Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Hồ Thị Công

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Hồ Thị Công

TẬP ĐỌC

THUẦN PHỤC SƯ TỬ

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc lưu loát, diễn cảm cả bài văn với giọng kể hồi hộp, chuyển thành giọng ôn tồn, rành rẽ khi vị giáo sĩ nói.

 - Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.

 Hiểu ý nghĩa của bài: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.

III. Các hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 27 trang Người đăng nkhien Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Hồ Thị Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 04 năm 2010
Ngày soạn: 30/3/2010
TẬP ĐỌC
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Đọc lưu loát, diễn cảm cả bài văn với giọng kể hồi hộp, chuyển thành giọng ôn tồn, rành rẽ khi vị giáo sĩ nói.
 	- Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.
 Hiểu ý nghĩa của bài: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra 2 học sinh . 
	+ Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?
	+ Đọc câu chuyện này , em có suy nghĩ gì ?
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
- Giáo viên treo tranh minh họa và hỏi:
 + Tranh vẽ cảnh gì ?
 + Em có nhận xét gì về hành động của cô gái ?
- Giới thiệu : Thuần phục Sư tử là một truyện dân gian A-rập. Câu chuyện nói về ai? Về điều gì? Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc.
	 Luyện đọc
- Chia đoạn đọc: 
Đoạn 1: Từ đầu đến  giúp đỡ
Đoạn 2: Vị giáo sĩ vừa đi vừa khóc
Đoạn 3: Nhưng mong muốn  bộ lông bờm sau gáy
Đoạn 4: Một tối  lẳng lặng bỏ đi
Đoạn 5: Ha-li-ma  bí quyết rồi đấy	
- GV đọc mẫu toàn bài: Đoạn 1giọng đọc thể hiện sự băn khoăn; đoạn 2: giọng sợ hãi; đoạn 3 và 4: giọng nhẹ nhàng ; đoạn 5: lời vị giáo sĩ đọc với giọng hiền hậu ôn tồn.
	 Tìm hiểu bài:
Đoạn 1 + 2.
+ Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
+ Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?
+ Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma vừa đi vừa khóc?
 Đoạn 3 + 4 + 5:
+ Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?
+ Ha-li-ma lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+ Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử lại bỏ đi ?
+ Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ?
- Ý của các đoạn này là gì ?
- Bài văn nói lên điều gì?
- Nêu nội dung chính của bài văn.
- Giáo viên ghi nội dung chính lên bảng. 
	Diễn cảm: 
	- Giáo viên ghi lên bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện và đọc mẫu. Yêu cầu học sinh đánh dấu những từ cần nhấn giọng.
- Yêu cầu học sinh nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi những học sinh đọc hay.
	3. Củng cố, dặn dò:
- Em hãy cho biết câu chuyện nói lên điều gì ? 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe
- 2 học sinh khá giỏi đọc toàn bộ bài văn, cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh đọc đoạn nối tiếp 5 đoạn 2 lượt . Kết hợp sửa phát âm, ngắt nghỉ và giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp
- 1 học sinh đọc cả bài.
- HS đọc thầm, đọc lướt bài văn và trả lời các câu hỏi :
- 5 học sinh đọc nối tiếp bài văn.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi, tìm giọng đọc hay.
- Học sinh thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe và thực hiện 
Điều chỉnh bổ sung:
...
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục đích, yêu cầu:
 	Giúp học sinh:
	- Củng cố và ôn tập bảng đo đơn vị diện tích, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng, cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
	- Vận dụng thành thạo các kiến thức trên để giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu cách viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
	2. Dạy bài mới:
	a. Củng cố và ôn tập bảng đo đơn vị diện tích, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
	Bài 1:
	 Giáo viên dẫn dắt để học sinh nêu nhận xét, chữa bài và yêu cầu học sinh trả lời miệng câu hỏi phần b, nhắc lại và ghi nhớ tên các đơn vị đo diện tích trong bảng.
	Bài 2: 
	 Sau khi chữa bài, có thể giúp học sinh khái quát lại cách đổ các số đo diện tích (có một đơn vị đo) từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ bằng cách chuyển dịch dấu phẩy sang phải hoặc sang trái (dựa vào bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng).
	b. Củng cố cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
	Bài 3: 
	 	- Nhận xét , chữa bài. Kết quả là :
	a. 65 000 m2 = 6,5 ha; 
864 000m2 = 84,6 ha; 5 0002 = 0,5 ha.
	b. 6 km2 = 600 ha; 
 9,2 km2 =920 ha; 0,3 km2 = 30 ha.
	3. Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
 - Học sinh đọc yêu cầu và làm bài tập vào vở.
- 1 học sinh lên làm bài trên bảng phụ.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi để làm bài tập vào vở.
- 2 học sinh đọc chữa phần a và b. Giáo viên nhận xét và kết luận.
- Học sinh làm bài vào vở .
- 2 học sinh lên bảng làm phần a và phần b.
- HS lắng nghe và thực hiện
Điều chỉnh bổ sung:
...
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nghe và viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai.
	- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa các tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
	- Bút dạ, một vài tờ giấy khổ to để học sinh làm bài.
	- Ảnh minh họa, tên 3 loại huân chương trong SGK.
	- 3 tờ phiếu viết bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Giáo viên đọc: Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến, Giải thưởng Hồ Chí Minh. 
	- 2 học sinh lên bảng viết. Học sinh còn lại viết vào bảng con.
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
b. Viết chính tả: 
Họat động 1: Hướng dẫn chính tả:
- Giáo viên đọc bài chính tả 1 lượt.
 + Bài Cô gái của tương lai nói lên điều gì? 
Họat động 2: Cho học sinh viết chính tả: 
- Giáo viên đọc từng câu, bộ phận câu cho học sinh viết (đọc 2 lần).
Họat động 3: Chấm, chữa bài .
- Giáo viên đọc lại bài chính tả 1 lần, cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm 5"7 bài - Giáo viên nhận xét chung.
	c. Làm bài tập
* Giáo viên giao việc: 
- Mỗi em đọc lại đoạn văn.
- Gạch dưới những cụm từ in nghiêng.
- Chữ nào trong cụm từ in nghêng phải viết hoa ? Vì sao ?
* Giáo viên giao việc: 
- Mỗi em đọc lại 3 câu a, b, c. 
- Tìm tên huân chương để điền vào chỗ trống trong các câu a, b, c sao cho đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Nhắc HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương ở bài tập 2 và 3.
- Cho học sinh đọc lại bài chính tả.
- Luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: In-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên.
- HS viết chính tả
- HS soát lỗi chính tả
- Học sinh làm bài tập 2 
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập2.
- Học sinh làm bài tập 3 
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập + 3 câu a, b, c. 
- HS tự làm bài
- HS lắng nghe và thực hiện
Điều chỉnh bổ sung:
...
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. Mục đích, yêu cầu:
	Sau bài học, học sinh biết:
	- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
	- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
	- Kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, 1 số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
 - BVMT: Chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ các loài thú.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 120, 121 SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu sự phát triển của phôi thai chim trong quả trứng.
	- Nêu sự nuôi con của chim.
	- GV Nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
 	a. Giới thiệu.
 	b. Hoạt động 1: Quan sát 
Bước 1: Làm việc theo nhóm: 
- Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
- Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?
- Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
- So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
 Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận:
- Thú là loài động vật đẻ và nuôi con bằng sữa.
- Sự sinh sản của thú khác với của chim là:
 + Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con.
 + Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã giống thú mẹ.
- Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
	c. Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
 Bước 1: Làm việc theo nhóm: 
 	Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều kiển nhóm mình quan sát các hình trong bài và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu học tập 
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên tuyên dương các nhóm nào điền được nhiều tên con vật và điền đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- BVMT: Các loài thú như chó,mèo lợn, trâu, bò ,  rất có ích đối với con người, vì vậy chúng ta cần chăm sóc bảo vệ và nuôi dưỡng chúng thật tốt.
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhóm trưởng điều kiển nhóm mình quan sát các hình 1, 2 trang 120 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe
Phiếu học tập
Số con trong một lứa
Tên động vật
Thông thường chỉ đẻ 1 con 
(không kể trường hợp đặc biệt)
2 con trở lên 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- HS lắng nghe và thực hiện
Điều chỉnh bổ sung:
...
Thứ ba ngày 6 tháng 04 năm 2010
Ngày soạn: 31/3/2010
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I. Mục đích, yêu cầu:
	Giúp học sinh củng cố và ôn tập về quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối; viết các số đo thể tích dưới dạng số thập phân, chuyển đổi đơn vị đo thể tích. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ ghi nội dung bài 1 (phần a).
	- Phiếu ghi bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
 	- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích 
 	- HS làm bài tập
 	81 000m2 = ha 254000m2 = ha 
 	2km2 = ha 4,5m2 = ha
 	- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
	2. Dạy bài mới:
	a. Giới thiệu bài 
	Bài 1: 
	 Giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời các câu hỏi ở phần b.
	Bài 2: 
	- Nhận xét và chữa bài. Kết quả là:
 1m3 = 1 000 dm3 1 dm3 = 1 000 cm3
 7, 268 m3 = 7 268 dm3 4,351 dm3 = 4 351 cm3
 0,5 m3 = 500 dm3 0,2 dm3 = 200 cm3
 3m3 2dm3 = 3 002 dm3 1 dm3 9 cm3 = 1 009 cm3
	Bài 3: 
	Nhận xét, chữa bài. Chẳng hạn:
	a. 6m3 272dm3 = 6,272m3
	b. 8dm3 439cm3 = 8,439dm3 
	3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau.
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở.
- 1 học sinh làm phần a trên bảng phụ.- Đọc và chữa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập và làm vào bảng con.
- 2 học sinh làm trên bảng (mỗi học sinh làm 4 phép đổi)
- Học sinh đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- HS l ... nh giác.
3. HS nêu theo suy ngh ĩ
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả 
- HS lắng nghe và thực hiện
Điều chỉnh bổ sung:
...
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
I. Mục đích, yêu cầu:
 	- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ...
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 3 bảng phụ ghi nội dung bài 2
 - 2 bảng vẽ đồng hồ nội dung bài 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
 Ôn tập về số đo thời gian.	
2. Dạy bài mới:
Bài 1: 
- Treo bảng ghi nội dung bài 1 lên bảng, GV hỏi.
- Gọi Học sinh trả lời nối tiếp các phép đổi trong bài .
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS đọc thầm, hỏi có em nào thắc mắc vấn đề gì không ? ( ý c đổi ra phân số sau đó đổi ra số thập phân)
- GV chữa bài , yêu cầu học sinh giải thích cách làm ( năm ra tháng và ngược lại; phút ra giờ) 
Bài 3:
- Yêu cầu Học sinh đọc đề và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm 4 với mặt đồng hồ biểu diễn, khuyến khích học sinh đọc giờ theo 2 cách : hơn và kém.
- Tổ chức cho HS thi đua giữa hai đội.
Bài 4:
-Yêu cầu học sinh đọc bài toán.
- Gọi 1 em lên bảng tóm tắt.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi để tìm đáp số. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích 
( khuyến khích HS làm theo 2 cách) .
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh trả lời nối tiếp các phép đổi trong bài .
- 1 HS đọc lại toàn bài đã hoàn thành.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 3HS làm bảng phụ.
- Nhận xét và sửa bài
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh trao đổi nhóm 4 với mặt đồng hồ biểu diễn.
- Mỗi đội cử 4 HS thi đua tiếp sức
- HS đọc lại số giờ ghi trên từng đồng hồ ( khuyến khích học sinh đọc giờ theo 2 cách : hơn và kém).
- Học sinh đọc bài toán.
- HS trao đổi nhóm đôi để tìm đáp số. Kết quả ghi trên bảng con : B . 165 km
- Học sinh giải thích cách làm .
- HS lắng nghe
Điều chỉnh bổ sung:
...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Ôn tập, củng cố kiến thức về dấu phẩy; hiểu được tác dụng của dấu phẩy, nêu đúng ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
	- Làm đúng bài tập điền dấu phẩy vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng tổng kết về dấu phẩy viết trên bảng phụ ( bài 1)
	- Câu chuyện Truyện kể bình minh viết từng đoạn vào giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Gọi 2 học sinh trả lời: Theo em bạn nam cần có những phẩm chất nào ? Bạn nữ cần có những phẩm chất nào ?
	- Giáo viên nhận xét, cho điểm.	
2. Dạy bài mới:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu, đó là những bộ phận nào ? Hãy nêu ví dụ, có sử dụng dấu phẩy.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu em làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 - Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dấu phẩy có tác dụng gì ?
- Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn dò
- HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài
- Đại diện các nhóm trả lời miệng.
- HS đọc lại tác dụng của dấu phẩy.
- HS nêu ví dụ : cùng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài 
- Học sinh trình bày kết quả.
- Kể về một thầy giáo biết cách giải thích khéo léo, giúp bạn nhỏ khiếm thị hiểu được bình minh là như thế nào .
- HS trả lời miệng
HS lắng nghe và thực hiện
Điều chỉnh bổ sung:
...
KHOA HỌC
SỰ NUÔI VÀ DẠY CON
CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Sau bài học này, học sinh biết: Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
 - BVMT: Bảo vệ các loài thú quý hiếm.
II. Đồ dùng dạy học:
	Hình và thông tin trang 122, 123 sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
	- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
	- Nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới:
	a. Giới thiệu.
	b. Hoạt động 1: Quan sát thảo luận. 
	Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm:
- 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ.
- 2 nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hươu.
	Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Đối với nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ: Từng thành viên trong nhóm đọc thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hổ. Tiếp theo, nhóm trưởng điều kiển nhóm mình cùng thảo luận các câu hỏi trang 12 sách giáo khoa:
- Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu : Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Tiếp theo, nhóm trưởng điều kiển nhóm của mình thảo luận các câu hỏi trang 123 sách giáo khoa:
	Bước 3: Làm việc cả lớp
	* Giải thích một số câu khó:
Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi:
	Hình 1a: Cảnh hỏ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
	Hình 1b: Cảnh hổ con nằm phủ phục xuống đất trong đám cỏ lau (theo dấu hiệu của hổ mẹ). cách con mồi một khoảng nhất định để quan sát hổ mẹ săn mồi như thế nào.
3. Củng cố, dặn dò:
 Giáo viên nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau.
- HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào ?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh ?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi ? Mô tả cảnh hổ mẹ daỵ hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn (các nhóm có thể tập đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi).
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
+ Hươu ăn gì để sống?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+ Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? (các nhóm có thể tập đóng vai hươu mẹ dạy hươu con tập chạy)
- 	Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe
- BVMT: Hổ và hươu là các loài động vật quý hiếm, chúng ta cần bảo vệ, không săn bắn, giết hại chúng. Nếu phát hiện thấy những ai săn bắt và giết hại ta cần báo cho những người có chức trách biết để kịp thời ngăn chặn.
Thứ sáu ngày 9 tháng 04 năm 2010
Ngày soạn: 3/4/2010
TOÁN
PHÉP CỘNG
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:
	- Củng cố phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân và phân số; các tính chất của phép cộng.
	- Vận dụng thành thạo các kĩ năng thực hiện phép cộng để giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ ghi nội dung phần củng cố.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
	2. Dạy bài mới:
a. Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng
- GV viết bảng : a + b = c
- Yêu cầu HS nêu tên gọi của phép tính và tên gọi các thành phần của phép tính đó.
- Em đã được học tính chất nào của phép cộng ?
- Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất vừa nêu.
- Yêu cầu HS đọc phần bài học về phép cộng trong SGK
b. Luyện tập:
Bài 1: GV yêu cầu HS làm bài .
- Nhận xét sau đó trả lời
Bài 2: 
- Nhận xét, chữa bài. Chẳng hạn:
 a. 581+ (878 + 419)
 = (581 + 419) + 878 
 = 1 000 + 878 = 1 878.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tính chất của phép cộng đã được vận dụng để tính cho được thuận lợi.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề và dự đoán kết quả của x.
- Yêu cầu HS nêu dự đoán và giải thích vì sao lại dự đoán như thế ?
- Yêu cầu HS thực hiện bài giải, kiểm tra kết quả dự đoán 
Bài 4: 
- GV nhận xét, chữa bài. Chẳng hạn:
	Trong một giờ,cả 2 vòi nước cùng chảy được là :
	 ( thể tích bể ).
	Đáp số : 50 % thể tích bể .
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc các phép tính.
- HS trả lời miệng.
- HS trả lời.
- Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
- Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng với một số ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- Tính chất cộng với số 0: .
- Học sinh làm bài tập vào vở.
- HS đổi vở sửa bài cho nhau
- Học sinh đọc yêu cầu và làm bài vào vở. 3 HS làm trên bảng phụ
- HS n êu t ính chất đã học để áp dụng vào làm bài
- Học sinh trao đổi nhóm đôi để dự đoán kết quả: 2 HS nêu cả lớp nghe và nhận xét.
- HS giải bài và kiểm tra, sau đó rút ra kết luận trong cả hai trường hợp ta đều có x bằng 0
- Học sinh đọc bài toán.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài.
- HS theo d õi
- HS lắng nghe 
Điều chỉnh bổ sung:
...
TẬP LÀM VĂN
TẢ CON VẬT (KIỂM TRA VIẾT)
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Thực hành bài viết tả con vật.
	- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	- Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh, nhân hoá để người đọc hình dung được hình dáng, hoạt động của con vật được tả. Diễn đạt tốt mạch lạc.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra giấy bút viết của HS.
2. Thực hành viết: 
	- Gọi HS đến gợi ý trong SGK.
	- Nhắc HS: Viết bài văn lôgíc giữa các đoạn.
	- Giáo viên thu và chấm một số bài.
	- Giáo viên nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Giáo viên nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
	- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị kiến thức về văn tả cảnh.
SINH HOẠT TẬP THỂ
I .Mục tiêu:
	- Đánh giá các hoạt động trong tuần.
	- Đề ra phương hướng phấn đấu tuần 31.
II. Hoạt động chủ yếu:
Phần 1: Lớp trưởng sinh hoạt lớp.
	- Đọc tên các bạn vi phạm trong tuần.
	- Đề nghị tuyên dương cá nhân, tổ có tiến bộ trong tuần.
Phần 2: GVCN sinh hoạt lớp.
* Nhận xét chung:
	- Nề nếp lớp ổn định khá tốt
	- Một số HS tích cực học tập, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức.
	- Còn một số HS nói chuyện trong lớp, l ười phát biểu ý kiến xây dựng bài, lười suy nghĩ.
 - Xếp hàng ra vào lớp chưa nghiêm túc, còn xô đẩy nhau, đi chưa thẳng hàng, nô giỡn trên đường đi từ lớp ra cổng.
* Cụ thể: 
 - HS tham gia học tập tốt: Diễm, Quỳnh, Anh Phương, Trang, Mai.
 - Nói chuyện trong giờ học: Trinh, Ngọc Duy, Công, Chi.
 - Lười suy nghĩ: Văn Quang, Minh Quang.
 - Xếp hàng chưa nghiêm túc: Minh Quang, Đại, Công. 
* Phương hướng tuần 31:
 - Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải có giấy xin phép.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Học kết hợp ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì II.
 - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
 - Tham gia tích cực học tập, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc