Giáo án Lớp 5 tuần 3 dạy chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Lớp 5 tuần 3 dạy chuẩn kiến thức kỹ năng

ĐẠO ĐỨC

 Tiết 3 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 1 )

KTKN : 82 . SGK: 6

I. MỤC TIÊU:

 -Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình

 -Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa

 -Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình

*HSK,G: Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm,đổ lổi cho người khác,

 

doc 33 trang Người đăng nkhien Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 3 dạy chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Ngày tháng năm 2009
ĐẠO ĐỨC
 Tiết 3 CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 1 )
KTKN : 82 . SGK: 6 
I. MỤC TIÊU:
 -Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình
 -Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa
 -Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
*HSK,G: Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm,đổ lổi cho người khác,
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	Hoaït ñoäng daïy
Hoaït ñoäng hoïc
1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức 
* Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức: biết phân tích, đưa ra quyết định đúng.
* Cách tiến hành:
1/ GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. Sau đó yêu cầu 1-2 HS đọc to truyện cho cả lớp cùng nghe.
2/ HS thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi trong SGK.
3/ GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất.... các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ (trong SGK).
4/ GV mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
2/ Hoạt động 2: Làm BT 1, SGK.
* Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
* Cách tiến hành:
1/ GV chia HS thành các nhóm nhỏ.
2/ GV nêu yêu cầu của BT 1, gọi 1-2 HS nhắc lại yêu cầu của BT.
3/ HS thảo luận nhóm.
4/ GV mời đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
5/ GV kết luận:
- a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
- c, đ, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
- Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn.... là những biểu hiện của người có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
3/ Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT2/SGK)
* Mục tiêu:
HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
* Cách tiến hành:
1/ GV lần lượt nêu từng ý kiến ở BT2.
2/ HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu (theo quy ước).
3/ GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đổi ý kiến đó.
4/ GV kết luận:
- Tán thành ý kiến a, đ.
- Không tán thành ý kiến b, c, d.
* Hoạt động tiếp nối:
Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo BT3/SGK.
Duyệt:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 3 Ngày tháng năm 2010
TẬP ĐỌC
 Tiết 5 LÒNG DÂN 
KTKN : 9. SGK:24
I. MỤC TIÊU: 
-Biết đọc đúng văn bản kịch; ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù họp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
*HSK,G:Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai ,thể hiện được tính cách nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra 2 HS.
- HS1: đọc thuộc lòng bài thơ + trả lời câu hỏi.
H: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu và trả lời câu hỏi sau:
- Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào? Vì sao? (HSY,TB)
- Bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc của đất nươc.
- Vì những sắc màu ấy gắn với những cảnh vật, sự vật và con người của đất nước.
H: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi: 
- HS2: đọc + trả lời câu hỏi.
- Bài thơ nói lên diều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước? (HSK,TB)
- Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Điều đó nói lên bạn nhỏ rất yêu đất nước.
* Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài
- HS lắng nghe.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
2/ Luyện đọc: 
HĐ1: GV đọc màn kịch 
- Cho HS đọc lời mở đầu 
-1HS đọc phần giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- GV đọc diễn cảm màn kịch. Chú ý:
+ Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.
+ Chú ý đổi giọng, hạ giọng khi đọc những chữ trong ngoặc đơn nói về hành động, thái độ của nhân vật.
+ Giọng của cai lính: hống hách, xấc xược.
+ Giọng dì Năm: tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn ngào ở đoạn sau.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn. 
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lời dì Năm (chồng tui. Thằng này là con).
+ Đoạn 2: Từ lời cai (Chồng chị à?) đến lời lính (ngồi xuống!...rục rịch tao bắn).
+ Đoạn 3: còn lại 
- Chọn HS đọc đoạn nối tiếp.
- HS lần lượt đọc đoạn.
- Cho HS luyện đọc những từ khó đọc: quẹo, xẵng giọng, ráng...
- HS đọc từ theo sự hướng dẫn của GV.
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc cả bài.
- Cho HS đọc cả bài.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- 1HS đọc chú giải.
HĐ1: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1
- 1 HS giải nghĩa từ.
HĐ 4: GV đọc lại toàn bài một lượt. (giọng đọc ... như đã hướng dẫn).
3/ Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc phần mở đầu.
- 1HS đọc phần giới thiệu về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
H: Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì? (HSY,TB)
- Cả lớp trao đổi, thảo luận: chú cán bộ bị giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm.
H: Dì Năm đã ngĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?(HSK)
- Dì đưa chú một chiếc áo khác để thay, rồi bảo chú nguồi xuống chõng vời ăn cơm.
GV: cả lớp đọc thầm lại bài một lượt.
- Cả lớp đó đọc thầm lại bài.
H: Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào để bào vệ cán bộ? (HSK,G)
- Dì Năm bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai. Dì nhận chú cán bộ là chống. Dò kêu oan khi bị địch trói. Dì vớ trối trăng, căn dặn con mấy lời...
H: Tình huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? (HSK,G)
* Nội dung bài ? (HSG) Xem mt
- HS tự do lựa chọn tình huống mình thích.
4/ Đọc diễn cảm:
- GV đọc diễn cảm đạn 1. chú ý:
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: có thấy, hổng thấy, lâu mau, tức thhời, không, rõ ràng, quẹo vô, chồng tui.
- Cho HS đọc phân vai: GV chia HS thành nhóm sáu em, mỗi em sắm một vai. GV nhắc HS: em đóng vai người dẫn chuyện nhớ đọc phần mở đầu và đọc tất cả phần ghi trong ngoặc đơn.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm theo cách ngắt giọng, nhấn giọng được đánh dấu trên bảng phụ.
- HS chia nhóm và từng nhóm được phân vai.
- Cho HS thi đọc.
- 2 nhóm lên thi.
- GV nhận xét và khen nhóm đọc hay.
- Lớp nhận xét.
5/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS đọc tốt.
- Yêu cầu HS các nhóm về tập đóng màn kịch trên.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tập đọc sắp tới, đọc trước màn 2 của vở kịch Lòng dân. 
Duyệt:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 3 Ngày tháng năm 2010
TOÁN
Tiết 11 LUYỆN TẬP 
KTKN : 56. SGK: 14 
A. MỤC TIÊU:
-Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số
*BT cần làm :1 ( 2 ý đầu ) ; 2 ( a,d ) ; 3.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 1-2 HS về hỗn số đã học ở tiết học trước.
- 1-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
* Dạy bài mới:
Bài 1:
-HSY,TB
HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
- HS tự làm bài vào vở.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
-HSTB,K
Chú ý: định hướng chung của dạy học so sánh, cộng, trừ, nhân, chia hỗn số thành phân số rồi so sánh hoặc làm tính với các phân số. Chưa yêu cầu HS làm theo cách khác.
Chẳng hạn, so sánh 3.9/10 và 2.9/10 nên chữa bài như sau:
3.9/10 = 39/10; 2.9/10 = 29/10
Mà: 39/10 > 29/10 nên 3.9/10 > 2.9/10
Nếu HS chỉ bằng nhận xét cũng biết 3.9/10 > 2.9/10 thì GV nên cho HS kiểm tra lại nhận xét đó bằng cách làm như trên.
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
-HSK,G
Duyệt:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 3 Ngày tháng năm 2010
LỊCH SỬ
Tiết 3 CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ 
KTKN : 98 .SGK: 8
I. MỤC TIÊU:
-Tường thuật được sơ lược cuộc phản công kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
+Trong nội bộ triều đình Huế có 2 phái: chủ hòa và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết)
+Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng núi Quảng Trị.
+Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
-Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương: Phạm Bành- Đinh Công Tránh (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).
 -Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong,ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
* HSK,G:Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ hành chính VN.
- Hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Hoạt động 1 .(làm việc cả lớp)
- GV trình bày một số nét chính về tình hình nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta. Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Lúc này các quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành 2 phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà.
- 1-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn.
+ Phái chủ hòa chủ trương với Pháp, phái chủ chiến chủ trương chống Pháp.
+ Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
+ Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến.
+ Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?
+ Thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.
2/ Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm):
- GV tổ chức cho HS thảo luận về các nhiệm vụ học tập.
3/ Hoạt động 3 (làm việc cả lớp):
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhấn mạnh thêm: 
+ Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị (trong xã hội phong kiến, việc đưa vua và đoàn tuỳ tùng ra khỏi kinh thành là một sự kiện hết sức hệ trọng).
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “Cần Vương”, kêu g ... i làm của mình lên bảng.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: các từ lần lượt cần điền vào chỗ trống là: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp.
- Lớp nhận xét.
- Lớp chép lời giải đúng vào vở.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- 1 HS đọc yêu cầu + đọc 3 câu a, b, c.
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ chọn ý trong ngoặc đơn sao cho ý đó có thể giải thích nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ, thành ngữ đã cho. 
- HS chú ý lắng nghe.
- Cho HS làm bài.
GV gợi ý: Các em có thể lần lượt lắp các ý trong ngoặc đơn vào 3 câu a, b, c ý nào đúng nhất với cả 4 câu thì ý đó là ý chung.
- HS đọc lại 3 câu a, b, c và các ý cho trong ngoặc đơn.
- Cho HS trình bày kết quả.
- HS lần lượt ghép ý vào 3 câu.
- GV nhận xét và chốt lại: ý đúng nhất là: Gắn bó với thiên nhiên là tình cảm tự nhiên. Ý này có thể giải thích nghĩa chung của cả 3 câu trên.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- GV giao việc: 3 việc: 
+ Các em đọc lại bài Sắc màu em yêu 
+ Chọn một khổ thơ trong bài.
+ Viết một đoạn văn mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.
- Cho HS làm bài.
-HS lần lượt thực hiện 3 việc đã giao.
- Cho HS trình bày.
- Một số HS đọc đoạn văn đã viết.
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, có sử dụng từ đồng nghĩa. 
- Lớp nhận xét. 
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS cả lớp về nhà viết hoàn chỉnh BT3 vào vở.
Duyệt:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 3 Ngày tháng năm 2010
TOÁN
Tiết 14 LUYỆN TẬP CHUNG 
KTKN : 57 . SGK:16
I. MỤC TIÊU:
* Biết: -Nhân, chia 2 phân số.
 -Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với 1 tên đơn vị đo.
*BT cần làm : 1,2,3.
II. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS lên chữa BT đã cho về nhà. 
- 2HS thực hiện yêu cầu.
* Dạy bài mới:
GV hướng dẫn HS tự làm các BT rồi chữa bài. 
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa BT. Chẳng hạn:
- HS tự làm bài vào vở.
b) 2.1/4 x 3.2/5 = 9/4 x 17/5 = 135/20.
d) 1.1/5 : 1.1/3 = 6/5 : 4/3 = 6/5 x ¾ = 18/20 = 9/10.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn:
- HS tự làm bài vào vở.
a) x + ¼ = 5/8
c) x x 2/7 = 6/11 
 x = 5/8 – ¼
 x = 6/11 : 2/7
 x = 3/8
 x = 42/22
b) x + 3/5 = 1/10 
 x = 21/11
 x = 1/10 + 3/5
d) x : 3/2 = ¼
 x = 7/10
 x = ¼ x 3/2 
 x = 3/8
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài theo mẫu. Chẳng hạn:
- HS tự làm bài vào vở.
1m 75cm = 1m + 75/100m = 1 .75/100m
8m 8cm = 8m + 8/100m = 8.8/100m
Bài 4: Cho HS tính ở vở nháp rồi trả lời (miệng)
- HS tự làm bài vào vở.
Chẳng hạn: Khoanh vào B
 Duyệt:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 3 Ngày tháng năm 2010
KHOA HỌC
Tiết 6 TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ 
KTKN : 88 . SGK: 14 
I. MỤC TIÊU:
 -Nếu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
 -Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 14, 15/ SGK.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp:
* Mục tiêu: HS nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu một số HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu:
- Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì?
Gợi ý:
+ Đây là ảnh em bé của tôi, em mới 2 tuổi, em đã biết nói và nhận ra những người thân, đã biết hát, múa...
+ Đây là ảnh em bé của tôi, em mới 4 tuổi. Nếu chúng mình không cất bút và vở cẩn thận là em lấy ra và vẽ lung tung vào đấy...
2/ Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng“
* Mục tiêu:
HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn : dưới 3 tuổi, 3-6 tuổi, 6-10 tuổi.
* Chuẩn bị : Chuẩn bị theo nhóm :
- Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng. 
- Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
* Cách tiến hành: 
Bứơc 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
- Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào như đã nêu ở SGK/14. Sau đó sẽ cử 1 bạn viết nhanh đáp án vào bảng. Cử 1 bạn khác lắc chuông để báo hiệu là nhóm đã làm xong.
- Nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Làm việc theo nhóm:
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Làm việc cả lớp:
- Ghi rõ nhóm nào làm xong trước, nhóm nào làm xong sau. Đợi tất cả các nhóm cùng xong, GV mới yêu cầu các em giơ đáp án.
- 1-b; 2-a; 3-c
- Kết thúc hoạt động này, GV tuyên dương nhóm thắng cụôc.
3/ Hoạt động 3: Thực hành:
* Mục tiêu:
HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi người.
* Cách tiến hành:
Bứơc 1:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: đọc các thông tin SGK/15 và trả lời câu hỏi:
- Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
- Vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất. Cụ thể là:
+ Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+ Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
+ Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ XH.
Bứơc 2: GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trên.
Duyệt:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 3 Ngày tháng năm 2010
TẬP LÀM VĂN 
Tiết 6 LUYỆN TẬP TẢ CẢCH 
KTKN : 10. SGK:34
I. MỤC TIÊU:
-Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn văn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của (BT1) .
 -Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2) .
*HSk,G: biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
*BVMT: Ngữ liệu dùùng để luyện tập (Mưa rào) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên ,có tác dụng BVMT.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Kiểm tra bài cũ:
- Chấm bài làm HS đã hoàn chỉnh của tiết TLV trước.
- 3 HS nộp bài để GV chấm.
* Dạy bài mới:
Ở tiết TLV trước, các em đã lập dàn ý của bài văn miêu tả cơn muưa. Trong tiết học hôm nay, các em chọn một phần trong dàn ý đó và chuyển nó thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
- HS lắng nghe.
1/ Luyện tập: 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo. 
- GV giao việc:
- HS nhận việc.
+ Đọc kĩ lại đề, yêu cầu.
+ Chỉ ra được nội dung chính của mỗi đoạn.
+ Viết thêm vào những chỗ có dấu (...) để hoàn chỉnh nội dung của từng đoạn.
- Cho HS làm bài.
- HS đọc thầm lại đề + yêu cầu + 4 đoạn.
- Cho HS trình bày ý chính của 4 đoạn văn.
- Xác định ý chính của mỗi đoạn. Một số HS trình bày.
- GV chốt lại ý đúng của 4 câu:
- Lớp nhận xét.
+ Đoạn 1: giới thiệu cơn mưa rào ào ạt rồi lạnh ngay. 
+ Đoạn 2: cảnh tượng muôn vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: đường phố và con người sau cơn mưa.
- GV cho HS viết thêm đoạn văn.
- HS làm bài cá nhân, viết thêm vào chỗ (...) phần cần thiết phù hợp với nội dung đoạn.
- Cho HS trình bày đoạn văn.
- Một vài HS đọc đoạn văn khi đã viết thêm phần còn thiếu.
- GV nhận xét và chọn 4 đoạn hay nhất đọc cho cả lớp nghe.
- Lớp nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV giao việc:
+ Chọn trong dàn bài đã chuẩn bị trong tiết TLV trước một phần nào đó. 
+ Viết phần dàn bài đã chọn thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Cho HS làm bài.
- HS xem lại dàn bài tả cơn mưa đã làm ở tiết TLV trước.
- Chọn phần trong dàn bài.
- Cho HS trình bày bài làm. 
- Viết phần đã chọn thành đoạn văn.
- Một số HS đọc cho cả lớp nghe đoạn văn mình đã viết.
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, biết chuyển dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thiện nốt đoạn văn (nếu ở lớp viết chưa xong).
- Dặn HS về nhà đọc trước bài học của tiết TLV tiếp theo ở tuần 4.
Duyệt:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 3 Ngày tháng năm 2010
TOÁN
Tiềt 15 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN 
KTKN : 57.SGK: 17
I. MỤC TIÊU:
-Làm được bài tập dạng tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó.
*BT cần làm :1.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Kiểm tra bài cũ:
Sau khi nhắc lại cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó” như bài toán 1, 2 trong SGK, GV cho HS ôn tập, thực hành các BT sau:
* Dạy bài mới:
Bài 1: Yêu cầu HS tự giải cả 2 bài toán phần a, b (như đã học ở lớp 4). GV có thể gợi ý: trong mỗi bài toán: “Tỉ số” của hai số là số nào? “Tổng” của hai số là số nào? “hiệu” của hai số là số nào? Từ đó tìm ra cách giải bài toán. Có thể gọi 2 HS lên bảng trình bày, mỗi em một phần (cả lớp làm vào vở nháp). (HSY,TB)
- HS thực hiện yêu cầu.
Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài (vẽ sơ đồ, trình bày bài giải). Chẳng hạn :
- HS làm bài vào vở.(HSK,G)
Bài giải
Ta có sơ đồ (SGV/52)
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
3 – 1 = 2 (phần)
Số lít nước mắm loại 1 là:
12 : 2 x 3 = 18 (l)
Số lít nước mắm loại 2 là:
18 – 12 = 6 (l)
Đáp số: 18 l và 16 l.
Bài 3: Yêu cầu HS biết tính chiều dài, chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật bằng cách đưa về bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (ở bài này là nửa chu vi 60m) và tỉ số của hai số đó (là 5/7”). Từ đó tính được diện tích hình chữ nhật và diện tích lối đi.
- (KKHSK,G)
Bài giải
Nửa chu vi vườn hoa hình chữ nhật là:
120 : 2 = 60 (m)
Ta có sơ đồ (SGV/52)
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
5 + 7 = 12 (phần)
Chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật là:
60 : 12 x 5 = 25 (m)
Chiều dài vườn hoa hình chữ nhật là:
60 – 25 = 35 (m)
Diện tích vườn hoa là:
35 x 25 = 875 (m2)
Diện tích lối đi là:
875 m2 : 25 = 35 (m2)
Đáp số a) 35m và 25 m
 b) 35m2.
* Chú ý:
Ở giai đoạn này, có thể tính “gộp” tổng số phần bằng nhau vào phép tính trung gian (không tính riêng tổng số phần bằng nhau: 5 + 7 = 12 (phần) cũng được).
Duyệt:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an l5 VSMT KNKT.doc