Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 25)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 25)

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

* HS khá - giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc 19 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 25)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn: 11 – 03 – 2011
Ngày dạy:
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Chào cờ
Tiếng Việt
ôn tiết 1
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
* HS khá - giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II. đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm.
- Bảng phụ.
iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 28: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài (khoảng1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 2: 
- Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+ Câu đơn: 1 ví dụ
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 VD) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 VD), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 VD).
- Cho HS làm bài vào vở, một số em làm vào bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Tiếng Việt
ôn tiết 2
I. Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như Tiết 1).
- Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc lần lượt từng câu văn, làm vào vở.
- GV phát ba tờ phiếu đã chuẩn bị cho 3 HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau trình bày. 
- Những HS làm vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng.
*Ví dụ về lời giải:
a) Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích riêng của mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS tranh thủ đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 3, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
Tiếng Việt
ôn tiết 3
I. Mục tiêu
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn (BT2).
* HS khá - giỏi hiểu tác dụng của những từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 2: 
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh.
- GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập:
+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương? (Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt). 
+ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? (Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương). 
+ Tìm các câu ghép trong bài văn? ( Có 5 câu, tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.) Sau khi HS trả lời, GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết 5 câu ghép của bài cùng HS phân tích các vế của câu ghép.
* Ví dụ:
1) Làng quê tôi / đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.
2) Tôi / đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, // nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương / vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
3) Làng mạc / bị tàn phá // nhưng mảnh đất quê hương / vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi / có ngày trở về.
+ Tìm những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn? Những từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: tôi, mảnh đất. Những từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1), mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS về đọc trước để chuẩn bị ôn tập tiết 4, dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Lịch sử
Tiết 28: Tiến vào dinh Độc Lập
I. Mục tiêu
- Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất: 
+ Ngày 26-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.
+ Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh tư liệu về đại tháng mùa xuân năm 1975.
- Lược đồ để chỉ các địa danh được giải phóng năm 1975.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
	- Yêu cầu 2 HS trả lời câu hỏi :
? Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
? Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV trình bày tình hình cách mạng của ta sau Hiệp định Pa-ri.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi:
+ Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diến ra như thế nào?
+ Sự kiện quân ta tiến vào Dinh độc Lập thể hiện điều gì?
- Yêu cầu HS lần lượt trả lời.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Diễn biến:
+ Xe tăng 390 húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ Cách mạng.
+ Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, lúc đó là 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 7
- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
? Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* ý nghĩa: Chiến thắng ngày 30-4-1975 là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Cho HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Toán
Tiết 136: lUYệN TậP CHUNG
I. MụC TIÊU
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS giải bài toán sau: Một người đi xe đạp đi quãng đường 18,3km hết 1,5 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy thì người đó đi quãng đường 30,5 km hết bao nhiêu thời gian.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề để hiểu được yêu cầu của bài là so sánh vận tốc giữa ô tô và xe máy.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét. 
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút, sau đó đổi ra đơn vị km/giờ.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3 (HS khá - giỏi):
- GV gọi HS đọc đề bài. 
- GV cho HS đổi đơn vị: 
15,75km = 15750m
1giờ 45 phút = 105 phút
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS trình bày bài làm.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 4 (HS khá - giỏi):
- Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS đổi đơn vị: 
72km/giờ = 72000m/giờ
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS trình bày bài làm.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nghe.
- HS đọc.
- HS phân tích đề.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS đọc ... ần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi ! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng.
1) Tác giả so sánh hoa phượng với gì?
a. Góc trời đỏ rực.
b. Muôn ngàn con bướm thắm.
c. Góc trời đỏ rực, xã hội thắm tươi, muôn ngàn con bướm thắm.
2) Mùa xuân, cây phượng xanh tốt như thế nào?
a. Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
b. Xanh um, trên cành đã điểm những bông đỏ thắm.
c. Khẳng khiu, bắt đầu ra lộc non.
3) Cụm từ “những cành cây báo ra một tin thắm” ý nói gì ?
a. Một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
b. Trên cành cây phượng xanh um bỗng xuất hiện một đoá hoa thắm đầu mùa. Một tin báo bằng màu đỏ, một tin vui làm cho cậu học trò cảm thấy bất ngờ.
c. Trên cây phượng xuất hiện một đoá hoa phượng thắm tươi.
4) Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
a. Hoa phượng phát ra thành tiếng “ Kêu vang: hè đến rồi!” làm cho ai nấy đều phải chú ý, đều nghe. Người học trò đột ngột thấy mùa thi, mùa chia tay, mùa vui chơi đã đến.
b. Vì hoa phượng gắn với tuổi học trò.
c. Vì hoa phượng được trồng ở các trường học.
5) Hoa phượng có đặc điểm gì?
a. Màu đỏ rực, nở thành chùm, trông như những chú bướm thắm.
b. Màu đỏ, nở từng bông trông giống như hoa hồng.
c. Màu hồng, nở thành chùm.
6) Sự ra hoa bất ngờ của hoa phượng được nói lên qua câu “ Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!”.Đó là kiểu câu nào?
a. Câu hỏi.
b. Câu khiến.
c. Câu cảm.
7) Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?
a. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.
b. Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng quên màu lá phượng.
c. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần.
8) Các vế câu trong câu ghép “Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu.
a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
b. Nối bằng từ “lại”
c. Nối bằng từ “nếu”
3. Thu bài
- GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
- Nhắc HS chuẩn bị giấy tiết sau kiểm tra viết.
* Đáp án và hướng dẫn chấm
A. Đọc thành tiếng (5 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm ).
- Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm ( Ngắt hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm ).
- Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm ( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; không biểu cảm: 0 điểm )
- Tốc độ đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ): 1 điểm (Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; trên 2 phút: 0 điểm).
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm ( Trả lời chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm ).
B. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
* Khoanh đúng mỗi câu sau được: 0,5 điểm
1 - c 2 - a 3 - b 5 - a 6 - c 7 - b 
*Khoanh đúng mỗi câu sau được: 1 điểm
4 - a 8 - c 
Địa lí
Tiết 28: Châu Mĩ (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế Châu Mĩ: 
+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư. 
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. 
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới. 
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Mĩ.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ Thế giới.
- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Châu Mĩ giáp với đại dương nào? Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Dân cư châu Mĩ (Làm việc cá nhân)
- HS dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3 trong SGK, trả lời câu hỏi:
? Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
+ Đứng thứ 3 trên thế giới.
? Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?
+ Từ các châu lục đến sinh sống.
? Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
+ Dân cư sống chủ yếu ở miền ven biển và miềm đông.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế (Làm việc nhóm 7)
- Cho HS quan sát các hình 4 và dựa vào nội dung trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
- HS thảo luận nhóm 7 theo hướng dẫn của GV.
- Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
- GV bổ sung và kết luận.
* Hoạt động 3: Hoa Kì (Làm việc theo cặp)
- GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới.
- HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
- Mời một số HS trình bày. 
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
Khoa học
Tiết 55: Sự sinh sản của động vật
i. Mục tiêu
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. 
*GDMT: Giúp HS hiểu thêm về động vật đẻ trứng và đẻ con qua đặc điểm tự nhiên trong dân gian kinh nghiệm tích lũy được là động vật đẻ trứng thường ăn nuốt không nhai. Có ý thức tham gia bảo tồn động vật bằng việc làm tùy sức (nuôi, chăm sóc, ).
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 112, 113 SGK.
- Sưu tầm tranh, ảnh những động vật đẻ trứng và đẻ con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
? Kể tên một số động vật đẻ con và đẻ trứng mà em biết?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài. 
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận
* Bước 1: Làm việc cá nhân
- Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 112 SGK.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
? Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào?
+ Được chia làm 2 giống: đực và cái.
? Tinh trùng họăc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Được sinh ra từ cơ quan sinh dục: con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
? Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+ Gọi là sự thụ tinh.
? Nêu kết quả của sự thụ tinh? Hợp tử phát triển thành gì?
+ Hợp tử phát triển thành cơ thể mới
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Quan sát
* Bước 1: Làm việc theo cặp
- 2 HS cùng quan sát các hình trang 112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào được nở ra từ trứng; con nào vừa được đẻ ra đã thành con.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu một số HS trình bày
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận.
+ Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà nòng nọc
+ Các con vật được đẻ ra đã thành con: voi, chó. 
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Thi nói tên những con vật đẻ trứng và những con vật đẻ con”
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Cho HS vẽ hoặc tô màu con vật mà em yêu thích.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Toán
Tiết 140: ÔN TậP Về PHÂN Số
I. Mục tiêu	
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 (a,b), Bài 4. 
II. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lần lượt nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
? Trong phân số, dấu gạch ngang còn biểu thị phép tính gì?
? Khi nào viết ra hỗn số.
* Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 5 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách rút gọn phân số?
* Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách quy đồng mẫu số 2 phân số?
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu phân số lớn hơn 1 hoặc bé hơn hay bằng 1.
? Nêu cách so sánh 2 phân số cùng tử số?
? Nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số?
* Bài 5 (HS khá - giỏi):
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nhắc lại cách rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- HS lần lượt nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- HS nghe.
- HS đọc, nêu yêu cầu của đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
+ Trong phân số, dấu gạch ngang còn biểu thị phép tính chia
+ Khi phân số tối giản mà tử số lớn hơn mẫu số.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 5 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
+ HS nêu.
+ HS nêu.
+ HS nêu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS chữa bài.
- HS nhắc lại cách rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
- HS nghe.
- HS nghe.
 Ký duyệt của BGH
.
.
.
.
.
Sinh hoạt lớp
 Đánh giá, nhận xét công tác trong tuần:
 Ưu điểm:
....
 Nhược điểm:
..
 Triển khai công việc tuần tới:
....
III- Giao lưu văn nghệ:
.......

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 B1 Lop 5.doc