Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 38)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 38)

Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.

- Học sinh có thái độ bảo vệ và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.

- Học sinh biết sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.

II. Tài liệu và phương tiện.

- SGK Đạo đức 5.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động 1: Thảo luận tranh trang 44, SGK.

 

doc 26 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 38)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học tuần 30
( Từ ngày 29/3 đến 2/4/2010)
Thứ/ngày
Thời khoá biểu
Tên bài học
G/C
Hai
29/3
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
GDMT
Thể dục
Môn thể thao tự chọn – Trò chơi
Tập đọc
Thuần phục sư tử
Toán
Ôn tập về đo diện tích
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Ba
30/3
Toán
Ôn tập về đo thể tích
Khoa học
Sự sinh sản của thú
Tập làm văn
Ôn tập về tả con vật
Mỹ thuật
VTT: Trang trí đầu báo tường
Lịch sử
Xây dựng nhà máy thuỷ điên Hoà Bình
Tư
31/3
Tập đọc
Tà áo dài Việt Nam
Toán
Ôn tập về đo diện tích, đo thể tích( tiếp)
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Nam và nữ
Kỹ thuật
Lắp rô-bốt (tiết1)
Âm nhạc
Học hát bài: Dàn đồng ca mùa hạ
Năm
1/4
Toán
Ôn tập về đo thời gian
GDMT
Địa lý
Các đại dương trên thế giới
Thể dục
Môn thể thao tự chọn – Trò chơi
Chính tả
N-V: Cô gái của tương lai
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
Sáu
2/4
Toán
Phép cộng
Tập làm văn
Tả con vật (Kiểm tra)
Khoa học
Sự nuôi và dạy con của 1 số loài thú
Sinh hoạt
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Học sinh có thái độ bảo vệ và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên.
- Học sinh biết sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
II. Tài liệu và phương tiện.
- SGK Đạo đức 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Thảo luận tranh trang 44, SGK.
1. Giáo viên chia nhóm học sinh. Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh quan sát và thảo luận theo các câu hỏi:
- Tại sao các bạn nhỏ say sưa ngắm nhìn cảnh vật?
- Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho con người?
- Em cân bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
5. Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1, SGK.
1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
2. Học sinh làm việc cá nhân.
3. Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày.
4. Giáo viên viết kết luận:
Tất cả đều là tài nguyên thiên nhiên trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý là điều kiện đảm bảo cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn, như Quyền trẻ em đã quy định.
Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 4, SGK.
1. Học sinh làm việc cá nhân.
2. Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
3. Học sinh trình bày trước lớp.
4. Học sinh cả lớp trao đổi, nhận xét.
5. Giáo viên kết luận: việc làm đ, e là đúng.
Hoạt động 4: Học sinh làm bài tập 3, SGK.
1. Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3.
2. Đại diện mỗi nhóm trình bày đánh giá về một ý kiến.
3. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
4. Giáo viên kết luận:
- Các ý kiến c, d là đúng.
- Các ý kiến a, b là sai.
5. Học sinh đọc câu Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối.
Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hoặc của địa phương.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn- trò chơi
( GV dạy thể dục thực hiện)
Tập đọc
Thuần phục sư tử
I- Mục đích yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
 2. Hiểu ý nghĩa truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II - Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ
HS đọc thuộc lòng bài Con gái , trả lời câu hỏi về bài đọc.
-Giới thiệu bài
Các bài đọc Một vụ đắm tàu, Con gái đã cho các em biết về những bạn nữ, bạn nam có tính cách rất đẹp như: Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta và Mơ. Truỵện dân gian A-rập- Thuần phục sư tử mà lớp ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu người phụ nữ có sức mạnh kì diệu từ đâu.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- Hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. (Ha-li-ma đã thuần phục được sư tử.) 
- GV viết lên bảng: Ha-li-ma, Đức A-la; đọc mẫu. Cả lớp đọc đồng thanh- đọc nhỏ.
- HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn (2-3 lượt). đoạn 1 (từ đầu đến giúp đỡ), đoạn 2 (tiếp theo vừa đi vừa khóc), đoạn 3 (tiếp theo đến trải bộ lông bờm sau gáy), đoạn 4 (tiếp đến lẳng lặng bỏ đi), đoạn 5 (phần còn lại).
Khi HS đọc, GV kết hợp uốn nắn cách phát âm, cách đọc; giúp các em hiểu nghĩa những từ ngữ: thuần phục, giáo sĩ, bí quyết, sợ toát mồ hôi, Đức A-la.
- HS đọc theo cặp
- Một, ha HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm bài văn – giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn: băn khoăn ở đầu đoạn đầu (Ha-li-ma không hiểu vì sao chồng mình trở nên cau có, gắt gỏng); hồi hộp (đoạn Ha-li-ma làm quen với sư tử); trở lại nhẹ nhàng (khi sư tử gặp ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma, lẳng lặng bỏ đi). Lời vị giáo sĩ đọc với giọng hiền hậu, ôn tồn.
b) Tìm hiểu bài
* Đọc thầm bài và cho biết :
- Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì? (Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên: làm cách nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước)
- Vị giáo sĩ ra điều kiện thế nào?(Nếu Ha-li-ma lấy được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống, giáo sĩ sẽ nói cho nàng biết bí quyết)
- Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc? (Vì điều kiện mà vị giáo sĩ nêu ra không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ ba sợi lông bờm của nó lại càng khó. Thấy người, sư tử sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay)
-Ha-li-ma đã nghĩ ra cách để làm thân với sư tử?(Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cứu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy)
GV: Mong muốn có được hạnh phúc đã khiến Ha-li-ma quyết tâm thực hiện bằng được yêu cầu của vị giáo sĩ.
-Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào? (Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khần thánh A-la che chở rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của sư tử. Con vật giật mình, chồm dậy nhưng khi bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi.)
- Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận giữ “bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi”? (Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận./ Vì sư tử yêu mến Ha-li-ma nên không tức giận khi nhận ra làng là người nhổ lông bờm của nó)
-Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ? (HS đọc lại lời vị giáo sĩ nói với Ha-li-ma khi nàng trao cho cụ ba sợi lông bờm của sư tử; trả lời: bí quyết làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu dàng)
-HS nêu nội dung chính truyện.
c). Đọc diễn cảm
- Năm HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 5 đoạn truyện dưới sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn văn. (GV giúp HS tìm đúng giọng đọc đoạn văn- căng thẳng, hồi hộp ở đoạn kể Ha-li-ma lần đầu gặp sư tử ; trở lại nhẹ nhàng khi sư tử quen dần với Ha-li-ma; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm):
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
-GV nhận xét tiết học. Dặn cả lớp nhớ câu chuyện, về nhà kể lại cho người thân. 
Toán
Ôn tập về đo diện tích
I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích (bao gồm các đơn vị đo diện tích ruộng đất). Chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. 
II. Chuẩn bị: - Bảng đơn vị đo diện tích (chưa điền MQH)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn lý thuyết: - HS nêu các đơn vị đo diện tích.
 - Nêu MQH giữa 2 đơn vị đo diện tích kề nhau.
Hoạt động 2: GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm rồi chữa các bài tập trong VBTT.
 Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài. 
Khi chữa bài, GV treo bảng các đơn vị đo diện tích ở trên bảng của lớp học rồi cho HS điền vào chỗ chấm trong bảng đó. 
- Cho HS học thuộc tên các đơn vị đo diện tích thông dụng (như m2, km2, a, ha) và quan hệ giữa a, ha, Km2 với m2, giữa a và ha, ...
Bài 2: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. 
Chú ý củng cố về mối quan hệ của hai đơn vị đo diện tích liền nhau, về cách viết diện tích dưới dạng số thập phân, như:
1m2 	= 0,01dam2 = 0,01a	1a 	= 0,01 ha
= 0,000 1 hm2 = 0,0001ha	1 ha 	= 0,01 km2
= 0,000001km2	4 ha	= 0,04 km2 
Bài 3: Cho HS tự làm rồi chữa bài để củng cố về cách chuyển đổi các số đo diện tích, như: 4,5a = 450 m2	4 ha 4 a =4,04 ha
 6,095a = 609,5m2	6000m2 = 0,6ha
Chú ý: Một số trường hợp, HS cần làm ở giấy nháp rồi chép kết quả chuyển đổi vào VBTT. Chẳng hạn. 
6000m2 = 60a = ha = 0,6 ha. 
Bài 4: Cho HS tự làm vào buổi chiều
IV. Dặn dò :Về làm bài tập trong VBT.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Hiểu và biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II - Đồ dùng dạy – học
- Một số sách, truyện, bài báo sách Truyện đọc lớp 5, viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài
 - Bảng lớp viết đề bài.
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
-kiểm tra bài cũ
Một hoặc 2 HS kể một vài đoạn của câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học các em rút ra.
-Giới thiệu bài
Trong tiết KC tuần trước, các em đã nghe thầy (cô) kể câu chuyện về một lớp trưởng nữ tài giỏi. Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ tự kể những chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. Chúng ta sẽ xem ai là người tìm được câu chuyện hay; ai KC hấp dẫn nhất.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý:
Kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1-2-3-4 (Tìm truyện về phụ nữ - Lập dàn ý cho câu chuyện – Dựa vào dàn ý, kể thành lời – Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện). Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học này như thế nào theo lời dặn của thầy cô; mời một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp giới thiệu truyện các em mang đến lớp – nếu có). Nói rõ đó là câu chuyện về một nữ anh hùng hay một phụ nữ có tà ... hiến đấu và xây dựng trong quân đội.
c)Huân chương Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương ở BT2, 3.
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
I- Mục đích yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
2. Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
II - Đồ dùng dạy – học
- Bút dạ và một vài tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng tổng kết về dấu phẩy (BT1)
- Hai tờ phiếu khổ to viết những câu, đoạn văn có ô để trống trong Truyện kể về bình minh.
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- kiểm tra bài cũ
HS làm lại các BT1, 3 (tiết LTVC Mở rộng vốn từ: Nam và nữ)- mỗi em làm một bài.
-Giới thiệu bài
Tiết học hôm nay giúp các em ôn luyện về dấu phẩy: nắm vững các tác dụng của dấu phẩy, biết thực hành điền đúng dấu phẩy trong câu văn.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1
- Một HS đọc nội dung BT1.
- GV kẻ lên bảng lớp bảng tổng kết; giải thích yêu cầu của bài tập: Các em phải đọc kĩ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong mỗi câu văn. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấy phẩy.
- HS đọc từng câu văn, suy nghĩ, làm bài vào VBT. 
- 3 HS làm trên bảng -Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
Câu b
(Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung.)
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
Câu a
(Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.)
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
Câu c
(thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó.)
Bài tập 2
- Một HS giỏi đọc nội dung BT2 (đọc cả mẩu chuyện truyện kể về bình minh còn thiếu dấy chấm, dấu phẩy; giải nghĩa từ Khiếm thị)
- GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của bài tập:
+ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện.
+ Viết lại cho đúng chính tả những chữ đầu câu chưa viết hoa.
- HS đọc thầm Truyện kể về bình minh, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống. 
- HS làm bài , trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa bài trong VBT. Sau đó mời 1-2 HS đọc lại mẩu chuyện; nói nội dung câu chuyện. (Thầy giáo biết cách giải thích rất khéo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào.)
Hoạt động 3.Củng cố, dặn dò 
- Một HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu phẩy để sử dụng cho đúng.
Buổi chiều
Toán
ôn tập phép cộng
Mục tiêu:
Rèn kỹ năng thực hiện tính cộng , củng cố các tính chất của phép cộng 
chuẩn bị : Bài tập
Hoạt động dạy học:
1/ Ôn tập 
em khá nêu các tính chất của phép cộng 
GV ghi khái quát
T/C giao hoán a + b = b + a 
 T / C kết hợp ( a + b ) + c = a + ( b + c ) 
 T/C cộng với 0 a + 0 = 0 + a = a 
2/ Làm bài tập
GV giao cho HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, SGK trang 158và 159
Lần lượt HS lên bảng chữa bài
GV nhận xét
Tiếng việt
ôn tập tả con vật- củng cố vốn từ nam và nữ
Mục tiêu: Rèn luyện và củng cố cách viết bài văn tả con vật , củng cố vốn từ nam và nữ đã học.
Chuẩn bị:Bài tập
Hoạt động dạy học:
1/ Ôn tập làm văn
HS viết đoạn thân bài văn tả con vật
Lần lượt HS đọc đoạn văn của mình
2/ Ôn tập vốn từ
HS làm bài tâp 2, 3 trang 120 LTVC SGK 
GV giúp đỡ em yếu 
HS lần lượt chữa bài
GV nhận xét – dặn dò
Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
Toán
Phép Cộng
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố các kỹ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân bố và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán. 
II. Chuẩn bị: - Hệ thống bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động 1: Ôn về phép cộng.
GV nêu câu hỏi để học sinh trả lời, trao đổi ý kiến về những hiểu biết với phép cộng nói chung: Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép cộng ... (như trong SGK)
Hoạt động 2: GV tổ chức, hướng dẫn học sinh tự làm rồi chữa các bài tập trong VBTT. 
Bài 1: Cho học sinh tự tính rồi chữa bài. 
Học sinh cùng bàn đổi vở kiểm tra. 
Bài 2: Cho học sinh nhắc lại một số chất của phép cộng (tính chất giao hoán, tính chất kết hợp ...) rồi thực hành tính nhanh. Chẳng hạn: 
(976 + 865) + 135 = 976 + (865 + 135) = 976 + 1000 = 1976.
 + = + 
72,84 + 17,16 + 82,84 = 72,84 + (17,16 + 82,84) = 72,84 + 100 = 172,84
Bài 3: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Nên cho HS trao đổi ý kiến khi chữa bài. 
Chẳng hạn, có thể cho học sinh nêu các cách dự đoán khác nhau rồi lựa chọn cách hợp lý nhất. Ví dụ.
x + 8,75 = 8,75; x = 0 vì 0 + 8,75 = 8,75. (Dự đoán x = 0 vì 0 cộng với số nào cũng bằng chính số đó). 
Học sinh khác có thể giải thích x = 0 vì x + 8,75 = 8,75 thì x = 8,75 - 8,75 và x = 0. 
Cả hai cách đều đúng, nhưng cách dự đoán bằng sử dụng tính chất của phép cộng với 0 nhanh gọn hơn.
Bài 4: Cho HS tự đọc rồi giải bài toán. Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòng cùng chảy được: = 45% (thể tích bể)
Đáp số: 45% thể tích bể. 
Bài 5: Tương tự bài 4. Bài giải:
Ngày thứ hai chị Hoa dệt được: 20,75 + 3,84 = 24,59 (m)
Ngày thứ ba chị Hoa dệt được: 24,59 + 3,84 = 28,43 (m)
 Cả ba ngày chị Hoa đã dệt được: 20,75 + 24,59 + 28,43 = 73,77 (m)
Đáp số: 73,77 (m lụa) 
IV. Dặn dò: Về làm bài tập trong VBT.
Tập làm văn
Tả con vật
(Kiểm tra viết)
I- Mục đích yêu cầu:
Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng đầy đủ, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II - Đồ dùng dạy – học
- vở.
- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật (như gợi ý để HS viết bài)
III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV trước, các em đã ôn tập về tả con vật, đã luyện viết một đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em thích. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập viết hoàn chỉnh bài văn tả con vật.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài 
- Một HS đọc Đề bài và gợi ý của tiết VIết bài văn tả con vật
- GV nhắc HS : Có thể dùng lại đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật em đã viết trong tiết ôn tập trước, viết thêm một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn miêu tả con vật khác với con vật các em đã tả hình dáng hoặc hoạt động trong tiết ôn tập trước.
Hoạt động 3. HS làm bài 
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 (Ôn tập về văn tả cảnh, mang theo sách Tiếng Việt 5 , tập một để làm BT1 –Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong học kì I.)
Khoa học
Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu.
II. Đồ dùng dạy – học
Thông tin và hình trang 122, 123 SGK.
III-Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: quan sát và thảo luận
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hổ. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình cùng thảo luận các câu hỏi trang 122 SGK:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn. ( Các nhóm có thể tập đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi).
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
Đối với nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu: Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 123 SGK:
+ Hươu ăn gì để sống?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+ Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy? (Các nhóm có thể tập đóng vai hươu mẹ dạy hươu con tập chạy).
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
Dưới đay là phần giải thích một số câu khó:
Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi:
Hình 1a: Cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
Hình 1b: Cảnh hổ con nằm phục xuống đất trong đám cỏ lau (theo dấu hiệu của hổ mẹ), cách con mồi một khoảng nhất định để quan sát hổ mẹ săn mồi thế nào.
Hoạt động 2: Trò chơi “ Thú săn mồi và con mồi”
	Bước 1:
	- Tổ chức chơi:
+ Một nhóm tìm hiểu về hổ (nhóm 1) sẽ chơi với một nhóm tìm hiểu về hươu (nhóm 2): Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con. Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con. Trong khi hai nhóm này chơi, hai nhóm còn lại đóng vai quan sát viên.
	+ Đối với 2 nhóm còn lại cũng tổ chức tương tự như vậy.
	- Cách chơi: Trong hoạt động 1, các nhóm đều đã học về cách “săn mồi” ở hổ hoặc chạy chốn kẻ thù ở hươu.
	- Địa điểm chơi: Có thẻ cho HS kê lại bàn ghế để chơi trong lớp hoặc cho các em ra sân chơi. Điều quan trọng là các động tác các em bắt chước, chứ không yêu cầu các em phải có khoảng không gian rộng để “thú săn mồi” đuổi bắt con mồi như thật.
	Bước 2: 
	- GV cho HS tiến hành chơi
	- Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
sinh hoạt 
GV nhận xét hoạt động trong tuần
Nêu nhiệm vụ , kế hoạch tuần sau
Buổi chiều
Toán
Phép Cộng
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố các kỹ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân bố và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán. 
II. Hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm bài tâp trong VBT
HS làm bài, GV quan sát góp ý
GV cùng cả lớp chữa bài
Tiếng Việt
ôn tập về dấu câu
I- Mục đích yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
2. Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
II- Hoạt động dạy học:
GV cho HS nêu :
Dấu phẩy thường đặt ở vị trí nào của câu?
Tác dụng của dấu phẩy?
HS làm bài tập
GV chữa bài và nhận xét chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5(103).doc