Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 39)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 39)

I. Mục tiêu:

Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đô diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số đo thập phân.

II. Chuẩn bị:

Bảng phụ kẻ sẵn bảng bài tập 1a SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 27 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 39)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30: Thứ 2 ngày 6 tháng 4 năm 2008
Toán: Ôn tập về đo diện tích
I. Mục tiêu: 
Giúp hs củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đô diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số đo thập phân.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ kẻ sẵn bảng bài tập 1a SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
A. Bài cũ:
 Gọi 1 số hs nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đo.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Gv treo bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1a.
Hoạt động 2: Bài tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố về mối quan hệ của 2 đơn vị đo diện tích liền nhau, về cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Hoạt động 3: Bài tập 3.
- Mục tiêu: Củng cố cách chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng.
- GV chốt lại lời giải đúng:
	65 000 m2 = 6,5 ha.	6 km2 = 600 ha.
	846 000 m2 = 84,6 ha	9,2 km2 = 920 ha
	5 000 m2 = 0,5 ha 	0,3 km2 = 30 ha.
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài và làm BT Toán.
- Vài HS nhắc lại. 
- Hs tự làm bầi vào trong vở bài tập.
- 1 Hs lên bảng chữa bài và trả lời các câu hỏi ở bài tập 1b.
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- Hs tự làm bài vào vở bài tập rồi chữa bài.
- Lớp nhận xét,
 Thứ 3 ngày 7 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Qua việc phân tích bài văn mẫu Chim hoạ mi hót, hs được củng cố hiểu biết về văn tả con vật (Cấu tạo của bài văn tả con vật, nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát, những chi tiết miêu tả, biện pháp nghệ thuật – so sánh hoặc nhân hoá).
2. Hs viết được đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc hoạt động của coan vật mình yêu thích.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật.
- Bảng phụ viết sẵn phần trả lời của câu hỏi a ở bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Gv treo bảng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần của bài văn tả con vật, gọi vài hs đọc.
- gv chốt lại lời giải đúng:
a. Gv treo bảng phụ có sẵn lời giải (như SGV), gọi 1 số hs đọc.
b. Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng các giác quan: Thị giác, thính giác.
c. Hs nói những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài mà em thích; giải thích lí do vì sao thích chi tiết, hình ảnh đó.
Hoạt động 2: Bài tập 2.
- Gv nhắc hs: Viết đoạn văn tả hình dáng hoặc đoạn văn tả hoạt động của con vật.
- Gv gọi hs nói về con vật các em chọn tả, sự chuẩn bị của các em để viết đoạn văn.
- Hs viết bài và nối tiếp nhau đọc đoạn viết.
- gv nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- Dặn những hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Chuẩn bị cho giờ sau.
- Một số hs đọc lại bài văn các em đã viết lại sau tiết trả bài tả cây cối.
- 2 hs nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1 (1 bạn đọc bài văn, 1 bạn đọc các câu hỏi cuối bài).
- Cả lớp đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, trao đổi theo cặp để làm bài.
- Hs lần lượt trả lời từng câu hỏi, cả lớp và nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- hs nói về con vật các em chọn tả, sự chuẩn bị của các em để viết đoạn văn.
- Hs viết bài và nối tiếp nhau đọc đoạn viết.
- Cả lớp nhận xét.
Khoa học: Sự sinh sản của thú
I. Mục tiêu: Giúp hs biết:
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con, một số loài thú đẻ một lứa nhiều con.
II. Chuẩn bị:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
- Hãy nói về sự sinh sản và nuôi con của chim?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát.
- Yêu cầu hs quan sát hình 1, 2 trang 120 SGK và trả lời:
- Gv kết luận: Thú là loài động đẻ con và nuôi bằng sữa.
 Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là: Chim đẻ trứng, rồi trứng mới nở thành con, còn thú hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ. Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
Hoạt động 2: Một số loài thú đẻ con một lứa, một số loài thú mỗi lứa đẻ nhiều con.
- Gv phát bảng nhóm cho các nhóm, - 
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài và làm BT trong VBT.
- 2 HS nêu.
- hs quan sát hình 1, 2 trang 120 SGK và trả lời: 
+ Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn thấy?
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và chim, em có nhận xét gì?
- Hs làm việc theo nhóm 5.
- nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trong bài và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bảng sau:
Số con trong một lứa
Tên động vật
Thông thường chỉ đẻ một con
2 con trở lên
- đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc, lớp tuyên dương nhóm nào điền được nhiều con vật và điền đúng.
Toán: Ôn tập về đo thể tích
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề – xi – mét khối, xăng – ti – mét khối; Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; Chuyển đổi số đo thể tích.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ sẵn khung bài tập 1a.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
Nêu các đơn vị đo thể tích đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đo đó.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Gv treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1a.
- Gọi 1 hs lên bảng chữa bài và trả lời các câu hỏi ở phần 1b.
Hoạt động 2: Bài tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo thể tích.
Hoạt động 3: Bài tập 3.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài và làm BT Toán.
- HS nêu.
- Hs tự làm vào vở bài tập.
- 1 hs lên bảng chữa bài và trả lời các câu hỏi ở phần 1b.
- Lớp theo dõi, nhận xét. 
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- Hs tự làm rồi chữa bài.
Đáp án: 
a. 6 m3 272 dm3 = 6272 m3	b. 8 dm3 439 cm3 = 8, 439 dm3 
 2105 dm3 = 2,105 m3 	 3670 cm3 = 3, 670 dm3
 3 m3 82 dm3 = 3,082 m3 	 5 dm3 77 cm3 = 5, 077 dm3 
Chính tả: (N – V): Cô gái của tương lai
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nghe – viết đúng bài chính tả: Cô gái của tương lai.
2. Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
- Gv đọc, gọi 2 hs lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp:
Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nghe – viết.
- Gv đọc bài chính tả: Cô gái của tương lai, gv nhắc các em chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
- Gv đọc. 
- Gv chấm khoảng 10 bài và chữa bài cho hs.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả.
Bài tập 2:
- gv mời 1 hs đọc lại các cụm từ in nghiêng trong đoạn văn, gv ghi bảng và giúp hs hiểu yêu cầu của bài: Những cụm từ in nghiêng là tên các danh hiệu và huân chương chưa được viết hoa đúng chính tả. Nhiệm vụ của các em là nói rõ những chữ nào cầm viết hoa trong mỗi cụm từ; viết lại các chữ đó và giải thích vì sao phải viết hoa các từ đó.
- Gv treo bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng
Bài tập 3:
- gv giúp hs hiểu: Bài tập đã cho sẵn tên 3 huân chương được viết hoa đúng chính tả. Nhiệm vụ của các em là đọc kĩ những nội dung từng loại huân chương để điền đúng tên từng huân chương vào chỗ trống trong mỗi câu. 
- GV chốt lại lời giải đúng: 
a. Huân chương Sao vàng.
b. Huân chương Quân công.
c. Huân chương Lao động.
C. Củng cố - dặn dò: 
 Dặn hs ghi nhớ tên và cách viết hoa các danh hiệu, huân chương ở bài tập 2, 3.
- 2 hs lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp:
Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
- hs theo dõi trong SGK và nêu nội dung bài chính tả (bài giới thiệu Lan Anh là 1 bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai). 
- Hs đọc thầm lại bài chính tả. 
- hs viết bài.
- 1 Hs đọc nội dung bài tập 2.
- 1 hs đọc lại các cụm từ in nghiêng trong đoạn văn
- hs đọc.
- Hs làm bài vào vở bài tập và lên bảng chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu bài tập
- Hs xem ảnh minh hoạ các huân chương trong SGK, đọc kĩ nội dung và làm bài.
- 1 số hs trình bầy bài làm của mình. - - Lớp nhận xét.
 Thứ tư ngày 8 tháng 04 năm 2008
Tập đọc: Tà áo dài Việt Nam
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam.
2. Hiểu nội dung bài: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền; vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc, tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại Tây phương của tà áo dài Việt Nam; sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
II. Chuẩn bị:
 Sưu tầm tranh minh hoạ: Thiếu nữ bên hoa huệ, ảnh phụ nữ mặc áo dài.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc.	
- GV hướng dẫn HS đọc.
- Bài chia làm 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- Đọc đúng: Thế kỉ XIX, bỏ buông hoặc buộc thắt, phong cách, 
- Gv giúp hs hiểu nghĩa một số từ ngữ phần chú giải.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c Hs đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK.
- Y/c Hs đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi 2 SGK.
- Y/c Hs đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi 3 SGK.
?. Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
à Rút ra nội dung bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- gv giúp hs đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- Gv hướng dẫn cả lớp lyện đọc diễn cảm đoạn 1 và đoạn 4.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs đọc lại bài: Thuần phục sư tử và nêu nội dung bài.
- 1 HS K- G đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hs đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK.
(Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài màu thẫm, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo).
- Hs đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi 2 SGK.
(+ áo dài cổ truyền có 2 loại: áo tứ thân và áo nam thân 
 + áo dài tân thời: là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo, vừa mang phong cách hiện đại phương Tây).
- Hs đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi 3 SGK.
(Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát trong chiếc áo dài; )
 (Hs tự nói lên cảm nhận của mình).
- Hs đọc nối tiếp đoạn 1 lượt. 
- Cả l ... ên.
III. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
A. Bài cũ:
- Trình bày những hiểu biết của em về Liên Hợp Quốc?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44 SGK.
- Gv chia lớp thành nhóm 4.
- Gv yêu cầu các nhóm xem ảnh và đọc các thông tin trong bài để thảo luận và trả lời:
+ Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi nguời?
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
- Gv kết luận.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK.
- gv gọi 1 số hs trình bầy, 
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gv kết luận: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mọi người.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3 – SGK).
- Gv chia lớp thành nhóm 3.
- Gv đọc lần lượt từng ý kiến. 
- Gv kết luận: ý kiến b, c là đúng; a là sai.
C. Củng cố - dặn dò: 
Tìm hiểu về 1 tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương em.
- 2 HS nêu. 
- Các nhóm xem ảnh và đọc các thông tin trong bài để thảo luận và trả lời: 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- hs đọc ghi nhớ SGK.
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Hs làm bài tập cá nhân, 
- 1 số hs trình bầy, lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ theo quy ước và giải thích cho sự lựa chọn của nhóm mình.
Toán: Ôn tập về đo thời gian.
I. Mục tiêu: 
 Giúp hs củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ, 
II. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
A. Bài cũ:
- Nhắc lại bảng đưon vị đo thời gian?
B. Bài mới: Hướng dẫn hs luyện tập.
Bài tập 1:
- Mục tiêu: Củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
- Gv yêu cầu hs nhớ các kết quảt của bài tập 1.
Bài tập 2:
- Mục tiêu: Củng cố về chuyển đổi số đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.
Bài tập 3:
- Mục tiêu: Củng cố cách xem đồng hồ.
- Gv lấy mặt đồng hồ cho hs thực hành xem.
Bài tập 4:
- Mục tiêu: Hs giải được bài toán về chuyển động và tìm ra phương án đúng.
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài và làm BT Toán.
- HS nêu.
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- hs thực hành xem. 
- Hs thảo luận theo cặp và giải bài toán để tìm ra phương án đúng.
- Đại diện các cặp nêu phương án của mình và giải thích tại sao.
 Phương án đúng: B.
Địa lí: Các đại dương trên thế giới
I. Mục tiêu: Giúp hs:
- Nhớ tên và xác định được vị trí 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
- Mô tả được một số đặc điểm của các đại dương (vị trí địa lí, diện tích).
- Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
II. Chuẩn bị:
	Bản đồ thế giới, quả địa cầu, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
A. Bài cũ:
- Em biết gì về Châu Đại Dương? 
- Châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Vị trí của các đại dương.
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
 Giáp với các đại dương 
Thái Bình Dương
ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của cácđại dương.
- Yêu cầu hs dựa vào bảng số liệu để:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Gv kết luận: Trên bề mặt trái đất có 4 đại dương, trong đó thái bình dương là đại dương có diện tích lớn nhất và có độ sâu trung bình lớn nhất.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Ôn lại bài, chuẩn bị giờ sau.
- 2 HS nêu. 
- Hs hoạt động theo nhóm 4, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trong SGK rồi hoàn thành bảng sau vào trong bảng nhóm:
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả làm việc kết hợp chỉ vị trí các đại dương trên bản đồ thế giới.
- Hs làm việc cá nhân. hs dựa vào bảng số liệu.
- Một số hs trình bầy trước lớp kết hợp chỉ trê quả đại cầu vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: Vị trí địa lí, diện tích.
- Hs đọc ghi nhớ SGK.
 Thứ 6 ngày 10 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn: Tả con vật (kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu:
Dựa trên kién thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, hs viết được 1 bài văn tả con vật cso bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Chuẩn bị:
Gv: Tranh ảnh một số con vật (như gợi ý)
Hs: Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài.
- Gọi 1 hs đọc đề bài và các gợi ý của tiết viết bài văn tả con vật.
- Gv nhắc hs: Có thể sử dụng đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mà em đa viết trong tiết ôn tập, viết thêm vào một số phần để hoàn chỉnh bài văn. Có thể viết một bài văn tả một con vật khác với con vật em đã tả trong tiết ôn tâp trước đó.
Hoạt động 2: 
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV thu bài
- Chuẩn bị giờ sau.
- 1 hs đọc đề bài và các gợi ý của tiết viết bài văn tả con vật. 
- Hs làm bài.
Toán: Ôn tập phép cộng
I. Mục tiêu: 
	Giúp hs củng cố các kĩ năng thực hàh phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
II. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
A. Bài cũ:
- Nêu các tính chất của phép cộng mà các em đã học?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng.	
- Gv ghi bảng phép cộng: a + b = c.
- Yêu cầu hs nêu tên gọi các thành phần và kết quả.
- Yêu cầu hs nêu lại một số tính chất của phép cộng và công thức tổng quát, gv ghi bảng, hs dựa vào công thức phát biểu thành lời các tính chất.
- Gv kết luận: Phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân đều có các tính chất nêu trên.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 1:
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hành phép cộng số tự nhiên, phân số, số thập phân.
- Gv gọi một số hs trung bình, yếu lên bảng làm bài, lớp tự làm vào vở.
Bài tập 2:
- Mục tiêu: Hs biết vận dụng tính chất của phép cộng để tính nhanh.
Bài tập 3:
- Mục tiêu: Hs biết vận dụng tính chất một số cộng với số 0 để nêu kết quả.
Bài tập 4:
- Mục tiêu: Củng cố cách thực hiện phép cộng thông qua giải toán.
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài và làm BT Toán.
- hs nêu tên gọi các thành phần và kết quả.
- hs nêu lại một số tính chất của phép cộng và công thức tổng quát, hs dựa vào công thức phát biểu thành lời các tính chất.
- Một số hs trung bình, yếu lên bảng làm bài, lớp tự làm vào vở. 
- Hs tự làm bài vào vở rồi lên bảng chữa bài và nêu cách làm.
- Hs tự làm bài và nêu miệng kết quả, giải thích vì sao?
Hs tự giải rồi chữa bài.
 Bài giải:
Mỗi giờ cả 2 vòi cùng chảy được:
(thể tích bể)
 = 50 %
 Đáp số: 50 % thể tích bể.
Kĩ thuật: Lắp rô - bốt(Tiết 1)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp rô-bốt.
- Lắp rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô - bốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy – học 
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học .
- GV nêu tác dụng của rô-bốt trong thực tế: 
Người ta sản xuất rô - bốt (còn gọi là người máy) nhằm để giúp việc nhà, hoặc làm một số công việc khó khăn, nguy hiểm trong các nhà máy, hầm mỏ mà con người không đến được.
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu rô - bốt đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và đặt câu hỏi: Để lắp được rô - bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên cac bộ phận đó. (Cần lắp 6 bộ phận: chân rô - bốt;thân rô- bốt;Đầu rô-bốt; tay rô-bốt; ăng ten; trục bánh xe).
Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết
-Gọi 1-2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại.
- Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp chân rô - bốt (H.2-SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 2a (SGK), sau đó GV gọi 1 HS lên lắp mặt trước của một chân rô-bốt.
- Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp.
- GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn tiếp mặt trước chân thứ hai của rô bốt.
- Gọi 1 HS lên lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân rô-bốt.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2b (SGK) và trả lời câu hỏi trong SGK (cần 4 thanh chữ U dài).
- GV nhận xét câu trả lời của HS. Sau đó hướng dẫn lắp hai chân vào hai bài chân rô- bốt (4 thanh thẳng 3 lỗ). GV lưu ý cho HS biết vị trí trên, dưới của các thanh chữ U dài và khi lắp phải lắp các ốc, vít ở phía trong trước.
- GV hướng dẫn lắp thanh chữ U dài vào hai chân rô- bốt để làm thanh đỡ thân rô- bốt(Lưu ý lắp các ốc, vít ở phía trong trước).
* Lắp thân rô- bốt (H.3- SGK).
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện bước lắp thân rô- bốt.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp.
* Lắp đầu rô- bốt (H.4-SGK).
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV tiến hành lắp đầu rô- bốt: Lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài.
* Lắp các bộ phận khác 
- Lắp tay rô- bốt (H.5a-SGK)
+ GV lắp 1 tay rô- bốt : Lắp các chi tiết theo tuần tự: Thanh chữ L dài, tấm tam giác, thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 3 lỗ tiếp và thanh chữ L ngắn.
+ Gọi 1 HS lên bảng lắp tay thứ 2 của rô- bốt. Trong khi HS lắp, GV cần lưu ý để hai tay đối nhau(tay phải, tay trái).
- Lắp ăng -ten(H5.b-SGK)
+ Yêu cầu HS quan sát hình 5b và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Gọi 1 HS lên trả lời câu hỏi và lắp ăng-ten, GV lưu ý góc mở của hai cần ăng-ten.
+GV nhận xét và uốn nắn cho hoàn chỉnh bước lắp.
- Lắp trục bánh xe (H5.c-SGK)
+Yêu cầu HS quan sát hình 5c và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ GV nhận xét câu trả lời của HS và hướng dẫn nhanh bước lắp trục bánh xe.
c) Lắp ráp rô- bốt (H.1-SGK)
- GV lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.
- Trong các bước lắp, GV cần chú ý:
+ Bước lắp thân rô- bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác và giá đỡ.
+ Bước lắp cánh quạt vào trần ca bin, GV gọi 1 HS thực hiện bước lắp. (Dùng vòng hãm để giữ trục cánh quạt với trần ca bin).
+ Lắp ăng –ten vào thân rô- bốt phải dựa vào hình 1b (SGK). 
- Kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của hai tay rô- bốt.
d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp
Cách tiến hành như các bài trên.
nhận xét – dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô- bốt .
- Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp mô hình tự chọn”

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 30 B1.doc