I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011 Tập đọc ÔN TẬP: TIẾT 1 I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập hai. - Bút dạ và 1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2. - Bốn, năm tờ phiếu viết nội dung của BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS kiểm tra đọc thuộc lòng bài Đất nước. - Nhận xét. 2. Dạy bài mới: ** HĐ 1/ Giới thiệu bài: - Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS giữa học kì II. - Giới thiệu MĐ, YC của tiết học. ** HĐ 2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/5 số HS trong lớp) - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài. - GV yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm. **HĐ 3. Bài tập 2: - GV cho một HS đọc yêu cầu của bài. - GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết; GV hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh họa cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép). - GV phát giấy, bút dạ cho 4 – 5 HS. - GV cho HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh họa lần lượt cho từng kiểu câu (câu đơn g câu ghép không dùng từ nối g câu ghép dùng QHT g câu ghép dùng cặp từ hô ứng). GV nhận xét nhanh. - GV yêu cầu những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________________ Toán Tiết 136 : LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường. - Biết đổi đơn vị đo thời gian. - Bài tập cần làm bài 1, bài 2 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ** HĐ 1. Kiểm tra bài cũ: + HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động. Viết công thức tính: v, s, t. - GV nhận xét đánh giá ** HĐ 2. Dạy bài mới: Bài 1: - GV cho HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán. + Đề bài yêu cầu gì ? - GV hướng dẫn HS: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy. - GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài. - GV nhận xét đánh giá : Trên cùng 1 quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài + Bài toán thuộc dạng nào? (dùng công thức nào?) + Đơn vị vận tốc cần tìm là gì? - GV hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút. + HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng + HS nhận xét, chữa bài + Vận tốc của xe máy là 37,5km/giờ cho ta biết điều gì ? ** HĐ 3. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS làm lại BT. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. _______________________________________________ Chính tả ÔN TẬP: TIẾT 5 I. MỤC TIÊU: - Nghe – viết đúng CT bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút. - Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Một số tranh, ảnh về các cụ già. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Dạy bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - GV giới thiệu MĐ, YC của tiết học. 2/ Nghe - viết: - GV đọc bài chính tả Bà cụ bán hàng nước chè - giọng thong thả, rõ ràng. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài chính tả, tóm tắt nội dung bài.GV nhắc HS chú ý các tiếng, từ dễ viết sai: tuổi giời, tuồng chèo - GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết. GV đọc lại bài chính tả cho HS rà soát lại bài. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung. 3/ Bài tập 2: - GV cho một HS đọc yêu cầu của bài. + Đoạn văn các em vừa viết tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè ? + Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình ? + Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào ? - GV hướng dẫn HS: + Miêu tả ngoại hình nhân vật không nhất thiết phải tả đầy đủ tất cả các đặc điểm mà chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu. + Trong bài văn miêu tả, có thể có 1 hoặc 2, 3 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật. VD: Bài Bà tôi (Tiếng Việt 5, tập một) có đoạn tả mái tóc của bà; có đoạn tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà. + Bài tập yêu cầu các em viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết (một cụ ông hoặc cụ bà) – em nên viết đoạn văn tả một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật. - GV cho một vài HS phát biểu ý kiến – cho biết các em chọn tả một cụ ông hay cụ bà, người đó quan hệ với các em như thế nào. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV cho HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. GV nhận xét. GV chấm điểm một số đoạn viết hay. 2. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết; tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lấy điểm trong tiết 6. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. ________________________________________ Đạo đức Tiết 28 : EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Có hiểu biết ban đầu, đơn giản vể tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. - Thái độ tôn trọng các cơ quan của Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta. - HSKG kể được một số việc làm của cơ quan LHQ ở Việt Nam hoặc ở địa phương. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Ảnh trong bài. - Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra nhận thức của HS về giá trị của hòa bình và những việc làm để bảo vệ hòa bình. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40 - 41, SGK). * Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40 - 41. + Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc? - GV giới thiệu thêm một số tranh, ảnh về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương. Sau đó, cho HS thảo luận hai câu hỏi ở trang 41, SGK. - GV kết luận: + Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay. + Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội. + Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK). * Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc. * Cách tiến hành: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1. - GV mời đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận: - GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; về một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương; Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. ___________________________________________ Thứ ba ngày 22 tháng 3 năm 2011 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường. - Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. - Bài tập cần làm bài , bài 2 . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ** HĐ 1. Kiểm tra bài cũ: + HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động. Viết công thức tính: v, s, t. - GV nhận xét đánh giá D ** HĐ 2 . Dạy bài mới: Bài 1: - GV gọi một HS đọc bài tập. a/ + HS gạch 1 gạch dưới đề bài cho biết, 2 gạch dưới đề bài yêu cầu, tóm tắt. + HS quan sát trên bảng phụ (GV treo) và thảo luận nhóm cách giải. + Có mấy chuyển động đồng thời cùng xe máy ? + Hướng chuyển động của ô tô và xe máy như thế nào ? + Khi ô tô và xe máy gặp nhau tại điểm C thì tổng quãng đường ô tô và xe máy đi được là bao nhiêu km ? + Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường bao nhiêu ? * GV nhận xét: Như vậy sau mỗi giờ khoảng cách giữa ô tô và xe máy giảm đi 90km. + 1 HS làm bảng, lớp làm vở . + HS nhận xét b) Tương tự như bài 1a) + Yêu cầu HS trình bày giải bằng cách tính gộp. *Lưu ý: 2 chuyển động phải khởi hành cùng một lúc mới được tính cách này. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài + 1 HS nêu cách làm + HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng + HS nhận xét, chữa bài + Hãy giải thích cách tính thời gian đi của ca- nô? + Bài toán thuộc dạng nào? Dùng công thức nào để tính? ** HĐ 3. Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS xem lại bài. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. Luyện từ và câu ÔN TẬP: TIẾT 2 I. MỤC TIÊU: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1 - Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. - Hai, ba bảng nhóm viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Dạy bài mới: ** HĐ 1/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, YC của tiết học. ** HĐ 2/ Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/5 số HS trong lớp) - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài. - GV yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài ... - Ba tờ giấy khổ to phô tô 3 đoạn văn ở BT2. - Giấy khổ to viết về ba kiểu liên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ, cách thay thế từ ngữ, cách dùng từ ngữ nối). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Dạy bài mới: ** HĐ 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu MĐ, YC của tiết học. ** HĐ 2. Kiểm tra TĐ và HTL (số HS còn lại) - GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài. - GV yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm. ** HĐ 3. Bài tập 2: - GV cho ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2. - GV hướng dẫn HS: Sau khi điền từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào. - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ, làm bài vào vở. Một số HS làm bài trên bảng. 2. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. ___________________________________________ Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2011 Luyện từ và câu ÔN TẬP: TIẾT 7 (Kiểm tra Đọc) I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII (nêu ở tiết 1 Ôn tập). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ĐỌC - HIỂU (Thời gian làm bài khoảng 30 phút - Tiến hành theo chỉ đạo của chuyên môn) _____________________________________________ Tập làm văn ÔN TẬP: TIẾT 8 (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII: - Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (Thời gian làm bài khoảng 40 phút -Tiến hành theo chi đạo của chuyên môn) ___________________________________________ Toán Tiết 139 : ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: - Biểt đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Cả lớp làm bài 1, bài 2 , bài 3( cột 1) và bài 5. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ** HĐ 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên sửa BT3. - GV nhận xét. ** HĐ 2. Dạy bài mới: Bài 1: 1a): Yêu cầu HS đọc đề bài + Gọi HS yêú đọc lần lượt các số + Hãy nêu cách đọc số tự nhiên + HS nhận xét * GV nhận xét b) + HS trả lời miệng + Nêu cách xác định giá trị của chữ số trong cách viết? * GV chốt kiến thức: Số tự nhiên có hàng và lớp. Để đọc đúng ta tách lớp từ phải sang trái, mỗi lớp có 3 hàng; đọc ừ trái sang phải, hết mỗi lớp kèm theo tên lớp. Để xác định giá trị của mỗi chữ số cần xđịnh hàng mà nó đứng trong cách ghi số Bài 2: GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài. - Yêu cầu HS đọc đề bài + HS ở lớp làm vở, HS yếu làm bảng + Hai số tự nhiên liên tiếp có đặc điểm gì? + Hai số lẻ liên tiếp có đặc điểm gì? + Hai số chẵn liên tiếp có đặc điểm gì? + HS nhận xét, chữa bài - GV đánh giá Bài 3: GV cho HS tự giải bài toán. Sau đó, GV chữa bài. Bài 5: GV cho HS tự giải bài toán. Sau đó, GV chữa bài. + HS làm bài vào vở + HS đọc kết quả bài làm + Hãy giải thích cách làm + HS nhận xét ** HĐ 3. Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài, chuẩn bị Ôn tập về phân số. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. ______________________________________________ Lịch sử Tiết 28 : TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: - Biết ngày 30 – 4 – 1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất. + Ngày 26 – 4 – 1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố. + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vài Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975. - Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975. - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào? - Nội dung chính của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. - Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài. b. Hoạt động 1: - GV nêu câu hỏi: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào? - GV tường thuật sự kiện này và nêu câu hỏi cho HS: Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì? c. Hoạt động 2: - GV cho HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975. - GV nêu câu hỏi cho các nhóm HS thảo luận và rút ra kết luận: + Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ). + Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. + Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất. d. Hoạt động 3: - GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - GV yêu cầu HS kể lại về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975 (gắn với quê hương). 3. Củng cố và dặn dò: - GV nêu rõ những nội dung cần nắm. Nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của của chiến thắng ngày 30-4-1975. Dặn HS về nhà xem trước bài “Hoàn thành thống nhất đất nước”. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. ________________________________ Khoa học TiÕt 56 : Sù sinh s¶n nhê c«n trïng I. Môc tiªu : HS biÕt : - X¸c ®Þnh qu¸ tr×nh ph¸t triÓn cña 1 sè c«n trïng (bím c¶i, ruåi, d¸n). - Nªu ®Æc ®iÓm chung vÒ sù sinh s¶n cña c«n trïng. - VËn dông nh÷ng hiÓu biÕt vÒ qu¸ tr×nh ph¸t triÓn cña c«n trïng ®Ó cã biÖn ph¸p tiªu diÖt nh÷ng c«n trïng cã h¹i ®èi víi c©y cèi, hoa mµu vµ ®èi víi søc khoÎ con ngêi. II. §å dïng : H×nh tr 114, 115 SGK. III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc : 1. KiÓm tra bµi cò : + KÓ tªn 1 sè ®éng vËt ®Î trøng vµ ®éng vËt ®Î con. 2. Bµi míi : H§1 : Lµm viÖc víi SGK. * Môc tiªu : Gióp HS : - NhËn biÕt ®îc qu¸ tr×nh ph¸t triÓn cña bím c¶i qua h×nh ¶nh. - X¸c ®Þnh ®îc giai ®o¹n g©y h¹i cña bím c¶i. - Nªu ®îc 1 sè biÖn ph¸p phßng chèng c«n trïng ph¸ ho¹i hoa mµu. * C¸ch tiÕn hµnh : B1 : Lµm viÖc theo nhãm. - HS quan s¸t c¸c h×nh tr 114 SGK, m« t¶ qu¸ tr×nh sinh s¶n cña bím c¶i vµ chØ ra ®©u lµ trøng, s©u nhéng vµ bím. - HS th¶o luËn : + Bím thêng ®Î trøng vµo mÆt trªn hay mÆt díi cña l¸ rau c¶i? + ë giai ®o¹n nµo cña qu¸ tr×nh ph¸t triÓn, bím c¶i g©y thiÖt h¹i nhÊt? + Trong trång trät cã thÓ lµm g× ®Ó gi¶m thiÖt hai do c«n trïng g©y ra ®èi víi c©y cèi, hoa mµu. B2 : Lµm viÖc c¶ líp §¹i diÖn nhãm nªu kÕt qu¶. GV vµ HS nhËn xÐt, kÕt luËn. H§2 : Quan s¸t vµ th¶o luËn. * Môc tiªu : Gióp HS : - So s¸nh t×m ra ®îc sù gièng vµ kh¸c nhau gi÷a chu tr×nh sinh s¶n cña ruåi vµ gi¸n. - Nªu ®îc ®Æc ®iÓm chung vÒ sù sinh s¶n cña c«n trïng. - VËn dông nh÷ng hiÓu biÕt vÒ vßng ®êi cña ruåi vµ gi¸n ®Ó cã biÖn ph¸p tiªu diÖt chóng. * C¸ch tiÕn hµnh : B1 : Lµm viÖc theo nhãm. Nhãm trëng ®iÒu khiÓn nhãm m×nh th¶o luËn vµ ghi kÕt qu¶ vµo b¶ng: Ruåi Gi¸n So s¸nh chu tr×nh sinh s¶n - Gièng nhau ................................................................ - Kh¸c nhau ................................................................ N¬i ®Î trøng ................................................................ C¸ch tiªu diÖt ................................................................ B2 : Lµm viÖc c¶ líp. §¹i diÖn nhãm tr×nh bµy kÕt qu¶.HS vµ GV nhËn xÐt, kÕt luËn : TÊt c¶ c«n trïng ®Òu ®Î trøng. 3. Cñng cè dÆn dß : HS ®äc môc B¹n cÇn biÕt. HS vÏ s¬ ®å vßng ®êi cña 1 lo¹i c«n trïng vµo vë. GV nhËn xÐt tiÕt häc. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. ______________________________________________ Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011 Toán Tiết 140 : ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU: - Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. - Cả lớp làm bài 1, bài 2 , bài 3(a,b) và bài 4 . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: ** HĐ 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên sửa BT5, và kiểm tra vở. - GV nhận xét ** HĐ 2.Dạy bài mới: Bài 1: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - GV treo tranh vẽ, yêu cầu HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu. + Phân số gồm mấy phần ? + Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? Tử số cho biết gì? + Hỗn số gồm mấy phần là những phần nào? + Phân số kèm theo trong hỗn số cần thoả mãn điều kiện gì? Nêu cách đọc + HS nhận xét - GV nhận xét đánh giá Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Yêu cầu HS đọc đề bài + Rút gọn phân số là làm gì? + Sử dụng tính chất nào để rút gọn phân số? + HS ở lớp làm vở, 1 HS làm bảng + HS giải thích cách làm + Hãy chỉ ra phân số tối giản + Phân số tối giản có đặc điểm gì? + HS nhận xét, chữa bài Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. + Quy đồng mẫu số 2 phân số là làm gì? + Nêu các bước quy đồng mẫu số. + 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở + HS nhận xét - GV đánh giá Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - Yêu cầu HS đọc đề bài. + Để điền đúng dấu ta phải làm gì? + Có mấy quy tắc để so sánh phân số + HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng + HS nhận xét - GV đánh giá ** HĐ 3. Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn xem lại bài và làm thêm bài tập. ** Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: