I. Mục tiêu.
Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học tốc độ đọc tối thiểu 115 tiếng/ phút, biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ); hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết. (BT2)
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu sách tiếng việt tập 2.
- Bút dạ và một giấy khổ to, kẻ bảng tổng kết ở bài tập 2.
Tuần 28: Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc Đ55: Ôn tập tiết 1 I. Mục tiêu. Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học tốc độ đọc tối thiểu 115 tiếng/ phút, biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ); hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết. (BT2) II. Đồ dùng dạy học - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu sách tiếng việt tập 2. - Bút dạ và một giấy khổ to, kẻ bảng tổng kết ở bài tập 2. - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài. 2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng. - Có những bài tập đọc học thuộc lòng đã học nào? - Bài tập 1: HS đọc đầu bài. - Cao Bằng - Chú đi tuần - Đất nước - Cửa sông - Gọi HS lên bốc thăm và đọc. - HS lên bảng đọc 3. Làm bài tập 2 - Hướng dẫn HS làm bài tập 2 - 1 HS đọc thành tiếng cả lớp lắng nghe. - GV (dán bảng thống kê) và giao việc cho HS. - Các em quan sát bảng thống kê - Tìm ví dụ minh hoạ các kiểu câu - Ví dụ minh hoạ cho câu đơn - Ví dụ minh hoạ cho câu ghép không dùng từ nối, 1 câu ghép dùng quan hệ từ. - Cho HS làm bài (GV phát phiếu cho 3, 4 HS) - 3, 4 HS làm bài vào phiếu . - Cho HS trình bày kết quả. - Cả lớp điền vào phiếu lên dán trên bảng lớp. - Gv nhận xét và chốt đúng - Ví dụ: 1. Câu đơn Sương mù/ giăng đầy trời đất Ngay mai chúng em đi cắm trại 2. Câu ghép - Câu ghép không dùng từ nối. - Trời rải mây trằng nhạt, biển mơ màng hơi sương. Mây bay gió thổi - Câu ghép dùng quan hệ từ vì trời mưa nên đường trơn như đổ mỡ. - Câu ghép dùng cặp từ . Trời chưa sáng, mẹ em đã đi làm. Buổi sáng nắng vừa nhạt sương đã buông nhanh xuống mặt biển. IV. Củng cố dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc học thuộc lòng về nhà tiếp tục ôn để kiểm tra tiết sau kiểm tra lấy điểm. - Dặn những HS kiểm tra nhưng chưa đạt về ôn lại tiếp tục giờ sau kiểm tra. Tiết : 55 Môn thể thao tự chọn - Trò chơi “Bỏ khăn” A. Mục tiêu - Tiếp tục ôn nội dung môn thể thao tự chọn. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và tích cực. - Trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết tham gia trò chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động. B. Địa điểm – Phương tiện. - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn nơi tập. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi. 4-6 quả bóng. C. Nội dung và phương pháp dạy học. Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức dạy học 1. Phần mở đầu - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. Khởi động: * Trò chơi: GV chọn 1 ‘ 100 m 3 ‘ 4 ‘ Cán sự tập hợp điểm số, báo cáo sĩ số. Chạy nhẹ nhàng quanh sân tập. Xoay các khớp cổ tay, chân, hông, gối. GV hường dẫn HS chơi 2. Phần cơ bản - Môn thể thao tự chọn. * Đá cầu Ôn tâng cầu bằng đùi. Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân. - GV làm mẫu giải thích động tác. * Ném bóng (150 g) - Ôn tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay. - Ôn ném bóng trúng đích. * Trò chơi: “Bỏ khăn ” Nêu tên trò chơi, luật chơi, hướng dẫn cách chơi. 8-10 ‘ 6 ‘ 7-8 ‘ HS tập theo nhóm 2, hoặc luyện tập cá nhân theo khu vực đã quy định. GV quan sát hướng dẫn HS. O o o o o o o o -------------------------------= O o o o o o o o -------------------------------? GV GV làm mẫu giải thích động tác. 3. Phần kết thúc Yêu cầu HS thực hiện các động tác hồi tĩnh. Nhận xét và hệ thống giờ học. Củng cố dặn dò. Giao bài về nhà. 4-6 ‘ Cả lớp thả lỏng chân tay, cúi người thả lỏng, duỗi các khớp, hít thở sâu. HS nghe và nhận xét các tổ. Về tập bài thể dục vào mỗi buổi sáng. Tiết 3: Toán Đ136: Luyện tập chung I. Mục tiêu. - Biết tính, vận tốc, quãng đường, thời gian. - Biết đổi đơn vị đo thời gian. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ bài tập III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường thời gian của chuyển động. - HS nhắc lại: 2 em - Viết công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian. - Công thức: V = S : t S = V x t t = S : V B. Bài tập thực hành Bài tập 1 - 1 HS đọc - GV yêu cầu HS đọc đề bài - HS đọc. - GV hướng dẫn HS nhận ra thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm Bài giải Vận tốc của ô tô là 135 : 3 = 45 (Km/giờ) 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ Vận tốc của xe máy là 135 : 4,5 = 30 (Km/giờ) Mỗi giờ ô tô chạy nhanh hơn xe máy là: 45 - 30 = 15 (Km/giờ) Đáp số 15 km/giờ - GV có thể gợi ý cách trình bày khác bằng câu hỏi - Thời gian đi của xe máy gấp mấy lần thời gian đi của ô tô. 1,5 lần - Vận tốc của ô tô gấp mấy lần vận tốc của xe máy. 1,5 lần - Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi chuyển động trên cùng một quãng đường. - Cùng quãng đường nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy. - Cho HS nhân xét bài làm của bạn. - GV nhận xét chữa bài Bài 2: - GV đọc lại đề bài - 1 HS đọc đề - 1 HS lên bảng làm - HS làm vào vở - Bài toán thuộc dạng nào? cần sử dụng công thức nào? - Chuyển động đều - Đơn vị vận tốc cần tìm là gì? - Km/ giờ - GV gọi HS đọc bài làm - Lớp chú ý nghe - GV nhận xét và chốt đúng Bài giải Cách 1: Vận tốc của xe máy là: 1250 : 2 = 625 (m/phút) Một giờ xe máy đi được 625 x 60 = 37500 (m) = 37,5 (Km) Vận tốc của xe máy là: 37,5 Km Đáp số: 37,5 Km/giờ Vận tốc của xe máy là 37 km/giờ cho ta biết điều gì? - Xe máy đi 1giờ được 37 Km Cách 2: 1250m = 1,25km 2 phút = giờ Vận tốc của xe máy là: 1,25 : = 37,5 (Km/giờ) Đáp số; 37,5 km/giờ Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài tự làm bài - 1 HS đọc đề - HS đọc - GV nhận xét, chốt đúng. Bài giải 1giờ45phút = 1,75 giờ Vận tốc của xe ngựa tính theo đơn vị km/ giờ là: 15,75 : 1,75 = 9 (km/giờ) 9km = 9000 m 1 giờ : 60 phút Vận tốc của xe ngựa tính theo đơn vị m/phút là: 9000 : 60 = 150 (m/phút) Đáp số 150 m/phút Bài 4: - GV hướng dẫn bài toán cho đơn vị vận tốc của cá heo tính theo đơn vị km/giờ. Nhưng lại cho quãng đường tính theo đơn vị mét. - 1 HS đọc, làm bài vào vở - Lớp chấm vở cho HS - GV nhận xét chốt kết quả đúng Bài giải 2400 m = 2,4 km Thời gian bơi của cá heo là 2,4 : 72 = (giờ) giờ = 60 phút : 30 = 2 phút Đáp số: 2 phút IV. Củng cố dặn dò - Nhận xét bài làm của HS - Về nhà ôn bài. Tiết 5: Lịch sử Đ28: Tiến vào dinh độc lập I. Mục tiêu. - Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26/04/1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập. - Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu hy sinh của dân tộc ta, mở ra thời kỳ mới, Miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. II. Đồ dùng dạy học - ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975 (lưu ý ảnh tư liệu gắn với địa phương) - Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ - 3 HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài trước B. Giới thiệu bài mới - Sau Hiệp định Pa - ri, trên chiến trường miền Nam, thế và lực của ta ngày càng hơn hẳn kẻ thù. Đầu năm 1975, Đảng ta thấy thời cơ xuất hiện, quyết định tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy bắt đầu từ ngày 1975. Sau 40 năm ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân dân ta giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và cả dải miền Trung. 17h ngày 26/04/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu. Trong những ngày tháng lịch sử hào hùng ấy, chiến dịch giải phóng Sài Gòn là chiến dịch cuối cùng mang tầm vóc vĩ đại của lịch sử, Bài học hôm nay sẽ đưa chúng ta trở về với ngày tháng lịch sử trọng đại ấy. C. Dạy học bài mới. 1. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV nêu câu hỏi - HS đọc SGK đoạn từ “Sau hơn một tháng. Dinh Độc Lập” - HS nối tiếp trả lời. - Quân ra giải phóng Tây Nguyên và cả dải miền Trung - Ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào? - Vì sao ta phải mở chiến dịch Hồ Chí Minh? (mục đích) - Mục đích của chiến dịch là giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Chiến dịch HCM bắt đầu khi nào và kết thúc khi nào? - Bắt đầu từ 17h ngày 26/04/1975. và Kết thúc thồi 11h30 phút ngày 30/04/1975 - Quân ta chia mấy cánh quân tiến về Sai Gòn? Mũi tiến công từ phía Đông có gì đặc biệt? - Chia làm 5 cánh quân, tại mũi tiến công từ phía Đông, dẫn đầu đội hình là lữ đoàn xe tăng 203. Bộ chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ cho lữ đoàn phối hợp với các đơn vị bạn cắm lá cờ cách mạng trên nóc Dinh Độc Lập - Hỏi thêm: Em hiểu “ Lữ đoàn” là gì? - Là đơn vị tổ chức của lực lượng vũ trang - Khí thế của quân ta trong chiến dịch HCM ntn? - Thần tốc, táo bạo, chắc thắng. - GV chốt lại và ghi bảng. - 2 HS đọc lại. - Bắt đầu: 17h ngày 26/04/1975 - Kết thúc: 11h30 phút ngày 30/04/71975. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV treo ảnh (SGK) - HS đọc SGK đoạn từ “chiếc xe tăng 843không điều kiện” - Em biết gì về “Dinh Độc Lập” - Là trụ sở làm việc của Tổng thống chính quyền Sài Gòn trước ngày 30/04/1975 nay gọi là Dinh thống nhất. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Hãy thuật lại cảnh quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập? - 2 Nhóm thuật lại trước lớp đoạn từ: “Chiếc xe tăng 843 của đồng chí nhanh chóng toả lên các tầng” - HS trong tổ phân vai - HS 1: người dân chuyện - HS2: Người sĩ quan cách mạng - Hãy đóng lại cảnh cuối cùng của nội các Dương Văn Minh đầu hàng. - Còn lại vai chiến sĩ cách mạng vai các thành viên Chính Phủ, vai các viên chức cao cấp của địch. - GV ghi bảng: - 2 nhóm đóng hoạt cảnh lớp bình chọn. - Trận đánh Dinh Độc Lập. - Thảo luận theo cặp - Nối tiếp trình bày - Lớp nhận xét bổ sung 2. ý nghĩa lịch sử của ngày 30/04/1975 Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm - Lá cờ cách mạng kiêu hành tung bay trên Dinh Độc Lập và thời điểm nào? - Vào thời điểm 11h30 phút ngày 30/04/1975 - Nêu ý nghĩa lịch sử ngay 30/04 - Ngày 1/05/1975? - Là một trong những chiến thắng hiểm hách nhất trong lịch sử dân tộc (như chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Điện Biên Phủ) - Đánh tan chính quyền Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. - Từ đây hai miền Nam, Bắc được thống nhất. - 2 HS đọc lại ý nghĩa lịch sử Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm 4 - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. - HS thảo luận theo nhóm 4, đại diện trình bày. - Mục đích của chiến dịch HCM là gì? - Mục đích của chiến dịch và ... ại phần tóm tắt cuối bài - Nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà ôn bài. Tiết 2: Luyện từ và câu Đ56 Thi kiểm tra giữa kỳ học kỳ II - Theo đề chung của tổ khối Tiết 3: Khoa học Đ56: Sự sinh sản của côn trùng I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết - Xác định quá trình phát triển của một số côn trùng (bướm cái, ruồi, gián) - Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng - Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người. II. Đồ dùng dạy học - Hình 114, 115 SGK III. Các hoạt động dạy học Mở bài: Kể tên một số côn trùng? - HS kể Giới thiệu bài: Sự sinh sản của côn trùng Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được quá trình phát triển của bướm cái qua hình ảnh - Xác định được giai đoạn gây hại của bướm cái - Nêu được một số biện pháp phòng chống côn trùng phá hoại hoa màu Bước 1: Làm việc theo nhóm - Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, trang 114 - SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cái và chỉ ra đâu là trứng, sâu nhộng và bướm - Thảo luận các câu hỏi + Bướm thường đẻ trừng vào mặt trên hay dưới của lá rau cải ? + ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? + Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu? Bước 2: Làm việc cả lớp Chú thích các hình - Đại diện nhóm báo cáo + Hình 1: Trứng + Hình 2: 2a, 2b, 2c: sâu + Hình 3: Nhộng + Hình 4: Bướm + Hình 5: Bướm cái (đẻ trứng vào lá rau cải, cải bắp, súp lơ) Kết luận: Bướm cái thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận Mục tiêu: Giúp HS - So sánh tìm ra được sự giống và khác nhau giữa chu kỳ sinh sản của ruồi và gián. - Nêu được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng - Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của ruồi và gián để có biện pháp tiêu diệt chúng. Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc theo chỉ dẫn trong SGK - Thư ký ghi kết quả thảo luận Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Giáo viên chữa bài So sánh chu trình sinh sản Ruồi Gián - Giống nhau - Đẻ trứng - Trứng nở ra giòi (ấu trùng), giòi hoá nhộng, nhộng nở ra ruồi. - Đẻ trứng - Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian - Nơi đẻ trứng - Nơi có phân, rác thải, xác chết động vật... - Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo - Cách tiêu diệt - Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi - Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo - Phun thuốc diệt gián Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng - 4, 5 HS đọc ghi nhớ IV. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Tiết 5: Kỹ thuật Đ27: Lắp máy bay trực thăng(Tiết2) I/ Mục tiêu Sau bài học học sinh biết : - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Lắp từng bộ phận và lắp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật và quy trình, luyện tính cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy học Bộ lắp ghép mô hình III/ Các hoạt động dạy học 1, Giới thiệu bài 2, Hướng dẫn học sinh học bài Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét - Yêu cầu học sinh quan sát mẫu máy bay trực thăng. + Đẻ lắp được máy bay trực thăng cần lắp mấy bộ phận? 5 bộ phận Thân, duôi Cánh quạt Sàn ca pin, giá đỡ Ca bin Càng máy bay - Nhận xét đánh giá Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a, Chọn chi tiết - Để lắp máy bay trực thăng cần chọn những chi tiết nào? - 1 H/S lên bảng chọn, dưới lớp nhận xét, bổ sung. b, Lắp từng bộ phận + Lắp thân và đuôi - Quan sát H2 cho biết để lắp được thân và đuôi cần chọn những chi tiết nào? số lượng là bao nhiêu? Chọn 4 tấm tam giác 2 thanh thẳng 11lỗ 2 thanh thẳng 5 lỗ 1 thanh thẳng 3 lỗ 1 thanh hình chữ ungắn - Gv hướng dẫn học sinh lắp thân và đuôi máy bay - Học sinh quan sát và lắng nghe - Gọi 1 học sinh lên lắp thân và đuôi máy bay * ( Các bộ phận còn lại thực hiện tương tự) b, Hướng dẫn tháo rời các chi tiết - Cái lắp sau tháo trước và xếp vào hộp theo quy định Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm - GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm - Hướng dẫn học sinh trưng bày sản - Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm - GV cùng học sinh nhận xét - Đại diện nhóm nhận xét đánh giá IV. Củng cố – dặn dò GV nhận xét và đánh giá giờ học Về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau Thứ sáu ngày 02 tháng 4 năm 2010 Tiết 1: Tập làm văn Kiểm tra giữa kỳ II Môn: Tiếng Việt (viết) - Theo đề chung của tổ khối Tiết 2: Toán Đ140 Ôn tập về phân số I. Mục tiêu - Giúp HS củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy - học - GV hướng dẫn HS làm bài tập - HS làm Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu - Đề bài yêu cầu HS làm gì? - Yêu cầu chúng ta viết phân số chỉ số phần đã tô màu trong mỗi hình đã cho. - Gọi 2 HS lên bảng chữa - Lớp nhận xét - GV chốt kết quả đúng a. Hình 1: , Hình 2: Hình 3: , Hình 4: b. Hình 1: , Hình 2: Hình 3: , Hình 4: Bài 2: - Nêu đề bài - 1 HS nêu - Rút gọn phân số là gì? - Tìm phân số bằng phân số đã cho có tử và mẫu bé hơn - Phân số tối giản có đặc điểm gì? - Không chia hết cho số nào. - Muốn rút gọn 1 phân số chúng ta làm như thế nào? - Muốn rút gọn 1 phân số ta chia cả tử và mẫu của phân số đó cho cùng một số khác 0. - HS lên bảng làm - 5 HS, lớp nhận xét - GV nhận xét chốt đúng Bài 3: - Nêu yêu cầu của đề bài - Yêu cầu HS làm vào vở - 1 HS lên bảng - Gọi 1 HS lên bảng trình bày - GV nhận xét kết quả, chốt đúng - Lớp nhận xét a. và Mẫu số chung là 2 - Lưu ý: Nếu mẫu số này chia hết cho mẫu số kia thì khi quy đồng mẫu số hai phân số ta lấy mẫu số chung là mẫu số lớn. b. và Mẫu số chung là 36 giữ nguyên c. ; và Mẫu số chung là 60 Bài 4: - 1 HS đọc - HS đọc đề bài - GV gợi ý - 1 HS tự làm bài vào vở - Để điền dấu cho đúng chúng ta phải làm gì? - So sánh 2 phân số - Em hãy nêu cách thực hiện phân số? - So sánh 2 phân số cùng mẫu số - So sánh 2 phân số cùng tử số, quy đồng mẫu số hoặc tử số để so sánh - Có thể so sánh bằng cách khác nhau, so sánh qua đơn vị, so sánh phần bù với đơn vị, so sánh các phần trơn với đơn vị, so sánh qua phân số truy giảm - Yêu cầu HS tự giải thích cần quan sát kỹ phân số xem có gì đặc biệt trước khi so sánh nào cao, hiệu quả nhanh, chính xác. - HS chú ý nghe Bài 5: - 1 HS đọc đề bài - Yêu cầu HS phân tích đề - Lớp chú ý nghe, nhận xét - Trên tia số từ vạch 0 đến 1 được chia làm mấy phần bằng nhau? - 6 phần bằng nhau - Hãy viết các phân số và thành các phân số có mẫu số là 6 ; Trên tia số vạch ở giữa vạch và tương ứng với số nào? - Tương ứng với số hay Vậy phân số thích hợp để viết vạch vào giữa và là phân số nào? - Là phân số hay - HS làm vào vở - GV nhận xét chốt đúng - Lớp nhận xét 0 1 IV. Củng cố - dặn dò - Nhận xét giờ học - Về nhà ôn bài. Tiết 3: Kể chuyện Đ28: Ôn tập tiết 6 I. Mục tiêu. 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng như tiết 1. 2. Kể tên các bài tập đọc và văn miêu tả đã học . Nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích , giải thích được lý do yêu thích chi tiết hoặc câu văn đó. II. Đồ dùng dạy học - Bút dạ, và 3 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 2 - 3 tờ phiếu khổ to, mỗi tờ viết sẵn dàn ý của một trong ba bài văn miêu tả. Phong cảnh đền Hùng hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tranh làng hồ. III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài - Như mục đích yêu cầu. 2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng. Bài 1 - Yêu cầu bài tập 1 là gì? - 1 HS đọc - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Gọi HS đọc - Lần lượt HS đọc từng bài - Lớp nhận xét, ghi điểm. Bài 2 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2 - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm - Cho HS làm bài - HS đọc mục lục tìm những bài văn miêu tả đã học từ đầu học kỳ I đến hết tuần 27. - GV gọi HS trả lời. - Lớp nhận xét - GV chốt đúng - Có 3 bài văn miêu tả. 1. Phong cảnh đến Hùng 2. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân 3. Tranh làng Hồ. Bài 3 - GV đọc - 1 HS đọc - Yêu cầu của bài tập là gì? - Nêu dàn ý 1 bài tập đọc nói trên. - Nêu 1 chi tiết hoặc câu văn mà em thích cho biết vì sao em thích câu văn đó. - GV giao việc - Em chọn 1 trong 3 bài. + Nêu chi tiết hoặc câu văn trong bài mà em thích nói rõ vì sao? - Cho HS làm bài, GV phát giấy và bút dạ cho 3 HS làm ba đề khác nhau. - Những HS được phát giấy làm giàn bài vào giấy. HS còn lại làm vào nháp. - Cho HS lên trình bày kết quả bài làm - Lớp nhận xét - Một số HS đọc dàn ý đã làm nói rõ chi tiết, câu văn mình thích và lý do vì sao thích. - GV nhật xét chốt ý đúng. - Dàn ý phong cảnh đền Hùng gồm 3 đoạn. + Đoạn 1: Giới thiệu khu đền Thượng, vị trí của đền và cảnh vật tại nơi đây. + Đoạn 2: Khu lăng mộ của các vua Hùng, vị trí và cảnh vật xung quanh. -> Bên trái là đỉnh Ba vì -> Phái xa xa là dãy Tam Đảo -> Trước mặt là ngã ba Bạch Hạc. + Đoạn 3: Giới thiệu khu đền Trung, đền Hạ, chùa Thiên Quang, đều giống với những giai đoạn lịch sử. - Chi tiết mà em thích. Ví dụ: Chi tiết về một cột đá cao nằm ngang sông khoảng ba tấc mà An Dương Vương đã dựng mốc để thề với các vua Hùng sẽ giữ vững giang sơn. - Em thích chi tiết đó vì: cột mốc đá thể hiện lời hứa, quyết tâm của người kế tục các triều đại vua Hùng sẽ giữ vững non sông của cha ông để lại. Một truyền thống dựng nước và giữ nước muôn đời của dân tộc. IV. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà viếtlại dàn ý của bài mình đã chọn. Tiết 4: Âm nhạc ( Đ/C Nga dạy ) Tiết 5: Sinh hoạt lớp Đ28: Nhận xét tuần 28 1. Nhận xét chung hoạt động tuần 28 - Lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét - Lớp bổ sung - GV nhận xét: * Ưu điểm: - Lớp duy trì được mọi nền nếp trong học tập, xếp hàng ra về ... - HS tích cực trong học tập - Trong lớp trật tự, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào việc chuẩn bị bài tốt. - Không có hiện tượng đánh chửi nhau, nói bậy ... - HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác - Khen: * Nhược điểm: - Còn một số HS hay quên đồ dùng học tập, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo...lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài . Cụ thể là em : 2. Kế hoạch tuần 29: -Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường, đội đề ra - Duy trì mọi nền nếp. - Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp
Tài liệu đính kèm: