp thành các nhóm, HS làm việc theo nhóm trên phiếu học tập:
 + Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở nước ta.
 +Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn.
-Cho HS trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét, kết luận.
b)- Kết quả, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968:
-GV cho HS trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tác động ntn đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
-GV chốt lại.
- GV tổng kết bài học: Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân 1968 khi Bác Hồ vừa đọc lời chúc mừng năm mới, cả Sài Gòn, cả miền Nam đồng loạt trút lửa xuống đầu thù, Trận công phávào Toà Đại sứ Mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện Mậu Thân 1968.
3-Củng cố, Dặn dò
GV: Nhận xét tiết học.
Về nhà: HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS làm việc theo nhóm.
-Cả nhóm thảo luận làm vào phiếu học tập.
-Lần lượt từng nhóm trình bày, nhận xét.
- HS trả lời.
-HS lắng nghe, đọc phần ghi nhớ.
 Đạo đức
 THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn lại những kiến thức cơ bản đã học của các bài: Em yêu quê hương, UBND xã (phường) em, Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Củng cố các kĩ năng về việc làm thể hiện tình yêu quê hương, tham gia các hoạt động do UBND phường tổ chức
- Có ý thức yêu quê hương, tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, có thái độ học tập tốt để góp phần xây dựng đất nước sau này.
II- Chuẩn bị:
 - GV:Các tình huống cho HS thực hành.
 - HS: Ôn lại các kĩ năng thực hành .
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức’, Bài cũ : 
2- Bài mới :
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
HĐ1:Thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành 6 nhóm, đại diện nhóm bốc thăm nội dung làm việc 
Nội dung :
+ Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và nêu cách xử lí tình huống sau:
 Thôn của Tuấn đang lập tủ sách dùng chung. Tuấn đang băn khoăn không biết cần làm gì để góp phần xây dựng tủ sách. Các em có thể gợi ý giúp Tuấn biết nên làm gì?
 Đội thiếu niên quyết định tổng vệ sinh đường làng vào thứ bảy. Sáng hôm ấy, đang chuẩn bị đi thì Hằng đến một chương trình trên ti vi mà bạn đã chờ đợi cả tuần. Theo em thì Hằng cần làm gì khi đó? Vì sao?
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
HĐ2:Bày tỏ mong muốn:
-GV cho HS thảo luận nhóm bày tỏ mong muốn của mình với UBND xã phường.
- GV kết luân: 
HĐ3:Đóng vai
- GV cho HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch về thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của đất nước..
- Cho HS giới thiệu với bạn bên cạnh, một số HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét.
3-Củng cố, Dặn dò 
GV :Nhận xét tiết học
- Hát
- Đại diện nhóm bốc thăm .
-Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-Lắng nghe.
-HS làm việc theo nhóm, bày tỏ mong muốn của mình.
- HS chuẩn bị đóng vai.
- HS thực hiện đóng vai.
 Toán
 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I- Mục tiêu:Giúp HS:
- Ôn lại lại các đơn vị thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
-Củng cố mối quan hệ giữa thế kỷ và năm, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
-Áp dụng giải các bài toán thực tiễn có liên quan.
II- Chuẩn bị:-Bảng đơn vị đo thời gian chưa ghi kết quả ở bên phải dấu bằng trong bảng.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ :
 - GV nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.
2- Bài mới :
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
*-Ôn tập:
a)- Bảng đơn vị đo thời gian:
-Cho HS viết tên các đơn vị đo thời gia ... hốt lại.
3-Củng cố, Dặn dò 
GV :Nhận xét tiết học
Về nhà :HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng, chuẩn bị bài sau.
-1HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài vào vở BT, 1 HS lên làm trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm bài.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-HS nhận xét.
-2 HS đọc.
-2 HS nhắc lại.
-1HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm phiếu lớn mang dán trên bảng lớp.
-HS phát biểu ý kiến, nhận xét.
-1HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm phiếu lớn mang dán trên bảng lớp.
-HS phát biểu ý kiến, nhận xét.
 Địa lí
 CHÂU PHI
I- Mục tiêu: Giúp HS:
-Xác định được trên bản đồ và nêu được vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi.
-Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên châu Phi.
 -Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật ở châu Phi. 
 - GDBVMT : Giảm tĩ lệ sinh nâng cao dân trí,khai thác sử dụng tài nguyên hợp lý,xử tốt chất thải công nghiệp.
II- Chuẩn bị:- Bản đồ tự nhiên châu Phi. Quả địa cầu. Phiếu học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ :
3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi 
-Nêu những nét chính về châu Á. 
- Nêu những nét chính về châu Âu.
 2- Bài mới :
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
 HĐ1:Vị trí địa lí và giới hạn châu Phi:
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới.
-Yc HS làm việc cá nhân, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết:
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất.
+ Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
- GV cho HS trình bày.
- GV theo dõi, nhận xét.
- Cho HS xem bảng thống kê để:
+ Tìm số đo diện tích của châu Phi.
+ So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác.
- Cho HS trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV kết luận.
- HĐ2: Địa hình châu Phi:
-GV cho HS làm việc theo cặp: quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi. 
+ Lục địa châu Phi có chiều cao ntn so với mực nước biển?
+ Kể tên và nêu các cao nguyên ở châu Phi.
+ Kể tên và nêu vị trí các sông lớn, hồ lớn.
- Gọi HS trình bày, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận, tổng kết.
HĐ3: Khí hậu và cảnh quan châu Phi:
- Yc HS làm việc theo nhóm cùng đọc sgk, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. 
Hỏi: + Vì sao ở hoang mạc Xa- ha- ra thực vật và động vật rất nghèo nàn?
 + Vì sao ở xa- van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?.
- GV tổng kết.
3-Củng cố, Dặn dò:
GV tổng kết về nội dung Châu Phi, nhận xét tiết học.
Về nhà :HS ôn lại các kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài Châu Phi.
- HS xem lược đồ, quả địa cầu và trả lời.
 - HS trình bày.
 - HS xem và trả lời.
 - HS nhận xét, bổ sung.
 - HS lắng nghe.
 - HS làm việc theo cặp quan sát lược đồ và trả lời.
-HS trình bày.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
 Kĩ thuật 
 LẮP XE BEN (Tiết 2)
I- MỤC TIÊU:
 HS cần phải:
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
 - Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 - Rèn tính cẩn thận khi thực hành.
II- CHUẨN BỊ:
 - Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Ổn định:
II- Kiểm tra bài cũ: Lắp xe ben (tiết 1)
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- GV nhận xét.
III- Bài mới:
1- Giớ thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thực hành tiếp lắp xe ben (t 2).
2- Bài dạy:
Hoạt động 3: Hướng dẫn lại thao tác kĩ thuật lắp ráp.
- Yêu cầu HS chọn các chi tiết, sau đó kiểm tra từng loại và xếp vào nắp hộp.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Gọi HS lên thực hành mẫu: 
+ Mời 1 HS đọc phần ghi nhớ.
+ Mời HS tiến hành lắp từng bộ phận và sau đó lắp ráp xe ben.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn, rút ra ưu khuyết để cả lớp thực hành ở tiết sau.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại các thao tác lắp xe ben.
- Chuẩn bị tiết sau: Lắp xe ben (tiết 3)
- Hát vui.
- 2 HS đọc.
- HS theo dõi.
- HS thực hành nhóm 4.
- 1 HS lên bảng.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 Toán
 LUYỆN TẬP.
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Củng cố và rèn luyện kỹ năng cộng và trừ số đo thời gian. 
 - Thực hành tính đúng công và trừ với số đo cho trước.
 -Vận dụng để giải các bài toán thực tiễn. 
II- Chuẩn bị: -Bảng phụ phấn màu. -Vở bài tập toán 5.
 III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ 
 - Kết hợp luyện tập.
2- Bài mới :
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
* Thực hành:
Bài 1:Gọi HS đọc đề bài.
-Yc HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài làm, giải thích kết quả.
-Yc HS nhận xét.
- Nêu cách chuyển số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ.
-GV đánh giá.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài, tự làm.
-Yc 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-Cho HS nhận xét.
- Hãy nêu cách cộng hai số đo thời gian
-GV đánh giá, cho điểm.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, tóm tắt.
-Yc 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích,
-Cho HS nhận xét.
- Cách trừ hai số đo thời gian trong bài này cần chú ý gì?
-GV đánh giá, cho điểm.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Yc HS nêu phép tính của bài toán.
-Yc HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- Cho HS nhận xét bài trên bảng.Đổi vở kiểm tra chéo.
-GV đánh giá, cho điểm.
3-Củng cố, Dặn dò 
GV :Nhận xét tiết học.
Về nhà :HS hoàn chỉnh các bài tập , chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS đọc đề bài.
- -HS làm bài.
- HS nhận xét.
 - Chuyển số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với hệ số giữa hai đơn vị đo.
- HS đọc đề bài.
- - HS làm bài.
 - HS nhận xét.
 - HS nêu.
- HS đọc đề bài.
- - HS làm bài.
 - HS nhận xét.
 - HS nêu.
- 
-HS đọc đề.
-HS nêu phép tính.
-HS làm bài.
 -HS trình bày, lớp nhận xét. 
Tập làm văn
 TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 -Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, các em biết viết tiếp các lời đối thoại gợi ý để hoàn chỉnh đoạn đối thoại trong sgk.
 -Biết phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
 -Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
* KNS: - Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp). - Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hoàn chỉnh màn kịch).
II- Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ phần đầu truyện Thái sư Trần Thủ Độ
 -Bút dạ và giấy khổ to cho HS làm bài.Một số vật dụng cho HS diễn kịch.
 III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Hát 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: 
	Trong tiết học hôm nay, các em tiếp tục luyện tập chuyển thể câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi thành một vở kịch ngắn. Sau đó tập diễn thử.
4. Phát triển các hoạt động: 
	v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài.
Chuyển câu chuyện thành một vở kịch là làm ǵ?
 v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Giáo viên dán bảng các tranh minh hoạ câu chuyện “Lớp trưởng lớp tôi”
+ Câu chuyện có mấy đoạn.
+ Đó là những đoạn nào?
+ Có nên chuyển mỗi đoạn thành một màn kịch không? Vì sao?
+ Nếu mỗi đoạn tương ứng với một màn thì vở kịch sẽ gồm những màn nào?
Giáo viên chia lớp thành 5, 6 nhóm.
Giáo viên nhận xét, bình chọn nhà biên soạn kịch tài năng nhất, nhóm biên soạn kịch giỏi nhất.
 d) Thử diễn một màn kịch.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Giáo viên nhận xét, biểu dương nhóm diễn xuất tốt, thuộc lời thoại 
5. Tổng kết - dặn ḍò: 
Nhận xét tiết học.
 + Hát 
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Là dựa vào các t́nh tiết trong câu chuyện để viết thành vở kịch – có đủ các yếu tố: nhân vật, cảnh trí, thời gian, diễn biến, lời thoại.
1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
Cả lớp đọc thầm theo.
Học sinh xem lại các tranh minh hoạ, nhớ lại nội dung câu chuyện vừa học trong tuần, lần lượt trả lời từng câu hỏi ở gợi ý 1.
5 đoạn ứng với 5 tranh.
.....................
Chuyển mỗi đoạn thành một màn kịch cũng được, nhưng vở kịch sẽ rất nhiều màn. Hơn nữa, có những đạon trong câu chuyện ít t́nh tiết và không có đối thoại, chuyển thành một màn kịch sẽ mất rất nhiều công
Vở kịch sẽ gồm 5 màn với các tên gọi........
1 học sinh đọc yêu cầu 3: Phân công mỗi bạn trong nhóm viết một màn kịch rồi trao đổi với nhau.
Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả làm bài của nhóm mình – đọc 1 màn, đọc cả 3 màn.
Mỗi nhóm chọn 1 màn kịch, cử các bạn trong nhóm vào vai các nhân vật. Sau đó, thi diễn màn kịch đó trước lớp.
 Khoa học
 ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TIẾP THEO
I.Mục tiêu:	Sau bài học, HS được củng cố về:
Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
Những kĩ năng để bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II.Đồ dùng dạy học: 
Hình trang 101, 102 SGK.
Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công):
+Tranh, ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
+Pin, bóng đèn, dây dẫn, . . .
+Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
 III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ :
 - Nhắc lại các nội dung đã ôn tập tiết trước.
2- Bài mới 
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
HĐ2:Quan sát và trả lời câu hỏi:
-GV cho HS làm việc cá nhân: Cho HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trang 102 sgk:
+ Các phương tiện, máy móc trong hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
Đáp án đúng là:
a) Năng lượng cơ bắp con người.
b)Năng lượng chất đốt từ xăng.
c)Năng lượng gió.
d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
e) Năng lượng nước.
d) Năng lượng chất đốt từ than đá.
d) Năng lượng mặt trời.
-GV kết luận.
HĐ3: Trò chơi “Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”:
-Cho HS chơi theo nhóm: mỗi nhóm cử 1 đội gồm 7 bạn.
-Khi GV hô bắt đầu lần lượt từng HS lên viết vào bảng tên một dụng cụ máy móc hoặc tên một dụng cụ sử dụng điện.
- Hết giờ , nhóm nào viết được nhiều tên và đúng là thắng cuộc.
-GV nhận xét, kết luận.
3-Củng cố, Dặn dò:
GV :Nhận xét tiết học
Về nhà :HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
-HS quan sát và trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
-HS chơi theo nhóm dưới hình thức tiếp sức.
-HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 T25 BVMTRKNSATGTbi.doc