Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2011 - Trương Anh Kiệt

Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2011 - Trương Anh Kiệt

-Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em .

-Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.

-Yêu hòa bình , tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do địa phương tổ chức.

*Học sinh khá , giỏi :

-Biết được ý nghĩa của hòa bình .

-Biết trẻ em có quyền được sống tronh hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng .

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2011 - Trương Anh Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai , ngày 8 tháng 03 năm 2011
Tuần 27
ĐẠO ĐỨC 
BÀI 12. EM YÊU HOÀ BÌNH ( tiết 2 )
I . Mục tiêu : 
-Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em .
-Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
-Yêu hòa bình , tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do địa phương tổ chức.
*Học sinh khá , giỏi :
-Biết được ý nghĩa của hòa bình .
-Biết trẻ em có quyền được sống tronh hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng .
II. Tài liệu và phương tiện : 
Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân ở những nơi có chiếntranh.
Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.
Giấy khổ lớn, thẻ màu.
Điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.
III . Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định : 
2/ KTBC: 
-Học sinh nêu lại phần ghi nhớ .
3/ Bài mới :
 Giới thiệu bài : Thực hành “ Em yêu hòa bình” 
Hoạt động 1 : Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (bài tập 4)
* Cách tiến hành
- Giáo viên nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh ảnh, băng hình và kết luận như SGV / 55
Hoạt động 2 : Vẽ “Cây hòa bình”
* Cách tiến hành
- Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “Cây hòa bình” ra giấy khổ lớn.
- Kết luận như SGV / 55
Hoạt động 3 : Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hòa bình
* Cách tiến hành
- Giáo viên nhận xét và nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình phù hợp với khả năng.
3/ Củng cố ; dặn dò 
- Giáo viên nhận xét tiết học .
-Hát 
- 2 Học sinh.
- HS giới thiệu trước lớp tranh ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà em sưu tầm được.
- HS thảo luận nhóm vẽ “Cây hòa bình”
- Đại diện nhóm trình bày trướclớp.
- Các nhóm treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Em yêu hòa bình.
- Cả lớp xem tranh, bình luận hoặc nêu câu hỏi.
- HS trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề Em yêu hoàbình.
RKN:
Tiết 53:TẬP ĐỌC
TRANH LÀNG HỒ
I . Mục tiêu:
-Biết nhấn giọng những từ ngữ cần thiết , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi , tự hào .
-Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo . (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 , 3 )
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài đọc.
- Tranh dân gian làng Hồ.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy học :	
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Có thể chia làm 3 đoạn :
Đoạn 1 : Từ đầu  vui tươi.
Đoạn 2 : Tiếp theo gà mái mẹ.
Đoạn 3 : Còn lại.
- Giáo viên uốn nắn, hướng dẫn đọc đúng
- Giáo viên giúp HS giải nghĩa.
- Giáo viên đọc diễn cảm.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Giáo viên tổ chức học sinh đọc ( thành 
tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng đoạn và 
trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các ý kiến thảo luận và chốt kiến thức .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm
- Giáo viên hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc.
- Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét cách đọc của bạn mình.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu ý nghĩa của bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2,3 HS đọc nối tiếp bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2-3 lượt)
- Học sinh đọc thầm phần chú giải từ . 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc lại cả bài.
- Học sinh đọc ( thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng đoạn và trao 
đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài. 
- 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc.
- Học sinh đánh dấu cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng đoạn văn.
- Nhiều học sinh luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
RKN: 
..
TOÁN
131. QUÃNG ĐƯỜNG
I . Mục tiêu : 
Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều .
-Bài tập cần làm : BT1, BT2.
*Học sinh khá , giỏi làm thêm BT3.
II . Các hoạt động trên lớp :
	Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Hình thành cách tính quãng đường
a) Bài toán 1 :
- Giáo viên cho HS nêu cách tính quãng đường 
- Giáo viên cho HS viết công thức tính quãng đường khi biêt vận tốc và thời gian.
b) Bài toán 2 :
- Giáo viên cho HS đổi 
Chú ý : Có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số : 2 giời 30 phút = giờ.
Quãng đường người xe đạp đi được là :
	12 = 30 (km)
- Giáo viên lưu ý HS :
+ Có thể chọn một trong hai cách làm trên đều đúng.
+ Nếu đơn vị đo vận tốc là km / giờ, thờ gian tính theo đơn vị đo là giờ thì quãng đường tính theo đơn vị đo là km.
Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 :
- Giáo viên kết luận.
Bài 2 :
- Lưu ý HS số đo thời gian và vận tốc phải cùng một đơn vị đo thời gian.
- Hướng dẫn HS giải theo 2 cách
+ Cách 1 : Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ.
+ Cách 2 : Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút
*Bài 3 :
- Giáo viên nhận xét bài của HS.
Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- HS đọc bài toán 1 và nêu yêu cầu của bài toán.
- HS nêu cách tính quãng đường đi được của ôtô.
Quãng đường ôtô đi được là :
42,5 4 = 170 (km)
- HS viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
s = v t
- HS nhắc lại cách tính quãng đường.
- HS đọc và giải bài toán 2 trong SGK.
	2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường người xe đạp đi được là 
	12 2,5 = 30 (km)
- HS nói cách tính quãng đường và công thức quãng đường.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS sửa bài lên bảng, HS khác nhận xét.
- HS đọc đề bài, nêu hướng giải
- Cả lớp làm vào vở.
- 2 HS làm trên bảng và trình bày.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- HS sửa chỗ sai, hoàn thiện bài giải.
- HS đọc đề bài, trả lời thời gian đi của xe máy là bao nhiêu.
- HS làm bài vào vở.
- HS sửa bài lên bảng.
RKN: 
Lịch sử
BÀI 25. LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I . Mục tiêu : 
Biết ngày 27 -1 - 1973 Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa- ri chấm dứt chiến tranh , lập lại hòa bình ở Việt Nam :
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định : Mĩ phải tôn trọng độc lập , chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam : rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam ; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam .
+Ý nghĩa Hiệp định Pa - ri : Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam , tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn ,
Học sinh khá , giỏi : Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa- ri về chấm dứt chiến tranh , lặp lại hpoaf bình ở Việt Nam : thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong 1972.
II. Đồ dùng dạy học : 
Aûnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri.
III . Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC:
-Mĩ dùng máy bay ném bơm Hà Nội nhằm mục đích gì ?
-Quân dân đã lập nên chiến thắng oanh liệt gì ?
- Giáo viên nhận xét .
2/ Bài mới :
- Giới thiệu bài : Lễ kí hiệp định Pa-ri .
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên trình bày vắn tắt về tình hình dẫn đến việc lí kết Hiệp định Pa-ri.
- Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho HS 
+ Tại sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ?
+ Lễ kí Hiệp định Pa-ri diễn ra như thế nào ?
+ Nội dung chính của Hiệp định Pa-ri.
+ Việc kí kết đó có ý nghĩa gì ?
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
- Cho HS thảo luận lí do buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri và thuật lại lễ kí Hiệp định Pa-ri.
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên chốt lại kiến thức
- 2 Học sinh 
- HS thảo luận và trình bày.
- HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
- Học sinh nêu mục cần ghi nhớ .
RKN:
Thứ ba , ngày 9 tháng 03 năm 2010
Tiết 27:CHÍNH TẢ( Nhớ – viết )
Cửa sông
I . Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng CT 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông ; không mắc quá 5 lỗi toàn bài.
-Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong sách giáo khoa , củng cố , khắc sâu quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài (BT2).
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ – viết
-Học sinh viết bảng con và bảng lớn từ dễ viết sai .
- Giáo viên chấm 7 đến 10 bài và nêu nhận xét về nội dung bài chép , chữ viết cách trình bày.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
Bài 2 : Tìm tên riêng và cách viết các tên riêng.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại.
3/Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết.
- HS nhắc quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- HS viết 2 tên người, 2 tên địa lí nước ngoài.
- 1 HS đọc 4 khổ thơ cuối bài thơ Cửa sông.
- Cả lớp đọc thầm, chú ý những từ dễ viết sai.
- 2 HS đọc thuộc 4 khổ thơ cuối bài thơ Cửa sông. Cả lớp nghe, nhận xét.
- HS tự viết bài.
- HS soát lại bài.
- Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau. Học sinh sửa những chữ viết sai.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân. HS trình bày.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS làm việc trên phiếu và trình bày.
RKN: 
..
TOÁN 
 132. LUYỆN TẬP
I . Mục tiêu : 
-Biết tính quãng đường đi được của một chuyển độ ... át ẩm) khoảng 3-4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp.
III . Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC:
-Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ gió mà em biết ?
-Kể tên hoa thụ phấn nhờ côn trùng mà em biết ?
-Giáo viên nhận xét 
2 / Bài mới : Giới thiệu bài : Cây con mọc lên từ hạt .
Hoạt động 1 : Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt
 Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên chốt.
Hoạt động 2 : Thảo luận 
* Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên chốt. 
Hoạt động 3 : Quan sát
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp
Bước 2 : Làm việc cả lớp
3- Củng cố , dặ dò :
- Kể tên một số cây con được mọc lên từ hạt ?
-Giáo viên nhận xét tiết học 
- 2 học sinh 
- Các nhóm tách hạt lạc (hoặc hạt đậu xanh, đậu đen, ) đã ươm.
- Chỉ ra vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.
- Quan sát các hình 2 đến 6 đọc thông tin trang 108, 109 làm bài tập
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm trao đổi kinh nhiệm về kết quả gieo hạt
- Giới thiệu với lớp hạt nảy mầm tốt.
- HS trao đổi nhóm đôi về quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt đến cho hạt mới.
- HS trình bày trước lớp
RKN: 
Thứ sáu , ngày 12 tháng 03 năm 2010
TOÁN
135. LUYỆN TẬP CHUNG
I . Mục tiêu : 
-Biết tính vận tốc , thời gian , quãng đường .
-Biết đổi đơn vị đo thời gian .
-Bài cần làm : BT1 , BT2.
* Học sinh khá ,giỏi làm thêm BT3, BT4.
II . Các hoạt động trên lớp :
	Giáo viên
Học sinh
Bài 1 
- Giáo viên hướng dẫn HS nhận ra : Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ôtô và xe máy.
- Giáo viên có thể nêu nhận xét : Cùng quãng đường đi, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ôtô thì vận tốc của ôtô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy.
Bài 2 
- Hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút.
*Bài 3 
- Cho HS đổi đơn vị :
	15,75 km = 15750 m.
	1 giờ 45 phút = 105 phút.
*Bài 4 
- Giáo viên cho HS đổi đơn vị :
	72 km/giờ = 72000 m/giờ.
Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu bài tóan.
- HS làm bài vào vở.
- HS sửa bài trên bảng, HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS làm trên bảng và trình bày.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS làm trên bảng và trình bày.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- HS sửa chỗ sai, hoàn thiện bài giải.
- HS đọc đề bài, nêu hướng giải
- Cả lớp làm vào vở.
- HS làm trên bảng và trình bày.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- HS sửa chỗ sai, hoàn thiện bài giải.
RKN: 
TiẾT 54: TẬP LÀM VĂN
VIẾT BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I . Mục đích yêu cầu 
Viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài , than bài , kết bài ) , đúng yêu cầu đề bài ; dung từ , đặt câu đúng , diễn đạt rõ ý .
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh vẽ một số cây cối. 
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
A - Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra vở HS.
B – Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài 
2- Hướng dẫn làm bài
3- HS làm bài
- Giáo viên thu bài.
Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- HS đọc 5 đề bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- Nhiều HS nói đề tài của mình.
- HS đọc Gợi ý 1.
 - Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- HS làm dàn ý bài viết
- HS khá giỏi trình bày dàn ý.
- HS làm bài.
RKN:
.
KĨ THUẬT 
BÀI 28. LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (tiết 1)
I . Mục tiêu : 
-Chọn đúng , đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng .
-Biết cáh lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu . Máy bay lắp được tương đối chắc chắn.
* Học sinh khéo tay : 
Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu . Máy bay lắp chắc chắn .
II. Đồ dùng dạy học : 
Mẫu máy bay trực thăngđã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III . Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC:
Kiểm tra sự chuẩn bị học sinh
2/ Bài mới :
Giáo viên nêu mục đích , yêu cầu tiết học .
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu
- Giáo viên cho học sinh quan sát vật mẫu , yêu cầu học sinh nhận xét .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết
- Gọi HS lên bảng chọn các chi tiết.
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp thân và đuôi máy bay (H.2, SGK)
- Hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay trực thăng.
* Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H.3, SGK)
* Lắp ca bin (H.4, SGK)
- Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện.
* Lắp cánh quạt (H.5, SGK)
- Hướng dẫn lắp cánh quạt.
* Lắp càng máy bay (H.6, SGK)
- Hướng dẫn lắp 1 càng máy bay
- Hướng dẫn thao tác nối hai càng máy bay.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H1, SGK)
- Hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
- Kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
- Giáo viên tháo từng bộ phận, rồi tháo từng chi tiết xếp vào hộp.
3/ Củng cố ; dặn dò 
-Xem lại quy trình lắp máy bay trực thăng .
-Chuẩn bị đầy đủ các chio tiết tiết sau thực hành : Lắp máy bay trực thăng tiết 2.
-Giáo viên nhận xét tiết học .
- HS quan sát mẫu máy bay trực thăng lắp sẵn.
- HS quan sát từng bộ phận và kể tên các bộ phận đó.
- HS lên bảng chọn đúng và đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại.
- Cả lớp quan sát, bổ sung cho bạn.
- HS quan sát H.2 trả lời câu hỏi.
- HS quan sát.
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS lên bảng thực hiện bước lắp.
- HS lên bảng lắp ca bin.
- Cả lớp quan sát và bổ sung.
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS lắp càng thứ hai của máy bay.
- Cả lớp quan sát và bổ sung bước lắp.
- HS quan sát, nắm các bước lắp.
- HS quan sát và nắm các bước tháo 
rời.
RKN:
Tiết 54:LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I . Mục đích yêu cầu 
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối , tác dụng của phép nối . Hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để nối các câu và bước đầu biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu ; thực hiện được yêu cầu của các BT ở mục III.
- Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn và sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu.
II. Đồ dùng dạy học 
- Phiếu lớn, bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn.
III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1 : Phần nhận xét :
Bài tập 1 : 
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại.
Bài 2 : Tìm tữ ngữ liên kết nội dung giữa các câu
- Giáo viên nhận xét, chốt lại.
3- Phần ghi nhớ :
4- Phần luyện tập : 
Củng cốâ, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết.
- 3,4 HS đọc thuộc lòng các câu ca dao, tục ngữ trong bài tập 2 tiết trước.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- HS phát biểu.
- HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày.
- 2 HS đọc nội dung Ghi nhớ. 
- Cả lớp đọc thầm.
- 2,3 HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ. 
-HS làm bài rồi sửa
RKN:
..
KHOA HỌC 
BÀI 54. CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I . Mục tiêu : 
-Kể tên được một số cây con có thể mọc từ thân , cành ,lá , rễ của cây mẹ .
II. Đồ dùng dạy học : 
Hình trang 110, 111 SGK.
Chuẩn bị theo nhóm : Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng. Một thùng giấy to đựng đất.
III . Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC:
- Kể tên một số cây con được mọc lên từ hạt mà em biết ?
2/ Bài mới :
Giới thiệu bài : Cây con có thể mọc lên từ bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 1 : 
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên chốt.
Hoạt động 2 : Thực hành
* Cách tiến hành
-Học sinh thực hành trồng cây theo nhóm vào thùng giấy có đất đã chuẩn bị sẵn .
-Giáo viên theo giỏi , gợi ý cho học sinh .
3-Củng cố , dặn dò :
-Giáo viên nhận xét tiết học 
- Học sinh chuẩn bị bài :Sự sinh sản của động vật.
- 1 Học sinh .
- Các nhóm làm theo chỉ dẫn / 110. HS quan sát hình vẽ và vật thật.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm tập trồng cây vào thùng.
RKN: 
Tiết 27: Sinh hoạt lớp 
I- Mục tiêu :
- Tổng kết thi đua tuần 27
- Lập kế hoạch thi đua tuần 28.
- GD học sinh chấp hành tốt nội qui của trường , lớp .
- Thực hiện tốt công tác coi và chấm thi Giữa kì II.
-Hoàn chỉnh hồ sơ sổ sách .
-Thông báo kết quả học tập cho PHHS.
II- Chuẩn bị 
- Sổ tổng kết tuần 
III- Các hoạt động chủ yếu 
1/ Đánh giá kết quả học tập trong tuần vừa qua .
Cán bộ lớp tổng hợp báo cáo các tổ .
Nêu ý kiến trước lớp về các mặt thi đua .
Giáo viên nhận xét chung :
+ Ưu điểm : Tích cực học tập , cĩ nhiều hoa điểm 10
+ Tồn tại : Học sinh còn thụ động trong tiết học , chưa tham gia xây dựng bài tích cực .
- Giáo viên khen ngợi học sinh được tuyên dương trong tuần .
2/ Kế hoạch thi đua tuần 28.
Giáo dục học sinh giữ vệ sinh chung .
 - Duy trì sĩ số 
Phụ đạo học sinh yếu trước và sau giờ học 
Bồi dưỡng học sinh giỏi ở lớp , cho học sinh nghiên cứu thêm ở nhà các dạng tốn và bài văn hay.
Giáo dục học sinh chấp hành nội quy của trường , lớp .
GD học sinh chấp hành tốt luật ATGT.
Thực hiện tốt coi thi và chấm thi GKII.
3/ Văn nghệ :
 - Giáo viên tập dượt học sinh tham gia kể chuyện về gương Bác Hồ .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5(59).doc