Giáo án Lớp 5 tuần 3 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Lớp 5 tuần 3 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tiết 5: TẬP ĐỌC

LÒNG DÂN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Biết đọc đúng một văn bản kịch.Cụ thể:

- Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.

- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

- Hiểu nội dung ý nghĩa đoạn 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 3 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 07 thámg 09 năm 2009
Tiết 5: TẬP ĐỌC	
LÒNG DÂN
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Biết đọc đúng một văn bản kịch.Cụ thể:
Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.
Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
Hiểu nội dung ý nghĩa đoạn 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh hoạ SGK.Bảng phụ chép đoạn diễn cảm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
 1.ÔĐTC: (1 phút)
2. KT Bài cũ: (3 phút)	
Hai HS đọc thuộc lòng bài và TLCH : Sắc màu em yêu.
	HS – GV nhận xét .Ghi điểm.
3. Bài mới :Giới thiệu bài : (1 phút) GV ghi bảng .
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc: (10 phút)
HS đọc phần đầu: Nhân vật, cảnh trí, thời gian.GV đọc tiếp phần còn lại .
Chú ý: Phân biệt lời nói của nhân vật, tên nhân vật, lời chú thích về thái độ vàgiọng của các nhân vật.
Đoạn kịch chia mấy đoạn : ( 3 đoạn).
HS quan sát tranh và trả lời : Có mấy nhân vật ? Đó là những ai?
3 HS đọc nối tiếp : Lượt 1 : GV theo dõi sửa phát âm.
 Lượt 2: Kết hợp giải nghĩa một số từ ở SGK tr 26.
Luyện đọc theo cặp.
Một HS khá đọc lại đoạn kịch.
b) Tìm hiểu bài: (10 phút)
 Một HS đọc hệ thống CH. Cả lớp đọc lướt bài và thảo luận nhóm đôi .GV nêu từng CH .GV gọi HS trả lời. Cả lớp nhận xét. GV chốt ý đúng.
H: CH1( SGK tr26)
H: CH 2 ( SGKtr26 )
H: CH 3 ( SGK tr26 )
Chú bị bọn giặc rượt đuổi nên phải chạy vào nhà dì Năm.
Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay,làm cho bọn giặc không nhận ra,rồi bảo chú ngồi xuống chõng ăn cơm, làm như chú là chồng dì.
Đoạn kết thúc phần một của vở kịch là hấp dẫn 
nhất vì đầy mâu thuẫn, kịch lên đến đỉnh điểm, thắt nút.
c) Đọc diễn cảm:: (12 phút)
GV chọn một tốp 5 em đọc theo phân vai và em thứ 6 là người dẫn chuyện .
GV hướng dẫn cách đọc .
Cả lớp luyện đọc theo nhóm 6 em.
Thi diễn kịch : khoảng 3 nhóm. Cả lớp nhận xét. GV biểu dương.
4. Củng cố dặn dò : (2 phút) 
H: Qua phần 1 của vở kịch, em thấy nội dung bài nói lên điều gì? (Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng). 	
5. Nhận xét tiết học: (1 phút)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: 	 	 KHOA HỌC 
	 CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :
 Nêu những việc làm nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
Xác định nhiệmm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là 
phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hình SGK tr 12;13 + Thẻ.
 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1. ÔĐTC (1 phút)
2. KT Bài : (2-3 phút)2 HS trả lời câu hỏi :
H: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?
 H: Qúa trình tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì ?
	HS – GV nhận xét –Ghi điểm.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài : (1 phút)
* Hoạt động 1: (8-10 phút)Cả lớp quan sát hình 1,2,3,4SGKtr12. Thảo luận nhóm đôi. Trình bày. Cả lớp –GV nhận xét- Bổ sung.Lấy ý kiến giơ thẻ ( Đ, S ).
 GV gắn bảng phụ ghi nội dung đã có sẵn.HS gắn hoa vào các ý kiến. Nhận xét.
 - Những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai:
Hình
Nội dung
Nên
Không nên
1
2
3
4
- Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khoẻ của mẹvà thai nhi.
- Một số thức ăn không tốt hoặc gây hại cho sức khoẻ của người mẹvà thai nhi.
- Người phụ nữ đang được khám thai tại cơ sở y tế.
- Người phụ nữ có thai đang gánh lúa và tiếp xúc với các chất độc hoá học như thuốc trừ cỏ, thuốc diệt cỏ.
x
x
x
x
Hoạt động 2: (6 -8 phút)Thảo luận nhóm bàn. Đại diện nhóm trình bày.Cả lớp nhận xét.
H: Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm chăm sóc với phụ nữ có thai ?
- Cần bồi dưỡng tinh thần và bổ sung các chất dinh dưỡng cho người mẹ mang thai. Chia sẻ gánh vác mọi việc nặng nhọc cho người mẹ mang thai .
Hoạt động 3: (10 - 12 phút)Tổ chức đóng vai. GV hướng dẫn chơi, phổ biến luật chơi theo nhóm. Các nhóm tiến hành phân vai, tiến hành đóng kịch.Thời gian 5 phút.
Các nhóm tiến hành trình diễn với chủ đề “Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai”.
Các nhóm khác nhận xét, bình luận rút ra bài học SGKtr13.
4. Củng cố dặn dò : (2 phút)HS đọc mục cần biết ở SGK tr 13. 
5. Nhận xét tiết học: (1phút)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3 : TOÁN	 
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Giúp HS :
Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
Củng cố các kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số,so sánh các PS.
Kĩ năng phát triển năng lực học toán. Giáo dục tính tự tin, cẩn thận .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
ÔĐTC (1 phút)
KT Bài : (3 phút)
Cả lớp làm vào bảng con: chuyển .
HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. HS-GV nhận xét.
Bài mới : (30 phút) Giới thiệu bài : 
 Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài.Lần lượt GV nêu từng bài tập. Cả lớp làm vào bảng con.GV nhận xét.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài. Lần lượt HS lên bảng làm. Cả lớp nháp. GV chữa bài.
 và . 
Ta có: 
 Ta có: 
 Ta có: 
GV hướngdẫn HS nhận xét: So sánh 2 phần nguyên trước,nếu phần nguyên nào lớn hơn thì hỗn số đó lớn hơn. Nếu phần nguyên bằng nhau thì ta so sánh 2 phân số kèm 
theo. Hỗn số nào có phần phân số kèm theo lớn hơn thì hỗn số đó lớn hơn.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài. Thảo luận nhóm đôi Cả lớp làm bài vào vở.GV chấm một số bài.Lần lượt HS lên bảng làm. GV chữa bài:
Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính:
HS nêu cách thực hiện các phép tính trên.
4. Củng cố dặn dò : (2 phút) HS nêu lại cách thực hiện các phép tính về hỗn số.
5. Nhận xét tiết học: (1 phút)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: 	 ĐẠO ĐỨC
	CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH. ( Tiết 1 )
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Học xong bài này, HS biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những việc làm đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	
Vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
Bảng phụ chép bài tập 1 . Thẻ màu (bài tập 3 )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
ÔĐTC (1 phút)
KT Bài : (3 phút) 2 HS trả lời câu hỏi:
Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta phải làm gì ?
HS đọc phần ghi nhớ bài trước.	
HS - GV nhận xét - đánh giá.
 3. Bài mới : (28 -30 phút)Giới thiệu bài : GV ghi bảng.
Hoạt động 1: (12 phút) Tìm hiểu chuyện của bạn Đức.
Cả lớp đọc thầm câu chuyện suy nghĩ về nội dung câu chuyện.2HS đọc to,rõ ràng.Cả lớp thảo luận nhóm đôi – trình bày – nhận xét .
H: Đức đã gây ra chuyện gì?
H: Sau khi gây chuyện Đức cảm thấy thế nào?
H: Theo em, Đức nên giải quyết việc này như thế nào cho tốt? Vì sao ?
Vô ý đá bóng vào bà Doan.Chỉ có Đức và Hợp biết.
Phải có trách nhiệm và suy nghĩ tìm 
cách giải quyết.
Nhận lỗi và xin lỗi, chịu trách nhiệm về 
 việc làm của mình.
Hai HS đọc phần ghi nhớ ( SGK tr7 ).
Hoạt động 2: (8 phút) Tổ chức thảo luận nhóm 6 em.GV giao việc, các nhóm thảo luận và lần lượt đưa ra các phương án đúng. Cả lớp –GV nhận xét.
GV chốt ý đúng và kết luận: Câu a, b, d, g là những biểu hiện của những người sống có trách nhiệm,biết suy nghĩ, trước hành động, dám nhận lỗi, sửa lỗi, làm việc gì thì đến nơi đêùn chốn . . . Đó là những điều chúng ta cần học tập.
Hoạt động 3 (8 phút)Bày tỏ thái độ ( Bài tập 2 ).
GV lần lượt đưa ra từng ý kiến. HS cả lớp bày tỏ ý kiến bằng cách đưa thẻ màu.
(thẻ màu đỏ: tán thành; thẻ màu xanh: không tán thành; thẻ màu vàng: lưỡng lự). HS có thể giải thích tại sao tán thành? Và tại sao không tán thành?
GV kết luận : Câu a; đ là đúng.
4. Củng cố dặn dò : (2 phút) HS đọc phần ghi nhớ (ù SGK tr7 )
	Chuẩn bị trò chơi đóng vai ( Bài tập 3 ). 
5. Nhận xét tiết học:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ 3 ngày 08 thámg 09 năm 2009
Tiết 1: 	 TOÁN
	LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Giúp HS củng cố về:
- Chuyển một phân số thành phân số thập phân .
- Chuyển hỗn số thầnh phân số.
- Chuyển số đo từ đơn vị bé sang đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị thành một số đo có một tên đơn vị đo ( tức là số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo tên đơn vị )
Kĩ năng phân tích, so sánh đến phát triển năng lực học toán.
Giáo dục tính cẩn thận, tự tin khi làm bài.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
ÔĐTC - 2. KT Bài : (3- 4 phút )2 HS lên bảng làm.
 Cả lớp nháp. Chữa bài. Đối chiếu kết quả.
 Chuyển hỗn số sau thành phân số: .
 HS- GV nhận xét .
 3. Bài mới : (28 – 30 phút) Giới thiệu bài : 
Bài 1 : HS đọc yêu cầu đề bài. GV gợi ý HS nhớ lại và cả lớp lần lượt làm vào bảng con. 
 HS lên bảng làm. Cả lớp NX- GV chữa bài .
Bài 2: Phương pháp tương tự bài 1. Chuyển các hỗn sau thành phân số .
 Bài 3: HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn cách làm như SGK.Ca ûlớp  ... y bài mới: 
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hướng dẫn các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
 - GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và nêu câu hỏi để HS quan sát, nhận xét về đặc điểm của mặt trái, mặt phải của đường thêu.
HS quan sát và so sánh mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V (cả mặt trái, mặt phải của đường thêu).
GV giới thiệu một số sản phẩn thêu dấu nhân và HS nêu ứng dụng của mũi thêu dấu nhân.
GV KL: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp ở hai đường thẳng song song ở măït phải đường thêu. Thêu dấu nhân ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn, . . . 
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn các thao tác kĩ thuật.
HS đọc nội dung mục II (SGK) để nêu các bước thêu dấu nhân.
HS nhận xét về cách vạch dấu đường thêu dấu nhân (như vạch dấu đường thêu chữ V).
Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân lớp nhận xét.
HS đọc mục 2 a và quan sát hình 3 (SGK) nêu cách bắt đầu thêu, GV làm mẫu về cách đặt vải lên khung và cách bắt đầu thêu GV thêu mẫu khoảng 3 –4 mũi thêu.
HS lên thực hiện tiếp các mũi thêu tiếp theo.
HS quan sát hình 5 và nhận xét về mũi kết thúc mũi thêu và thực hiện kết thúc 
 đường thêu trên vải.
C. Củng cố: HS nhắc lại cách vạch dấu, cách thêu, . . . 
D. Dặn dò: Tập thêu thử ở nhà.
E. Nhận xét giờ học: 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ 6 ngày 11tháng 09 năm 2009
Tiết 1: 	 TOÁN
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
 I. MỤC TIÊU : 
	Giúp HS củng cố cách giải toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 ( Bài toán tìm 2 số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của 2 số đó). Kĩ năng phát triển năng lực giải toán. Giáo dục đức tính cẩn thận .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 1. ÔĐTC (1 phút)
 2. KT Bài : (2 phút)
 HS lên bảng làm và cả lớp làm vào bảng con: .
 3. Bài mới : (8-10 phút) Giới thiệu bài : 
GV nêu bài toán 1 và HS đọc lại:
Tổng của 2 số là 121. Tỉ số của 2 số đó là . Tìm 2 sốđó.
H: Bài toán thuộc dạng nào?
Hướng dẫn HS phân tích và giải:
Cả lớp nháp và nêu kết quả
Bài toán 2: Hiệu của 2 số là 192. Tỉ số của 2 số đó là .Tìm 2 số đo.ù
Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
Tóm tắt : Số bé: ___________
 Số lớn: _____________ 121
 Giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau la: 5 + 6 = 11 ( phần )
Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55 
Sốlớn là : 121 - 55 = 66 
 Phương pháp tương tự .
Ta có sơ đồ:
Số bé: _____________ 192
 Số lớn: _________________
 Đáp số : 55 và 66 .
 Giải :
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
 5 - 3 = 2 ( phần )
Số bé là: 192 : 2 x 3 = 288 
Số lớn là: 288 + 192 = 480 
 Đáp số : 288 và 480
Thực hành : Lần lượt HS mở SGKtr18 đọc yêu cầu từng bài toán. Tổ chức thảo luận nhóm đôi và cả lớp tự làm. Vài HS làm vào bảng nhóm, gắn bảng rồi trình bày.Cả lớp – GV nhận xét và chữa bài.
 Bài tập 1a:
 Tóm tắt : 	Giải
 Số thứ nhất __________ Số thứ nhất là: 80 : ( 7 + 9 ) x 7 = 35
 Số thứ hai ______________ 80 Số thứ hai là : 80 - 35 = 55
 Đáp số: 35 và 55.
 b) Tóm tắt: Giải:
 Số bé : __________ 55 Sốbé là: 55 : ( 9 – 4 ) x 4 = 44
 Sốlớn : _______________________ Số lớn là: 44 + 55 = 99
 Đáp số : 44 và 99
 Bài tập 2: 
 Tóm tắt: Giải:
 Loại I : __________________ 	Số lít nước mắm loại I là :
 Loại II : ______ 12 12 : ( 3 - 1 ) x 3 = 12 ( lít )
 Số lít nước mắm loại II là :
 18 - 12 = 6 ( lít )
 Đáp số : 12lít ; 6 lít.
 Bài tập 3 :
 Giải :
 Nửa chu vi hình chữ nhật là: 
 120 : 2 = 60 ( m )
 Ta có sơ đồ : Chiều rộng : ____________________ 60m
 Chiều dài : ____________________________
 Chiều rộng vườn hoa là : 
 60 : ( 5 + 7 ) x 5 = 25 ( m )
 Chiều dài vườn hoa là : 	 
 60 - 25 = 35 ( m )
 Diện tích vườn hoa là : 
 25 x 35 = 875 ( m2 )
	 Diện tích lối đi là :
 875 : 25 = 35 ( m2 )
 Đáp số : 35 m và 25 m ; 35 m2 
 4. Củng cố dặn dò : HS nhắc lại cách giải toán về tìm 2 số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của 2 số đó . 
 5. Nhận xét tiết học:
	~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~	 
 Tiết 2:	 LÀM VĂN 	
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
 1. Biết hoàn chỉnh các đoạn văn theo nội dung chính của mỗi đoạn.
 2. Biết chuyển một phần dàn ý bài văn tả cảnh cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Vở BTTV + Bảng phụ chép 4 đoạn văn.
	 Dàn bài của HS đã chuẩn bị ở nhà.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
ÔĐTC (1 phút)
KT Bài : (2 phút)
 GV kiểm tra, chấm một số dàn ý của HS đã chuẩn bị trước ở nhà.GV nhận xét.
3. Bài mới : (28-30 phút) Giới thiệu bài : 
 * Hướng đẫn HS làm bài tập: 
 Bài tập 1: HS đọc nội dung của bài. GV lưu ý yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm và xác định nội dung chính của bài và phát biểu ý kiến. GV chốt ý và treo bảng phụ:
Đoạn 1 : Giới thiệu cơn mưa rào- ào ạt tới rồi tạnh ngay. 
Đoạn 2: Anh nắng và con vật sau cơn mưa.
Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa.
Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
 GV yêu cầu mỗi HS chọn hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn văn vào vở BTTV:
 ĐÁP ÁN:
- Đoạn 1: . . .( Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màu nước trắng xoá, những bóng cây cối ngả nghiêng, mấy chiếc ô tô phóng qua, nước toé lên sau bánh xe.). . .
- Đoạn 2 : . . .( náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt. ). Đàn gà con ( xinh xắn đang lích rích chạy theo mẹ. Bộ lông vàng của chúng vẫn khô nguyên vì chúng vừa chui ra dưới đôi cánh to của gà mẹ. ). Chú mèo khoang ( ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duõi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm ).
- Đoạn 3: . . . ( Những hàng cây ven đường được tắm mưa thoả thuê nên tưôi xanh mơn mởn. Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt nước long lanh trên lá đang nhè nhẹ toả hương. )
- Đoạn 4 : . . .( Tiếng người cười nói, đi lại rộn rịp. Túa ra từ những chỗ trú mưa, mọi 
- người đang vội vã trở lại công việc trong ngày ). . . 
 Nhiều HS nối tiếp nhau trình bày bài làm của mình.Cả lớp –GV nhận xét,sửa chữa.
 Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài văn. GV gợi ý HS chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa ( đã lập trong tiết TLV trước ) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
 Cả lớp viết bài. Một số HS khác lần lượt đoạn văn của mình đã viết. 
 GV – Cả lớp nhận xét. GV chấm một số bài tốt của HS.
 Cả lớp bình chọn đoạn văn hay nhất, người viết hay nhất.
4. Củng cố dặn dò : (2 phút) Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài văn tả cơn mưa. . .
5. Nhận xét tiết học: (1 phút)
	~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3 : 	ĐỊA LÍ 
	 KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS : 
Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
Chỉ được trên bản đồ giữa 2 miền Nam Bắc về đặc điểm khí hậu ( ranh giới ).
Biết sự khác nhau gữa 2 miền khí hậu Nam Bắc .
Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 Qủa địa cầu + Bản đồ Việt Nam + Vở BTĐL5 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
ÔĐTC (8-101 phút)
KT Bài : (3 phút)2 HS trả lời câu hỏi :
H: Nêu đặc điểm địa hình nước ta ?
H: Chỉ trên bản đồ các dãy núi hình cánh cung và dãy núi có hướngTB – ĐN ?
HS – GV nhận xét – Ghi điểm. 
3. Bài mới : (28-30 phút) Giới thiệu bài : GV ghi bảng .
Hoạt động 1: (8-10 phút) (Tổ chức hoạt động nhóm bàn ).
Cả lớp quan sát vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu. HS khác đọc nội dung CH ở SGK tr72. Thảo luận nhóm và làm bài tập 1;2 ở vở bài tập địa lí (tr 3).Sau đó, đại diện nhóm trình bày, cả lớp –GV nhận xét, bổ sung- Kết luận.
H: Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu 
và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào ? Ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh ?
H: Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới của nước ta, chỉ và nêu các hướng gió ở trên bản đồ ?
1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa:
Khí hậu nước ta nói chung là nóng
trừ những vùng núi cao thường mát mẻ quanh năm.
- Gío và mưa thay đổi theo mùa, tháng 1 có gió mùa đông bắc, tháng 7 có gió mùa tây nam hoặc đông nam. 
Hoạt động 2: (8-10 phút) (Tổ chức hoạt độnh theo nhóm đôi ).
Cảlớp quan sát lược đồ và trao đổi, hoàn thành bài tập 3;4 ( tr 4 )vở BTĐL. Sau đó trình bày,cả lớp bổ sung- GV nhận xét.
H: Hãy chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ. GV giới thiệu và HS nêu sự khác biệt về khí hậu giữa 2 miền ?
HS đọc bảng số liệu và nêu:
GV kết luận.
2. Khí hậu giữa 2 miền có sự khác biệt:
Ơû miền Bắc, ứng với 2 mùa : mùa hạ và mùa đông, chuyển tiếp giữa các mùa là có mùa xuân và mùa thu.
Ơû miền Nam khí hậu nóng quanh năm, có 2 mùa : mùa mưa và mùa khô.
HS nêu sự chênh lệch về nhiệt độ giữa miền Bắc và miền Nam vào các tháng 1 và tháng 7.
Hoạt động 3: (8-10 phút) ( Làm việc cả lớp ) . HS đọc thầm bài và TLCH.
H: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất ?
Cả lớp quan sát tranh ( SGK tr74)
Ảnh hưởng của khí hậu:
Thuận lợi cho cây cối phát triển.
Khó khăn: mưa lớn gây lũ lụt, mưa ít 
gây hạïn hán.
Hàng năm thường có bão, bão gây ra 
nhiều thiệt hại về của cải , tính mạng con người.
4. Củng cố dặn dò : (2 phút)HS đọc nội dung ghi nhớ ơ û (SGK tr 74 ).
5. Nhận xét tiết học: (1 phút)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc