Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 33)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 33)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hiểu ý nghĩa truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

2. Kĩ năng :

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ; biết đọc diễn cảm bài văn.

3. Thái độ :

 - Có ý thức rèn luyện tính kiên nhẫn.

 

doc 32 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 33)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
	=======================================
Tập đọc 
	Tiết 59. THUẦN PHỤC SƯ TỬ (T117)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu ý nghĩa truyện : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
2. Kĩ năng :
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ; biết đọc diễn cảm bài văn.
3. Thái độ :
	- Có ý thức rèn luyện tính kiên nhẫn.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS đọc bài Con gái và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Ghi bảng và hướng dẫn HS đọc : Ha-li-ma, Đức A-la.
- Hướng dẫn HS chia đoạn và nêu giọng đọc của bài.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng và giải nghĩa từ khó.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Đọc diễn cảm toàn bài, lưu ý HS về giọng đọc.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1.
- Giảng từ : bí quyết.
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 1. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3, TLCH : Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào ? Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc ? và câu hỏi 2.
- Giảng từ : khiếp đảm, đổi tính.
- Hỏi : Đoạn 2 và 3 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, TLCH : Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào ? và câu hỏi 3 và 4.
- Giảng từ : thuần phục.
- Hỏi : Đoạn 4 và 5 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 3. 
- Hỏi : Nội dung chính của bài là gì ?
- Chốt ý đúng, ghi bảng, mời HS nhắc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Nhưng mong muốn hạnh phúcsau gáy."
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 HSG đọc, lớp đọc thầm.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- 2 em nêu (5 đoạn), lớp bổ sung.
- 10 em đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Ha-li-ma gặp vị giáo sĩ để xin lời khuyên.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Ha-li-ma nghĩ ra cách làm thân với sư tử.
- Theo dõi.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Ha-li-ma đã lấy được 3 sợi lông bờm của sư tử và nhận được lời khuyên.
- Theo dõi.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Nghe, ghi vở và nhắc lại.
- 5 em đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ thực tế.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; hướng dẫn HS học bài, đọc và chuẩn bị bài Tà áo dài Việt Nam.
	=======================================
Toán
Tiết 146. ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH (T154)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng.
2. Kĩ năng :
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (Bài tập 1).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại tên các đơn vị đo diện tích đã học.
- Treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài.
- Cùng cả lớp chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
- Nêu phần chú ý, mời HS nêu kết quả 1ha = m2.
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
* Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để viết được số thích hợp.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Cùng HS chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
* Bài 3 : 
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài vào SGK, 7 em lên điền nối tiếp trên bảng phụ.
- Nghe và nêu miệng.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi - bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài vào vở ý a và ý b cột 1 (HS làm nhanh làm cả bài), 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng :
 a)1m2=100dm2=10000cm2=1000000mm2
 1ha = 10 000m2
 1km2 = 100ha = 1 000 000m2
 b) 1m2 = 0,01dam2 ; 1m2 = 0,000001km2
 1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha ; 
 1ha = 0,01km2 ; 4ha = 0,04km2
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài ra nháp cột 1 (HS làm nhanh làm cả bài).
- 3 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét- chữa bài :
a) 65 000m2 = 6,5 ha 
 846 000m2 = 84,6ha ; 5000m2 = 0,5ha.
b) 6km2 = 600ha ; 9,2km2 = 920ha ;
 0,3km2 = 30ha.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ôn lại các kiến thức vừa ôn tập để vận dụng.
=======================================
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (Luyện từ và câu)
Tiết 14. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (T94 -Tiếng Việt 5 nâng cao)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức làm được các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
	- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
	+ HSK&G : Làm cả 3 bài tập.
	+ HS còn lại : Làm bài 1 và 2.
	- GV hướng dẫn HS làm bài 2 : Xác định kiểu câu, từ đó phát hiện dấu câu dùng sai để sửa lại, chép lại đoạn văn vào vở.
	- HS làm bài cá nhân vào vở, GV theo dõi - giúp đỡ.
	- GV cùng HS chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS :
	 Bài 1. Các dấu câu lần lượt cần điền là : (.), (?), (!), (?), (!), (?), (?), (!), (!), (?).
	 Bài 2. Các câu dùng sai dấu câu đã được sửa lại : 
	+ Một chú nhìn quanh, rồi đi lại giường mình.
	+ Ai đã giẫm lên giường của tôi ?
	+ Có ai đã nằm vào giường của tôi ?
	+ Cô bé này đẹp quá !
	+ Tên cô là gì ?
	+ Em tên là Bạch Tuyết.
	+ Sao cô lại tới đây ?
	 Bài 3. HS tự đặt câu và nêu miệng nối tiếp. Ví dụ :
	+ Mẹ em là giáo viên.
	+ Bạn đã làm bài tập chưa ?
	+ Bông hoa này đẹp tuyệt !
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ các kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
=============================================
Tự học (Toán)
Tiết 25. LUYỆN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG 
(T81 - VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, giữa các đơn vị đo khối lượng ; cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức giải một số bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, giữa các đơn vị đo khối lượng.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
	- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
	+ HSK&G làm cả 3 bài tập.
	+ HS còn lại làm bài 1, bài 2 ý a và b cột 1, bài 3 mỗi ý 1 dòng.
	- HS làm bài cá nhân theo nhiệm vụ được giao.
	- GV chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập để vận dụng.
=====================*****====================
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 147. ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH (T155)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét-khối ; viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân ; chuyển đổi số đo thể tích.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải một số bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ (Bài tập 1), bảng phụ nhỏ (BT3).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại tên các đơn vị đo thể tích đã học.
- Treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài.
- Cùng cả lớp chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
* Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích để viết được số thích hợp.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Cùng HS chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3 : 
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài vào SGK, 3 em lên điền nối tiếp trên bảng phụ.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi - bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm cột 1 vào vở (HS làm nhanh làm cả bài), 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chữa bài :
1m3 = 1000dm3 ; 7,268m3 = 7268dm3 ;
0,5m3 = 500dm3 ; 3m3 2dm3 = 3002dm3
1dm3 = 1000cm3 ; 4,351dm3 = 4351cm3
0,2dm3 = 200cm3 ; 
1dm3 9cm3 = 1009cm3
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm cột 1 ra nháp (HS làm nhanh làm cả bài), 1 em làm trên bảng phụ nhỏ.
- Lớp nhận xét- chữa bài :
a) 6m3 272dm3 = 6,272m3
 2105dm3 = 2,105m3
 3m3 82dm3 = 3,082m3
b) 8dm3 439cm3 = 8,439dm3
 3670cm3 = 3,670 dm3 = 3,67dm3
 5dm3 77cm3 = 5,077dm3 
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại các đơn vị đo thể tích đã học và mối quan hệ giữa chúng.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ôn lại các kiến thức vừa ôn tập để vận dụng.
	=======================================
Luyện từ và câu
Tiết 59. MỞ RỘNG VỐN TỪ : NAM VÀ NỮ (T120)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. 
- Biết nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. 
2. Kĩ năng :
	- Xác định được thái độ đúng đắn : không coi thường phụ nữ.
- Hiểu được nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. 
3. Thái độ :
	- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng nam-nữ.
II/ Đồ dùng dạy - học :
 - HS : Bút dạ, bảng nhóm, VBT. 
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài ...  sung : Các dấu cần điền lần lượt là : (,) ; (.) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,) ; (,).
- Theo dõi.
4. Củng cố : 
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
5. Dặn dò :
- GV nhận xét giờ học ; Dặn HS học bài và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ : Nam và nữ.
	=======================================
Chính tả
Tiết 30. CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI (T118)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng ; biết một số huân chương của nước ta.
2. Kĩ năng :
 	- Nghe và viết đúng chính tả bài Cô gái ở tương lai ; viết đúng những từ ngữ dễ viết sai, tên riêng nước ngoài, tên tổ chức. 
	- Biết viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tên tổ chức ; biết một số huân chương của nước ta.
3. Thái độ :
	- Có ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- HS : Bảng con, VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS viết vào bảng con tên những huân chươngtrong tiết trước.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS nghe - viết :
- Đọc bài viết.
- Hỏi : Bài chính tả nói về điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc lại bài, tìm từ khó viết hoặc hay viết sai.
- Đọc cho HS viết : In-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên,
- Yêu cầu HS nêu cách trình bày bài.
- Đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài. 
- Thu chấm 6 bài, nhận xét.
- Theo dõi SGK.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung.
- Đọc thầm, tìm và nêu miệng.
- Viết bảng con.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Viết bài vào vở.
- Soát bài.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
* Bài 2 :
- Mời HS đọc nội dung bài tập.
- Mời HS đọc lại các cụm từ in nghiêng.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
* Bài 3 :
- Mời HS nêu yêu cầu.
- Gợi ý, hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại ý kiến đúng.
- Cho HS quan sát hình trong SGK để nhận biết về các loại Huân chương.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T74, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. 
- Nhận xét, chữa bài :
 Anh hùng Lực lượng vũ trang
 Huân chương Sao vàng
 Huân chương Độc lập hạng Ba
 Huân chương Lao động hạng Nhất
 Huân chương Độc lập hạng Nhất
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- Làm bài theo nhóm 6.
- Đại diện một số nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung :
a) Huân chương Sao vàng
b) Huân chương Quân công
c) Huân chương Lao động
- Cả lớp cùng quan sát.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tên tổ chức
5. Dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học ; nhắc HS xem lại những lỗi mình hay viết sai tập viết lại cho đúng.
=======================================
Kể chuyện
Tiết 30. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (T120)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng :
 - Lập dàn ý và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
 - Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - Nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ :
	- Tôn trọng phụ nữ.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- HS : Sưu tầm truyện, sách, báo liên quan.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS kể lại chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS kể chuyện :
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề :
- Chép đề lên bảng, mời HS đọc.
- Gạch chân những chữ quan trọng.
- Mời HS đọc 4 gợi ý trong SGK. 
- Nhắc HS : Nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- Yêu cầu HS nói tên câu chuyện sẽ kể.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện :
- Yêu cầu HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
- Quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ ; nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự ; với những truyện dài chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- Cùng cả lớp nhận xét, tính điểm, bình chọn : 
 + CN có câu chuyện hay nhất.
 + CN kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
 + CN đặt câu hỏi thú vị nhất.
- 1 em đọc đề, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu những chữ quan trọng trong đề bài .
- 4 em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Lập dàn ý vắn tắt.
- Kể chuyện theo cặp, trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp :
 + Đại diện các nhóm lên thi kể.
 + Kể xong trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ thực tế.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện Kể chuỵên được chứng kiến hoặc tham gia.
====================*****====================
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 150. PHÉP CỘNG (T158)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số.
2. Kĩ năng :
-Ứng dụng kiến thức trong tính nhanh, trong giải bài toán.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Ôn tập :
- Nêu biểu thức : a + b = c.
- Yêu cầu HS : 
 + Nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức.
 + Nêu một số tính chất của phép cộng.
- Theo dõi.
- 1 số em nêu miệng, lớp theo dõi - bổ sung.
3.3. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng PS, STP.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 : 
- Mời HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
* Bài 3 : 
- Kết luận câu trả lời đúng : x = 0.
* Bài 4 : 
- Mời HS nêu cách làm.
- Hướng dẫn HS làm bài. 
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại kết quả đúng.
- 2 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm bài vào bảng con. Kết quả :
 a) 986 280 ; d) 1476,5 ; b) ; c) .
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm cột 1 vào nháp (HS làm nhanh làm luôn cột 2 và nêu miệng kết quả).
- Nhận xét, chữa bài : 
 a) 1689 ; 1878 ; b) ; 
 c) 38,69 ; 136,98.
- Làm việc nhóm đôi, nêu miệng kết quả và giải thích.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài giải
Một giờ cả hai vòi nước cùng chảy được là :
 (thể tích bể)
 = 50%
 Đáp số : 50% thể tích bể
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại thành phần và các tính chất của phép cộng.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; nhắc HS ôn lại các kiến thức vừa luyện tập, xem lại về phép trừ STN, PS, STP.
===========================================
Tập làm văn
Tiết 60. TẢ CON VẬT (T125)
(Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức đã học về văn tả con vật.
2. Kĩ năng :
	- Viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy-học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra :
- Mời HS đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS, nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị. 
3.3. HS làm bài kiểm tra :
- Nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
- Thu bài.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị cho tiết Ôn tập về tả cảnh.
=======================================
Địa lí
Tiết 30. CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI (T129)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
	- Biết vị trí, một số đặc điểm nổi bật của 4 đại dương trên thế giới ; biết Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
2. Kĩ năng :
	- Nhận biết và nêu được vị trí 4 đại dương trên lược đồ (quả Địa cầu).
	- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
3. Thái độ :
	- Yêu thích tìm hiểu, khám phá thế giới.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Lược đồ, quả Địa cầu.
	- HS : VBT (Thay phiếu).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nêu vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Đại Dương. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí của các đại dương.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trong SGK hoàn thành bài tập 1 trong VBT-T44.
- Nhận xét, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Quan sát và làm việc cá nhân.
- Một số em trình bày, đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên Quả địa cầu.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số đặc điểm của các đại dương. 
- Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu trao đổi theo gợi ý :
 + Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
 + Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự : vị trí địa lí, diện tích.
- Nhận xét, kết luận : Trên bề mặt Trái đất có 4 Đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
- Đọc bảng số liệu, thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm việc trước lớp ; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 vài em lên bảng chỉ, lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : 
	- HS đọc phần Ghi nhớ.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài Ôn tập cuối năm. 
===========================================
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 30
I/ Mục tiêu :
	- HS nắm được nội dung hoạt động của lớp trong tuần qua. 
	- Đề ra phương hướng tuần tới.
II/ Nội dung :
	- Ban cán sự lớp nhận xét tình hoạt động chung của lớp :
	+ Về chuyên cần 
	+ Về học tập 
	+ Về TD - VS
	+ Về lao động 
	- GV nhận xét bổ sung : Khen những HS có cố gắng trong học tập và rèn luyện, nhắc nhở những em còn mắc lỗi khắc phục trong tuần sau.
III/ Phương hướng tuần tới :
 - Phát huy những mặt tốt, khắc phục những tồn tại.
	- Ôn tập tốt kiến thức chuẩn bị cho kì thi Hoàn thành chương trình Tiểu học.	
====================***&&&&&***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 30 Quyen.doc