Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 (tiết 11)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 (tiết 11)

Mục đích, yêu cầu:

 Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức này.

 Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.

* HS khá giỏi Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN hoặc ở địa phương.

II. Chuẩn bị:

 

doc 65 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 (tiết 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời khóa biểu & kế hoạch bài dạy tuần 29
HAI
BA
TƯ
NĂM
SÁU
CC
CT
KC
TLV
TLV
TD
T
TĐ 
LT&C
T
ĐĐ
LT&C
T
TD
MT
TĐ
KH
ĐL
T
LS
T
KT
ÂN
KH
SHL
Thứ, ngày
Môn
Kế hoạch bài dạy
Ghi chú
Hai
28/3//2011
ĐĐ
Em tìm hiểu về Liên hợp quốc (tiết 2)
TĐ
Một vụ đắm tàu
T
Ôn tập về phân số (tt)
Ba
29/3/2011
CT
Nhớ viết Đất nước
T
Ôn tập về số thập phân
LT&C
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
KH
Sự sinh sản của ếch
KT
Lắp máy bay trực thăng (Tiết 3)
Tư
30/3/2011
KC
Lớp trưởng lớp tôi
TĐ
Con gái
T
Ôn tập về số thập phân (tt)
ĐL
Châu Đại Dương và châu Nam Cực
Năm 
31/3/2011
TLV
Tập viết đoạn đối thoại
LT&C
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
T
Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
KH
Sự sinh sản và nuôi con của chim
Sáu 
01/4/2011
TLV
Trả bài văn tả cây cối
T
Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (tt)
LS
Hoàn thành thống nhất đất nước
SHL
Tổng kết tuần 29
 Thứ hai ngày 28/3./2011.
ĐẠO ĐỨC
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HIỆP QUỐC
I. Mục đích, yêu cầu:
Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức này.
Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
* HS khá giỏi Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN hoặc ở địa phương.
II. Chuẩn bị: 
Thông tin tham khảo ở phần Phụ lục.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Trò chơi “Phóng viên” – BT2, SGK.
* Mục tiêu : Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức này.
* Tiến hành : 
GV phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên đến tổ chức Liên Hợp Quốc.
HS chơi trò “Phóng viên”. Có thể hỏi : 
+ Liên Hợp Quốc được hình thành khi nào ?
+ Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu ?
+ Việt Nam là thành viên của Liên Hợp Quốc khi nào ?
GV yêu cầu HS khá, giỏi kể tên một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương.
HS khá, giỏi kể.
Ví dụ : Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, 
b) Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm
* Mục tiêu : Củng cố nội dung bài học.
* Tiến hành : 
GV hướng dẫn HS trình bày trước lớp các tranh ảnh, bài báo, bài viết, bài hát, nói về Liên Hợp Quốc.
HS trình bày trước lớp, HS khác chú ý theo dõi, nhận xét.
GV tổng kết, đánh giá việc làm của HS.
3) Nhận xét, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS chuẩn bị tiết học sau Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
TẬP ĐỌC
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I. Mục đích, yêu cầu:
Biết đọc diễn cảm bài văn. . Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KNS : Tự nhận thức (nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng); Giao tiếp ứng xử phù hợp; Kiểm soát cảm xúc; Ra quyết định
II. Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết đoạn luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh hoạ và thông tin khác.
2) Các hoạt động
a) Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu : Đọc đúng các từ ngữ khó ; đọc trôi chảy đoạn văn, bài văn. Biết đọc diễn cảm bài văn.
* Tiến hành : 
GV mời 1 HS đọc hay đọc cả bài.
1 HS đọc cả bài văn.
GV hướng dẫn chia đoạn ; luyện đọc nối tiếp từng đoạn ; kết hợp luyện phát âm các từ sai ; giải nghĩa từ mới.
HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn ; luyện phát âm các từ sai ; tập giải nghĩa từ mới.
Đoạn 1 : Từ đầu  sống với họ hàng.
Đoạn 2 : tiếp theo  băng cho bạn.
Đoạn 3 : tiếp theo  thật hỗn loạn.
Đoạn 4 : tiếp theo  tuyệt vọng.
Đoạn 4 : phần còn lại
GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
HS luyện đọc theo cặp.
Mời 1 HS đọc lại toàn bài.
1 HS đọc lại toàn bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
GV chú ý theo dõi.
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Tiến hành : 
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi bằng cách đọc thầm đoạn văn có liên quan đến câu hỏi cần trả lời hoặc huy động kiến thức đã có.
Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và.
HS đọc thầm đoạn 1 rồi trả lời.
Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ?
HS đọc thầm đoạn 2 rồi trả lời.
Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ?
HS đọc thầm đoạn 3 rồi trả lời.
Ma-ri-ô phản ứng như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu ?
HS đọc thầm đoạn 5 rồi trả lời.
Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé ?
HS sử dụng sự hiểu biết của mình để trả lời.
Ví dụ : Ma-ri-ô là người có tâm hồn cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện.
HS sử dụng sự hiểu biết của mình để trả lời.
GV gợi ý HS nêu ý nghĩa bài đọc trên.
HS trình bày theo hiểu biết của mình.
c) Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
* Mục tiêu : Biết đọc diễn cảm bài văn.
* Tiến hành : 
GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng đoạn và toàn bài, gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
HS chú ý GV hướng dẫn, sau đó 5 HS luyện đọc nối tiếp diễn cảm từng đoạn.
Hướng dẫn đọc kĩ đoạn sau :
Chiếc xuồng cuối cùng được hạ xuống “Vĩnh biệt Ma-ri-ô !”
+ GV hướng dẫn cách đọc.
+ HS chú ý theo dõi
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ cho HS đọc và thi đọc diễn cảm.
+ HS đọc và thi đọc diễn cảm.
 4. Củng cố:
 - GV gọi HS nhắc lại nội chính bài đọc. 
 - GV mở rộng, giáo dục HS qua bài học. 
 5. Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.-Yêu cầu HS về nhà đọc bài nhiều lần.
-Dặn HS về nhà đọc trước bài Con gái.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TT)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết xác định phân số ; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. (BT1, 2, 4, 5a)
II. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn ôn tập
Bài 1 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
- Yêu cầu HS đọc đề toán quan sát hình sau đó nêu miệng.
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích.
- HS quan sát hình vẽ rồi nêu kết quả.
- Khoanh vào D. , vì 7 phần đã tô màu 3 phần 7.
Bài 2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
- Yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm nháp sau đó nêu kết quả và cách làm.
- HS đọc bài toán rồi tự làm nháp.
- Khoanh vào B. Vì số viên bi là 
20 = 5 (viên bi), đó chính là 5 viên bi đỏ.
Bài 3 : (HS khá, giỏi)
Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số đã cho.
- Yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm vào SGK.
- HS đọc đề toán và tự làm vào SGK.
- Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả :
Bài 4 : So sánh các phân số
- Yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng trình bày cách làm.
- HS đọc đề toán và tự làm vào vở.
- 3 HS lên bảng trình bày cách làm. Có thể làm như sau :
a) ; , 
vì nên.
b) Vì hai phân số cùng tử số, mà 8 < 9 
nên .
c) Vì và nên 
Bài 5 : a (b : HS khá, giỏi)
- Cho HS tự làm sau đó trình bày miệng.
a) Yêu cầu HS viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
b) Yêu cầu HS viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- GV nhận xét, chấm một số vở.
- HS đọc đề toán và tự làm vào vở.
a) Kết quả : 
b) Kết quả : .
 4. Củng cố:
 Nêu cách so sánh phân số.- Khi nào phân số lớn hơn 1.- Khi nào phân số nhỏ hơn 1.
 5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.- Về nhà học bài.
 - Dặn HS chuẩn bị tiết học sau Ôn tập về số thập phân (Trang 150).
Ngày dạy : Thứ ba ngày 29/3/2011.
CHÍNH TẢ (NHỚ – VIẾT)
 ĐẤT NƯỚC
I. Mục đích, yêu cầu:
Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét tiết kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Các hoạt động 
a) Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết
* Mục tiêu : Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
* Tiến hành :
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối.
Một số đọc thuộc lòng.
GV hướng dẫn viết đúng các từ ngữ dễ viết sai : rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất, ; cách trình bày bài thơ thể tự do.
HS luyện viết các từ ngữ dễ viết sai, HS đọc lại và chú ý các từ ngữ khó viết, cách trình bày bài thơ.
GV yêu cầu HS nhớ - viết vào vở.
HS viết vào vở.
GV hướng dẫn HS soát lỗi chính tả.
HS mở SGK và tự soát lỗi chính tả.
GV chọn chấm một số vở.
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
* Mục tiêu : Tìm được những từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
* Tiến hành :
Bài tập 2/Trang 109
GV gọi HS đọc yêu cầu, hướng dẫn làm vào vở, phát bảng phụ cho 1 HS làm, sau đó chữa. 
Lời giải :
a) Các cụm từ :
- Chỉ huân chương : Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
- Chỉ danh hiệu : Anh hùng Lao động
- Chỉ giải thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh
b) Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ :
Mỗi cụm từ có 2 bộ phận :
Huân chương/Kháng chiến
Huân chương/Lao động
Anh hùng/Lao động
Giải thưởng/Hồ Chí Minh
Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa.
HS làm bài cá nhân – đọc thần bài Gắn bó với miền Nam, gạch chân các chụm từ chỉ huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng, sau đó nêu nhận xét về cách viết hoa các cụm từ đó.
Bài tập 3/Trang 110
Yêu cầu HS nói tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn.
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Yêu cầu HS viết lại các danh hiệu cho đúng quy tắc viết hoa, cho HS làm sau đó sửa.
HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ, sau đó trình bày.
Lời giải :
Anh hùng/Lực lượng vũ trang nhân dân
Bà mẹ/Việt Nam/Anh hùng
 4. Củng cố:
 - Sửa một số lỗi HS mắc sai nhiều.
 5. Dặn dò:
 - Em nào viết sai trên 6 lỗi về nhà viết lại bài.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau: Chính tả Nghe – viết : Cô gái của tương lai.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN
I. Mục đích, yêu cầu:
 Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân. ... ồi chữa bài. Khoanh vào B.
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
- Đọc lai bảng đơn vị đo thời gian.
Khoa học:
SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I. MỤC TIÊU :
 Nêu được VD về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu).
II.CHUẨN BỊ :
Tranh ảnh về hổ, hươu
Phiếu bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới:
HĐ 1.Giới thiệu bài: 1’
HĐ 2 : Quan sát và thảo luận : 16-18’
 - GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu. 
- HS làm việc theo nhóm 4
 * Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuuoi con của hổ. Tiếp theo nhóm trưởng điều khiển nhóm mình cùng thảo luận các câu hỏi trang 122 SGK:
- Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
- Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.
- Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
- Hổ con mới sinh yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu. 
-Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn. ( Các nhóm có thể tập đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi ). 
- Khi hổ con được 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy con săn mồi
+ HS đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi.
- Khi nào hổ con có thể sống độc lập? 
- Từ một năm rưỡi đến 2 năm tuổi hổ con có thể sống độc lập
* Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 123 SGK:
- Hươu ăn gì để sống?
- Hươu ăn lá cây 
* - Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con đã sinh ra đã biết làm gì?
- Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? ( Các nhóm có thể tập đóng vai hươu mẹ dạy hươu con tập chạy ).
HS trả lời.
HS trả lời.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
HĐ 3:Trò chơi Thú săn mồi và con mồi :6-7’
GV tổ chức chơi:
+ Một nhóm tìm hiểu về hổ ( nhóm 1) sẽ chơi với một nhóm tìm hiểu về hươu ( nhóm 2): Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một ban đóng vai hươu con. Trong khi 2 nhóm này chơi, 2 nhóm còn lại là quan sát viên.
- Đối với 2 nhóm còn lại cũng tổ chức như vậy.
*Cách chơi trong hoạt động 1, các nhóm đều đã học về cách “ săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu.
* Địa điểm chơi: Có thể cho HS kê lại bàn ghế để chơi trong lớp hoặc cho các em ra sân chơi. Điều quan trọng là những động tác các em bắt chước, chứ không yêu cầu các em phải có khoảng không gian rộng để “ thú săn mồi” đuổi bắt “ con mồi” như thật.
HS tiến hành chơi. 
- Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau.
- 2 HS đọc nội dung bài học.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
 - Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 08 tháng 4 .năm 2011
Tập làm văn:
KIỂM TRA VIẾT ( Tả con vật )
MỤC TIÊU:
:Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II. CHUẨN BỊ :
Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật (như gợi ý) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:1’
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học: 1’
b.Các hoạt động:
- HS lắng nghe
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài : 4-5’
GV viết đề bài lên bảng
Cho HS đọc gợi ý trong SGK
GV gợi ý HS viết về con vật tả ở tiết trước hoặc một con vật khác 
Cho HS giới thiệu về con vật mình tả 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- Lắng nghe
- HS nối tiếp giới thiệu con vật mình tả 
HĐ 2: HS làm bài : 25-27’
GV nhắc nhở HS cách trình bày bài; chú ý chính tả, dùng từ, đặt câu
GV thu bài khi hết giờ 
- Lắng nghe
- Làm bài
Nộp bài 
2.Củng cố, dặn dò :2’
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết sau
- HS lắng nghe 
Toán 
Phép cộng
I. MỤC TIÊU:
Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán. (BT1, 2 cột 1, 3, 4)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 4-5'
2.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1'
HĐ 2 : Thực hành : 28-30’
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết đối với phép cộng nói chung: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép cộng... (như trong SGK).
- 1HS lên làm BT1.
Bài 1: Cho HS tự tính rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm rồi chữa các bài tập.
Bài 2 (cột 1): 
Bài 2 (cột 1): 
- HS tự làm rồi chữa các bài tập.
a) (689 + 875) + 125 = 689 + (875 + 125) = 689 + 1000 + 1689
b) 
c) 5,87 + 28,69 + 4,13 = 5,87 + 4,13 + 28,69 = 10 + 28,69 = 38,69
Bài 3: Nên cho HS trao đổi ý kiến khi chữa bài. Chẳng hạn, có thể cho HS nêu các cách dự đoán khác nhau rồi lựa chọn cách hợp lý nhất. Ví dụ:
Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài.
a) x + 9,68 = 9,68; x = 0 
vì 0 + 9,68 = 9,68 (dự đoán x = 0 vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó). HS khác có thể giải thích x = 0 vì x + 9,68 = 9,68 thì x = 9,68 - 9,68= 0. Cả hai cách đều đúng, nhưng cách dự đoán bằng sử dụng tính chất của phép cộng với 0 nhanh gọn hơn.
Nhận xét và trả lời
Bài 4: 
Bài 4: HS tự đọc rồi giải bài toán.
Bài giải:
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được:
 (thể tích bể)
Đáp số: 50% thể tích bể
3. Củng cố dặn dò : 1-2’
- Nêu lại cách cộng phân số, số thập phân.
Lịch sử 
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH 
I.MỤC TIÊU :
- Biết nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân VN và Liên Xô.
- Biết Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước : cung cấp điện, ngăn lũ, 
II.CHUẨN BỊ : 
 - Ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
 - Bản đồ Hành chính Viêt Nam ( để xác định địa danh Hoà Bình).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : 4-5’
2. Bài mới :
H Đ1 : Giới thiệu bài : 1’
H Đ2 : ( làm việc cả lớp) : 3-4’
- 2 HS đọc bài
+ GV nêu đặc điểm của nước ta sau 1975 là: Cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Trong quá trình đó, mọi hoạt động sản xuất và đời sống rất cần điện. Một trong những công trình xây dựng vĩ đại kéo dài suốt 15 năm là công trình xây dựng Nà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
H Đ3 : ( làm việc theo nhóm) : 9-10’
- 1, 2 HS đọc bài và chú thích.
- HS thảo luận nhiệm vụ học tập 1:
Đi đến các ý:
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu?
+ Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6-11-1979 ( ngày 7-11 là ngày kỉ niệm CM tháng Mười Nga).
+ Nhà máy đó được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình ( HS chỉ trên bản đồ).
+ Sau 15 năm thì hoàn thành ( từ năm 1979 đến năm 1994), nhưng có thể nói là sau 23 năm, từ năm 1971 đến năm 1994, tức là lâu dài hơn cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Đại diện nhóm trình bày
H Đ 4 : ( làm việc cả lớp) : 6-7’
+ Trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào?
+ Suốt ngày đêm có 35 000 người và hàng nghìn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn ( trong đó có 800 kĩ sư, công nhân bậc cao của Liên Xô). Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng 
- GV nhấn mạnh: Sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước của hàng nghìn cán bộ công nhân hai nước, trong đó có 168 người đã hi sinh vì dòng điện mà chúng ta đang dùng hôm nay. Ngày nay, đến thăm Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, chúng ta sẽ thấy đài tưởng niệm, tưởng nhở đến 168 người, trong đó có 11 công dân Liên Xô, đã hi sinh trên công trường xây dựng.
H Đ 5 : ( làm việc theo cặp) : 6-7’
+ Những đóng góp của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước ta.
- HS đọc SGK, nêu ý chính vào phiếu học tập.
+ Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ ( chỉ bản đồ, nếu có thời gian, trình bày về những cơn lũ khủng khiếp ở đồng bằng Bắc Bộ).
+ Cung cấp điện từ Bắc và Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho sản xuất và đời sống.
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH. 
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhấn mạnh ý: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước.
Kết luận: 
 Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả 15 năm lao động sáng tạo đầy gian khổ, hi sinh của hàng nghìn cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô, là thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
- lắng nghe.
- 2.3 HS đọc bài học
3 . Củng cố, dặn dò: 1-2’
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học
Sinh hoạt lớp
Tổng kết tuần 30
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
II. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp:
	2. Sinh hoạt. Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Giáo viên cho các tổ trưởng tự kiểm điểm lại các nề nếp học tập trong tổ mình và báo cáo trước lớp.
* Giáo viên nhận xét chung về hai mặt.
	a) Đạo đức: - Hầu hết các em đều có ý thức, ngoan ngoãn, lễ phép. 
	 Đoàn kết với bạn bè.
	b) Học tập: 	+ Đồ dùng học tập đầy đủ. + Đến lớp học bài và làm bài tập.
+ Trong giờ học các em sôi nổi xây dựng bài. + Đi học đúng giờ chấp hành tốt nội quy.
	- Bên cạnh đó còn có một số nhược điểm:
	+ Một số em ngồi trong giờ còn mất trật tự.
	+ Đến lớp chưa học bài và làm bài.
	+ Vệ sinh lớp chưa được sạch sẽ.
	+ Còn một số hs yếu đi học phụ đạo chưa đều
	- Giáo viên tuyên dương 1 số em có ý thức tốt.
* Giáo viên đưa ra phương hướng tuần tới.
	+ Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp ra vào lớp.
	+ Phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.
 + Thực hiện chủ điểm Hòa bình – Hữu nghị.
 + Giáo dục học sinh phòng chống cúm A H1N1
Nội dung thi đua 
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổ 5
Tổ 6
1/ Trật tự (-5đ/ lần)
2/ Vệ sinh vi phạm (-10đ/ lần)
3/ Không đồng phục (- 10 đ/ lần)
4/ Vi phạm luật giao thông (- 10đ / lần)
5/ Nghỉ học có phép không trừ điểm, không phép (-10đ/ lần)
6/ Điểm dưới 5 ( -5đ/ lần)
7/ Phát biểu (+5đ/ lần)
8/ Điểm 10 (+ 10 đ/ lần)
9/ Điểm VSCĐ ( + Theo điểm các em đạt được)
10/ Đạo đức (giúp bạn, lể phép với cha mẹ, ông bà ,thầy cô, người lớn , vận động hs đi học)  (+ 50 đ/ tuần)
CỘNG
	Duyệt BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 29 30 KNS TTHCM.doc