Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 50)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 50)

Mục tiêu : H cần phải :

 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt .

 - Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật , đúng quy trình theo mẫu. Rô - bốt lắp tương đối chắc chắn .

 - Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp , tháo các chi tiết của rô-bốt .

II- Đồ dùng dạy học :

 + G : Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn .

 + H : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .

 

doc 12 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 50)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Kĩ thuật 
Lắp rô-bốt ( Tiết 1 )
I- Mục tiêu : H cần phải : 
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt . 
 - Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật , đúng quy trình theo mẫu. Rô - bốt lắp tương đối chắc chắn .
 - Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp , tháo các chi tiết của rô-bốt .
II- Đồ dùng dạy học : 
 + G : Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn .
 + H : Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
III- Các hoạt động dạy học : 
Nội dung
1, KT bài cũ (3’)
2, GT bài (2’)
3, Hướng dẫn tìm hiểu bài . 
a, Quan sát nhận xét (2’)
b, Hướng dẫn thao tác k/t (33’)
* Chọn các chi tiết 
* Lắp từng bộ phận .
- Lắp chân rô-bốt 
(Hình 2Sgk)
- Lắp thân rô-bốt .
- Lắp đầu rô-bốt .
- Lắp các bộ phận khác .
* Lắp ráp lại thành rô-bốt (Hình 1Sgk)
Tháo rời các chi tiết 
Dặn dò : (3’) 
 Hoạt động của thầy
- KT sự chuẩn bị của H và nhận xét .
- G giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học .
- G nêu tác dụng của rô-bốt trong thực tế : 
 “Người ta sản xuất ... không đến được” 
- G cho H quan sát mẫu rô-bốt đã lắp sẵn . Y/cầu H quan sát kĩ từng bộ phận .
+ Để lắp được rô-bốt theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Kể tên các bộ phận đó .
- Gọi 1 đ 2 H lên gọi tên , chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong Sgk và xếp từng loại vào nắp hộp .
+ G hướng dẫn lắp từng bộ phận .
- Y/cầu H quan sát hình 2 , gọi H lên lắp chân rô-bốt .
- Cho H quan sát hình 3 Sgk lắp thân rô-bốt .
- Y/cầu H quan sát hình 4 trả lời câu hỏi Sgk , thực hành lắp đầu rô-bốt .
- G hướng dẫn H lắp các bộ phận.
+ Lắp tay rô-bốt ( H 5a Sgk )
+ Lắp ăng-ten ( H 5b Sgk )
+ Lắp trục bánh xe ( H 5c Sgk ) 
- G lắp ráp rô-bốt theo các bước trong Sgk .
- Y/cầu H kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của 2 tay rô-bốt .
- G hướng dẫn H tháo rời các chi tiết xếp vào hộp .
* Về nhà học thuộc ghi nhớ , chuẩn bị bài sau .
 Hoạt động của trò
- H để bộ lắp ghép trên bàn .
- H lắng nghe , xác định mục tiêu , của bài học .
- H lắng nghe .
- H quan sát mẫu rô-bốt đã lắp sẵn .
- H quan sát kĩ từng bộ phận trả lời .
+ Có 6 bộ phận : Chân rô-bốt , thân rô-bốt , đầu , tay , ăng-ten , trục bánh xe .
- 2 H lên bảng gọi tên và chọn đúng , đủ chi tiết xếp vào hộp .
- H lắng nghe .
H quan sát cách lắp chân rô-bốt . 
+ Quan sát lắp thân rô-bốt .
- H quan sát và thực hành lắp đầu rô-bốt .
- H thực hành lắp các bộ phận khác : 
+ 1 H lắp tay rô-bốt .
+ 1 H lắp ăng-ten .
+ 1 H lắp trục bánh xe .
- H lắp ráp rô-bốt theo các bước trong Sgk .
* Các nhóm tự kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của 2 tay rô-bốt .
+ H tháo rời các chi tiết bỏ vào hộp .
* H lắng nghe và thực hiện .
Bồi giỏi, phụ yếu
Ôn tập văn tả cây cối
I - Mục tiêu :
 - Dựa vào những hiểu biết và kỹ năng đã có , H viết được hoàn chỉnh 1 bài văn k/c theo gợi ý trong Sgk . Bài văn tả được sinh động, nêu lên được những nét nổi bật của cây.
 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ , diễn đạt . 
 - Củng cố cho H kỹ năng làm bài văn tả cây cối.
II- Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ chép sẵn đề bài lên bảng phụ .
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1, Kiểm tra bài cũ (3’)
2, Giới thiệu bài (1’)
3, Hướng dẫn học sinh thực hành
A, Tìm hiểu đề (5’)
B, Thực hành viết bài (28’)
4, Củng cố, dặn dò (3’)
- Y/cầu 1 H nhắc lại cấu tạo bài văn k/c .
 - G nhận xét, cho điểm H.
- GV giới thiệu ngắn gọn mục đích của tiết học.
- Gọi H đọc đề bài: Hãy tả lại một cây bóng mát mà em có dịp quan sát.
- Giới thiệu : Đề bài y/c các em tả lại một cây bóng mát.
- Yêu cầu học sinh nêu tên một số cây bóng mát
- G giải đáp những thắc mắc của H (Nếu có ) .
- Yêu cầu H nhắc lại cấu tạo bài văn tả cây cối .
- Y/cầu H viết bài vào vở . (đối với HSY chỉ yêu cầu các em miêu tả được những đặc điểm nổi bật, đối với HSG yêu cầu miêu tả có lồng cảm xúc, miêu tả sinh động.
- Y/cầu H nhắc lại cấu tạo bài văn tả cây cối
- Về ôn bài , chuẩn bị bài sau . 
- 1 H nhắc lại, lớp lắng nghe .
- 1 H nhặn xét .
- H mở Sgk , vở ghi , nháp, bt 
- 3 H đọc to trước lớp 
- H lắng nghe .
- Học sinh nêu: Cây bàng, cây xà cừ, cây phượng....
- 2 H nhắc lại cấu tạo bài văn tả cây cối.
- H thực hành viết bài .
Nhắc lại.
Lắng nghe.
Thực hành Toán
Luyện tập về đo diện tích
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo diện tích.
2. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
3. Luyện tập thực hành: Hướng dẫn hoc sinh làm bài tập trong VBT (35')
*HD làm bài trang84 
Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích
*Bài tập 2 (84): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
*Bài tập 3 (84): Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc-ta:
* Bài 4 : (85).
Củng cố cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân .
- Hướng dẫn hoc sinh làm bài tập trong VBT
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
-Mời 3 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào VBT.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở BT.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
+ G cho H tự làm bài 2 , đổi vở kiểm tra chéo .
- liền kề .
- Hoc sinh làm bài tập trong VBT
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
‘
* Kết quả:
a) 1m2 = 100dm2 = 10 000cm2 
 = 1000 000mm2
 1km2 = 100ha 
1 ha= 10000m2
b) 1m2 = 0,01dam2 
 1m2 = 0,000001km2
 1m2 = 0,0001hm2 
 1ha = 0,01km2 
 9ha = 0,09km2
* Kết quả:
 a) 81 000m2 = 8,1 ha
 254 000m2 = 25,4ha
 3000m2 = 0,3ha
 b) 2km2 = 200ha
 4,5km2 = 450ha
 0,1km2 = 10ha
H tự làm , đổi vở kiểm tra chéo .
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Buổi 2
Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I- Mục tiêu : Lập dàn ý , hiểu và kể được 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về 1 nữ anh hùng hoặc 1 phụ nữ có tài .
 - Hiểu được ND, ý nghĩa câu chuyện của các bạn kể .
 - Lời kể tự nhiên , sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ , điệu bộ .
 - Biết nhận xét , đánh giá ND truyện, đánh giá lời kể của bạn . 
 - Nhận thức đúng đắn về vai trò của người phụ nữ .
II- Đồ dùng dạy học :
 + G và H : Chuẩn bị 1 số câu chuyện về các nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài .
III- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1,KT bài cũ 
 (3’)
2, GT bài (2’)
3,HDkể chuyện
a, T/hiểu đề
 (8’)
b, Kể chuyện trong nhóm
 (10’)
c, Kể chuyện trước lớp (15’) 
4, Củng cố , dặn dò ( 2’)
- Gọi 3 H k/c “ Lớp trưởng lớp tôi”
- Gọi H nhận xét , cho điểm.
 “ Kể chuyện ... đã đọc”
+ Gọi H đọc đề bài, G phân tích đề, dùng phấn màu gạch dưới các từ :đã nghe, đã đọc, 1 nữ anh hùng, 1 phụ nữ có tài.
- Y/cầu H đọc phần gợi ý Sgk .
- Gọi H giới thiệu những chuyện em được đọc , được nghe có ND về 1 nữ anh hùng hay 1 phụ nữ có tài . Những H k/c ngoài Sgk sẽ được cộng thêm điểm .
* Cho H thực hành k/c theo cặp, G đi hướng dẫn, giúp đỡ những cặp H gặp khó khăn ..
 + Giới thiệu tên truyện .
+ GT xuất xứ ,nghe khi nào, đọc ở đâu ?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?...
- Cho H trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- G tổ chức cho H thi k/c .
- G khuyến khích H lắng nghe và hỏi lại bạn về ND , ý nghĩa truyện .
- Gọi H nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn k/c hấp dẫn nhất .
* G nhận xét tiết học , khen những H kể chuyện hấp dẫn .
- Về kể lại truyện cho người thân nghe . Chuẩn bị bài sau .
- 3 H nối tiếp nhau k/c . H cả lớp lắng nghe .
- 1 H nhận xét bạn k/c .
- Mở Sgk , vở .
+ 2 H đọc trước lớp, lắng nghe và nhắc lại các từ được gạch chân trong đề .
- 4 H nối tiếp nhau đọc phần gợi ý Sgk .
- H giới thiệu : 
+ Tôi xin kể câu chuyện về chị Mạc Thị Bưởi chị đã rất thông minh lừa được giặc vượt sông thành công đưa tin cho CM ...
+ Tôi xin kể câu chuyện về bác Ngô Thị Tuyển, 1 phụ nữ anh hùng . Đây là câu chuyện mẹ tôi đã kể cho tôi nghe .
- 2 H ngồi cùng bàn k/c cho nhau nghe và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện , hoạt động của nhân vật trong truyện .
- 5 đến 7 H thi k/c .
- H trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- H nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn k/c hấp dẫn nhất
* H lắng nghe và thực hiện. 
Thực hành Tiếng Việt
Luyện tập : MRVT: Nam và nữ
I/ Mục tiêu:
-Mở rộng vốn từ : Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có.
-Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Kiểm tra bài cũ: (5’)
2.-Giới thiệu bài: 
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT Tiếng Việt tr 75-76: (30’)
*Bài tập 2 (76):
*Bài tập 3 (76):
3-Củng cố, dặn dò: (3’)
-Nêu một vài nét tính cách tiêu biểu của các bạn nữ, của các bạn nam?
-GV nêu MĐ, YC của tiết thực hành.
-Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, 
-Cả lớp đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu.
-GV cho HS trao đổi nhóm hai. 
-Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-GV chốt lại lời giải đúng.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của BT:
+Nêu cách hiểu về nội dung mỗi thành ngữ, tục ngữ.
+Trình bày ý kiến cá nhân – tán thành câu tục ngữ nào, vì sao?
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Gọi một số nhóm trình bày.
-GV nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Trả lời
*Lời giải:
-Phẩm chất chung của hai nhân vật
-Phẩm chất riêng
-Cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác:
+Ma-ri-ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn sống.
+Giu-li-ét-ta lo lắng cho bạn, ân cần băng bó vết thương
+Ma-ri-ô rất giàu nam tính: kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng
+Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi giúp Ma-ri-ô bị thương.
*VD về lời giải:
-Nội dung các câu thành ngữ, tục ngữ:
a) Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình, có hiếu với cha mẹ.
b) Chỉ có một con trai cũng được xem như đã có con, nhưng có đến 10 con gái vẫn xem 
c) Trai gái đều giỏi giang.
d) Trai gái thanh nhã, lịch sự.
-Câu a thể hiện một quan niệm đúng đắn: không coi thường con gái, xem con nào cũng..
 Câu b thể hiện một quan niệm lạc hậu, sai trái: trọng con trai, khinh miệt con gái.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
Buổi 3
Thực hành khoa hoc
I- Mục tiêu : Giúp học sinh thực hành các bài tập về:
- Biết thú là động vật đẻ con . 
- Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ .
- Nêu được sự giống và khác nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim .
- Kể tên 1 số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con , 1 số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con 
II- Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1. Giới thiệu bài (3’)
2. Hướng dẫn học sinh thực hành
* Bài 1. tr 96
MT: Học sinh nhận biết được lúc thú còn trong bào thai và khi đã được sinh ra
* Bài 2: 
MT: Học sinh nắm vững quá trình sinh sản của thú và chim
* Bài 3;
3. Củng cố-dặn dò (3’)
- Nêu mục tiêu cảu tiết thực hành
- Hướng dẫn học sinh thực hành
Làm các bài tập trong VBT khoa học
- Yêu cầu học sinh dựa vào quan sát hình và điền cụm từ cho thích hợp
- ? Dựa vào kiến thức đã học hãy nối các thông tin cho phù hợp.
- Hướng dẫn học sinh tương tự như hai bài trên 
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ cẩn thận trước khi đánh dấu.
* G nhận xét giờ học , tuyên dương những học sinh tích cực học tập.
 - Về học bài chuẩn bị bài sau .
- Lắng nghe.
- Quan sát hình và điền cụm từ cho thích hợp
Lắng nghe hướng dẫn và thực hành nối.
- Tự làm bài
* Học sinh lắng nghe và thực hiện .
Thực hành Toán
Luyện tập về số đo thể tích
I/ Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét-khối viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1-Kiểm tra bài cũ: (5’)
2-Giới thiệu bài: 
2.1 Hướng dẫn hoc sinh làm bài tập trong VBT (35')
*HD làm bài trang 85 
Củng cố quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề 
*Bài tập 2 (85): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
*Bài tập 3 (155): Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân
3-Củng cố, dặn dò: (3’)
-Cho HS nêu bảng đơn vị đo thể tích.
-GV nêu mục tiêu của tiết học.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2. GV cho 2nhóm làm vào bảng nhóm.
-Mời 2 nhóm treo bảng nhóm lên bảng và trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào VBT.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
a) HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
b) - Đơn vị lớn gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
 - Đơn vị bé bằng một phần một nghìn đơn vị lớn hơn tiếp liền.
* Kết quả:
a, 1m3 = 1000dm3 
 = 1000000cm3
 = 1000000000mm3
2m3 = 2000dm3 
b, 
 8,975m3= 8975dm3
 2,004m3 = 2004dm3
 0,12dm3 = 120cm3
 0,5dm3 = 500cm3
* Kết quả:
 a) 5 m3 675dm3 = 5, 675m3
 1996dm3 = 1,996m3
 2m3 82dm3 = 2,082m3
 25 dm3 = 0,025 m3
 b)
 4dm3 324cm3 = 4,324dm3
 2020 cm3 = 2,020dm3 
 1dm3 97cm3 = 1,097dm3 
 105 cm3 = 0,105dm3 
 c) 1 dm3 = 0,001 m3 
 1 cm3 = 0,001 dm3 
Thể dục
Môn thể thao tự chọn. 
Trò chơi : trao tín gậy
I. Mục tiêu:
-Ôn tâng cầu bằngđùi , phát cầu bằng mu bàn chân và ném bóng trúng đích. Y/c thực hiện cơ bản đúng ,đảm bảo đúng kĩ thuật và nâng cao thành tích
-Trò chơi :Trao tín gậy.Y/c HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình
 II. Địa điểm ,phương tiện :
 Sân trường ,cầu , bóng ,còi
III Các hoạt động dạy học :
 Nội dung 
 H/động của giáo viên
 H/đ của học sinh
1 Phần mở đầu 
2 Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn:
- Ném bóng
- Ôn tâng cầu bằng đùi,phát cầu bằng mu bàn chân
*Trò chơi : Trao tín gậy
3 Phần kết thúc
Cho HS ra sân xếp hàng 
GV phổ biến nội dung ,yêu cầu giờ học 
Cho HS khởi động các khớp chạy chậm và hít thở sâu 
GV hướng dẫn HS ném bóng vào rổ bằng 2 tay trước ngực
GV làm mẫu 
Gọi1 vài HS lên thực hiện
GV q/s uốn sửa cho HS
GV chia lớp thành các nhóm rồi tự tập luyện dưới sự điều khiển của lớp trưởng
GV hướng dẫn HS ôn tập,tâng cầu bằng đùi ....
Cho HS tự tập luyện theo tổ dưới sự điều khiển của GV
GV quan sát uốn sửa cho HS 
Cho HS thi đua với nhau 
GV nêu tên trò chơi rồi hướng dẫn cách chơi 
Cho 1 nhóm lên chơi thử 
Cho HS chơi chính thức
GV q/s uốn sửa
Cho HS đi thường và tập 1 số động tác hồi tĩnh
GV hệ thống toàn bài và nhận xét đánh giá giờ học 
Nhắc HS về chuẩn bị gìơ sau
HS nghe
HS khởi động các khớp
HS nghe và q/s
HS thực hiện
HS tự tập luyện
HS luyện tập
HS thi đua với nhau
HS q/s và nghe
HS thực hành chơi
HS đi thường và tập 1 số động tác hồi tĩnh
Buổi 4:
Tiếng Anh
(Giáo viên bộ môn dạy)
Khoa học
Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
I- Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
II- Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu thảo luận nhóm.
III.Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5’ )
- Nêu sự sinh sản của thú?
2. Dạy bài mới (30’)
a) Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
b) HD tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
* Sự sinh sản và nuôi con của hổ:
* Sự sinh sản và nuôi con của hươu.
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm: giao nhiệm vụ cho các nhóm : 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
+Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh?
+Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
+Khi nào hổ con có thể sống độc lập.
+Hươu ăn gì để sống? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
+Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
- Mùa xuân và mùa hạ.
- Vì hổ con lúc mới sinh rất yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ bảo vệ.
- Khi hổ con được 2 tháng tuổi.
- Ăn cỏ, lá cây.
- Mỗi lứa 1 con.
- Biết đi, biết bú mẹ.
- Vì chạy là cách tự vệ tốt nhất của loài hươu.
+ Đại diện nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: 
Trò chơi “Thú săn mồi và con mồi”
*Mục tiêu: 
-Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loà thú.
 -Gây hướng thú học tập cho HS.
+GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi (SGV-trang 193).
+GV tổ chức cho HS chơi 
+GV nhận xét, tuyên dương những nhóm chơi tốt.
- Chơi trò chơi.
+Các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt tập thể tuần 30
Chủ điểm:
* Ký duyệt của Ban Giám Hiệu:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30buoi 2 KNS.doc