I. Mục tiêu .
1. Kiến thức: - Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số( bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số)
3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học.
- GV: - Phiếu bài tập.
Tuần 3 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009 Tiết 1. Chào cờ Lớp trực tuần nhận xét Tiết2. Toán Tiết 11. Luyện tập ( trang14) I. Mục tiêu . 1. Kiến thức: - Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số. 2. Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số( bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số) 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy – học. - GV: - Phiếu bài tập. - HS: III. Các hoạt động dạy- học. 1. ổn định tổ chức ( 1’) : Hát ; sĩ số : / 7 2. Kiểm tra bài cũ ( 2’) : - Chuyển hỗn số sau thành phân số : 2 - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm ra nháp : 2 = = 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò. TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện tập - HS nêu yêu cầu của bài. - 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài và phát phiếu học tập cho HS làm bài. - HS làm bài trên phiếu bài tập, làm xong trình bày bài trên bảng lớp. - GV nhận xét, chữa bài. (1’) (30’) Bài 1( 14) Chuyển các hỗn số thành phân số 2= = ;5 = = Bài 2( 14) So sánh các hỗn số a, và = ; 2 = - Mà nên d, 3 và 3 3 = ; 3 = mà = Nên 3 = 3 Bài 3( 14) Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính. a, 1 + 1 = + = + = b, 2- 1 = - = - = c, 2 x 5 = x = d, 3 : 2 = : = x = 4. Củng cố( 1’). - HS nhắc lại cáchchuyển hỗn số thành phân số. 5. Dặn dò ( 1’) - Về nhà ôn lại bài, xem trước bài “luyện tập chung” Tiết 3. Mĩ thuật GV bộ môn lên lớp Tiết 4. Tập đọc Tiết5 Lòng dân ( phần 1 ) (Nguyễn Văn Xe) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung ý nghĩa câu phần 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 2. Kĩ năng: - Biết đọc 1 số văn bản kịch . Cụ thể : - Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vât với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khíên, câu cảm trong bài. Giọng dọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách của từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Đoc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. 3. Thái độ: - Khâm phục sự mưu trí, dũng cảm của dì Năm. II. Đồ dùng dạy học - GV: - Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn kịch hướng dẫn HS luyện đọc. - HS : III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (2’) - HS học thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu”, nêu nội dung chính của bài. ( Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn với quê hương, đất nước) 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện đọc. - 1 HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch. - GV đọc diễn cảm đoạn trích, hướng dẫn HS cách đọc. - HS theo dõi vào SGK. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của đoạn trích. - GV theo dõi uốn nắn cách đọc cho HS. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - GV đi đến các nhóm giúp đỡ HS yếu đọc bài - Hai HS đọc lại trích đoạn kịch, cả lớp đọc thầm. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài - HS đọc trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi. CH: Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ? CH: Dì năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ? CH: Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ? - HS đọc lại trích đoạn kịch và nêu nội dung chính của đoạn trích. - GV ghi bảng Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm . - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn kịch. - HS luyện đọc theo cách phân vai toàn bộ đoạn trích ( mỗi nhóm 5 em) - GV theo dõi uốn nắn cách đọc cho HS. - GV nhận xét. (1’) (12’) (10’) (10’) (7’) + Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm. + Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng di. + Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng khi tên cai xẵng giọng, hỏi lại: Chồng chị à? , dì vẫn khẳng định: Dạ, chồng tui. * Nội dung bài học: - Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí đẻ lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng 4. Củng cố ( 1’). - 1 HS đọc lại nội dung chính của trích đoạn kịch 5. Dặn dò ( 1’). - Về nhà luyện đọc lai đoạn trích , xem trước phần 2 của vở kịch Tiết 5. Khoa học Tiết 5 Cần làm gì để cả mẹ và bé đều khỏe? (Trang12) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức:- HS biết nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe. - Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình, là phải chăm sóc và giúp đỡ phụ nữ có thai. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng sơ giản về chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. 3. Thái độ: - Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. II. Đồ dùng dạy học. - GV : - Các tranh trong SGK. - HS : III. Các hoat động dạy học. 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’):- Trứng đã thụ tinh gọi là gì?( Trứng đã thụ tinh goị là hợp tử) 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Làm biệc với SGK. - HS quan sát các hình 1, 2, 3 trong SGK và trả lời câu hỏi : CH: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ? Tại sao? - GV nhận xét bổ sung. - 2 HS đọc mục bạn cần biết trong SGK Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp. - HS quan sát các hình 5, 6, 7 và nêu nội dung của từng hình. - GV nhận xét, bổ sung. - HS trả lời câu hỏi: CH: Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm chăm sóc đối với phụ nữ có thai? - GV nhận xét kết luận. Hoạt động 3: Đóng vai. - GV nêu câu hỏi: Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi cùng chuyến ô tô mà không có chỗ ngồi, bạn sẽ làm gì để giúp đỡ? - HS thảo luận và đưa ra cách ứng xử và đóng vai theo nhóm. - GV cùng các nhóm còn lại nhận xét. - 2 HS đọc mục bạn cần biết trong SGK. (10’) (10’) ( 10’) + Phụ nữ có thai nên ăn đủ bốn nhóm thức ăn và được khám thai tại cơ sở y tế. + Phụ nữ có thai không nên dùng rượu, thuốc lá, ma túyvà làm việc nặng không được tiếp xúc với thuốc trừ sâu. + Tiêm vác- xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo hướng dẫn của bác sĩ. + Mọi thành viên trong ga đình cần quan tâm chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ có thai * “Chuẩn bị cho em bé ... xảy ra khi sinh con” 4. Củng cố ( 2’). - HS nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò ( 1’). - Về nhà ôn bài, “ Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì” Tiết 6. Kĩ thuật Tiết 3. Thêu dấu nhân ( trang 11) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức:- Biết cách thêu dấu nhân. 2. Kĩ năng: - Thêu được mũi dấu nhân đúng kĩ thuật đúng quy trình. 3. Thái độ: - Yêu thích tự hào với sản phẩm làm được. II. Đồ dùng dạy – học. - GV : - Mẫu thêu dấu nhân, một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mẫu thêu dấu nhân. khung thêu. - HS : - Kim, chỉ thêu, vải, thước kẻ, kéo. III. Các hoạt động dạy – học. 1. ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Quan sát nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân. - HS quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu. - GV giới thiệumột số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. - HS quan sát và nêu ứng dụng của thêu dấu nhân. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - HS đọc mục II (SGK) kết hợp quan sát các hình vẽ trong SGK để nêu các bước thêu dấu nhân. - GV lưu ý HS một số điểm sau : - GV hướng dẫn HS thêu dấu nhân trên vải đã căng sẵn ở khung thêu. - HS quan sát, sau đó lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo. - GV quan sát uốn nắn cho HS. - GV tổ chức cho HS thực hành thêu dấu nhân trên giấy ô li. - HS thực hành trên giấy ô li. ( 2’) ( 12’) ( 18’) - ở mặt phải đường thêu giống hình dấu nhân; mặt trái đương thêu là đường thẳng có nét đứt. * “Thêu dấu nhân ... khăn ăn, khăn trải bàn ..” * Các bước thêu dấu nhân: - Vạch dáu đường thêu dấu nhân. - Thêu dấu nhân theo đương vạch dấu. + Bắt đầu thêu. + Thêu mũi thứ nhất. + Thêu mũi thứ hai. + Thêu các mũi tiếp theo. +Kết thúc dường thêu. - Các mũi thêu được luân phiên, thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều. - Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất - Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm. 4. Củng cố ( 2’). - HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. 5. Dặn dò ( 1’). - Về nhà thực hành ở nhà, chuẩn bị cho giờ thực hành. * Tự rút kinh nghiệm sau buổi dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2009 Tiết 1. Tiếng anh GV bộ môn lên lớp Tiết 2.Toán Tiết 12. Luyện tập chung ( trang 15) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức:- Củng cố cách cộng, trừ hai phân số. Tính giá trị của biểu thức với phân số. - Chuyển các số đo có tên hai đơn vị thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo. - Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó. 2. Kĩ năng: - Luyện tập kĩ năng cộng trừ hai phân số, chuyển các số đo, giải bài toán. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, ham học toán. II. Đồ dùng dạy học. - GV : - Phiếu học tập. - HS : III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức ( 1’) : - Hát ; sĩ số : / 7. 2. Kiểm tra bài cũ( 3’) : So sánh các hỗn số sau : 2 và 4 ; 5 và 3 - 2 HS lên bảng chữa bài, cả lớp làm ra nháp. - GV nhận xét, chữa bài: 2 3 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở - GV nhận xét, chữa bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài, 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét chữa bài. - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - GV phát phiếu cho HS làm bài, HS trình bày bài trên bảng lớp. - GV nhận xét, chữa bài. (1’) (28’) Bài 1( 15) Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân. = = ; = = = = ; = = Bài 2( 15) Chuyển các hỗn số thành phân số. = ; = Bài 3( 15) Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm. a, 1 dm = m b, 1g = kg 3 dm = m 8g = kg 9 dm = m 25 g = kg c, 1 phút = giờ 6 phút = giờ 12 phút = giờ Bài 4( 15) Viết các số đo độ d ... ố thứ nhất là: 55 : 5 x 9 = 99 Số thứ hai là: 99 – 55 = 44 Đáp số: 99 và 44 Bài 2( 18) ?l Loại 1: 12l Loai 2: ?l Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 ( phần) Số lít nước mắm loại 1 là: 12 : 3 x 2 = 8( l). Số lít nước mắm loại 2 là: 18 – 12 = 6 ( l) Đáp số : 18 l và 6 l. 4. Củng cố ( 1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò ( 1’). - Về nhà ôn bài,xem trước bài “ Ôn tập và bổ sung về giải toán” Tiết 2. Khoa học Tiết 6 Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì ( trang 14) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức:- HS nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn phát triển : dưới 3 tuổi; từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. - Nêu được một số thay đổi về sinh học và các mối quan hệ xã hội ở tuổi dạy thì. 2. Kĩ năng: - Biết được tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học, ham tìm hiểu khoa học. II. Đồ dùng dạy học. - GV : - Các tranh trong SGK. - HS : III. Các hoat động dạy học. 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 2’):- Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ? ( Phụ nữ có thai nên ăn uống đủ chất, đi khám thai định kì và không nên làm việc nặng, dùng các chất kích thích) 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. - HS giới thiệu một số ảnh của mình từ lúc còn nhỏ và nói rõ ảnh đó được chụp lúc mấy tuổi. Đang làm gì ? Hoạt động 2: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”. - GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và chia nhóm - HS chơi theo nhóm theo hướng dẫn của GV. - HS đọc các thông tin và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào, nhóm nào xong trước trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm hoàn thành xong đầu tiên Hoạt động 3: Thực hành. - HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: - CH: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt với cuộc đời mỗi con người? - GV nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc mục bạn cần biết trong SGK. (10’) (10’) ( 10’) . - Hình 1 – b; hình 2- a; hình 3 – c. + Đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi như phatr triển nhanh về chiều cao, cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển. Biến đổi vè tình cảm, suy nghĩ và các mối quan hệ xã hội. 4. Củng cố ( 1’). - HS nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò ( 1’). - Về nhà ôn bài, “ Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già” Tiết 3. Luyện từ và câu. Tiết 6 Luyện tập về từ đồng nghĩa ( trang 32) . I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Luyện tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn. - Biết thêm một số thành ngữ, tục ngữ có chung ý nghĩa: nói về tình cảm của người Việt đối với đất nước, quê hương. 2. Kĩ năng : - Làm đúng các bài tập trong bài 3. Thái độ: - Thích sưu tầm các thành ngư, tuc ngữ nói về tình cảm của người việt Nam đối với quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Bảng phụ viết nội dung bài 1 ( trang 32) - Bảng nhóm. - HS: III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức ( 1’). 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’) : - HS làm lại bài tập 3 đã làm ở giờ trước. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV mở bảng phụ đã ghi sẵn nội dung bài tập, treo lên bảng. - HS đọc bài tập trên bảng phụ. - GV gợi ý HS cách làm bài. - HS: làm bài vào vở. GV phát riêng bảng nhóm cho 2 HS làm bài - HS làm bài trên bảng nhóm trình bày bài làm trên bảng lớp. - GV nhận xét, chữa bài. - HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV gợi ý HS cách làm bài và giảI nghĩa từ “ Cội” ( gốc). - HS làm bài vào vở, và trình bày trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài. - HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài vào vở và đọc trước lớp. - GV nhận xét, cho điểm những bài viết hay, đúng yêu cầu. ( 1’) (28’) Bài 1( 32) Tìm các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống dưới đây. - Lệ đeo ba lô, Thư xách túi, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo. Bài 2( 33) Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ sau: - Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên Bài 3( 33) Dựa theo một khổ thơ trong bài “Sắc màu em yêu”, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng những từ đồng nghĩa. 4. Củng cố ( 1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò ( 1’). - Về nhà ôn lại bài, xem trước bài “ Từ trái nghĩa” Tiết 4. Tập làm văn Tiết 6 Luyện tập tả cảnh (trang 34) I. Mục tiêu. 1. kiến thức: - Biết hoàn chỉnh mỗi đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn. - Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên. 2. Kĩ năng: - Viết được đoạn văn miêu tả một cơn mưa tự nhiên, chân thực. 3. Thái độ: - Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học. - GV: - Bảng phụ viết nội dung chính của đoạn văn miêu tả cơn mưa( bài 1) - HS: - Dàn ý của bài văn miêu tả cơn mưa III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’) - GV chấm một số dàn bài HS đã hoàn chỉnh ở nhà của giờ trước. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. - HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài. - HS đọc thầm lại nội dung của 4 đoạn văn, xác định nội dung chính của mỗi đoạn. - HS phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, bổ sung. - HS chọn để hoàn chỉnh một đoạn văn trong số 4 đoạn văn nói trên. - HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung. - HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS viết bài. - HS viết bài vào vở, sau đó tiếp nói nhau đọc trước lớp. - GV nhận xét bổ sung. (1’) (30’) Bài 1( 34) Em hãy chọn một đoạn vănvà giúp bạn viết thêm vào những chỗ có dấu( ...) để hoàn chỉnh nội dung đoạn văn + Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào- ào ạt tới rồi tạnh ngay. + Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa. + Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. + Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. Bài 2( 34) Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn. 4. Củng cố ( 1’). - GV hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò ( 1’). - Về nhà viết lại bài văn cho hoàn chỉnh, xem trước bài “ Luyện tập tả cảnh” Tiết 5. Đạo đức. Tiết 2. Có trách nhiệm về việc làm của mình. . I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - HS biết: Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc làm trốn tránh trách nhiệm đổ lỗi cho người khác 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. 3. Thái độ: - Có trách nhiệm với việc làm của mình. II. Đồ dùng dạy học. - GV : - Một số mẩu chuyện về những người có trách nhiệm về việc làm của mình. - Các tấm thẻ màu xanh, đỏ, vàng cho hoạt động 3, tiết 1. - HS : III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức ( 1’). 2. Kiểm tra bài cũ ( 1’): HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ của bài trước Bài mới. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bà Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện “ Chuyện của bạn Đức” - HS đọc truyện “Chuyện của bạn Đức”, trả lời cáccâu hỏi trong SGK. CH: Đức đã gây ra chuyện gì? CH : Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào ? CH: Theo em Đức nên giải quyết việc này như thế nào ? - GV nhận xét bổ sung, kết luận. - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Làm bài tập 1, SGK. - HS nêu yêu cầu của bài tập, và đọc tình huống nêu ở bài tập. - HS thảo luận và phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, kết luận - HS tự liên hệ xem bản thân mình đã làm được những gì, những gì cần cố gắng hơn nữa. Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ ( bài 2 SGK). - HS nêu yêu cầu của bài - GV nêu các ý kiến của bài tập 2 - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ các thẻ màu ( theo quy ước). - HS giải thích tại sao lại tán thành hay phản đối ý kiến đó. - GV nhận xét kết luận. - HS đọc ghi nhớ trong SGK. ( 1’) (12’) ( 9’) (9’) + Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan. + Đức hốt hoảng, đầu óc suy nghĩ hoài nhưng chưa biết giải quyết ra sao. + Đức nên đến xin lỗi bà Doan không được trốn tránh việc làm của mình đã gây ra. - “Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan ... suy nghĩ tím cách giải quyết”. Bài 1( 7) Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người sống có trách nhiệm? - ( a), ( b), ( d) và ( g) là biểu hiện của người sống có trách nhiệm; ( c), ( đ), ( e) không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm. * Biết suy nghĩ trước khi hành động ... chúng ta cần học tập. Bài 2( 8) Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây? - Tán thành cácý kiến ( a),( đ). - Không tán thành ý kiến ( b), ( c), ( d). 4. Củng cố (1’). - HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ. 5. Dặn dò (1’) - Về nhà làm các bài tập trong vở bài tập, chuẩn bị tiết 2 “ Thực hành”. Giáo dục ngoài giờ. Sinh hoạt lớp I. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần. 1. Học tập: - Nhìn chung các em đi học đều, đúng giờ. Có đầy đủ đồ dùng học tập. Đa số các em có ý thức học tap tốt. - Bên cạnh đó còn một số em hay làm việc riêng trong lớp ( Nguyễn Hùng, Huân, Tú) 2. Thể dục – vệ sinh: - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. - Vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ. 3. Lao động: Tham gia đầy đủ các buổi vệ sinh tập thể. II. Phương hướng tuần tới. - Duy trì tốt nhưng ưu điểm đã đạt được trong tuần, khắc phục những nhược điểm đã mắc phải. * Tự rút kinh nghiệm sau buổi dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: