Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 (tiết 8)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 (tiết 8)

.Mục tiêu:

- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.

- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.

- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Biết được ý nghĩa của hòa bình; Biết trẻ em có quyền sống trong hòa bình và tham gia các hoạt đông phù hợp với bản thân.

 

doc 46 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 (tiết 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn: 13/3/2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Đạo đức( Tiết 27)
Em yêu hoà bình ( t 2 )
I.Mục tiêu:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hòa bình; Biết trẻ em có quyền sống trong hòa bình và tham gia các hoạt đông phù hợp với bản thân.
II. Chuẩn bị:
-Tranh về cuộc sống trẻ em nơi có chiến tranh, về hoạt động bảo vệ hoà bình, giấy.
-Bút màu, thẻ màu.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Khởi động:
-Hỏi:
Trẻ em có quyền và trách nhiệm gì?
Nêu 1 số hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình.
-Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Nhóm 4
.Mục tiêu:Biết được các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân VN và nhân dân thế giới
-Kết luận: 
Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước 
đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động 
bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
* Hoạt động 2: Nhóm 6
.Mục tiêu: Vẽ cây hoà bình
-Chia nhóm 6, phát giấy khổ to cho các nhóm.
-Hướng dẫn:
Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, 
chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.
Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà 
hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
-Nêu ví dụ.
-Hỏi: 
Để gìn giữ và bảo vệ hoà bình chúng ta cần phải làm gì?
Là hs em có thể làm gì?
-Kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
* Hoạt động tiếp nối:
+Trẻ em chúng ta có phải gìn giữ hoà bình không? Chúng ta làm gì để gìn giữ bảo vệ hoà bình?
+Kết luận: Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng của mình.
-Ap dụng bài học.
-Xem trước: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.
 -Nhận xét tiết học.
-Hát: Trái Đất này của chúng em.
-Hs giới thiệu trước lớp các tranh (vẽ ở nhà), ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được theo nhóm 8.(trưng bày theo góc gv quy định ).
Đấu tranh chống chiến tranh.
Phản đối chiến tranh.
Đoàn kết, hữu nghị với bạn bè.
Giao lưu với các bạn bè thế giới.
Thế giới đựơc sống yên ấm.
Trẻ em được đi học.
Trẻ em có cuộc sống ấm no.
Không có bom đạn, thương tích.
Kinh tế phát triển.
-Các nhóm vẽ tranh.
-Đại diện nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét.
Tập đọc( Tiết 53)
Tranh làng Hồ
I.Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo(trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II.Chuẩn bị
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Khởi động :
-Gọi hs đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân , trả lời câu hỏi trong bài.
-Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Cả lớp 
-Luyện đọc, tìm hiểu bài
-Chia đoạn:
-Gọi 3 hs đọc lần 1.
-Sửa lỗi phát âm cho hs.
-Gọi 3 hs đọc lần 2.
-Giúp hs hiểu nghĩa từ khó.
-Đọc mẫu lần 1.
-Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1, 2, trả lời:
 Hãy kể tên 1 số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê VN.
-Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 3, trả lời: 
-Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc
 biệt?
-Tìm những từ ngữ ở 2 đoạn cuối thể hiện sựđánh gía của tác giả với tranh làng Hồ?
+Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? HSKG
* Hoạt động 2: Nhóm 2
 Luyện đọc diễn cảm
-Hướng dẫn tìm giọng đọc đúng:
-Đọc mẫu đoạn 1.
* Hoạt động tiếp nối:
-Ý nghĩa bài?
-Gọi hs đọc đoạn văn mình thích và nêu lý do thích.
-Về tập đọc. -Xem trước:Đất nước.
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-1 hs đọc toàn bài.
-Xem tranh làng Hồ (nếu có)
-3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
-3 hs đọc 3 đoạn.
-3 hs đọc 3 đoạn.
-SGK.
-Luyện đọc theo cặp.
-1 HS đọc toàn bài.
-Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
-Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc
 biệt: màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.
Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương " rất có duyên.
Tranh vẽ đàn gà con " tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
Kĩ thuật tranh " đã đạt tới sự trang trí tinh tế.
Màu trắng điệp " là 1 sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
+ Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.
 Vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật càng ngắm càng thâý đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.
 Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.
-3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
-Giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. Nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh.
- Luyện đọc theo cặp.
-Thi đọc trước lớp.
-Nhận xét, bình chọn.
- Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra bức tranh dân gian độc đáo. 
Toán( Tiết 131)
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
- Cả lớp làm bài tập: 1,2,3. HSKG làm thêm bài 4.
II. Chuẩn bị:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Khởi động:
-Cho hs làm lại bài 3 .
-Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Cá nhân
-Bài 1:
 +Gọi hs nêu công thức tính vận tốc.
 +Cho hs tự làm bài vào vở: 
 +Gọi hs đọc kết quả.
 +Hỏi:
Có thể tính vận tốc của đà điểu với đơn vị đo là m/ giây không?
-Bài 2:
 +Gọi hs nêu cách giải.
 +Cho hs giải vào vở:
 +Gọi hs điền trên bảng phụ:
-Bài 3: 
 +Chỉ quãng đường?
 +Thời gian đi bằng ô tô? 
 +Cho hs giải vào vở:
 1 hs làm trên bảng phụ:
 +Gọi hs đính bài lên bảng, trình bày:
-Bài 4: HSKG
+Hướng dẫn hs tìm thời gian trong bài:
+Cho hs giải vào vở:
+Cho 2 hs thi đua giải nhanh, giải đúng.
* Hoạt động tiếp nối:
-Hỏi lại cách tính vận tốc.
-Về xem lại bài.
-Xem trước:Quãng đường.
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-1 hs nêu yêu cầu.
 V = s : t
Vận tốc chạy của đà điểu:
 5250 : 5 = 1050 ( m/ phút)
 Đáp số : 1050 m/ phút
 +Nhận xét.
Cách 1:
1 phút = 60 giây
 Vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị đo là m/ giây:
 1050 : 60 = 17,5 ( m/ giây)
 Đáp số : 17,5 m/ giây
Cách 2:
5 phút = 300 giây
Vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị đo là m/ giây:
5250 : 300 = 17, 5 ( m/ giây)
 Đáp số : 17,5 m/ giây
-1 hs nêu yêu cầu.
S
130 km
147 km
210 m
1014 m
T
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
v
32,5 km/ giờ
49
km/ giờ
35
m/ giây
78
m/ giây
 +Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
 + 25 – 5 
+ Nửa giờ = giờ = 0,5 giờ
+ Quãng đường người đó đi bằng ô tô:
 25 – 5 = 20 ( km )
 Thời gian người đó đi bằng ô tô:
 Nửa giờ = giờ = 0,5 giờ
 Vận tốc của ô tô:
 20 : 0,5 = 40 ( km/ giờ)
Đáp số: 40 km/ giờ
 +Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
 +7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
Thời gian đi của ca nô: 
 7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút = 1, 25 giờ
Vận tốc của ca nô:
30 : 1, 25 = 24 ( km/ giờ)
 Đáp số: 24 km/ giờ
+Nhận xét.
Kể chuyện( Tiết 27)
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I.Mục tiêu:
-Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truỳên thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc 1 kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.
- Biết trao đổi với bạn ý nghĩa câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
-Bảng lớp viết 2 đề bài.
-Tìm câu chuyện.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Khởi động:
-Hs kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc đoàn kết của dân tộc.
-Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1:Cả lớp
- Hướng dẫn hs gạch dưới các từ ngữ quan trọng:
-Nhắc hs gợi ý trong SGK mở rất rộng khả năng cho các em tìm được chuyện. 
* Hoạt động 2: Nhóm 2.
* Hoạt động tiếp nối:
-Gọi 1 hs kể hay kể cho lớp nghe.
-Về tập kể.
-Xem trước:Tiết 27: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. - Nhận xét tiết học.
-Hát.
- 1 hs đọc đề bài.
1/ trong cuộc sống, tôn sư trọng đạo.
2/ kỉ niệm, thầy giáo, cô giáo, lòng biết ơn.
- 4 hs nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Hs tiếp nối nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể.
-Hs lập dàn ý cho câu chuyện của mình.
-Luyện kể theo cặp, cùng trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Thi kể trước lớp, cùng trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 -Nhận xét, bình chọn.
Ngày soạn:14/3/2011
Ngày dạy: Thứ ba ngày 15tháng 3 năm 2011
Toán( Tiết 132
Quãng đường
I.Mục tiêu:
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều .
- Cả lớp làm bài 1, 2. HSKG làm thêm bài 3 .
II. Chuẩn bị:
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Khởi động:
-Cho hs làm lại bài 4 tiết 132.
 -Giới thiệu bài.
*Hoạtđộng 1: Cả lớp
 -Cho hs đọc thí dụ 1.
-Cho hs nêu yêu cầu của bài toán:
-Cho hs nêu cách tính .
-Cho hs lên trình bày bài toán.
-Gọi:
-Hỏi: Để tính quãng đường ô tô đi được ta làm sao?
-Quy tắc:
-Yêu cầu hs viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian.
-Cho hs đọc thí dụ 2.
-Cho hs tự giải vào vở, nhắc hs chú ý đơn vị đo.
-Cho hs lên trình bày bài toán.
-Gọi:
-Nhắc hs: Nếu đơn vị đo vận tốc là km/ giờ, thời gian tính theo đơn vị đo là giờ thì quãng đường tính theo đơn vị đo là km.
*Hoạtđộng 2: Cá nhân
-Bài 1:
 +Gọi hs nêu công thức tính quãng đường và nói cách tính.
 +Cho hs làm vào vở:
+Gọi hs lên bảng sửa.
-Bài 2:
+ Nhắc hs số đo thời gian và vận tốc phải cùng 1 đơn vị đo thời gian.
+Nêu cách giải?
+Cho hs làm vào vở: 
 1 hs làm bảng phụ:
+Gọi hs đính bài lên bảng. 
-Bài 3: HSKG
+Gọi hs nêu thời gian đi của xe. 
+ Cho hs làm vào vở: 
* Hoạt động tiếp nối:
-Hỏi lại công thức tính quãng đường.
-Về xem lại bài.
 Xem trước: Luyện tập
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-Tính quãng đường đi được của ô tô.
- 42,5 x 4 
Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ:
 42,5 x 4 = 170 ( km)
 Đáp số: 170 km
-Nhận xét.
- Để tính quãng đường ô tô đi được ta lấy quãng đường ô tô đi trong 1 giờ hây vận tốc của ô tô nhân với thời gian đi.
-Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thờ ...  tự nhiên liên tiếp, 2 số chẵn, lẽ liên tiếp.-Về xem lại bài.
 Xem trước: Ôn tập về phân số.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-1 hs nêu yêu cầu.
 +70 815: bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm.
 Giá trị chữ số 5: 5 đơn vị.
 975 806: chín trăm bảy mươi lăm nghìn tám trăm linh sáu.
 Giá trị chữ số 5: 5 000.
 5 723 600: năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm.
 Giá trị chữ số 5: 5 000 000
 472 036 953: bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba. 
 Giá trị chữ số 5: 50
+Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
a/ 1 000, 7 999, 66 666
b/ 100, 998, 2 998-3000
c/ 81, 301, 1 999
Các số tự nhiên: các số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
Hai số lẻ, chẵn liên tiếp nhau hơn kém nhau 2 đơn vị.
-Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
>, <, =
, =
+Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
+ Từ lớn đến bé:
 3 762; 3726; 2 673; 2 637
 Từ bé đến lớn:
 2 637 ; 2 673 ; 3726; 3 762
+ Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
243
207
810
465
+ Nhận xét.
Khoa học
Sự sinh sản của côn trùng
I.Mục tiêu:
 Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
II. Chuẩn bị:
- Các tấm thẻ ghi: trứng, ấu trùng, nhộng, bướm, ruồi; tranh; bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Khởi động:
-Gọi hs đọc bài học tiết 55.
-Hãy kể tên các con vật đẻ trứng mà em biết.
- Hãy kể tên các con vật đẻ con mà em biết.
-Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1:Cả lớp
Tìm hiểu về bướm cải. -Hỏi:
Kể tên 1 số loại côn trùng.
Theo em côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng hay đẻ con?
-Dán bảng quá trình phát triển của bướm cải.
-Giảng:Đây là hình mô tả quá trình phát triển cuả bướm cải từ trứng cho đến khi thánh bướm. Đây là loại bướm có bốn cánh mỏng, phủ 1 lớp vải nhỏ như phấn, có màu trắng. Loại bướm này thường đẻ trứng vào lá của các cây rau cải, bắp cải hoặc súp lơ. Quá trình phát triển của bướm cải qua 4 giai đoạn : trứng, ấu trùng, nhộng, bướm.
-Yêu cầu: ghép các tấm thẻ vào đúng hình minh hoạ từng giai đoạn phát triển của bướm cải.
-Hỏi: 
Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá rau cải?
Ơ giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
Trong trồng trọt, em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa maù, cây cối?
-Kết luận: Bứơm cải là 1 loại côn trùng có hại cho trồng trọt nhất là đối với các loại rau cải, bắp cải, súp lơ. Bướm cải đẻ trứng vào đầu hè, sau 6 đến 8 ngày trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá rau để lớn lên. Sâu ăn lá rau khoảng 30 ngày, khi lớp da bên ngoài chật , chúng lột xác và lớp da mới hình thành. Sâu leo lên tường, lên rào, bậu cửa, cây cối. Vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng. Trong vòng 2, 3 tuần, 1 con bướm chui ra khỏi kén, bay đi và tiếp tục 1 vòng đời mới. Sâu gây ra nhiều thiệt hại cho trồng trọt. Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm.
* Hoạt động 2: Nhóm 4
 Tìm hiểu về ruồi và gián.
-Chia nhóm 4.
-Yêu cầu hs các nhóm quan sát tranh minh hoạ 6, 7 / 115 và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Gián sinh sản như thế nào?
Ruồi sinh sản như thế nào?
Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?
Ruồi thường đẻ trứng ở đâu?
Gián thường đẻ trứng ở đâu?
Nêu những cách diệt ruồi?
Nêu những cách diệt gián.
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Hỏi: Nhận xét về sự sinh sản của côn trùng.
-Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. Có những loài côn trùng trứng nở ngay thành con như gián. Nhưng cũng có loài côn trùng phải qua các giai đoạn trung gian mới nở thành con. Biết được chu trình sinh sản cuả chúng để ta có biện pháp tiêu diệt chúng.
* Hoạt động 3: Nhóm 6
Vẽ tranh vòng đời của 1 loài côn trùng mà em biết.
-Chia nhóm 6.
-Yêu cầu: Vẽ tranh vòng đời của 1 loài côn trùng mà em biết.
-Cho hs quan sát sản phẩm của cả lớp.
-Chấm điểm, nhận xét.
* Hoạt động tiếp nối:
-Hỏi:+Kể tên 1 số côn trùng.+ Quá trình phát triển của bướm cải?+Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.-Về xem lại bài.-Xem trước : Cây con mọc lên từ hạt-Nhận xét tiết học.
-Hát
Ruồi, gián, dế, kiến, bướm,
Côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng.
Hình 1: trứng 
Hình 2: sâu 
Hình 3: nhộng
Hình 4: bướm
Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau rất nhiều.
Để giảm bớt thiệt hại cho cây cối, hoa màu do côn trùng gây ra, người ta có thể bắt sâu, phun thuốc sâu, bắt bướm.
Gián đẻ trứng, trứng nở thánh gián con.
Ruồi đẻ trứng, trứng nở ra dòi hay còn gọi là ấu trùng. Dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi con.
Chu trình sinh sản của ruồi và gián: 
 Giống nhau: cùng đẻ trứng.
 Khác nhau: trứng gián nở ra gián con. Trứng ruồi nở ra dòi. Dòi hoá nhộng, nhộng nở thành ruồi con.
Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,
Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo
Diệt ruồi bằng cách giữ vệ sinh môi trừơng nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, dọn dẹp rác thải hoặc phun thuốc diệt ruồi.
Diệt gián bằng cách giữ vệ sinh môi trừơng nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo hoặc phun thuốc diệt gián.
-Nhận xét.
-Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
-Hs vẽ theo nhóm.
-Hs trưng bày sản phẩm.
Kĩ Thuật
Lắp máy bay trực thăng (t2)
I.Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- HSKG lắp được máy bay theo mẫu, lắp chắc chắn.
II. Chuẩn bị:
- Bộ lắp ghép.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Khởi động:
-Kiểm tra dụng cụ hs.
-Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Cá nhân
 Thực hành lắp máy bay trực thăng.
a. Chọn các chi tiết
-Hs chọn đúng, đủ chi tiết theo bảng trong SGK.
-Xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng loại.
-Gv kiểm tra hs chọn các chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận
-Cho hs đọc phần ghi nhớ .
-Yêu cầu hs quan sát kĩ các hình và đọc nội dung tùng bước lắp trong SGK.
-Nhắc hs: 
Lắp thân và đuôi máy bay theo những chú ý mà GV đã hướng dẫn ở tiết 1.
Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm.
Lắp càng máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phải, mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít.
- Theo dõi hs lắp, giúp đỡ hs yếu.
c. Lắp ráp xe chở hàng.
-Nhắc hs lưu ý khi lắp ráp các bộ phận với nhau cần phải:
Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí.
Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chắc.
* Hoạt động 2: Cả lớp
 Đánh giá sản phẩm
-Nhắc các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
Máy bay trực thăng lắp chắc chắn, không xộc xệch.
Mối ghép giữa giá đỡ sàn ca bin với càng máy bay phải chắc và thẳng để máy bay không bị chúc xuống.
-Nhận xét, đánh giá sản phẩm của hs theo 2 mức: hoàn thành và không hoàn thành.
-Nhắc hs tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
* Hoạt động tiếp nối:
-Hỏi lại các bước lắp.
-Về xem lại bài.
-Chuẩn bị Lắp máy bay trực thăng. (t3)
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-Hs thực hành lắp từng bộ phận.
-Lắp ráp xe theo hướng dẫn trong SGK.
 Kiểm tra sự chuyển động của xe.
-Trưng bày sản phẩm theo bàn.
-2 hs dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
Ngày soạn: 24/3/2011
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011
Chính tả
Kiểm tra (tiết 7)
Toán
Ôn tập về phân số
I.Mục tiêu:
-Biết xác định p.số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các p.số không cùng mẫu số.
- Cả lớp làm bài 1, 2, 3 (a,b) 4. HSKG làm thêm bài 3c , 5 .
II.Chuẩn bị:
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Khởi động:
-Cho hs làm lại bài 4 .
-Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Cá nhân
 Luyện tập
-Bài 1: .
+Cho hs viết vào SGK.
+Gọi hs phát biểu: 
Bài 2: 
+Cho hs tự làm vào vở:
+Gọi hs đọc kết quả.
-Bài 3: a, b
+Cho hs tự làm vào vở: 
a.
 b.
 c.
+Gọi hs lên bảng sửa bài.
-Bài 4: 
+Cho hs làm vào vở.
+Gọi hs đọc kết quả.
-Bài 5: HSKG
+Cho hs làm vào SGK:
+Đính bảng phụ lên. Gọi hs thi đua điền.
* Hoạt động tiếp nối:
-Gọi hs nhắc lại quy tắc cộng, trừ,nhân, chia phân số.
-Xem trước : Ôn tập về phân số (tt)
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
- 1 hs nêu yêu cầu.
a
b
- Hình 1: 
- Hình 2: 
- Hình 3: 
- Hình 4: 
- Hình 1: 
- Hình 2: 
- Hình 3: 
- Hình 4: 
-Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
; 
 ; 
+Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
 và 
 giữ nguyên 
; ; 
+Nhận xét.
-1 hs đọc bài toán.
; ; 
+Nhận xét.
-1 hs đọc bài toán.
 hoặc 
+Nhận xét.
Tập làm văn
Kiểm tra ( tiết 8)
SINH HOAÏT CHUÛ NHIEÄM
TUAÀN 28
 I.Muïc tieâu: - HS bieát ñöôïc nhöõng öu ñieåm, nhöõng haïn cheá veà caùc maët trong tuaàn 27
- Bieát ñöa ra bieän phaùp khaéc phuïc nhöõng haïn cheá cuûa baûn thaân.
- Giaùo duïc HS thaùi ñoä hoïc taäp ñuùng ñaén, bieát neâu cao tinh thaàn töï hoïc, töï reøn luyeän baûn thaân.
II. Ñaùnh giaù tình hình tuaàn qua:
 * Neà neáp: - Ñi hoïc ñaày ñuû, ñuùng giôø.
- Duy trì SS lôùp toát.
- Coù tieán boä trong vaán ñeà noùi chuyeän rieâng trong giôø hoïc .
 * Hoïc taäp: 
- Daïy-hoïc ñuùng PPCT vaø TKB, coù hoïc baøi vaø laøm baøi tröôùc khi ñeán lôùp.
- Thi ñua hoa ñieåm 10 : khaù toát.
- HS yeáu tieán boä chaäm, chöa tích cöïc ñi hoïc phuï ñaïo. 
- Duy trì phuï ñaïo HS yeáu 2 buoåi / tuaàn.
 * Vaên theå mó:
- Thöïc hieän haùt ñaàu giôø, giöõa giôø vaø cuoái giôø nghieâm tuùc.
- Tham gia ñaày ñuû caùc buoåi theå duïc giöõa giôø.
- Thöïc hieän veä sinh haøng ngaøy trong caùc buoåi hoïc.
- Veä sinh thaân theå, veä sinh aên uoáng : toát.
III. Keá hoaïch tuaàn 29
 * Neà neáp:
- Tieáp tuïc duy trì SS, neà neáp ra vaøo lôùp ñuùng quy ñònh.
- Nhaéc nhôû HS ñi hoïc ñeàu, nghæ hoïc phaûi xin pheùp.
- Tích cöïc tham gia caùc buoåi oân taäp, phuï ñaïo.
 * Hoïc taäp:
- Tieáp tuïc daïy vaø hoïc theo ñuùng PPCT – TKB tuaàn 29
- Tích cöïc töï oân taäp kieán thöùc.
- Toå tröïc duy trì theo doõi neà neáp hoïc taäp vaø sinh hoaït cuûa lôùp.
- Tieáp tuïc phuï ñaïo HS yeáu vaøo chiều thứ hai và thöù naêm.
- Thi ñua hoa ñieåm 10 trong lôùp, trong tröôøng.
- Khaéc phuïc tình traïng queân saùch vôû vaø ñoà duøng hoïc taäp ôû HS.
 * Veä sinh:
- Thöïc hieän VS trong vaø ngoaøi lôùp.
- Giöõ veä sinh caù nhaân, veä sinh aên uoáng.
- Tieáp tuïc thöïc hieän trang trí lôùp hoïc.
 * Hoaït ñoäng khaùc: 
- Nhaéc nhôû HS tham gia Keá hoaïch nhoû vaø tham gia ñaày ñuû caùc hoaït ñoäng ngoaøi giôø leân lôùp.
IV. Toå chöùc troø chôi: GV toå chöùc cho HS chôi troø chôi “Ñoá baïn” nhaèm oân taäp, cuûng coá caùc kieán thöùc ñaõ hoïc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5T2728 DUYEN.doc