I. Mục tiêu
- Giúp HS :
- Biết cách tính vận tốc của một chuyển động đều
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tuần 27 Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010 Tập đọc: Tranh làng Hồ I. Mục tiêu - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi tự hào - Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh học trang 88 SGK - Tranh Đông Hồ Duùng cuù laứm tranh III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm HS. 2.Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và các tranh làng Hồ. - Giới thiệu: Dòng tranh làng Hồ là một nét văn hoá của dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu về dòng tranh này qua bài tập đọc Tranh làng Hồ. 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Yêu cầu học sinh đọc toàn bài - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. - Gọi HS đọc phần Chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài. GV đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng đọc thầm bài và trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi trong SGK. - Hỏi:Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. - Giảng: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? + Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ? + Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ? + Dựa vào phần tìm hiểu bài, em hãy nêu nội dung chính của bài. ( Ghi nội dung chính của bài lên bảng.) - 3 HS nối tiếp nhau dọc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK. - Nhận xét. - Quan sát - Lắng nghe - 1 Học sinh đọc - HS đọc bài theo trình tự: +HS1: Từ ngày còn ít tuổi .... và tươi vui. + HS 2: Phải yêu mến .... gà mái mẹ. + HS 3: Kĩ thuật tranh làng Hồ .... dáng người trong tranh. - HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - HS đọc theo bàn. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Đọc thầm bài, trao đổi, trả lời câu hỏi SGK. - Tranh vẽ lợn, gà, chuột........ - Lắng nghe + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp " nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn ". +Những từ ngữ:phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. + Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi. Những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam. + Bài ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc. c) Đọc diễn cảm - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1. + Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn. + Đọc mẫu đoạn văn. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Nhận xét cho điểm từng HS. 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Đất nước - 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, Các HS các bổ sung và thống nhất cách đọc như mục 2.a. - Theo dõi GV đọc mẫu. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc. - 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Toán ( tieỏt 131 ) Luyện tập I. Mục tiêu - Giúp HS : - Biết cách tính vận tốc của một chuyển động đều - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ. - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập 2, 3 của tiết học trước. - GV gọi HS đứng tại chỗ nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, cách viết đơn vị của vận tốc. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - GV : Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài tập về tính vận tốc. 2.2 Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - H : Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS vừa đọc bài trước lớp. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS chú ý ghi tên đơn vị của vận tốc cho đúng. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc to đề bài cho cả lớp nghe. - Để tính vận tốc của con đà điểu ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó. - HS cả lớp làm bài vào cở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. Bài giải Vận tốc của đà điểu là: 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số : 1050 m/phút + Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tính vận tốc. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. S 130km 147km 210km 1014km t 4 giờ 3 giờ 6 giây 13 phút v 32,5km/giờ 49km/giờ 35m/giây 78m/phút - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. - GV nhận xét cho điểm HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn cách giải: + Đề bài cho biết những gì ? + Đề bài yêu cầu chúng ta tính gì ? + Để tính được vận tốc của ô tô chúng ta phải biết những gì ? + Vậy để giải bài toán chúng ta cần: Tính quãng đường đi bằng ô tô. Tính vận tốc ô tô. + GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài 4 ( Khụng YC ) - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài. Sau đó hỏi : Để tính được vận tốc của ca nô ta làm thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV : Nói vận tốc của ca nô là 24km/giờ nghĩa là thế nào ? - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn lại cách tính vận tốc, tính khoảng thời gian, làm các bài tập về nhà. - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS đọc đề toán trước lớp, HS cả lớp đọc lại đề bài trong SGK. + Quãng đường AB dài 24km. + Đi từ A được 5km thì lên ô tô. + Ô tô đi nửa giờ thì đến nơi. + Tính vận tốc của ô tô. + Để tính được vận tốc của ô tô cần biết quãng đường đi và thời gian đi bằng ô tô của người đó. + HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài. Bài giải Quãng đường đi bằng ô tô là: 25 - 5 = 20 (km) Thời gian đi bằng ô tô là: 1 nửa giờ hay 0,5 giờ hay giờ Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số : 40 km/giờ - 1 HS đọc bài toán trước lớp cho HS cả lớp cùng nghe. - 1 HS tóm tắt sau đó trả lời : Để tính được vận tốc ca nô chúng ta cần : + Tính thời gian ca nô đi. + Tính vận tốc của ca nô. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Thời gan ca nô đi được 30 km là: 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô đó là: 30 : 1,25 = 24 (km/giờ) Đáp số : 24km/giờ - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - HS : Nghĩa là thông thường mỗi giờ ca nô chạy được 24km. - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật: Lắp máy bay trực thăng ( Tiết 1) I. Mục tiêu HS cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng - Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng. II. đồ dùng dạy học - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. - GV nêu tác dụng của máy bay trực thăng trong thực tế: Máy bay trực thăng được dùng để cứu người gặp nạn trên biển,. Ngoài ra trong vùng nông, lâm nghiệp máy bay trực thăng càn dùng làm phương tiện để phun thuốc trừ sâu,. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu - Cho học sinh quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. - GV cho học sinh quan sát toàn bộ và quan sát từng bộ phận. - Để lắp được máy bay trực thăng , theo em cần lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó? Hoạt động2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a, Hướng dẫn chọn các chi tiết - Gọi 1- HS lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong sgk. - GV nhận xét, bổ sung và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b, Lắp từng bộ phận * Lắp thân và duôi máy bay ( H2-sgk) Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 2 (sgk) trả lời câu hỏi ? Để lắp thân và duôi máy bay, em cần phải chọn những chi tiết nào? + Gọi 1 HS khác lên lắp khung sàn xe. + GV tiến hành lắp các giá đỡ . * Lắp sàn ca bin và giá đỡ( H.3- SGK) - Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ, em phải chọn thêm các chi tiết nào? - Gọi 1 học sinh lên bảngtrả lời câu hỏi và tiến hành lắp. * Lắp ca bin (H.4 - SGK) - Gọi 1 học sinh lên bảng thực hành lắp ca bin ( Học sinh được lắp nhiều) - GV nhận xét. *Lắp cánh quạt ( H5- SGK) - Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: ? Để lắp được cánh quạt ta cần lắp như thế nào? - Gọi 1 học sinh thực hành lắp - Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn. - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện các bước lắp. * Lắp càng máy bay. (H6- SGK) - Gv thao tác, học sinh quan sát. c, Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1- SGK) - GV tiến hành lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.. * Các bước lắp khác, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk và có thể gọi HS lên lắp 1- 2 bước. - Kiểm tra sản phẩm: d, Hướng dẫn tháo rời các chi tiết. - Tiến hành như các bài trước. * Thực hành ( Nếu còn thời gian) Cần lắp 5 bộ phận: Thân và đuôi máy bay, sàn và ca bin đỡ, ca bin, cá ... àng nước chè tử ngoại hình hay tính cách của bà cụ. + Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình? + Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS làm bài vào bảng nhóm treo lên bảng lớp. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung. - Cho điểm HS viết đạt yêu cầu. - Cho HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lấy điểm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Trả lời: Bài văn tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng. - HS nêu và viết các từ khó. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Nối tiếp nhau trả lời: +Tả ngoại hình. + Tả tuổi của bà cụ. + Bằng cách so sánh với cây bàng già, đặc tả mái tóc bạc trắng. - 1 HS làm bài vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở. - 1 HS báo cáo kết quả làm việc của mình. HS cả lớp nhận xét. - 3 đến 5 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. Luyện từ và câu Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II ( Tiết 7 ) - Kiểm tra đọc - hiểu, luyện từ và câu. - GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường -------------------------------------------- Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010 Toán: ôn tập về phân số I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập: Khái niệm về phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh và xếp thứ tự các phân số. II. Đồ dùng dạy học Các hính minh hoạ trong SGK III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài. - GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập một số kiến thức cơ bản về phân số. 2.2. Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạnn trên bảng. - GV yêu cầu HS giải thích cách viết phân số, hỗn số của mình. - GV nhận xét. chỉnh sửa từng câu trả lời của HS cho chính xác. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Hỏi: Khi muốn rút gọn một phân số chúng ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 ( a – b ) - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Hỏi: Muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm như thế nào? - GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó yêu cầu các em làm bài. Nhắc HS khi quy đồng cần chọn mẫu số chung nhỏ nhất có thể. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Hỏi: Em hãy nêu cách thực hiện so sánh các phân số? - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em tự làm bài. - GV yêu cầu HS giải thích các trường hợp so sánh trong bài. - GV nhận xét chỉnh sửa câu trả lời của từng HS cho chính xác, sau đó cho điểm HS. Bài 5 ( Khụng YC ) - GV vẽ tia số như SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc tia số. - GV hướng dẫn: + Trên tia số, từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia thành mấy phần bằng nhau? + Hãy viết các phân số và thành các phân số có mẫu số là 6 nhưng bằng với các phân số này. + Trên tia số vạch ở giữa và tương ứng với số nào? + Vậy phân số thích hợp để viết vào vạch ở giữa và là phân số nào? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tiếp tục ôn tập về phân số và làm cỏc phần cũn lại - 2 Hs lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - Bài tập yêu cầu chúng ta viết phân số chỉ phầ đã tô màu của mỗi hình đã cho. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) b) - 2 HS nhận xét. - 8 HS lần lượt giải thích trước lớp mỗi HS giải thích về 1 hình. - 1 HS đọc cho cả lớp cùng nghe. - 1 HS trả lời trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung. ( Muốn rút gọn một phân số ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số khác 0.) - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và thống nhất kết quả làm bài. - HS cả lớp đọc đề bài trong SGK. - 1 HS trả lời trước lớp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) và . MSC = 25 b) và . MSC = 36 ; giữ nguyên c) và . MSC = 60 - Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các phân số. - HS nêu cách của mính trước lớp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. + So sánh 2 phân số cùng mẫu số; so sánh 2 phân số cùng tử số; quy đồng mẫu số ( hoặc tử số ) để so sánh. + Có thể nêu thêm các cách so sánh khác đã được giới thiệu: So sánh qua đơn vị. so sánh phân số bù với đơn vị; so sánh qua phần hơn với đơn vị; so sánh qua phân số trung gian. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 3 HS lần lượt nêu ý kiến về so sánh 3 cặp phân số trên. . Vì hai phân số cùng mẫu số nên ta so sánh tử số của chúng với nhau. 7> 5 nên . . Vì . Vì hai phân số cùng tử số nên ta so sánh mẫu số. 10 > 9 nên . - HS quan sát và đọc thầm tia số. - Làm theo hướng dẫn của GV. - Trên tia số từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia thành 6 phần bằng nhau. + HS tìm và nêu: + Tương ứng với số hay . + Là phân số hay . - HS làm bài vào vở bài tập. - Lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. Tập làm văn: Ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ II ( Tiết 8 ) - Kiểm tra tập làm văn. - GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường ----------------------------------------------------------- Địa lí: Bài 26: Châu Mĩ (Tếp theo) I. Mục tiêu Sau bài học, HS có thể: - Nêu được phần lớn người dân châu Mĩ là người nhập cư, kể được các thành phần dân cư châu Mĩ. - Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì. - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ thế giới. - Các hình minh hoạ trong SGK. - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học kiểm tra b ài cũ - giới thiệu bài mới - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy tìm và chỉ vị trí cảu châu Mĩ trên quả Địa cầu. + Nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ. + Kể những điều em biết về vùng rừng A-ma-dôn. - GV giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu về tự nhiên châu Mĩ, trong tiết này chúng ta tìm hiểu về dân cư và kinh tế châu Mĩ. Hoạt động 1: Dân cư châu Mĩ - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ sau: + Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để: C Nêu số dân của châu Mĩ. C So sánh số dân của châu Mĩ với các châu lục khác. + Dựa vào bảng số liệu trang 124 và cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ. + Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy? - GV giảng: Sau khi Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ, người châu âu và và các châu lục khác đã di cư sang đây, chính vì vậy hầu hết dân cư châu Mĩ là người nhập cư, chỉ có người Anh-điêng là sinh sống từ lâu đời ở châu Mĩ. + Người dân châu Mĩ sinh sống chủ yếu ở những vùng nào? - HS tự làm việc theo yêu cầu sau mỗi nhiệm vụ 1 em nêu ý kiến các HS khác bổ sugn để có câu trả lời hoàn chỉnh: + Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người, đứng thứ ba trong các châu lục trên thế giới, chưa bằng số dân của châu á. Nhưng diện tích chỉ kém châu á có 2 triệu km2. + Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau: C Người Anh-điêng, da vàng C Người gốc Âu, da trắng C Người gốc Phi, da đen. C Người gốc á, da vàng C Người lai + Vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến. + Người dân châu Mĩ sống tập trung ở ven biển và miền Đông. - GV kết luận: Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người đứng thứ 3 về số dân trong các châu lục trên thế giới. Thành phần dân cư châu Mĩ rất đa dạng, phức tạp vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến. Hoạt động 2: Kinh tế châu Mĩ - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành bảng so sánh về kinh tế của Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 HS, cùng thảo luận để hoàn thành bảng so sánh về kinh tế giữa Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Tiêu chí Bắc Mĩ Trung Mĩ và Nam Mĩ Tình hình chung của nền kinh tế Phát triển Đang phát triển Ngành nông nghiệp - Có nhiều phương tiện sản xuất hiện đại. - Quy mô sản xuất lớn. - Sản phẩm chủ yếu: lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho,.... Chuyên sản xuất chuối, cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu... Ngành công nghiệp Nhiều ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, hàng không vũ trụ.. Chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu. - GV gọi HS báo cáo kết quả thảo luận. - GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS sau đó yêu cầu HS dựa vào nội dung bảng so sánh trình bày khái quát về kinh tế châu Mĩ - 3 nhóm HS trình bày kết quả trước lớp theo 3 tiêu chí so sánh. - 1 HS trình bày trước lớp. - GV kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, các ngành công, nông nghiệp hiện đai; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông phẩm nhiệt đới và khai thác khoáng sản. Hoạt động 3 hoa kì - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo nhóm để hoàn thành sơ đồ các đặc điểm địa lí Hoa Kì như sau - HS làm việc theo nhóm, điền các thông tin còn thiếu vào sơ đồ ( phần in nghiêng) Hoa kì Các yếu tố địa lí tự nhiên Kinh tế - xã hội Diện tích: Lớn thứ 3 thế giới Kinh tế: Phát triển nhất thế giới, nổi tiếng về sản xuất điện, công nghệ cao, xuất khẩu nông sản Dân số: Đứng thứ 3 trên thế giới Thủ đô: Oa-sinh-tơn Khí hâu: Chủ yếu là ôn đới Vị trí địa lí: ở bắc Mĩ giáp Đại Tây Dương, Ca-na-đa, Thái Bình Dương, Mê-hi-cô - GV theo dõi, gợi ý, giúp đỡ HS hoàn thành sơ đồ như trên. - GV gọi 1 nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình - GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó yêu cầu HS dựa vào nội dung bảng so sánh trình bày khái quá về tự nhiên và kinh tế Hoa Kì. - HS nêu cầu hỏi khi gặp khó khăn - HS trình bày kết quả. - GV kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, các ngành công nghiệp cao và còn là một trong những nước xuất khẩu nông sản nổi tiếng thế giới như lúa mì, thịt, rau. Củng cố - dặn dò - GV tổng kết tiết học. - Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: