Giáo án lớp 5 - Tuần 27

Giáo án lớp 5 - Tuần 27

*MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ 2: Từ 12/3 Đến 16/3/2012 Lớp 1 
Học hát bài: HÒA BÌNH CHO BÉ (tiếp theo)
*MỤC TIÊU: 
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
-Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC:
-Lên lớp nhắc nhở
-cho học sinh hát khởi động 1 bài.
2.HỎI BÀI CŨ:
-Học tiếp không hỏi.
3.VÀO BÀI HỌC:
*Ôn tập bài hát Hoà bình cho bé.
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát để giúp HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu, bằng nhiều hình thức: 
 + Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca (sử dụng thêm nhạc cụ gõ).
* Hát kết hợp vận động phụ hoạ và biểu diễn.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Chân nhún nhịp nhàng bên trái, bên phải theo nhịp cho đến hết bài hát. Câu 1 và 3 vỗ tay theo nhịp bên trái, phải cùng bên với chân. Câu 2 đưa tay lên hình chữ V, nghiêng sang trái phải. Câu 4 hai tay đan thành vòng tròn trên đầu, nghiêng sang trái phải.
- Sau khi tập xong, GV cho HS hát kết hợp vận động vài lần để HS nhớ và thực hiện động tác đều đặn, nhịp nhàng hơn.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp (hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ).
- GV nhận xét.
*Giới thiệu cách đánh nhịp 2/4
- Giới thiệu qua cho HS: nhịp 2 gồm có 2 phách mạnh – nhẹ được diễn ra đều đặn bằng cách đếm 1-2-1-2-1-2 (1 là phách mạnh, 2 là phách nhẹ).
Nếu thể hiện bằng cách vỗ tay thì tiếng mỗi tiếng vỗ tay là một phách cứ thế vỗ đều. Còn đánh nhịp 2 là thể hiện động tác tay để làm rõ 2 phách
- GV làm mẫu cách đánh nhịp 2 bài hát Hoà bình cho bé.
4.CỦNG CỐ:
-Nhắc lại nội dung học,nêu bài hoc giáo dục,nhận xét lớp cá nhân.
5.DẶN DÒ:
-Về ôn lại bài học.
-Lắng nghe thực hiện.
-Hát 1 bài khởi động.
- Hát theo hướng dẫn của GV:
 + Hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân
 + HS hát nối tiếp từng câu (dãy 1 hát câu 1, tiếp đến dãy 2 hát câu 2,)
 + Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ theo hướng dẫn. HS xem GV làm mẫu động tác, sau đó tập từng động tác theo hướng dẫn.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lên biểu diễn. Các em có thể chọn hình thức hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm 
- HS nghe giới thiệu cách đánh nhịp 2/4
- HS xem và thực hiện theo.
- Chia 2 dãy cùng hát, một dãy kết hợp vỗ tay theo phách, một dãy đánh nhịp 24, sau đó đổi ngược lại.
- HS lắng nghe.- Ghi nhớ.
-Lắng nghe ghi nhớ,ghi nhận
TUẦN 27 LỚP 2 
Ôn Tập Bài Hát: CHIM CHÍCH BÔNG
*Mục tiêu:
-Biết hát đúng gia điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ đơn giản.
	-Tập biểu diễn bài hát.	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ỔN ĐỊNH TỔ HỨC:
-Lên lớp nhắc nhở
-cho học sinh hat 1 bài khởi động.
2.HỎI BÀI CŨ:
Ôn tập không hỏi
3.VÀO BÀI HỌC:
* Ôn tập bài hát Chim chích bông.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát do thầy xướng âm. Hỏi HS đoán tên bài hát, tác giải ?
- GV hướng dẫn cho HS ôn hát nhiều lần để thuộc lời, giai điệu và hát đúng nhịp.
*Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV hướng dẫn cho HS vài động tác đơn giản (hoặc gợi ý để các em tự nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát). Ví dụ: Động tác chim vỗ cánh, động tác vẫy chim,
- Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ sau khi thống nhất các động tác và tập cho cả lớp.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét
* Hoạt động 3: Nghe nhạc
- GV chọn một bài hát thiếu nhi (hoặc trích đoạn một tác phẩm nhạc không lời) cho HS nghe.
- Hỏi HS cảm nhận về tác phẩm (bài nhạc vui hay buồn? Nhanh hay chậm? Giai điệu có hay không?)
- Cho hát lại l lần 
4.CỦNG CỐ:
- GV củng cố bằng cách cho cả lớp đứng lên bài hát và vỗ tay theo phách và tiết tấu của bài hát một lần trước khi kết thúc tiết họ
5.Dặn dò:
.- Dặn dò (thực như các tiết trước).
-Lắng nghe thực hiện.
-Hát 1 bài khởi động
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát và trả lời.
- HS ôn hát theo hướng dẫn.
 + Hát đồng thanh.
 + Hát theo nhóm, tổ
 + Hát cá nhân 
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- HS xem GV làm mẫu hoặc tự nghĩ ra động tác theo gợi ý của GV và thử trình bày cho các bạn cùng xem.
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm, cá nhân). Có thể dùng nhạc cụ gõ.
- HS ngồi ngay ngắn, trật tự, chú ý lắng nghe.
- HS trả lời
- Học sinh hát1 lần 
- HS nghe và ghi nhớ.
Tuần:
27
Lớp 3
Học hát: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
 (Nhạc Và Lời: Lê Hoàng Minh)
*MỤC TIÊU: -Biết hát theo giai điệu và lời ca.
	 -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định tổ chức:
-Lên lớp nhắc nhở.
-Cho lớp hát khởi động.
2.Hỏi bài cũ:
-Ôn tập không hỏi.
3.Vào bài học:
*Học hát: Tiếng hát bạn bè mình
. Giới thiệu bài hát
-Giới thiệu tên bài hát và tác giả.
-Giáo viên hát hát 1,2 lần
-Chỉ bảng cho học sinh đọc lời ca
- Các em có cảm nhận gì về bài hát vừa nghe
- GV : Bài hát Tiếng hát bạn bè mình của tác giả Lê Hoàng Minh là bài hát hay và dễ học. Bài hát đã được giải thưởng trong cuộc thi sáng tác bài hát thiếu nhi năm 1993, các em sẽ hát được bài này trong tiết học hôm nay.
-Đọc lời và gõ tiết tấu từng câu: Bài hát gồm 8 câu hát. HS đọc lời ca từng câu trong bài hát theo tiết tấu.
- GV gõ thanh phách theo âm hình câu 1; 1-2 HS gõ
-Lắng nghe thực hiện.
-Hát `1 bài khởi động
HS ghi bài
HS lắng nghe
HS đọc
HS nghe
HS trả lời theo cảm nhận
HS theo dõi
HS đọc lời ca theo tiết tấu
HS nghe-HS gõ lại
- Cả lớp cùng tập đọc lời ca. GV làm mẫu, sau đó bắt nhịp 
- Đọc tương tự với các câu còn lại
- Tập hát từng câu:
GV đàn và bắt nhịp ( đếm 1- 2), HS hát hoà giọng. - GV đàn giai điệu và bắt nhịp câu 2.
- Hát nối câu 1 và 2: hai dãy vẫn gõ đệm theo hướng dẫn ở trên.
- Em nào xung phong trình bày hai câu hát vừa học?
- Tập những câu còn lại theo cách tương tự. Sau hai câu, GV lại cho HS hát nối lại từ đầu.
- Hát cả bài.- Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát, vừa hát các em vừa gõ đệm theo nhịp. GV làm mẫu cách gõ theo nhịp, không đệm đàn để theo dõi HS trình bày.
Mỗi tổ hát xong, GV nhận xét ngắn gọn.
- Trình bày bài hát:hai dãy hát đối đáp từ câu 1 đến câu 4 
HS đọc lời ca theo tiết tấu
HS tập hát
Hát câu 1 và 2
1 HS trình bày
Tập những câu còn lại
HS hát cả bài
Từng tổ trình bày
HS thực hiện
Câu 5 –6 – 6 – 7 8 cả lớp cùng hát.
4.Cung cố:
-Nhắc lại nội dung học,nêu bài học giáo dục,nhận xét lớp cá nhân.
5.Dặn dò:
-Về ôn lại bài học.
HS nghe và ghi nhớ
 TUẦN 27: LỚP 4
 Ôn tập: Chú voi con ở Bản Đôn
Tập đọc nhạc TĐN số 7
 I. Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Biết đọc bài TĐN số 7.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1ổn định tổ chức: 
-Lên lớ nhắc nhở
-cho học sinh hát 1 bài khởi động
2hỏi bìa cũ:
-ôn tập không hỏi.
3vào bài học:
-Gới thiệu bài học.
Ôn tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn
- Xướng âm giai điệu cho HS nghe và hát lại bài hát.
-Tổ chức cho HS luyện tập hát thuộc lời ca theo nhóm, cá nhân
- Tổ chức cho học sinh hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách.
- Gợi ý, cho HS sung phong biểu diễn bài hát kết hợp động tác phụ hoạ, em nào có động tác đẹp phù hợp cho hướng dẫn lại cho cả lớp.
- Tổ chức cho học sinh tạp biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét đánh giá.
* Tập đọc nhạc TĐN số 7
Treo bảng phụ bài TĐN số 7 cho HS nhận xét về nhịp, hình nốt, tên nốt. nêu tên các nốt trong bài.
Treo bảng phụ bài tập cao độ, tiết tấu đàn cao độ cho HS luyện đọc thang âm Đồ Rê Mi Pha Son La.
Thực hiện mẫu, hướng dẫn HS luyện tập theo âm hình tiết tấu
Ký âm giai điệu bài TĐN số 7.
Cho HS nêu tên nốt nhạc từng đoạn, lấy cao độ hướng dẫn HS đọc nhạc theo lối móc xích và song hành kết hợp gõ tiết tấu.
Tổ chức cho HS đọc nhạc kết hợp hát ghép lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
Tổ chức cho HS luyện tập đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách 
 Cho Hs thực hiện theo dãy nhóm, cá nhân.
 4. Củng cố:
 - Cho HS đọc nhạc và hát lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách theo nhóm, cá nhân.
Đệm đàn cho HS hát lại bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
 5. Dặn dò:
 - Nhắc HS về nhà ôn tập tập biểu diễn bài hát, ôn tập bài TĐN số 7, chép bài TĐN số 7 vào vở.
-Lắng nghe thực hiện.
-Hát 1 bài khởi động.
- Lắng nghe hát chuẩn xác.
- Thực hiện theo hướng dẫn
-lắng nghe ghi mục bài.
-Nghe nhận biết bài hát.
- HS hát kết hợp động tác phụ hoạ
- Tập hát kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ
- Tập biểu diễn bài hát kết hợp động tác phụ hoạ
-Lớp theo dõi nhận xét.
-Theo dõi nhận xét bài TĐN
- Thực hiện theo hướng dẫn
Theo dõi, luyện đọc cao độ các nốt theo hướng dẫn của GV
- Luyện tập tiết tấu theo hướng dẫn
- Lắng nghe, ghi nhớ cao độ
- Đọc nhạc theo hướng dẫn của GV
- 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy hát ghép lời ca kết hợp gõ tiết tấu.
- Đọc nhạc, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu, phách
- Thực hiện.
-Lắng nghe ghi nhớ ngi nhận.
 TUẦN 27 LỚP 5
	Ôn tập: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
	 TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
 *Mục tiêu:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca .
	- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức:
-Lên lớp nhắc nhở.
-Cho lớp hát khởi động.
2.Hỏi bài cũ:
-Ôn tập không hỏi.
3.Vào bài học:
-Viết bảng giới thiệu bài học.
- GV hướng dẫn HS hát bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm: đoạn 1 gõ đệm theo phách, đoạn 2 gõ với 2 âm sắc. Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện sắc thái vui tươi, tha thiết của bài hát.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhịp của bài hát.
+ Gọi 2-3 HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhịp giai điệu bài hát. Em nào thể hiện động tác vận động đẹp và phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo.
+ Cả lớp tập hát kết hợp vận động theo nhịp giai điệu bài hát.
- GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhịp bai hát do lớp đồng thanh hát.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 8 – Mây chiều
- GV giới thiệu : Hôm nay các em sẽ học bài TĐN số 8 mang tên Mây chiều.
- GV hỏi bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp?
Bài TĐN số 8 viết ở nhịp 3/4, gồm có 8 nhịp.
- GV hướng dẫn bài TĐN chia làm 2 câu mỗi câu có 4 nhịp.
* Luyện tập cao độ
- HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao.
- GV viết lên bảng khuông nhạc có 8 nốt Đô-Rê-Mi-Pha-Sol-La-Si-Đô.
* Luyện tập tiết tấu
- GV viết lên bảng
- GV làm mẫu gõ tiết tấu
- GV chỉ định HS xung phong gõ lại
* Tập đọc từng câu.
- GV kí âm giai điệu cả bài
- GV giải thích cách thể hiện nốt trắng chấm dôi: ngân dài 3 phách.
* Tập đọc cả bài
- Hướng dẫn học sinh đọc nhạc,vừa đọc vừa gõ tiết tấu. Giáo bắt nhịp.
- GV chỉ dịnh HS xung phong đọc
- GV nghe, sửa sai: HS đọc cả bài. GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS.
* Ghép lời ca
- GV quy định 1 tổ đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp.
- GV chỉ định 1HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời.
- GV bắt nhịp, cả lớp hát lời gõ phách và đọc nhạc 1 lần nữa.
4. Củng cố, kiểm tra
- nhắc lại nội dung học nêu bài học giáo dục,nhận xét lớp cá nhân.
5.Dặn dò:
-Về ôn lại bài học.
-Lắng nghe thực hiện.
-Lớp hát 1 bài khởi động.
-Học sinh ghi mục bài.
- HS hát, gõ đệm
- thực hiện đồng ca,đối đáp.
- HS hát , vận động
-xung phong thể hiện.
-Lớp thực hiện pụ họa.
- 5-6 HS trình bày
- HS theo dõi
- HS trả lời
- HS nhắc lại
- HS đọc tên nốt nhạc.
- HS lắng nghe
- 1-2 HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ
- HS đọc nhac kết hợp tiết tấu.
- 1-2 HS thực hiện
- HS đọc nhạc, ghi nhớ sửa sai
-Thực hiện theo tổ
- 2 HS thực hiện
- cả lớp thực hiện thực hiện
- Ghi nhớ,ghi nhận.
 7
 8
 9
 10
 11
 12
 13 
 14
 15
 16
 17
 18
 19
 20

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an am nhac tieu hoc.doc