Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 (tiết 3)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 (tiết 3)

1. Biết đọc đúng, lưu loát, diễn cảm cả bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.

2. Hiểu các từ ngữ, câu đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.

Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

 

doc 41 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2009
 Sáng Chào cờ
Tập đọc
Tiết 51: Nghĩa thầy trò 
I. Mục tiêu: 
1. Biết đọc đúng, lưu loát, diễn cảm cả bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
2. Hiểu các từ ngữ, câu đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ chép sẵn đoạn 1.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: theo SGV tr.133.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mang ơn rất nặng.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV kết hợp uốn nắn HS cách đọc, cách phát âm.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm bài văn
b) Tìm hiểu bài:
+ Các môn sinh của thầy giáo Chu đến nhà cụ để làm gì?
+ Viêc làm đó thể hiện điều gì?
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu. 
+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào?Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
- GV giúp các em hiểu nghĩa các thành ngữ tục ngữ trên.
- GV hỏi thêm: Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự?
+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết bài văn nói lên điều gì ?
- GV ghi ND bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn.Hs cả lớp thoe đõiể tìm cách đọc.
- GV hướng dẫn các em thể hiện đúng lời nhân vật, từ ngữ cần nhấn giọng.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảmđoạn 1.
+ GV đọc mẫu.
- YC HS HS đoc theo cặp .
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
- YC HS nhắc lại ND bài.
- GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tìm các truyện kể nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài thơ Cửa sông, trả lời câu 
hỏi về bài đọc.
 - 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc từng
 đoạn văn (2 lượt ) + HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài (môn sinh, sập, tạ,...).
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS theo dõi
+ Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.
... thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy.
+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng.Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó:Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy đã mang ơn rất nặng.
+ Các câu thành ngữ, tục ngữ:
a. Tiên học lễ, hậu học văn.
b. Uống nước nhớ nguồn.
c. Tôn sư trọng đạo.
d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- HS tìm hiểu cá nhân.
- HS trả lời.
+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìnvà phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- 2 HS nhắc lại ND của bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài. Sau đó 1 HS nêu cách đọc, cả lớp trao đổi và kết luận.
- HS cả lớp đọc diễn cảm một đoạn văn.
- Theo dõi GV đọc mẫu, tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS thi dọc diễn cảm, cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài học.
	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Toán
 Tiết 126: Nhân số đo thời gian với một số (Tr. 135)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
 - Chữa bài tiết trước.
B. Bài mới:
1. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
Ví dụ 1: GV cho HS đọc bài toán.
- GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
 Vậy 1 giờ 10 phút x 3 = ?
Ví dụ 2: GV cho HS đọc bài toán.
- YC HS nêu phép tính rồi thực hiện.
- Một HS lên bảng, cả lớp làm bảng con.
- Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = ?
2. Luyện tập:
Bài 1: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Cho HS nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.YC HS làm bài vào vở 
- GV chấm , chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng
.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại cách nhân số đo thời gian với một số.
- GV nhận xét tiết học, giao BT về nhà.
- HS nêu phép tính tương ứng.:
1 giờ 10 phút x 3 = ?
- 1 HS làm bảng lớp:
- Vậy 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút.
- HS nêu phép tính tương ứng.:
3 giờ 15 phút x 5 = ?
- 1 HS làm bảng lớp:
- HS trao đổi, nhận xét kết quả và nêu ý kiến: đổi 75 phút = 1 giờ 15 phút.
Vậy 3 giờ 15 phut x 3 = 16 giờ 15 phút
- 3 HS lên bảng ,HS cả lớp làm nháp.
- HS nhận xét , chữa bài của bạn.
- HS đọc đề bài , nêu cách giải và sau đó tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài , HS cả lớp theo dõi nhận xét.
Bài giải
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
 1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây.
 Đáp số: 4 phút 15 giây.
-1 HS nhắc lại
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Đạo đức
 Tiết 26: Em yêu hoà bình ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 HS bài này, HS biết:
 - Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
 - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
 - Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh, ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiến tranh.
 - Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động
 - Thẻ màu dùng cho hoạt động 2
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em đã làm những việc gì thể hiện tình yêu với quê hương mình?
B. Bài mới:
	Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
 - Cho HS hát 1 bài.
 - GV giới thiệu bài.
2.Dạy bài mới:
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
 ( tr 37, SGK)
 - Cho HS quan sát tranh, ảnh về cuộc sống của ND và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh.
 - Em thấy gì trong tranh ảnh đó.
 - Yêu cầu HS đọc thông tin tr 37, 38, SGK.
 - Chiến tranh chỉ gây ra đỏ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,... Vì vậy chúng ta phải làm gì ?
 * Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ( bài tập 1, SGK)
 - Nêu yêu cầu BT.
 - Yêu cầu HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ của mình.
 * Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK
 - Cho HS đọc đề bài.
 - Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
 * Hoạt động 4: Làm bài tập 3, SGK
 - GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung BT.
 - GV hướng dẫn các em khoanh tròn vào số ghi trước hoạt động mà em biết.
- Lớp hát bài Trái đất này của chúng em
 Hoạt động cả lớp.
- Cả lớp quan sát.
- HS trả lời.
- HS đọc thông tin và thảo luận theo nhóm theo 3 câu hỏi trong SGK.
- Chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
 Hoạt động theo nhóm đôi.
- 1 HS nêu.
+ Đáp án: 
( a) , ( d) là đúng; (b) , (c) là sai.
- Làm việc cá nhân vào phiếu học tập
+ Các hành động thể hiện lòng yêu hoà bình là: b, c, e, i.
 Làm bài theo cặp.
- HS xác định yêu cầu BT.
- 7 HS tiếp nối nhau trình bày, giới thiệu với bạn về hoạt động mình biết
 3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài báo về cuộc sống của trẻ em, ND ở những vùng có chiến tranh, các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của trẻ em Việt nam và thế giới. Hoặc vẽ tranh về chủ đề: " Em yêu hoà bình"
_____________________________________________
 Chiều âm nhạc
Gv chuyên soạn
_____________________________________________
Tiếng việt( ôn )
 Luyện tập thay thế các từ ngữ để liên kết câu 
 I- Mục tiêu : Giúp HS 
-Củng cố cho HS về liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
-Rèn kĩ năng về cách viết câu văn cho HS. 
II- Đồ dùng dạy - học.
-Phiếu học tập cho HS. 
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:HS nêu lại những kiến thức bài tiết trước. 
-HS nối tiếp nêu.
2-HD HS luyện tập
-GV nêu YC luyện tập.Phát phiếu học tập cho HS.
-GV giúp đỡ HS TB & HS yếu. 
-HS nhận phiếu & làm việc cá nhân, 
Phiếu học tập
1- Điền vào chỗ trống các đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa để thay thế cho từ ngữ lặp lại ở từng vị trí trong đoạn văn:
 Chiều nào cũng vậy, con hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hót một lúc lâu con hoạ mi ấytừ từ nhắm hai mắt lại thu đầu vào lông cổ lặng im ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễ du trong bóng đêm dày.
 Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng, chào nắng sớm.con hoạ mi ấy dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. 
2.Hãy viết một đoạn văn tả đồ vật có dùng cách thay thế các từ ngữ để liên kết câu
-Cho Các nhóm đôi chữa bài, đại diện một số nhóm nêu kết quả, lớp nhận xét, hoàn thiện đáp án. 
3-Củng cố, dặn dò
-HS chữa bài trong phiếu học tập. 
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc đã học. 
 ____________________________________________
Toán( ôn ) 
Luyện tập cộng, trừ số đp thời gian. 
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng cộng, trừ số đo thời gian.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
- Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: bài tập về nhà 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1:Tính
a. 4 năm 3 tháng + 3 năm 7 tháng b. 12 ngày 6 giờ + 15 ngày 21giờ 
3 ngày 14 giờ + 5 ngày 6 giờ 23 giờ 15 phút + 8 giờ 32 phút 
5 năm 7 tháng + 2 năm 7 tháng 13 phút 35 giây + 3 phút 55 giây 
 - Cho học sinh làm cá nhân, gọi học sinh trình bày bài, học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ xung chốt lại.
Bài 2: Cho học sinh đặt tính rồi tính.
a.7năm 5 tháng - 3 năm 7 tháng b. 12 giờ 27 phút - 5 giờ 46 phút 
c. 6 ngày 15 giờ - 8 ngày 9 giờ d. 8 phút 23 giây - 8 phút 52 giây 
- Cho học sinh làm nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3:Trong một cuộc thi chạy ma - ra - tông, vận động viên An chạy cả quãng đường hết 2giờ 30 phút. Vận động viên ba tới đích sau vận động viên An 12 phút. Hỏi vận động viên Ba chạy cả quãng đường hết bao nhiêu thời gian? 
 - Cho học sinh làm vào vở, giáo viên thu và chấm.
 - Gọi HS lên bảng chữa bài.
3.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
____________________________________________________
 Thứ ba ngày 3 th ... ịch sử và truyền thống dân tộc.
 + Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc:
 + Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc:
- HS làm bài cá nhân vào VBT, vài em 
nêu miệng.
+ các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
+ nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước,...
III. Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học,dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
 Khoa học
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I. Mục tiêu: HS biết
- Chỉ đâu là nhị, nhuỵ của hoa; nói tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
- Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh hoặc hoa thật
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, chỉ và nói tên cơ quan sinh sản của cây dong riềng và cây phượng.
1-2HS
- Yêu cầu HS nói tên cơ quan sinh sản của một số cây có hoa khác
2-3HS
-> Chốt: Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.
(Ghi bảng)
2. Quan sát:
* Mục tiêu:
- HS phân biệt được nhị và nhuỵ, hoa đực và hoa cái.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 2:
-HS thảo luận nhóm 2
+ Chỉ vào nhị và nhuỵ của hoa râm bụt và hoa sen.
-1-2HS lên bảng chỉ
+ Hãy chỉ hình nào là hoa mướp đực, hình nào là hoa mướp cái.
-> Chốt: Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
(Ghi bảng)
3. Thực hành:
* Mục tiêu:
- HS phân biệt được hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4:
Các nhóm thảo luận, báo cáo và bổ sung
+ Quan sát các bộ phận của những bông hoa sưu tầm được và chỉ ra nhị và nhuỵ của chúng
+ Phân loại các bông hoa đó vào bảng (SGK)
-> Chốt: Một số cây có hoa đực và hoa cái riêng. Đa số cây có hoa thì có cả nhị và nhuỵ trên cùng một hoa.
4. Thực hành:
* Mục tiêu:
- HS nói được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ của hoa.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình 6, đọc ghi chú và chỉ vào từng bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
HS làm việc cá nhân
3-4HS lên bảng chỉ vào sơ đồ câm
5. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS nhớ các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 7 : Tự học
 Hoàn thành các bài tập trong ngày
I - Mục tiêu :
 HS hoàn thành các bài tập trong ngày, nắm vững kiến thức đã học .
II- Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-HS nhắc lại các môn họcvà nội dung
 môn học trong ngày
2- HS tự hoàn thành bài tập các môn 
trong ngày
- GV giúp đỡ HS khi có yêu cầu.
-GV kèm HS khuyết tật nhân số tự nhiên &thập phân đơn giản.
3- Củng cố :
- HS nhắc lại kiến thức đã học trong ngày 
-Về nhà hoàn thành nốt nếu còn. 
- HS phát biểu cá nhân.
+Thể dục: Môn thể thao tự chọn.TC : Chuyền bóng tiếp sức 
+Toán :Chia số đo thời gian 
+Luyện từ và câu:Mở rộng vốn từ. 
+Chính tả : Nghe viết: Lịch sử ngày Quốc tế lao động.
+Khoa học: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. 
- HS tự học 
 -HS nêu những vấn đề cần GV giúp đỡ.
( Hoàn thành vở bài tập toán, bài tập
luyện từ và câu, bài tập chính tả,
bài tập khoa học ) 
-HS đổi chéo vở kiểm tra. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
 Tiết 5 : Luyện Tiếng việt
 Luyện đọc các bài tập đọc tuần 25 - 26
I- Mục tiêu : Giúp HS 
-Luyện đọc các bài tập đọc tuần 23-24.
-Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS.
II- Đồ dùng dạy - học.
-Thăm ghi sẵn tên bài tập đọc & câu hỏi về nội dung bài.
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:HS nêu lại tên các bài tập đọc đã học tuần 23-24?
-HS nối tiếp nêu: 
+Phong cảnh đền Hùng
+Cửa sông
+Nghĩa thầy trò
+Hội thổi cơm ở Đồng Vânơ
2-HD HS luyện đọc
-Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm đôi.
-2 HS luyện đọc với nhau.Đọc xong mỗi bài, tự trao đổi với nhau về nội dung của bài( Có thể thông qua các câu hỏi cuối bài SGK)
-Tổ chức cho HS đọc trước lớp bằng hình thức bốc thăm.ở mỗi thăm có tên bài tập đọc & câu hỏi về nội dung.
-HS lần lợt bốc thăm & đọc bài trớc lớp.
-HS cả lớp nhận xét bạn đọc diễn cảm, phát âm đúng cha?Bạn đã hiểu đúng nội dung bài cha?Thích bạn đọc đoạn nào nhất? Vì sao?Cho điểm bạn.
-Bình chọn bạn đọc hay nhất, trả lời câu hỏi đúng nhất?
3-Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại nội dung bài,Nêu lại chủ điểm các bài vừa đọc.
-2 HS nhắc lại 
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc đã học. 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Mĩ thuật 
 Vẽ trang trí:Tập kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm. 
I-Mục tiêu
-HS nắm được cách sắp xếp các dòng chữ cân đối.
-HS biết cách vẽ & kẻ được dòng chữ đúng kiểu. 
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm & quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu trong nhà trường & trong cuộc sống.
II- Chuẩn bị 
GV:
-SGK, SGV
-Sưu tầm một vài dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm.
HS :
-SGK 
-Dụng cụ kẻ vẽ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về SGK.
-HS kiểm tra chéo trong bàn
2- Bài mới
a)Giới thiệu bài(GV nêu MĐYC)
-HS nhắc lại đề bài
b)Hoạt động 1:Quan sát nhận xét 
-GV giới thiệu một vài dòng chữ kiểu in hoa nét thanh nét đậm, đặt câu hỏi để HS nhận xét:
+Chiều cao & chiều rộng so với khổ giấy.
+Khoảng cách giữa các con chữ & các tiếng.
+Cách vẽ màu.
-GV bổ sung
-HS thực hiện theo HD của GV.
-HS tìm ra dòng đúng, đẹp.
c)Hoạt động 2:Cách kẻ chữ
-GV vẽ lên bảng kết hợp nêu câu hỏi để HS nhận ra các bước vẽ:
+Xác định chiều dài, chiều rộng.
+Vẽ toàn bộ bút chì toàn bộ dòng chữ.
+Xác định bề rộng của nét đậm nét thanh
+Dùng thước để kẻ các nét thẳng.
+Sử dụng con pa hoắc vẽ tay các nét cong.
+Vẽ màu theo ý thích.
-GV bổ sung.
 -HS nối tiếp trả lời.
d) Hoạt động 3: Thực hành
-GV giúp đỡ HS
e-Nhận xét - đánh giá
-HS đánh giá bài của bạn:
+Bố cục.
+Kiểu chữ
+Màu sắc
-HS thực hành vẽ theo các bước vẽ.
-HS nhận xét theo nhóm.
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực .
-Về nhà quan sát sưu tầm một số dòng chữ nét thanh nét đậm.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 4 : Âm nhạc
 Học hát: Bài “ Em vẫn nhớ trường xa”.
 ( Nhạc và lời: Thanh Sơn )
A.Mục tiêu:
- HS hát đúng nhạc và lời bài Em vẫn nhớ tr]ờng xa, thể hiệnđúng trường độ móc đơn chấm dôi và móc kép, tr]ờng độ 4 nốt móc kép.
- Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường và quê h]ơng.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ chép lời bài hát.
- HS : SGK Âm nhạc 5.
 Nhạc cụ gõ( song loan, thanh phách, )
 C. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
 I. Bài cũ:
- Gọi 1 HS hát bài Màu xanh quê hương.
- 1 em đọc nhạc bài TĐN số 7.
- GV nhận xét, cho điểm.
 II.Bài mới:
 Hoạt động của GV_________________________Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu nội dung tiết học.
2. Phần họat động: 
 a, Hoạt động 1: Dạy hát :
- GV hát mẫu và bắt nhịp.
- Bài hát đợc chia thành 2 đoạn, mỗi đoạn gồm 4 câu.
- Tập hát từng câu: GV dạy hát từng câu.
Chú ý: Đoạn 1 cần tập hát đúng trường độ nốt móc đơn chấm dôi và nốt móc kép.
Đoạn 2 cần hát đúng trường độ chùm 4 nốt móc kép.
- GV nhận xét, cho điểm.
b, Hoạt động 2: Luyện tập bài hát.
- Chia lớp thành các tổ để hát nối các câu, kết hợp gõ đệm theo phách 
3. Phần kết thúc:
- Kể tên các bài hát về chủ đề nhà trường? 
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc lời ca và khởi động giọng.
- Cả lớp hát từng câu theo h]ớng dẫn.
- HS luyện theo nhóm, dãy bàn.
- Luyện tập cá nhân.
- Hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách, tập gõ đúng phách mạnh, phách nhẹ.
- HS luyện hát theo tổ.
- HS luyện hát theo dãy: Đoạn 1 hát đối đáp, mỗi dãy hát 1 câu. Đoạn 2 hát đồng ca kết hợp gõ phách.
- 1 số nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- HS kể.
	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 (Buổi chiều Đ/c Phó hiệu trưởng Trần Thị Thảo soạn và dạy)
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập:
* Bài 1 – tr 55.
- Nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số .
- Nhận xét , cho điểm.
* Bài 3 tr – 55: Dành cho HS khá, giỏi.
- GV cho đọc đề bài, xác định dạng toán
( quan hệ tỉ lệ )
- HS tự làm.
- YC HS giải theo 2 cách.
- Nhận xét đánh giá.
*Bài 3- tr. 57
-Cho HS làm bài vào vở, chữa bài trong nhóm đôi.
- 4 em lên bảng làm, lớp làm VBT.
Đáp số:
5 giờ 4 phút x 6 = 30 giờ 24 phút
4,3 giờ x 4 = 17,2 giờ
3 phút 5 giây x 7 = 21 phút 35 giây
2 giờ 23 phút x 5 = 10 giờ 115 phút
 = 11 giờ 55 phút.
- 1 em lên bảng làm
 Bài giải
C1: 1 phút đóng được : 60 : 5 = 12 hộp.
 Thời gian đóng 12000 hộp là:
12000 : 12 = 1000 ( phút ) = 16 giờ 40 phút.
 Đáp số: 16 giờ 40phút.
C 2: 12000 hộp gấp 60 hộp số lần là:
12000 : 60 = 200 ( lần )
 Thời gian đóng 12000 hộp là:
 200 x 5 = 1000 ( phút ) = 16 giờ 40 phút.
 Đáp số: 16 giờ 40phút.
 Bài giải
Thời gian người đó làm xong 6 sản phẩm là:
 11 giờ - 8 = 3 ( giờ)
 Đổi 3 giờ = 180 (phút)
Trung bình người đó làm 1 sản phẩm hết số thời gian là:
 180 : 6 = 30 (phút)
 Đáp số: 30 phút
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau.
_____________________________________________
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 6:Luyện Mĩ thuật
 Luyện kẻ chữ in nét thanh nét đậm
I-Mục tiêu 
-HS luyện kẻ chữ nét thanh nét đậm.
-GD tình yêu cuộc sống. 
II- Chuẩn bị 
- HS : -SGK
 -Vở thực hành 
	 -Bút, tẩy, chì vẽ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-HS kiểm tra chéo trong bàn
2- Bài mới
a)Giới thiệu bài(GV nêu MĐYC)
-HS nhắc lại đề bài
b)Hoạt động 1:Cách vẽ
-GV tổ chức cho HS nêu lại cách kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm.
-Với HS yếu & HS khuyết tật, GV gợi ý đề tài có thể chọn kẻ một số chữ đơn giản.
-Một số HS nhắc lại cách kẻ. (Đã học ở những tiết trước)
Sau đó HS nối tiếp nêu dòng chữ mà mình chọn.
d)Hoạt động 3: Thực hành
-Tổ chức cho HS thực hành cá nhân,GV giúp đỡ và HS khuyết tật
-HS vẽ cá nhân vào vở. 
-GV & HS chọn một số bài gợi ý HS nhận xét, xếp loại.
-GV nhận xét chung, chọn một số bài đẹp để làm đồ dùng dạy học.
-HS tham gia đánh giá bài của bạn.
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực, vẽ đẹp.
 	––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docT. Tuan 26.doc