Giáo án Lớp 5 tuần 26 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Lớp 5 tuần 26 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tiết 2: Tập đọc

NGHĨA THẦY TRÒ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng các tiếng khó: sáng sớm, sáng sủa, sưởi nắng, lần lượt, nghĩa, vỡ lòng, . . .Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài, lời của thầy giáo Chu.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng, . . .

- HS có ý thức học tốt phân môn tập đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh minh hoạ bài trang 79.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 26 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
13/03/2010
Thứ 2 ngày 15 tháng 3 năm 2010
 Tiết 1: CHÀO CỜ
Sinh hoạt ngoài trời.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Đọc đúng các tiếng khó: sáng sớm, sáng sủa, sưởi nắng, lần lượt, nghĩa, vỡ lòng, . . .Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Đọc diễn cảm toàn bài, lời của thầy giáo Chu.
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, vái, tạ, cụ đồ, vỡ lòng, . . . 
HS có ý thức học tốt phân môn tập đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Tranh minh hoạ bài trang 79.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
	A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc nối tiếp bài Cửa sông và trả lời câu hỏi 
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh mô tả cảnh trong tranh để giới thiệu bài.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
 - HS khá đọc bài.
 - HS đọc nối tiếp bài theo 3 đoạn kết hợp phát hiện từ khó và luyện đọc.
HS đọc nối tiếp bài và đọc chú giải SGK.HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc mẫu bài.
Tìm hiểu bài:
HS đọc thầm bài, trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi cuối bài.
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời và chốt lại ý đúng.
+ Câu 1: SGK
+ Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính thầy giáo Chu?
+ Câu 2: SGK
+ Các môn sinh của cụ Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy.
+ Việc làm đó thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy. Họ dân biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng” , họ “đồng thanh dạ ran “, cùng theo sau thầy.
+ Thầy giáo Chu rất tôn kính thầy giáo đã dạy cụ từ thủa vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện sự tôn kính đó: Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. / Thầy chắp tay cung kính vaít cụ đồ./ thầy cung kính thưa với cụ: “ Lạy thầy, hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”
GV: Thầy giáo Chu rất tôn trọng, kính trọnh người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ.
+ Câu 3: SGK 
+ Em hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
+ Em biết thêm những thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự?
a) Tiên học lễ, hậu học văn.
b) Uống nước nhớ nguồn.
c) Tôn sư trọng đạo.
d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
 HS giải thích.
+ Không thầy đố mầy làm nên. Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy; Kính thầy yêu bạn; Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, làm sao cho bõ những ngày ước ao, . .
GV: Truyền thống tôn sư trong đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn và nâng cao. Ngươì thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
HS tìm nội dung của bài – phát biểu, GV chọ ý đúng ghi bảng.
Nội dung: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Đọc diễn cảm:
Ba em đọc bài nối tiếp
Lớp nhận xét tìm giọng đọc đúng.
GV treo đoạn văn đọc đọc cảm. HS luyện đọc diễn cảm.
HS thi đọc diễn cảm.
GV nhận xét và cho điểm HS.
	C. Củng cố: HS nêu lại nội dung.
D. Dặn dò: Về nhà đọc bài, xem trước bài Hội thổi . . . .
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Khoa học
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
HS biết được nhị, nhuỵ. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ
Phân biệt hoa có cả nhị và nhuỵ với hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ 
HS có ý thức học tốt khoa học, thích tìm hiểu, nghiên cứu thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Hình 104, 105 SGK.
Sưu tầm tranh ảnh về hoa vàhoa thật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số đồ dùng bằng điện?
Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài ghi bảng.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
 Hoạt động 1: Quan sát.
Bước 1: Làm việc theo cặp (HS thực hiện yêu cầu trang 104 SGK):
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp.
 Hoạt động 2: Thực hành với vật thật.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trường điều khiển nhóm mình thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị(nhị đực) đâu là nhuỵ (nhuỵ cái).
+ Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và hoàn thành bảng sau vào vỡ:
Hoa có cả nhị và nhuỵ
Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhuỵ (hoa cái)
Phượng 
Mướp
Dong riềng
Râm bụt
sen
 . . . . .
Bước 2: làm việc cả lớp
Đại diện một số nhóm cầm hoa sưu tâm được của nhóm giới thiệu trước lớp từng bộ phận của hoa (cuống, đài, cánh, nhị, nhuỵ) các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đại diện một số nhóm khác trình bày bảng phân loại hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ với hoa có cả nhị và nhuỵ. các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
KL: Hoa là cơ quan sinh sản của những laòi thực vật coa hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ . một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính.
Bước 1: Làm việc cá nhân
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ trang 105 và đọc ghi chú để tím ra những ghi chhú đó ứng với những bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ.
Bước 2: Làm việc cả lớp. Gọi một số HS lên chỉ vào sơ đồ câm và nói tên một số 
bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
Kết thúc GV cho HS biết tiết sau các em sẽ học về chức năng của nhị và nhuỵ.
Củng cố: HS đọc lại mục bạn cần biết SGK.
Dặn dò: Học bài ở nhà, chuẩn bị một số hoa.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Toán
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
Vận dụng giải các bài toán vào thực tiễn.
HS học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Kẻ sẵn BT2 vào bảng phụ.
Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Nêu cách cộng và trừ số đo thời gian.
Dạy bài mới: 
Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
Ví dụ 1: HS đọc ví dụ, nêu phép tính:
1 giờ 10 phút x 3 =
Hướng dẫn HS đặt phép tình và thực hiện phép tính:
 1 giờ 10 phút
	x 	 3 
	 3 giờ 30 phút
Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút
Ví dụ 2: (thực hiện tương tự VD1)
HS nêu phép tính và thực hiện phép tính vào bảng con.
3 giờ 15 phút x 5 =
GV hướng dẫn HS đổi như phép cộng	 
 3 giờ 15 phút
x 5
 15 giờ 75 phút (15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút)
Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút
HS nhận xét cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. 
Luyện tập:
Bài 1: HS thực hiện vào bảng con, mỗi phép tính một em thực hiện vào thẻ gắn bảng.
Bài 2: HS đọc bài tập, nêu tóm tắt và làm bài vào vở, một em làm bảng phụ.
- GV chấm bài và chữa bài trên bảng phụ
Kết quả
a) 9 giờ 36 phút
 16 giờ 92 phút = 17 giờ 32 phút
 60 phút125 giây = 1 giờ 2 phút 5 giây
b) 24,6 giờ
 13,6 phút
 2 8,5 giây
Tóm tắt:
1 vòng: 25 giây
3 vòng: . . . giây?
Bài giải:
Thời gian bé Lan ngồi trên đu là:
25 giây x 3 = 75 giây (= 1phút 15 giây)
	Đáp số: 1phút 15 giây
Củng cố: HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số.
Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Đạo đức
EM YÊU HOÀ BÌNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS biết được: 
Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo về hoà bình.
Tích cực tham gia các hoạt động bảo về hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những nơi có chiến tranh.
Giấy khổ to, bút màu.
Điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.
Thẻ màu dùng cho hoạt động 2 (tiết 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Khởi động: HS hát bài Trái đất này của chúng em, nhạc: Trương Quang Lục, lời thơ: Định Hải.
+ Bài hát này nói lên điều gì?
+ Để Trái Đất mãi mãi tươi đẹp, bình yên, chúng ta cần phải làm gì?
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 37 SGK)
GV nêu yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
 + Em thấy những gì trong các tranh, ảnh đó?
HS đọc các thông tin SGK trang 37, 38 và thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm lên trình bày (mỗi nhóm một câu), các nhóm kgác nhận xét bổ sung.
GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc. Bệnh tật, đói nghèo, thất học, . . . Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
 Hoạt động 2: bày tỏ thái đôï (bài tập 1, SGK)
GV đọc lần lượt từng ý kiến trong bài tập 1.
Sau mỗi ý kiến, Gv yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
GV mời một số học sinh giải thích lí do.
4. GV kế ... ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 3: Thực hành lắp xe ben
Chọn chi tiết
HS chọn đúng đủ các chi tiết SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
Lắp từng bộ phận
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong SGK.
Lắp ráp xe ben (H1- SGK).
HS lắp ráp theo các bước như SGK.
GV nhắc HS chú ý độ chặt của các múi ghép, quay tay quay để kiểm tra giây tời. Kiểm tra can cẩu có quay được không, có nâng và hạ hàng xuống được không.
 Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm 
HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
GV nêu tiêu chuẩn đánh giá mục III (SGK)
Cử 2 – 3 em đánh gia sản phẩm của bạn.
GV đánh giá sản của HS theo 2 mức hoàn thành (A), chưa hoàn thành 
(B), hoàn thành trước thời gian (A+).
Nhắc HS tháo rời các chi tiết cất vào hộp.
Củng cố: HS nhắc lại chi tiết lắp xe ben
Dặn dò: Về nhà xem lại cách lắp xe ben
 E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS
Ngày soạn
14/03/2010
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ 6 ngày 18 tháng 3 năm 2010
 Tiết 1: THỂ DỤC
Giáo viên chuyên giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Toán
VẬN TỐC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Bước đầu có khái niệm về vận tốc
Biết tính vận tố của một chuyển động đều.
HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Chép sắn bài toán vào bảng phụ.
Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại vài phép tính ở BT 1,2 tiết 129.
Dạy bài mới: 
Giới thiệu khái niệm vận tốc:
Bài toán 1: GV gắn bài toán lên bảng, gọi HS đọc bài
GV vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng. 
 ? km
 170 km
+ 4 giờ đi được 170 km, muốn biết một giờ đi được bao nhiêu km ta làm phép tính gì?
+ HS nêu phép tính và lời giải.
+ GV ghi bài giải lên bảng.
+ Phép chia
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
 170 : 4 = 42,5 (km/giờ)
 QĐ TG VT
GV: mối giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vận tốc của ô tô là 42,5 km/giờ.
+ Vậy muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
+ Gọi v là vận tốc, S là quãng đường, t là thời gian, viết công thức tính vận tốc (HS viết công thức vào bảng con)
+ Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian
 v = s : t
Bài toán 2: HS đọc bài nêu tóm tắt và tự giải bài vào vở nháp, một em trình bày bài trên bảng.
Bài giải:
Vận tốc chạy của người đó là:
60 : 10 = 6 (m/giây)
Đáp số: 6 m/giây
Luyện tập:
Bài 1: HS đọc bài, nêu tóm tắt:
HS nêu cách làm bài và làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng con.
Bài 2: trình tự thực hiện như bài 1
 Tóm tắt:
Thời gian : 2,5 giờ
Quãng đường: 1800 km
Vận tốc : . . . .km/giờ?
Bài 3: trình tự thực hiện như bài 1
 Tóm tắt:
Thời gian : 1 phút 20 giây
Quãng đường: 400 m
Vận tốc : . . . .m/phút?
Tóm tắt:
Thời gian : 3 giờ
Quãng đường: 105 km
Vận tốc : . . . .km/giờ?
Bài giải:
Vận tốc của người đi xe máy là:
 105 : 3 = 35 (km/giờ)
Đáp số: 35 km/giờ
Bài giải:
Vận tốc của máy bay là:
 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
Đáp số: 720 km/giờ
Bài giải:
Đổi: 1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là:
 400 : 80 = 5 (m/giây)
Đáp số: 5 m/giây
C.Củng cố: HS nhắc lại quy tắc và công thức tính vận tốc
D.Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 24: Địa lí
CHÂU PHI (tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Biết đa số dân cư châu Phi là người da đen.
Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập.
HS có ý thức tìm hiểu địa lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bản đồ kinh tế châu Phi.
Tranh ảnhvề dân cư, hoạt động sane xuất của người dân châu Phi.
 3. Dân cư châu Phi
 Hoạt động 1 (Làm việc cả lớp)
HS trả lời câu hỏi mục 3 SGK.
GV kết luận: Dân cư châu Phi chủ yếu là người da đen, sống tập trung ở các thung lũng.
Hoạt động kinh tế. 
 Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
GV hỏi:
+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì so với các châu lục đã học?
+ Đời sống người dân châu Phi còn những khó khăn gì? Vì sao?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi?
+ Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu tập trung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
+ Khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, nhều bệnh dịch nguy hiểm (bệnh AIDS, các bệnh truyền nhiễm, . . .)
Nguyên nhân: Kinh tế chậm phát triển, ít chhú trồng cây lương thực.
+ HS chỉ bản đồ trên bảng lớp.
 5. Ai Cập
 Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm nhỏ)
Bước 1: HS trả lời câu hỏi mục 5 SGK
Bước 2: Hs trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Phi dòng sông Nin, vị trí địa lí của Ai Cập.
Kết luận: 
Ai Cập ở Bắc Phi cầu nối giữa 3 châu lục Á, Aâu, Phi.
Thiên nhiên: có sông Nin (dài nhất thế giới) chảy qua, là nguồ cung cấp nước quan trọng, có đồng bằng màu mỡ.
Kinh tế – xã hội: từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin, nổi tiếng về các 
công trình kiến trúc cổ, là một trong những nước có nền kinh tế tương đối phát triển ở châu Phi, nổi tiếng về du lịch, sản xuất bông và khai thác khoáng sản.
C. Củng cố: HS đọc bài học SGK.
D. Dặn dò: Về nhà học bài.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 23: Chính tả
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAOĐỘNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nghe – viết đúng, đẹp bài Lịch sử ngày Quốc tế Lao Động 
Viết đúng các từ khó: Chi-ca-gô, Niu Y-oóc, Ban – ti-mo, Pit- sbơ – nơ, . . .
Tìm ,viết đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài.
HS có ý thức rèn chữ viết và giữ vỡ sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:
HS viết các từ sau vào bảng con: A –đam, Ê – va, Trung Quốc, Nữ Oa, Aán Độ, Bra-hma, Sác – lơ Đác –uyn.
	 B. Bài mới
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn nghe– viết chính tả.
Trao đổi về nội dung đoạn văn
Gọi HS đọc đoạn văn.
+ Hỏi: Nội dung của bài văn là gì?
+ Giải thích sự ra đời của ngày Quốc tế Lao Động 1 – 5.
 b) Hướng dẫn viết từ khó.
HS nêu các từ khó khi viết dễ lẫn lộn (mục I)
HS viết các từ khó vào bảng con, gọi hai em lên viết trên bảng lớp.
GV hướng dẫn cách trình bày bài viết.
Viết chính tả.
HS nêu những chữ trong bài cần viết hoa (tên riêng)
GV đọc cho HS chép bài.
GV đọc cho HS soát lỗi, HS đổi vỡ cho nhau soát lại lỗi
GV chấm một số bài.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: Gọi Hs đọc yêu cầu bài và viết tác giả bài Quốc tế ca.
Hỏi: Nêu quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
GV nhận xét, kết luận về cách viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
HS làm bài theo cặp vào vỡ BT, hai em làm bài vào giấy khổ to.
+ Tên riêng: Ơ -gen Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa- ri: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
+ Tên riêng :Pháp Viết hoa chữ cái đầu và đây là tên riêng nước ngoài và đọc 
theo âm Hán Việt.
- Gắn bài HS làm trên giấy lên bảng, nhận xét, chữa bài kết luận lời giải đúng.
 	 C. Củng cố: HS nhắc lại cách trình bày bài, viết hoa trong bài.
D. Dặn dò: Về nhà luyện viết và xem lại bài tập.
 E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 52: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình. 
Biết sửa lỗi cho bạn và cho mình trong đoạn văn.
HS có tinh thần học hỏi những câu văn đoạn văn hay của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ viết sẵn các lỗi chính tả, cách dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp, . . .cần 
chữa chung cho cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Chấm điểm màn kịch Giữ nghiêm phép nước.
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
Nhận xét chung bài làm của HS:
Gọi HS đọc lại đề bài Tập làm văn.
Nhận xét chung
Ưu điểm: 
+ Hầu hết các em đã hiểu đề và viết đúng yêu cầu của đề.
+ Nhiều bài có bố cục rõ ràng.
+ Diễn đạt câu, ý tương đối trọn vẹn.
+ Có một số bài đã biết sáng tạo trong cách dùng từ, biết dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.( so sánh và nhân hoá: mỗi lần em mở sách học bài nó như reo lên cậu siêng lắm/ cái tủ lạnh là người bạn trung thành bảo quản thức ăn cho gia đình tôi./ Cái cặp là người bạn đồng hành của tôi suốt 5 năm liền./ Mỗi bài học trong sách là là một câu chuyện rất có ích cho chúng tôi, . . .)
Nhược điểm:
+ Còn nhiều bài bố cục còn lộn xộn, lỗi chính tả nhiều, nội dung sơ sài, có nhiều bài hầu như không có một hình ảnh so sánh nào.
 - GV gắn bảng phụ ghi lỗi HS đã mắc để cả lớp cùng chữa lỗi
C.Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ về cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.
 D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • doc26.doc