Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Mậu Long - Vũ Đức Thân

Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Mậu Long - Vũ Đức Thân

LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu:

- Biết tính vận tốc cảu chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo đơn vị đo khác nhau

II/ Đồ dùng dạy học:

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 18 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Mậu Long - Vũ Đức Thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 Ngày soạn: 6.3.2011
 Ngày giảng: T2/7.3.2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Biết tính vận tốc cảu chuyển động đều.
Thực hành tính vận tốc theo đơn vị đo khác nhau
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC - Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới:
1/ GT bài - Trực tiếp.
2/ Luyện tập:
Bài 1- Gọi hs đọc đề bài , nêu công thức tính vận tốc 
- Cho cả lớp làm bài vào vở 
- Gọi hs đọc lời giải 
Bài 2- Gọi hs đọc đề bài và nêu yc bài toán 
- Cho hs tự làm bài vào vở
- Hd hs cách viết 
S=130 km ; t=4 giờ thì v=130:4=32.5 km/giờ 
- Gọi hs đọc kết quả 
Bài 3- Gọi hs đọc đề bài chỉ ra quãng đường và thời gian đi bằng ôtô
Bài giải
Quãng đường người đó đi bằng ôtô là
25-5=20km
Thời gian người đó đi bằng ôtô là 0,5giờ hay giờ
Vận tốc của ôtô là 20:0,5=40 km/giờ
Hay 20:= 40 km/giờ
Bài 4- Cho hs tự làm bài rồi chữa bài 
Thời gian đi của ca nô là
7 giờ 45 phút – 6giờ 30 phút = 1giờ 15 phút
1giờ 15phút= 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là
30 : 1,25 =24 km /giờ
4/ Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về làm bài tập phần luyện tập thêm.
2 hs làm bài 
1 hs đọc đề bài 
Cả lớp làm bài vào vở 
Vài hs đọc lời giải 
1 hs đọc đề bài 
Hs tự làm bài vào vở 
1 hs lên bảng chữa bài 
1 hs đọc đề bài 
1 hs lên bảng giải 
Lớp làm bài vào vở 
1 hs đọc đề bài 
1 hs lên bảng giải 
Lớp làm bài vào vở 	
Ghi nhớ
Tiết 3: Tập đọc
Tranh làng hồ 
I/ Mục tiêu:
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi tự hào
Hiểi ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh nhân gian độc đáo ( TL được câu hỏi SGK)
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ sgk.
III / Các hoạt động dạy học: 
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC: 
Mời hs đọc bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ’’và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B/ Bài mới:
1/ GT bài
- Trực tiếp.
2/ HD đọc và tìm hiểu bài.
a/ luyện đọc:
- Gọi 2 hs khá đọc bài 
- Cho hs quan sát tranh minh họa 
- Chia đoạn , yc hs đọc nối tiếp đoạn 
- Ghi từ khó yc hs đọc 
- Yc hs đọc nối tiếp lần 2
- Kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs 
- Yc hs đọc nối tiếp lần 3
- Mời 1-2 hs đọc toàn bài 
- Gv đọc diễn cảm toàn bài 
b/ Tìm hiểu bài 
- Yc hs đọc thầm đọc lướt từng đoạn và trả lời các câu hỏi trong sgk 
- Kết hợp giải nghĩa các từ chú giải
- Yc hs nêu ý chính của từng đọan gv ghi bảng 
- Giảng nội dung đoạn , bài 
c/ luyện đọc lại 
- Mời 3 hs đọc diễn cảm bài 
- Hd hs đọc diễn cảm một đoạn 
- Tổ chức cho hs thi đọc 
- Nhận xét bình chọn .
- Nhắc lại ý nghĩa của bài 
3/ Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà học bài xem trước bài sau.
- 2 hs đọc bài .
- 2 hs đọc bài
- Hs quan sát tranh minh họa 
- Hs đọc từ khó 
- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2 và lần 3
- 2 hs đọc toàn bài 
- Hs quan sát sgk
- Hs đọc thầm đọc lướt và trả lời câu hỏi trong sgk 
- Hs nêu ý chính của từng đoạn 
- 3 hs đọc bài 
- Hs luyện đọc trong nhóm 
- Các nhóm thi đọc 
Lắng nghe
Tiết 4: Lịch sử
Lễ kí hiệp định pa-ri 
I/ Mục tiêu:
Biết ngày 27/1/1973 Mỹ buộc phải ký hiệp định Pa-ri chấm rứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam
Biết lý do Mỹ phải kí hiệp định Pa-ri về chấm rứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam 
II/ Đồ dùng dạy học:
 	Tranh ảnh tư liệu 
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC: - Gọi 2 hs trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ.
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới:
1/GT bài - Trực tiếp 
HĐ1 Làm việc cả lớp
- Gv trình bày tình hình dẫn đến việc kí hiệp định Pa Ri
- Nêu các nhiệm vụ học tập 
+ Tại sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa Ri?
+ Lễ kí Hiệp định Pa Ri diễn ra như thế nào ?
+ Nội dung chính của Hiệp định ?
+ Việc kí kết đó có ý nghĩa gì?
HĐ2 Làm việc theo nhóm
- Cho hs thảo luận về lí do Mĩ phải kí hiệp định
+ Sự kéo dài Hội nghị Pa Ri là do đâu?
+ Tại sao vào thời điểm sau năm 1972 > Mĩ phải kí Hiệp định Pa Ri?
- Gv cho hs thuât lại lễ kí hiệp định Pa Ri
+ Thuật lại diễn biến lễ kí kết 
+ Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa Ri?
HĐ3 Làm việc theo nhóm hoặc cả lớp
- Cho hs tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa ri ở Việt Nam ?
- Yc hs đọc sgk thảo luận đi đến các ý 
+ Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam 
+ Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược : đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam
HĐ4 Làm việc cả lớp - Gv nhắc lại câu thơ chúc tết năm 1969 của Bác Hồ 
“ Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút , đánh cho ngụy nhào”
3/ Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 hs trả lời trước lớp .
- Hs nghe 
- Hs đọc sgk thảo luận và trả lời 
- Hs đọc sgk và thảo luận 
- Nghe, ghi nhớ 
Tiết 5: Đạo đức.
Em yêu hòa bình (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em
Biết được ý nghĩa của hoà bình
II/Đồ dùngdạy học:
 Tranh ảnh, giấy , bút màu, thẻ màu
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC 
Gọi hs trả lời câu hỏi về nội dung bài trước 
B/ Bài mới:
1/ GT bài - Trực tiếp:
2/ Nội dung:
HĐ1 :Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm BT4
- Cho hs giới thiệu trước lớp các tranh ảnh băng hình , bài báo về các hđ bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được 
- Gv nhận xét giới thiệu thêm 1 số tranh ảnh và kết luận 
HĐ 2 :Vẽ cây về hòa bình 
- Chia nhóm và hd các nhóm vẽ cây hòa bình ra giấy khổ to 
- Cho các nhóm vẽ tranh 
- Mời đại diện nhóm giới thiệu tranh 
- Nhận xét khen ngợi các nhóm vẽ đẹp 
HĐ 3 :Triển lãm nhỏ về em yêu hòa bình 
- Cho hs treo tranh và giới thiệu các tranh vẽ về đề tài Em yêu hòa bình 
- Yc cả lớp xem tranh và nêu câu hỏi bình luận 
- Cho hs trình bày các bài thơ , bài hát về chủ đề hòa bình 
- Nhận xét nhắc nhở hs tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình 
3/Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Dặn hs về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
2 hs trả lời trước lớp 
Hs giới thiệu trước lớp tranh ảnh và băng hình 
Quan sát 
Các nhóm vẽ cây hòa bình ra giấy khổ to
Đại diện nhóm giới thiệu
Hs treo tranh và giới thiệu 
Hs trình bày thơ hoặc ca hát 
Lắng nghe
Ghi nhớ
 Ngày soạn: 7.3.2011
 Ngày giảng: T3/8.3.2011
Tiết 1:Toán
Quãng đường
I/ Mục tiêu:
Biết tính quãng đường đi của một chuyển động đều.
BT3
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC - Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới:
1/ GT bài - Trực tiếp.
2/ Hình thành cách tính quãng đường a/ bài toán 1
- Cho hs đọc bài toán trong sgk và nêu yc của bài 
- Cho hs nêu cách tính quãng đường của xe ôtô
Quãng đường ôtô đi được là 
42,5 x 4 =170( km)
- Cho hs viết công thức tính quãng đường s = v x t
- Cho hs nhắc lại cách tính quãng đường 
b/ Bài toán 2
- Cho hs đọc và gải bài toán trong sgk 
- Cho hs đổi 2giờ 30phút =2,5 giờ
Quãng đường người đi xe đạp đi được là 
12 x 2,5 = 30 (km)
2/ Luyện tập:
Bài 1- Gọi hs nói cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường 
Bài 2
- Cho cả lớp làm bài vào vở 
- Gọi hs đọc lời giải ,hs khác nhận xét 
- Lưu ý cho hs đổi số đo thời gian và vận tốc 
- Hd hs 2 cách giải 
Cách 1:
Đổi số đo thời gian có số đo đơn vị là giờ
15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là 
12,6 x 0,25 =3,15(km)
Cách 2:
Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút : 1 gời = 60 phút 
Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là 
12,6 : 60 = 0,21km /phút
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là 
0,21 x 15 = 3,15 (km)
Bài 3- Cho hs đọc đề bài trả lời thời gian đi của xe máy là bao nhiêu
- Cho hs tự làm bài vào vở 
- Gọi hs đọc baì giải và nhận xét 
4/ Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về làm bài tập phần luyện tập thêm.
2 hs làm bài 
1 hs nêu bài toán 
Hs nêu cách tính 
Hs viết công thức 
2 hs nhắc lại 
Hs đọc đề bài và làm bài vào vở 
1 hs đọc đề bài và nói cách tính
Cả lớp làm bài vào vở 
Vài hs đọc lời giải 
1 hs đọc đề bài 
Hs tự làm bài vào vở 
2 hs lên bảng chữa bài theo 2 cách 
1 hs đọc đề bài 
Hs trả lời
Lớp làm bài vào vở 
Lắng nghe
Tiết 3: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : truyền thống 
I/ Mục tiêu:
MR, hệ thống hoá vốn từ về truyền thốngtrong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo y/c BT1; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).
Thuộc một số câu tục ngữ, ca dao trong BT1,2
II/ Đồ dùng dạy học: 
 	Từ điển, bút dạ , phiếu 
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
 A/ KTBC: - Gọi hs đọc lại đoạn vắn ngắn viết về truyền thống hiếu học tiết trước 
B/ Bài mới:
1/ GT bài:
- Trực tiếp.
2/ HD hs làm bài 
Bài 1
- Gọi hs đọc yc bài 
- Chia lớp thành các nhóm . phát giấy bút dạ cho các nhóm 
- Yc các nhóm trao đổi viết nhanh các câu tực ngữ , ca dao tìm được 
- Mời đại diện các nhóm trình bày 
- Cả lớp và gv nhận xét kết luận 
- Yc hs làm vào vở mỗi hs viết ít nhất 4 câu 
Bài 2
- Gọi 1 hs đọc yc bài tập
- Yc cả lớp đọc thầm 
- Yc hs làm bài theo nhóm 
- Phát phiếu bút dạ cho các nhóm thi làm bài 
- Mời đại diện các nhóm trình bày 
- Cả lớp và gv nhận xét kết luận 
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc lại 
- Yc cả lớp làm vào ô trong VBT theo lời giải đúng
3/ Củng cố dặn dò
 - Nhận xét giờ học.
- Dăn hs về học thuộc ghi nhớ và kiến thức đã học.
- 2 hs đọc lại .
- 1 hs đọc yc bài 
- Hs làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- Hs làm bài vào vở 
- 1 hs đọc yc bài tập 
Cả lớp đọc thầm 
- Hs làm bài theo nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
- Hs nối tiếp nhau đọc lại 
Ghi nhớ
Tiết 4: Chính tả (nhớ - viết)
Cửa sông 
I/ Mục tiêu:
Nhớ viết đúng chính tả của bài cửa sông
Tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích trong SGK, củng cố khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài (BT2)
II/Đồ dùng dạy học:
 	 Bảng phụ , bút dạ và 2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung bài tập 2 
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC 
- 1 hs nhắc lại quy tắc viết hoa tên địa lí, tên người nước ngoài và viết .
Nhận xét cho điểm 
B/ Bài mới :
1/GT bài - Trực tiếp.
2/ HD hs nhớ viết 
- Gv 1 hs đọc yc của bài 
- Gọi 1 hs đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối bài Cửa Sông 
- Yc cả lớp đọc thầm để ghi nhớ
- Yc hs gấp sgk ghi nhớ và viết bài vào vở 
- Chấm chữa bài .
3/ HD hs làm bài tập chính tả
Bài 2- Gọi hs đọc yc bài tập 2, gạch dưới trong VBT các tên riêng tìm được , giải thích cách viết các tên riêng đó 
- Phát giấy bút dạ cho 2 hs làm bài 
- Gọi hs phát biểu  ... A/ KTBC 
- Gọi hs làm lại các bài tập tiết trước 
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới :
1/ GT Bài - Trực tiếp .
2/ Phần nhận xét 
Bài1
- Gọi hs đọc yc bài suy nghĩ và làm việc cá nhân 
- Mở bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn yc hs chỉ rõ mối quan hệ từ in đậm 
- Gv nhận xét chốt lại 
Bài 2
- Yc hs đọc bài suy nghĩ tìm thêm các từ ngữ khác 
- Gọi hs phát biểu 
- Nhận xét 
3/ Ghi nhớ:
- Gọi 2 hs đọc nội dung ghi nhớ
- Mời 2 hs khác nhắc lại 
4/HD luyện tập
Bài 1
- Gọi 2 hs nối tiếp nhau đọc yc bài tập 
- Gv phân việc cho hs ‘
+ 1/2 lớp tim ở 3 đoạn đầu
+ 1/2 lớp tìm 4 đoạn cuối 
- Yc hs đọc kĩ bài và làm bài cá nhân 
- Phát bút dạ và phiếu cho 4 hs 
- Mời những hs làm phiếu trình bày 
- Nhận xét bổ xung chốt lại lời giải đúng 
- Yc cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng 
Bài 2
- Gọi 1 hs đọc nội dung bài tập 
- Yc cả lớp đọc thầm phát hiện 
- Gv dán phiếu lên bảng mời 1 hs làm bài 
- Cùng cả lớp nhận xét chốt lại cách đúng 
- Yc cả lớp đọc thầm nhận xét 
3/ Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học .
- Dặn hs về học bài chuẩn bị bài sau 
2 hs làm bài .
- 1 hs đọc đầu bài 
- Hs nêu mối quan hệ 
- Hs tìm và phát biểu ý kiến 
- 2 hs đọc ghi nhớ sgk 
- 2 hs nhắc lại 
- 2 hs đọc yc bài tập 
- Hs làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn 
- 4 hs làm phiếu và trình bày 
- 1 hs đọc yc bài tập 
- Cả lớp đọc thầm 
- 1 hs lên bảng gạch chân từ dùng sai 
- Hs phát biểu 
Tiết 5: Địa lý :
Châu mĩ
I/ Mục tiêu:
Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mỹ
Nêu được một số đặc điểm khí hậu
Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mỹ trên bản đồ, lược đồ
II/ Đồ dùng dạy học:
 	Bản đồ , lược đồ, hình sgk, quả địa cầu 
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC 
- Gọi 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung tiết trước.
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới:
1/ GTBài - Trực tiếp.
2/ Vị trí giới hạn
HĐ1:Làm việc theo nhóm nhỏ - Gv chỉ quả địa cầu đường chia hai bán cầu 
+ Quan sát quả địa cầu và cho biết những châu lục nào nằm ở bán cầu đông và châu lục nào nằm ở bán cầu tây?
- Cho hs trả lời các câu hỏi mục 1 sgk 
- Mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi 
- Gv sửa chữa và giúp hs hoạn thiện câu trả lời 
- Kết luận 
3/ Đặc điểm tự nhiên 
 HĐ 2: làm việc theo nhóm 
- Cho hs trong nhóm quan sát hình1,2 đọc sgk rồi thảo luận trả lời các câu hỏi sgk 
- Mời đại diện nhóm trả lời trước lớp 
- Gọi hs chỉ trên bản đồ các dãy núi đồng bằng và sông lớn của châu Mĩ 
- Gv sửa chữa và giúp hs hoàn thiện câu trả lời
Kết luận 
HĐ 3: làm việc cả lớp
 + Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn
Tổ chức cho hs giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về rừng rậm A- ma- dôn
- Kết luận
4/ Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
Dặn hs về học bài, xem trước bài sau
- 2 hs trả lời.
- Hs quan sát 
Hs trả lời
Hs trả lời các câu hỏi ở mục 1 sgk 
Hs hoạt động theo nhóm
Đại diện nhóm trả lời 
Vài hs lên chỉ trên bản đồ 
Hs trả lời 
Lắng nghe
 Ngày soạn: 9.3.2011 
 Ngày giảng T5/ 10.3.2011
Tiết 1: Toán
 Thời gian 
I/ Mục tiêu:
Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều
BT3
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC 
- Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập tiết trước.
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới 
1/ GT bài - Trực tiếp.
2/ Hình thành cách tính thời gian 
a/ Bài toán 1:
- Cho hs đọc bài toán , trình bày lời giải 
- Cho hs rút rs quy tắc tính thời gian của một chuyển động 
- Cho hs phát biểu rồi viết công thức tính thời gian 
b/ Bài toán 2:
- Cho hs đọc, nói cách làm rồi trình bày lời giải 
- Gọi hs nhận xét bài giải của bạn 
- Giải thích cho hs viết hỗn số là cách thuận tiện nhất 
c/ Củng cố:
- Goị hs nhắc lại cách tính thời gian , nêu công thức tính t=s:v
- Gv viết sơ đồ lên bảng 
v=s:t
s=v x t t=s:v
- Lưu ý cho hs khi biết 2 trong 3 đaị lượng ta sẽ tính được đại lượng thứ 3
3/ HD luyện tập 
Bài 1
- Cho hs tự làm bài vào vở theo hd 
Lưu ý cho hs có thể làm 
81: 36 = 2(giờ)= 2(giờ )
Hoặc 81 : 36 = 2,25 (giờ)
Bài 2, Bài 3- Cho hs tự làm bài rồi gọi 2 hs lên bảng làm , cho lớp nhận xét bài làm của bạn 
3/ Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về làm bài tập phần luyện tập thêm.
- 2 hs làm bài 
- Hs đọc bài toán và trình bày lời giải 
- Hs nêu 
- Hs phát biểu 
- Hs đọc rồi nói cách làm 
- Hs khác nhận xét 
- 2 hs nhắc lại 
- Hs làm bài và thống nhất kết quả 
- 1 hs lên bảng giải 
- Lớp làm bài vào vở 
Lắng nghe
Tiết 2: Khoa học
Cây con mọc lên 
từ một bộ phận của cây mẹ
I/ Mục tiêu: 
- Kể được tên một số cây có thể mọc được từ thân, cành, lá, dễ cảu cây mẹ
II/ Đồ dùng dạy học:
 	Hình sgk, mía, củ khoai tây , lá bỏng, củ gừng...
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC 
- Gọi hs trả lời câu hỏi về nội dung bài trước 
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
-Trực tiếp:
2/HĐ 1: Quan sát
- Yc nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trang 110 sgk
+ Tìm trồi trên vật thật hoặc hình vẽ : ngọn mía, củ khoai tây,lá bỏng, củ gừng, hành tỏi
+ Chỉ vào từng hình trong hình 1 và nói về cách trồng mía
- Gv kiểm tra giúp đỡ các nhóm
- Mời đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung
- Cho hs kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận cây mẹ
- Kết luận 
3/ HĐ2: Thực hành
- Cho hs thực hành trồng cây vào chậu hoặc thùng - Quan sát giúp đỡ các nhóm làm việc 
4/ Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về học bài . 
- 2 hs trả lời 
- Hs làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
- Hs kể một số loại cây khác .
- Hs thực hành trồng cây vào chậu và thùng.
Lắng nghe
Tiết 3: Tập làm văn
 ôn tập về tả cây cối 
I/ Mục tiêu:
Biết được trình tự tả, tìm được các hình ảnh so sánh, nhân hoá tác giả đã sử dụng để tả cây chuối trong bài văn
Viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của một cây quen thuộc 
II/ Đồ dùng dạy học:
 	 Bút dạ, 1số tìư giấy khổ to kẻ bảng nd bài tập 1
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC
- Gọi hs đọc bài văn về nhà đã viết lại tiết trước .
B/ Bài mới:
1/GT bài -Trực tiếp.
 2/ HD luyện tập :
a/ Bài 1- Gọi 2 hs nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1
- Gv dán lên bảng tờ phiếu ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối mời 1 hs đọc lại 
- Yc cả lớp đọc thầm bài Cây chuối mẹ suy nghĩ làm bài cá nhân 
- Gv phát phiếu cho 3-4 hs làm bài 
- Mời những hs làm bài trên phiếu trình bày 
- Cùng cả lớp nhận xét bổ sung
b/ Bài
- Gọi hs đọc yc bài tập
- Nhắc hs chú ý cách làm bài 
- Giới thiệu tranh ảnh hoặc vật thật một số loài cây , hoa..
- Mời 1 hs nói về các em chọn tả bộ phận nào 
- Cho cả lớp viết bài vào vở 
- Mời hs đọc đoạn văn đã viết 
- Nhận xét chấm điểm 
3/ Củng cố dặn dò 
- Nhận xét chung tiết học 
- Dặn hs về làm tiếp và chuẩn bị cho giờ sau .
2 hs đọc lại 
2 hs đọc nội dung bài tập
1hs đọc lại trên bảng 
Cả lớp đọc thầm làm bài và trao đổi cùng bạn 
3 hs làm phiếu và trình bày 
1 hs đọc yc bài 
Hs quan sát và nói về bộ phận chọn tả 
Cả lớp viết bài vào vở 
1 hs đọc bài trước lớp
Lắng nghe
Ngày soạn: 10.3.2011
Ngày giảng: T6/11.3.2011
 Tiết 1: Toán 
Luyện tập 
I/ Mục tiêu:
Biết tính thời gian của một chuyển động đều
Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường
BT3,4
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC - Gọi 2 hs làm bài tập của tiết trước .
- Nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới :
1/ GT bài - Trực tiếp .
2/ Luyện tập 
Bài1- Gọi hs nhắc lại cách tính thời gian của một chuyển động 
- Cho hs rút ra công thức tính vận tốc, quãng đường từ công thức tính thời gian 
- Cho hs tính, điền vào ô trống , gọi hs kiểm tra kết quả của bạn .
Bài 2
Cho hs tự làm bài rồi chữa bài 
Lưu ý cho hs đổi 1,08m = 180 cm
Bài 3
Có thể hd hs tính
72 : 96 = (giờ)
giờ = 45 phút 
Bài 4- Hd hs có thể đổi
420m/phút = 0,42km/phút hoặc
10,5km = 10500m
áp dụng công thức t=s:v để tính thời gian 
Kết quả là 25 phút
3/ Củng cố dặn dò 
- Tổng kết tiết học 
- Dặn hs về làm các bài tập phần luyện tập thêm
- 2 hs lên bảng làm bài 
- Hs suy nghĩ làm bài và trình bày lời giải 
- Hs làm bài và đổi vở kiểm tra chéo 
- 1 hs lên bảng giải 
- Lớp làm vào vở 
- 1 hs lên bảng giải 
- Lớp làm vào vở 
- 1 hs lên bảng làm bài lớp làm vào vở 
Lắng nghe
Tiết 3: Tập làm văn
 Tả cây cối 
Kiểm tra viết 
I/ Mục tiêu:
- Viết được một bài văn tả cây cối đủ 3 phần, đúng yêu cầu đề bài; dùng từ đặt câu đúng diễn đạt rõ ý
II/ Đồ dùng dạy học :
	Giấy kiểm tra
III/ Các hoạt động dạy học :
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
B/ Bài mới :
1/ GT Bài - Trực tiếp .
2/ HD hs làm bài 
Gọi 2 hs nối tiếp nhau đọc đề bài và gợi ý của tiết Viết bài văn tả cây cối :
Hs 1 đọc 5 đề bài
Hs 2 đọc gợi ý
Yc cả lớp đọc thầm các đề văn
Hỏi hs đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào.
3/ Hs làm bài
Cho hs làm bài vào giấy kiểm tra 
Theo dõi giúp đỡ hs 
4/ Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Dặn hs về viết lại cho hay hơn 
Trình bày
2 hs đọc trước lớp
Hs theo dõi sgk
Hs đọc thầm 
Hs trả lời 
Hs viết bài 
Ghi nhớ
Tiết 4: Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
I/ Mục tiêu:
Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tô sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỷ niệm với thầy cô giáo
Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Bảng lớp viết 2 đề của tiết kể chuyện , tranh ảnh
III/ Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A/ KTBC 
- Gọi hs kể lại câu chuyện tiết trước .
B/ Bài mới :
1/ GT Bài -Trực tiếp .
2/ HD hs tìm hiểu yc của đề 
- Gọi 1 hs đọc 2 đề 
- Yc hs phân tích gạch chân các từ quan trọng trong đề 
- Mời 4 hs đọc thành tiếng 2 gợi ý 
- Yc mỗi hs lập nhanh dàn ý cho câu chuyện 
3/ Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
a/ kể chuyện theo nhóm
- Yc từng cặp hs kể cho nhau nghe câu chuyện của mình 
- Và trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
b/ HS thi kể chuyện trước lớp 
- Tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp 
- Cả lớp và gv nhận xét bình chọn
- Bình chọn câu chuyện hay, người kể hấp dẫn 
4/ củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn hs về chuẩn bị bài sau.
- 1 hs kể trước lớp .
- 1Hs đọc đề bài 
- 4Hs đọc gợi ý
- Hs lập nhanh dàn ý
- Hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về nội dung câu chuyện
- Các nhóm thi kể chuyện trước lớp 
- Cả lớp bình chọn 
Lắng nghe
Tiết 4: Thể dục
Tiết 5: Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc