Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 (tiết 34)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 (tiết 34)

Mục tiêu:

- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức này.

- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.

- Kể được 1 số việc làm của các cơ quan LHQ ở VN hoặc ở địa phương.

*GDBVMT (LH) : Một số hoạt dộng của LHQ trong lĩnh vực BVMT ở VN và trên thế giới.

II. Chuẩn bị:

-Tranh, ảnh, bài báo nói về các hđ của tổ chức LHQ.

 

doc 20 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 29 (tiết 34)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011
Buổi sáng 
Tiết 1: 
Chào cờ
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
------------------------------------------------------
Tiết 2:
Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC. (Tiết 2) 
I. Mục tiêu: 
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
- Kể được 1 số việc làm của các cơ quan LHQ ở VN hoặc ở địa phương.
*GDBVMT (LH) : Một số hoạt dộng của LHQ trong lĩnh vực BVMT ở VN và trên thế giới.
II. Chuẩn bị: 
-Tranh, ảnh, bài báo nói về các hđ của tổ chức LHQ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: 
GV nhận xét
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên.
Hoạt động 2: HS làm bài tập 5/ SGK.
Nêu câu hỏi: Em cần làm gì để thể
 hiện sự tôn trọng tổ chức LHQ?
Ghi tóm tắt lên bảng + GDBVMT
Hoạt động 3: Triển lãm tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của LHQ mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.
Nhận xét.
C. Dặn dò: Chuẩn bị: Bảo vệ TNTN
Nhận xét tiết học. 
Đọc ghi nhớ.
Nêu những điều em biết về LHQ?
1 số học sinh thay nhau đóng vai phóng
 viên (báo Nhi Đồng, KQĐ ) và tiến
 hành phỏng vấn các bạn trong lớp về
 các vấn đề có liên quan đến LHQ. Ví
 dụ:
+ LHQ được thành lập khi nào?
+ Trụ sở LHQ đóng ở đâu.
+ VN đã trở thành thành viên của LHQ khi nào?
+ Hãy kể tên 1 số cơ quan của LHQ ở VN?
+ Hãy kể tên 1 cơ quan LHQ dành riêng cho trẻ em?
+ Hãy kể tên 1 việc mà LHQ đã làm cho trẻ em?
Suy nghĩ nhanh và mỗi em nêu 1 việc
 cần làm.
- Đọc ghi nhớ.
Học sinh dán tranh ảnh sưu tầm được.
Đại diện nhóm thuyết trình về tranh
 ảnh nhóm sưu tầm.
--------------------------------------------------
Tiết 3:
Tập đọc
MỘT VỤ ĐẮM TÀU.
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn. 
- Hiểu ý nghĩa : Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KNS - Tự nhận thức (nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng).
- Giao tiếp, ứng xử phù hợp.
- Kiểm soát cảm xúc.
- Ra quyết định
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: Đất nước.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới: 
1) Giới thiệu Bài- Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chủ điểm mới : Nam và Nữ . Các bài học sẽ giúp em tìm hiểu điều về sự bình đẳng nam nữ và vẻ đẹp riêng về tính cách của mỗi giới . Bài tập đọc Một vụ đắm tàu hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó  
2) Luyện đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên viết bảng từ ngữ gốc nước
 ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta
 và hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ
 đó.
Giáo viên chia bài thành đoạn để học
 sinh luyện đọc.
Đoạn 1: “Từ đầu  họ hàng”
Đoạn 2: “Đêm xuống  cho bạn”
Đoạn 3: “Cơn bão  hỗn loạn”
Đoạn 4: “Ma-ri-ô  lên xuống”
Đoạn 5: Còn lại.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài văn
 giọng kể cảm động, chuyển giọng phù
 hợp với diễn biến của truyện.
3 ) Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc thầm 1 đoạn và trả lời câu hỏi.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lướt toàn
 bài trả lởi câu hỏi.
Nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật
 chính trong chuyện?
Giáo viên chốt bổ sung
 Giáo viên liên hệ giáo dục cho học sinh.
4 ) Rèn đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc
 diễn cảm toàn bài, hướng dẫn học sinh
 tìm giọng đọc, nhấn giọng, ngắt giọng.
Ví dụ: Chiếc buồm nơi xa xa// Giu-li-ét-
ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng
 lên
 mạn tàu, / đầu ngửng cao, / tóc bay trước
 gió. // Cô bật khóc nức nở, giơ tay về
 phía cậu. //
“Vĩnh biệt Ma-ri-ô”//
Cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
5 )Củng cố, dặn dò: 
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm
nội dung chính của bài.
- Giáo viên chốt lại ghi bảng.
- Chuẩn bị: “Con gái”.
Nhận xét tiết học 
Học sinh đọc bài.
Học sinh trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh khá, giỏi đọc bài.
- Cả lớp đọc thầm theo mẫu cô vừa nêu.
-Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn chú ý phát âm đúng các từ ngữ gốc nước ngoài, từ ngữ có âm h, ch, gi, s, x ...(đọc 2 lượt)
Học sinh cả lớp đọc thầm, các nhóm
 suy nghĩ và phát biểu
- Học sinh đọc lướt toàn bài và phát biểu suy nghĩ 
Ví dụ: 
· Ma-ri-ô là một bạn trai cao thượng tốt bụng, giấu nỗi bất hạnh của mình, sẵn sàng nhường sự sống cho bạn.
· Giu-li-ét-ta là một bạn gái giàu tình cảm đau đớn khi thấy bạn hy sinh cho mình
Học sinh đọc diễn cảm cả bài.
Học sinh các tổ nhóm cá nhân thi đua
 đọc diễn cảm.
Học sinh các nhóm trao đổi thảo luận
 để tìm nội dung chính của bài.
Đại diện các nhóm trình bày.
----------------------------------------------------------
Tiết 4:
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TT).
I. Mục tiêu:
- Biết xác định phân số ; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
- BT cần làm : 1, 2, 4, 5a. HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ,...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: 
Giáo viên chốt – cho điểm.
B. Bài mới: 
 Bài 1:
Giáo viên chốt kết quả: D. 
 Bài 2:
Giáo viên chốt kết quả: B. Đỏ.
	Bài 3:
Yêu cầu học sinh nêu 2 phân số bằng nhau.
 Bài 4:
Giáo viên chấm và chữa bài:
a) b) ; c) 
Bài 5: Cho HS làm
4. Củng cố, dặn dò: .
- Chuẩn bị: Ôn tập phân số.
Học sinh làm lại bài 4 tiết 140
Học sinh đọc yêu cầu.
Thực hiện bài 1.* Kết quả:
 Khoanh vào D.
Sửa bài miệng.* Kết quả:
 Khoanh vào B.
Học sinh đọc kỹ yêu cầu đề bài.
Học sinh làm bài.
Sửa bài
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Lần lượt nêu “2 phân số bằng nhau”.
Thực hành so sánh phân số.
Sửa bài.
Kết quả : a) 
b) .
- HS nhắc lại các tính chất của phân số.
___________________________________________________________________________
Thứ 3 ngày 22 tháng 3 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1:
Chính tả(Nhớ - viết):
ĐẤT NƯỚC.
I. Mục tiêu: 
- Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
- Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. CHuẩn bị: 
- Bảng phụ, SGK, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: 
Nhận xét nội dung kiểm tra giữa HKII.
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết.
Giáo viên nêu yêu câu của bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 3 khổ thơ
 cuôí của bài viết chính tả.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý về cách trình
 bày bài thơ thể tự do, về những từ dễ viết
 sai: rừng tre, thơm mát, bát ngát, phù sa,
 khuất, rì rầm, tiếng đất.
Giáo viên chấm, nhận xét.
Hoạt động 2: H. dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
 Bài 3:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên phát giấy khổ to cho các nhóm thi
 đua làm bài nhanh.
Giáo viên gợi ý cho học sinh phân tích các
 bộ phận tạo thành tên. Sau đó viết lại tên
 các danh hiệu cho đúng.
Giáo viên nhận xét, chốt.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên ghi sẵn tên các danh hiệu.
Giáo viên nhận xét.
Xem lại các quy tắc viết hoa đã học.
Nhận xét tiết học. 
1 học sinh đọc lại toàn bài thơ.
2 học sinh đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối.
Học sinh tự nhớ viết bài chính tả.
Từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau.
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. 
*Lời giải:
a) Các cụm từ:
-Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
-Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động.
-Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
b) NX về cách viết hoa: Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
*Lời giải:
Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân
Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng
-------------------------------------------------------
Tiết 2:
Tập làm văn
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI . 
I. Mục tiêu: 
- Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng dẫn của GV ; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quí mọi người xung quanh và tình thần trách nhiệm.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ chuyện kể Lớp trưởng lớp tôi . Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
2. Bài cũ: Giáo viên KT sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
Chuyển câu chuyện thành một vở kịch là
 làm gì?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Xác định các màn của vở kịch.
Giáo viên dán bảng các tranh minh hoạ câu chuyện 
+ Câu chuyện có mấy đoạn.
+ Đó là những đoạn nào?
+ Có nên chuyển mỗi đoạn thành một màn kịch không? Vì sao?
+ Nếu mỗi đoạn tương ứng với một màn thì vở kịch sẽ gồm những màn nào?
+ Nếu mỗi đoạn không tương ứng với một màn thì nên ghép những đoạn nào với nhau thành một màn?
b) Xác định nhân vật và diễn biến của từng màn.
Giáo viên lưu ý: Ở mỗi màn, đả có đủ các yếu tố: nhân vật, cảnh trí, thời gian. Diễn biến, và gợi ý cụ thể nội dung lời thoại. Nhiệm vụ của em là viết rõ lời thoại giữa các nhân vật sát với từng nội dung đã gợi ý, hợp với tình huống và diễn biến kịch.
c) Tập viết từng màn kịch
Giáo viên chia lớp thành 5, 6 nhóm.
Giáo viên nhận xét, bình chọn nhà biên
 soạn kịch tài năng nhất, nhóm biên soạn
 kịch giỏi nhất.
 d) Thử diễn một màn kịch.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập
Giáo viên nhận xét, biểu dương nhóm diễn
 xuất tốt, thuộc lời thoại 
4. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh 1 màn kịch.
Nhận xét tiết học.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Là dựa vào các tình tiết trong câu
 chuyện để viết thành vở kịch – có đủ
 các yếu tố: nhân vật, cảnh trí, thời
 gian, diễn biến, lời thoại.
1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
Cả lớp đọc thầm theo.
Học sinh xem lại các tranh minh hoạ,
 nhớ lại nội dung câu chuyện vừa học
 trong tuần, lần lượt trả lời từng câu hỏi 
Nên ghép các đoạn 1, 2 và một phần
 của đoạn 3 thành một màn, phần
 chính
 của đoạn 3 – một màn: các đoạn 4, 5 –
 một màn, như trong SGK
3 học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 2
 trong SGK.
Cả lớp đọc thầm theo.
- 1 học sinh đọc yêu cầu 3: Phân công
 mỗi bạn trong nhóm viết một màn
 kịch
 rồi trao đổi với nhau
-Các nhóm phân việc cho mỗi bạn viết 1
 màn, sau đó trao đổi với nhau để hoàn
 chỉnh từng màn. Cuối cùng hoàn
 chỉnh
 cả 3 màn thành kịch bản chung của cả
 nhóm.
- Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả làm
 bài
 của nhóm mình – đọc 1 màn, đọc cả 3
 màn.
- Mỗi nhóm chọn 1 màn kịch, cử các
 bạn
 trong nhóm vào vai các nhân vật. Sau
 đó, thi diễn màn kịch đó  ... ết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI ?
- Giáo viên nhận xét + chốt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của 2 sự kiện lịch sử.
Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp
 Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất
 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
Ý nghĩa lịch sử: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
4. Củng cố, dặn dò: Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Học bài. Chuẩn bị: “Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình”.
Nhận xét tiết học. 
Học sinh trả lời (2 em).
Học sinh thảo luận theo nhóm 6,
 gạch dưới nội dung chính bằng bút
 chì.
Một vài nhóm bốc thăm tường
 thuật lại cuộc bầu cử ở Hà Nội
 hoặc Sài Gòn.
Học sinh nêu.
Học sinh đọc SGK ® thảo luận nhóm đôi gạch dưới các quyết định về tên nước, quy định Quốc kì, Quốc ca, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định, bầu cử Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ.
® Một số nhóm trình bày ® nhóm` khác bổ sung.
Học sinh nêu.
Học sinh nhắc lại.
Nêu ý nghĩa lịch sử.
-------------------------------------------------------- 
Tiết 6:
Địa lí
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC. 
I. Mục tiêu: 
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực :
- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương :
- HS khá, giỏi: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo, quần đảo.
* GDBVMT (Liên hệ) : Xử lí chất thải công nghiệp.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A, Kiểm tra bài cũ
- Y/cầu H nêu đặc điểm dân cư châu Mĩ .
+ Nền kt bắc Mĩ có gì khác so với Trung và Nam Mĩ ?
- Gọi H n/xét, cho điểm H .
B, Giơí thiệu bài
“ Châu Đại ... Nam Cực”
C, Tìm hiểu bài
*HĐ1 CHÂU ĐẠI DƯƠNG :
* G treo bản đồ thế giới .
+ Y/cầu 2 H cùng xem lược đồ châu Đại Dương .
+ Cho H chỉ và nêu vị trí của lục địa Ô-xtrây-li-a . 
+ Y/cầu chỉ và nêu tên các đảo, quần đảo của châu Đại Dương .
* G kết luận : Châu Đại Dương nằm ở Nam bán cầu... 
*HĐ2 
- Cho H tự đọc Sgk, quan sát lược đồ châu Đại Dương so sánh khí hậu , thực vật và động vật của lục địa 
Ô-xtrây-li-a với các đảo của châu Đại Dương .
*HĐ3 
- GV tổ chức cho cả lớp trả lời câu hỏi .
+ Nêu số dân của châu Đại Dương ?
+ So sánh dân số của châu Đại Dương với các châu lục khác .
+ Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương ? 
Họ sống ở đâu ?
+ Nêu những nét chung về nền kt của lục địa Ô-xtrây-li-a .
* KL : Lục địa Ô-xtrây -li-a
Có khí hậu khô hạn ...
GDBVMT (Liên hệ) : Xử lí chất thải công nghiệp.
HĐ 4 : Châu Nam Cực
- Chia HS theo nhóm 4,phát phiếu học tập , y/c các nhóm quan sát hình 5 Sgk để hoàn thành phiếu .
+ Vì sao châu NC có khí hậu lạnh nhất thế giới ?*
 D, Củng cố ,dặn dò 
*G nhận xét tiết học .
- Về học bài , chuẩn bị bài
 sau . 
- Chủ yếu là người dân nhập cư , người Anh điêng , da vàng ...
- Bắc Mĩ có nền kt phát triển cao còn Trung và Nam Mĩ nền kinh tế đang phát triển .
- 1 H nhận xét .
- H mở Sgk, vở ghi ,bài tập .
- H quan sát bản đồ thế giới .
- 2 HS làm việc theo cặp, HS này nói thì HS khác lắng nghe, nhận xét , bổ sung cho nhau sau đó đổi lại.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở nam bán cầu ,có đường chí tuyến nam đi qua giữa lãnh thổ.
- HS chỉ và nêu : Đảo Niu-ghi-nê giáp châu á , quần đảo : 
Bi-xăng-ti-me-tóc , Xô- lô-môn Va-nu-a-tu , Niu Di-len 
- HS lắng nghe .
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bảng so sánh theo y/cầu của GV .
- Mỗi HS trình bày 1 ý trong bảng so sánh , các HS khác theo dõi , bổ sung.
- HS suy nghĩ trả lời ( Dựa vào bảng số liệu diện tích, dân số ).
- Năm 2004 , dân số là 33 triệu người - Là châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục của thế giới .
- Thành phần : + Người dân bản địa có nước da sẫm mầu, tóc xoăn , mắt đen . 
- Họ sống chủ yếu ở các đảo .
+ Người gốc Anh di cư sang, có nước da trắng, sống chủ yếu ở lục địa ... 
- Là nước có nền kt phát triển , nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa .Các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng ...phát triển mạnh.
- H lắng nghe .
- 4 HS 1 nhóm , nhóm trưởng nhạn phiếu học tập . HS quan sát hình 5 Sgk để hoàn thành phiếu 
- 1 HS đọc ND về châu Nam Cực tr128 Sgk , nêu :
+ Vị trí : Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực Nam .
- Khí hậu : Lạnh nhất thế giới , quanh năm dưới 00C.
+ Động vật : Tiêu biểu là chim cánh cụt .
+ Dân cư : Không có dân sống.
- Vì châu NC nằm sát vùng địa cực, nhận được rất ít NLMT .
* H lắng nghe và thực hiện .
-----------------------------------------------------
Tiết 7:
Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp Hs kiểm điểm lại nề nếp trong tuần qua.
- Phương hướng trong thời gian tới.
- Hs có ý thức sửa chữa khuyết điểm.
II. HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT
1. Ổn định tổ chức
- Yêu cầu cả lớp hát 1 bài.
2.Nhận xét tình hình hoạt động tuần 26:
- GV tổ chức cho hs tự kiểm điểm nề nếp lớp.
- Gv nhận xét:
*Ưu điểm:
...........................................................................
...........................................................................
..........................................................................
*Nhược điểm:
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
3. Kế hoạch tuần 30:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Giáo dục cho HS ý thức tự giác kỉ luật trong mọi hoạt động.
-Thi đua học tập tốt.
- Tổ trưởng kiểm điểm.
+ Tổ 1:.......................................
+ Tổ 2:.......................................
+ Tổ3 :.......................................
- Lớp trưởng nhận xét chung
____________________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 25 tháng 3 năm 2011
Buổi sáng
SINH HOẠT TẬP THỂ CHÀO MỪNG NGÀY 36 - 3
-----------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 5 
Toán 
ÔN TẬP VỀ ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (TT).
I. Mục tiêu:	- Biết :
+ Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
+ Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.
+ Làm các BT :1a, 2, 3. HS khá, giỏi làm thêm các BT còn lại.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:	
- Bảng phụ, bảng học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.:
A. Bài cũ: 
Nhận xét, sửa sai.
B. Bài mới:
 Bài 1:
GV nhận xét, sửa bài:
a) 4km 382m = 4,382km ; 2km 79m = 2,079km ; 
700m = 0,7km.
b) 7m 4dm = 7,4m ; 5m 9cm = 5,09m ;
5m 75mm = 5,075m
 Bài 2: Cho HS làm theo nhóm rồi chữa bài:
a) 2kg 350g = 2,35kg ; 1kg 65g = 1,065kg.
b) 8tấn 760kg = 8,76tấn ; 2tấn77kg = 2,077tấn.
 Bài 3 và 4: Cho HS làm bài vào vở. GV chấm và chữa bài. Chẳng hạn:
Bài 4. a) 3576m = 3,576km ; b) 53cm = 0,53m 
 c) 5360kg = 5,36 tấn ; d) 657g = 0,657kg.
4. Củng cố, dặn dò:
- Xem lại nội dung ôn tập.
Chuẩn bị: Ôn tập về đo diện tích.
 Nhận xét tiết học.
-2 HS làm lại bài 3 tiết 144.
a/ 1827m = 1km 827m = 1,827km.
 2063m = 2km 63m = 2,063km
 702m = 0km 702m = 0,702km.
-Lần lượt từng HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vảng con.
- HS làm bài theo nhóm vào bảng phụ.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét sửa bài.
HS tự làm bài vào vở. Chẳng hạn:
Bài 3. a) 0,5m = 50cm ; b) 0,075km = 75m ;
 c) 0,064kg = 64g ; d) 0,08 tấn = 80kg.
HS nhắc lại bảng đ.vị đo đọ dài và bảng đ.vị đo k.lượng.
--------------------------------------------------------------------
Tiết 6
 Kể chuyện
LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI.
I. Mục tiêu: 
- Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 
-Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to )
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
B.Bài mới:
Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện (2 hoặc 3 lần).
Giáo viên kể lần 1.
Giáo viên kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh
 minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp.
Sau lần kể 1.
Giáo viên mở bảng phụ giới thiệu tên các
 nhân vật trong câu chuyện (3 học sinh nam:
 nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém” và
 lớp trưởng nữ là Vân), giải nghĩa một số từ
 khó (hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì ).
 Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa kết hợp giải
 nghĩa từ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a) Yêu cầu 1: (Dựa vào lời kể của thầy, cô và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện).
Giáo viên nhắc học sinh cần kể những nội
 dung cơ bản của từng đoạn theo tranh, kể
 bằng lời của mình.
Giáo viên cho điểm học sinh kể tốt nhất.
b) Yêu cầu 2: (Kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật).
Giáo viên nêu yêu cầu của bài, nói với học
 sinh: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”,
 Lâm “voi”. Quốc “lém”, Vân. Kể lại câu
 chuyện theo lời một nhân vật là nhập vai kể
 chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân
 vật. Nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em
 chỉ chọn nhập vai 1 trong 3 nhân vật còn
 lại: Quốc, Lâm hoặc Vân.
Giáo viên chỉ định mỗi nhóm 1 học sinh thi
 kể lại câu chuyện theo lời nhân vật.
Giáo viên tính điểm thi đua, bình chọn
 người kể chuyện nhập vai hay nhất.
c) Yêu cầu 3: (Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện và bài học mỗi em tự rút ra cho mình sau khi nghe chuyện).
Giáo viên giúp học sinh có ý kiến đúng đắn.
4. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tập kể lại chuyện; chuẩn bị cho tiết KC ở tuần 30.
Nhận xét tiết học. 
-HS kể 1 câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo.
-Học sinh nghe giáo viên kể – quan sát từng tranh minh hoạ.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Từng cặp học sinh trao đổi, kể lại
 từng đoạn câu chuyện.
Từng tốp 5 học sinh (đại diện 5
 nhóm) tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn
 câu chuyện theo tranh trước lớp –
 kể 2, 3 vòng.
3, 4 học sinh nói tên nhân vật em
 chọn nhập vai.
Học sinh kể chuyện trong nhóm.
Cả nhóm bổ sung, góp ý cho bạn.
Học sinh thi kể chuyện trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu 3 trong
 SGK.
Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi,
 tranh luận.
-HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
------------------------------------------------------------
Tiết 7
Thể dục
( Gv dạy chuyên)
___________________________________________________________________
BGH kí duyệt ngày 21 tháng 3 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 29 CKT KN.doc