Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Trường tiểu học Giai Xuân

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Trường tiểu học Giai Xuân

- Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học.

 - Tạo sự hứng thú, phấn khởi trong học tập cho cả lớp.

 - Phát huy tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập.

 - Hình thành và phát triển các kiến thức kĩ năng cơ bản ( HĐTT, giao tiếp .)

II. CHUẨN BỊ NỘI DUNG:

 - HS chuẩn bị các kiến thức đã học ở tất cả các môn từ đầu năm đến nay.

 - GV nhất thiết gợi ý, hướng dẫn hs những KT cơ bản, trọng tâm và đảm bảo tính phong phú.

III. CÁC KHÂU TỔ CHỨC:

 

doc 11 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1089Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 - Trường tiểu học Giai Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDNGLL:
HỘI VUI HỌC TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học. 
 - Tạo sự hứng thú, phấn khởi trong học tập cho cả lớp.
 - Phát huy tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. 
 - Hình thành và phát triển các kiến thức kĩ năng cơ bản ( HĐTT, giao tiếp ...)
II. CHUẨN BỊ NỘI DUNG: 
 - HS chuẩn bị các kiến thức đã học ở tất cả các môn từ đầu năm đến nay.
 - GV nhất thiết gợi ý, hướng dẫn hs những KT cơ bản, trọng tâm và đảm bảo tính phong phú.
III. CÁC KHÂU TỔ CHỨC: 
1. Chuẩn bị 
 - GV và cán bộ lớp họp chuẩn bị trước 2 tuần 
 - GV phổ biến yêu cầu và nội dung học tập , gợi ý để các em chuẩn bị 
 - Ban cán sự họp lớp phổ biến MĐ, YC, KH cụ thể cho hội vui học tập.
 - Phân công cụ thể cho từng hs các công việc chuẩn bị 
 + Cắt hoa, trang trí lớp: các bạn tổ 1 
 + Văn nghệ:
 + Dẫn chương trình : Huyền 
 + Thành lập ban giám khảo : GVCN , Lớp phó học tập
2. Tiến hành:
 - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, BGK 
 - Tổ trưởng tổ GK tuyên bố các yêu cầu và tiêu chuẩn hội vui 
 - Hs lên hái hoa, xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
 - Đại biểu phát biểu ý kiến 
 - BGK công bố kết quả và nhận xét đánh giá.
 - Rút kinh nghiệm. 
TUẦN 30: Thứ hai ngày 04 tháng 04 năm 2011
KHOA HỌC:
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. MỤC TIÊU:Sau bài học, HS biết: 
- Thú là loài vật đẻ con
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Hình trang 120, 121 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’
- Trình bày sự sinh sản của chim.
- Chim mẹ nuôi chim con như thế nào?
2. Bài mới: Giới thiệu bài: nêu và ghi đề.
Hoạt động 1:Quan sát.
Yêu cầu HS quan sát H1, 2 thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
- Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi ở đâu?
- Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
- Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú mẹ và của thú con?
- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
- So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con theo mẫu sau :
Số con trong 1 lứa
Tên động vật
Thường mỗi lứa 1 con
2 con trở lên
- GV nhận xét ,chốt lại ý đúng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Y/C HS Sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của thú.
- Chuẩn bị bài : Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
- 2 HS trả lời.
- Vài hs nhắc lại đề bài.
- HS quan sát H1, 2 thảo luận N2 trả lời các câu hỏi. 
- Bào thai của thú được nuôi ở trong bụng mẹ.
- Đầu, chân, mình
- Thú con mới sinh đã có hình dạng giống thú mẹ.
- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa.
- Khác : chim đẻ trứng rồi mới nở con. Hợp tử của thú phát triển trong bụng mẹ Giống: cả chim và thú đều nuôi con
- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung .
- HS kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con :
Số con trong 1 lứa
Tên động vật
Thường mỗi lứa 1 con
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng
2 con trở lên
Hổ, chó, mèo, 
THỂ DỤC:
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU:
- Ôn ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
Phương tiện: Cán sự mỗi người một còi, Mỗi tổ tối thiểu 5 quả bóng rổ. Kẻ sân để chơi trò chơi
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 6 - 10’
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục.
*Chơi trò chơi khởi động: Tìm người chỉ huy.
2. Phần cơ bản: 18 - 22’
a. Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi: Gv nêu tên động tác và cách thực hiện, giải thích cho HS nắm được cách thực hiện.
- Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân:
- GV làm mẫu và giải thích sau đó cho HS tập luyện.
+ Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: Gv nêu tên động tác và nội dung ôn luyện sau đó làm mẫu và giải thích.
b. Ôn trò chơi “ Lò cò tiếp sức ” 
- GV nêu tên trò chơi và giải thích sau đó cho HS thực hiện chơi thử một lần sau đó mới chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 4 - 6’
- Đứng vỗ tay và hát.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
- Đội hình nhận lớp:
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
- HS khởi động kĩ các khớp sau đó mới đi vào nội dung tập luyện
- HS thực hiện theo sự điều khiển của gv và đúng vị trí quy định. 
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của gv.
- HS khới động kĩ các khớp và tham gia chơi một cách chủ động, nhiệt tình.
- HS chạy chậm thành vòng tròn sau đó về đội hình 4 hàng ngang thực hiện những động tác thả lỏng. 
LỊCH SỬ:
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
I. MỤC TIÊU:
- Biết nhà máy thủy điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết nhà máy thủy điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước : cung cấp điện, ngăn lũ, 
- Giáo dục sự yêu lao động, tiết kiệm điện trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Bài cũ: 3’ Hoàn thành thống nhất đất nước.
- Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất?
-Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI?
-Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp quốc hội khoá VI?
- GV nhận xét, ghi điểm .
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. 12’
Giáo viên nêu câu hỏi cho các nhóm 4 thảo luận.
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? Ở đâu? Trong thời gian bao lâu.
- Giáo viên giải thích sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ.
-YCHS chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. 
® Giáo viên nhận xét + chốt + ghi bảng: “Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994.”
Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường. 8’
Giáo viên nêu câu hỏi:
-Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
Hoạt động 3: Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. 10’
- Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi: 
- Việc làm hồ, đắp đập nhăn nước của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tác động thế nào đến việc chống lũ hằng năm của nhân dân ta?
-Điện của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần vào sản xuất và đời sống của nhân dân ta như thế nào?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Nêu lại tác dụng của n.máy thuỷ điện hoà bình?
- Giáo dục hs yêu lao động.
- Dặn học sinh: học bài, chuẩn bị: Ôn tập.
GV nhận xét tiết học 
- Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp chung thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ. 
Nội dung quyết định : Tên nước, Quốc huy, Quốc, Quốc ca, Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn –Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
- Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước.
-Thảo luận nhóm 4.
- Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979.
- Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình.
- Sau 15 năm thì hoàn thành (từ 1979 ®1994)
- Học sinh chỉ bản đồ.
 - Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn.
- Thuật lại cuộc thi đua “cao độ 81 hay là chết!” nói lên sự hy sinh quên mình của những người xây dựng.
- Việc làm hồ, đắp đập nhăn nước của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần tích cực vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
- Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- HS nhắc lại.
 Thứ ba ngày 05 tháng 04 năm 2011
ĐỊA LÍ: 
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI.
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
- Nhớ tên 4 đại dương trên thế giới: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Quả địa cầu - Bản đồ thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’	
- Nêu đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư của châu Đại Dương?
- Nêu đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí và tự nhiên của châu Nam Cực?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Vị trí của các đại dương. 16’
- GV cho học sinh quan sát quả địa cầu, bản đồ thế giới, thảo luận và làm bài tập sau:
- Kể tên các đại dương trên thế giới?
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
- Cho đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa. GV tổng hợp, bổ sung
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của các đại dương. 14’
- HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
- Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích ?
- Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào ?
Yêu cầu HS đọc bài học SGK.
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ?
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
2 HS trả lời.
- HS quan sát quả địa cầu, bản đồ thế giới, thảo luận nhóm 4 và trả lời:
- Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
Châu Á, Mĩ, Đại Dương,
Đại Tây Dương.
Ấn Độ Dương
Châu Á, Phi, Đại Dương, Nam Cực
Đại Tây Dương
Đại Tây Dương
Châu Âu, Mĩ, Phi, Nam Cực
Ấn Độ Dương
Bắc Băng Dương
Châu Âu, Á, Mĩ
Thái Bình Dương
- Đại diện nhóm tr.bày, lớp nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
- Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Thái Bình Dương.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- 1 HS trả lời .
KĨ THU ... GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp chân rô-bốt (H.2-SGK).
- GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn lắp tiếp mặt trước chân thứ 2 của rô-bốt.
* Gọi 1 HS lên lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân rô-bốt.
+ Mỗi chân rô-bốt lắp được từ mấy thanh chữ U dài?
- GV hướng dẫn lắp 2 chân vào 2 bàn chân rô-bốt (4 thanh thẳng 3 lỗ). GV cho HS biết vị trí trên, dưới của các thanh chữ U dài và khi lắp phải lắp các ốc, vít ở phía trong trước.
- GV hướng dẫn lắp thanh chữ U dài vào 2 chân rô-bốt để làm thanh đỡ thân rô-bốt.
* Lắp thân rô-bốt (H.3-SGK)
 - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp.
* Lắp đầu rô-bốt (H.4 – SGK).
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV tiến hành lắp đầu rô-bốt: Lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài.
* Lắp các bộ phận khác
 + Lắp tây rô-bốt
 + Lắp ăng ten
 + Lắp trục bánh xe
- GV nhận xét câu trả lời của HS và hướng dẫn nhanh bước lắp trục bánh xe.
c) Lắp ráp rô-bốt (H.1 –SGK) 
- GV lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK.
- Kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của 2 tay rô-bốt.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- HS nhắc lại quy trình: Lắp rô bốt .
- GV dặn HS chuẩn bị: Lắp rô bốt(tt) 
- Nhận xét tiết học.
- hs chuẩn bị bộ lắp ghép
- HS quan sát mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
 + Có 6 bộ phận: chân rô-bốt; thân rô-bốt; đầu rô-bốt; tay rô-bốt; ăng tên; trục bánh xe.
- 2 HS gọi tên, chọn đúng đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Cả lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
- HS quan sát hình 2a (SGK).
- 1 HS lên lắp mặt trước của 1 chân rô-bốt.
- 1 HS lên thực hiện, cả lớp quan sát và bổ sung bước lắp.
- HS QS hình 2b (SGK) và trả lời câu hỏi trong SGK:
- Cần 4 thanh chữ U dài.
- HS chú ý quan sát.
- HS quan sát hình 3 để trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS lắp thân rô-bốt.
- HS quan sát H4 và trả lời câu hỏi.
- HS chú ý theo dõi.
- HS QS hình 5a, 5b, 5c.
- HS chú ý theo dõi.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
 Thứ tư ngày 06 tháng 04 năm 2011
KHOA HỌC: 
SỰ NUÔI VÀ DẠY 
CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I. MỤC TIÊU:Sau bài học, HS biết: 
- Nêu ví dụ về sự nuôi con của một số loài thú (hổ, hươu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình trang 122, 123 sgk
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’
- Cho biết quá trình sinh sản và nuôi con của các loài thú.
- Thú nuôi con bằng gì
Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
- HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 122.
- Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
- Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh?
- Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
- Tổ chức cho HS nêu kết quả làm việc. Gv và các nhóm khác bổ sung
- HS mô tả cách hổ mẹ dạy con săn mồi
- HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 123.
- Hươu ăn gì để sống?
- Hươu đẻ mỗi lứa mấy con? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
- Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
Hoạt động 2 : Trò chơi “Săn mồi và con mồi”
- Yêu cầu nhóm vừa tìm hiểu về hổ vừa tìm hiểu về hươu. Đóng vai cách săn mồi ở hổ và cách chạy trốn ở hươu.
- Gv nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị cho tuần sau
- 2 Hs nêu
- Nêu đề bài
- HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 122.
- Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ. 
- Vì hổ con rất yếu ớt
- khi hổ con khoảng 2 tháng tuổi, hổ mẹ dạy hổ con săn mồi. Khoảng 1,5 năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập
- HS nêu kết quả làm việc
- 2HS mô tả cách hổ mẹ dạy con săn mồi
- HS đọc SGK, tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu qua thông tin và câu hỏi trong sách trang 123. HS trình bày:
- cỏ, lá cây 
- Hươu đẻ mỗi lứa 1 con. Hươu con mới sinh ra đã biết đi và bú.
- Vì chạy là cách tự vệ tốt nhất của hươu.
- Đóng vai cách săn mồi ở hổ và cách chạy trốn ở hươu.
THỂ DỤC:
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I. MỤC TIÊU:
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “Trao tín gậy” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
Phương tiện: Một còi, Mỗi tổ tối thiểu 5 quả bóng rổ. Kẻ sân để chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 6 - 10’
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục.
*Chơi trò chơi khởi động: Tìm người chỉ huy.
2. Phần cơ bản: 18 - 22’
a. Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi: Gv nêu tên động tác và cách thực hiện, giải thích cho HS nắm được cách thực hiện.
- Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân:
- GV làm mẫu và giải thích sau đó cho HS tập luyện.
+ Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: Gv nêu tên động tác và nội dung ôn luyện sau đó làm mẫu và giải thích.
b. Chơi trò chơi “Trao tín gậy”
- GV nêu tên trò chơi và giải thích sau đó cho HS thực hiện chơi thử một lần sau đó mới chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 4 - 6’
- Đứng vỗ tay và hát.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
- Đội hình nhận lớp:
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
- Giáo viên và cán sự điều khiển.
- HS khởi động kĩ các khớp sau đó mới đi vào nội dung tập luyện
- HS thực hiện theo sự điều khiển của gv và đúng vị trí quy định. 
- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của gv.
- HS khới động kĩ các khớp và tham gia chơi một cách chủ động, nhiệt tình.
- HS với đội hình 4 hàng ngang thực hiện những động tác thả lỏng. - Đội hình kết thúc:
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 Thứ sáu ngày 08 tháng 04 năm 2011
LUYỆN TOÁN:
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách đổi các đơn vị đo.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 12m2 45 cm2 =.....m2
A. 12,045 B. 12,0045
C. 12,45 D. 12,450
b) Trong số abc,adg m2, thương giữa giá trị của chữ số a ở bên trái so với giá trị của chữ số a ở bên phải là:
A. 1000 B. 100
C. 0,1 D. 0, 001
c) = ...
A. 8,2 B. 8,02
C8,002 D. 8,0002
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 135,7906ha = ...km2...hm2 ...dam2...m2
b) 5ha 75m2 = ...ha = ...m2
c)2008,5cm2 = ...m2 =....mm2
Bài tập 3: 
 Một mảnh đất có chu vi 120m, chiều rộng bằng chiều dài. Người ta trồng lúa đạt năng xuất 0,5kg/m2. Hỏi người đó thu được bao nhiêu tạ lúa?
Bài tập 4: (HSKG)
Buổi tối, em đi ngủ lúc kim phút chỉ số 12, và kim giờ vuông góc với kim phút. Sáng sớm, em dậy lúc kim phút chỉ số 12 và kim giờ chỉ thẳng hàng với kim phút. Hỏi:
Em đi ngủ lúc nào?
Em ngủ dậy lúc nào?
Đêm đó em ngủ bao lâu?
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học và dặn HS ch.bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào A
c) Khoanh vào C
Lời giải: 
a) 135,7906ha = 1km2 35hm2 79dam2 6m2
b) 5ha 75m2 = 5,0075ha = 50075m2
c)2008,5cm2 = 0,20085m2 =200850mm2
Lời giải: 
Nửa chu vi mảnh đất là:120 : 2 = 60 (m)
Chiều dài mảnh đất là: 60 : (3 + 1 ) 3 = 45 (m)
Chiều rộng mảnh đất là:60 – 45 = 15 (m)
Diện tích mảnh đất là:45 15 = 675 (m2)
Ruộng đó thu được số tạ thóc là:
 0,5 675 = 337,5 (kg) = 3,375 tạ
 Đáp số: 3,375 tạ
Lời giải: 
 a) Buổi tối, em đi ngủ lúc 9 giờ tối.
 b) Sáng sớm, em dậy lúc 6 giờ sáng.
 c) Đêm đó em ngủ hết số thời gian là:
 12 giờ - 9 giờ + 6 giờ = 9 (giờ) 
 Đáp số: a) 9 giờ tối.
 b) 6 giờ sáng. 
 c) 9 giờ 
- HS chuẩn bị bài sau.
GD NGLL: 
 GIA ĐÌNH VỚI TRỂ EM
I . MỤC TIÊU: 
*- Học sinh nhận thức được trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em.
- Thấy được vai trò trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em.
- Giáo dục học sinh yêu quí mái ấm của gia đình.
 - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: * Nội dung buổi sinh hoạt. Trò chơi, bài hát.
- Kế hoạch tuần 31 .- Báo cáo tuần 30 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Khởi động: Hát .
2. Giáo viên giới thiệu buổi sinh hoạt ngoại khoá:
- Hát tập thể bài “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”.	
* Học sinh trả lời câu hỏi:
+ Các em hiểu thế nào là gi đình? (Gia đình đối với chúng ta thật là gần gũi thân thương bởi vì chính nơi đây các em được lớn lên từ bầu sữa mẹ, được nâng niu trong vòng tay của cha...)
+ Vai trò trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em như thế nào ? (Chính gia đình là chốn đi về của chúng ta sau những ngày học căng thẳng và nói đến gia đình chúng ta không thể không nói đến trẻ em, bởi chính trẻ em là sợi tơ nhỏ mong manh phản chiếu nét hạnh phúc của gia đình và ngược lại gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với chúng ta.
+ TPT bắt giọng cho cả trường hát bài : “Ba ngọn nến”
Gia đình phải thương yêu con cái.
+ Ai sẽ kể gia đình của mình cho các bạn nghe?
+ Các em muốn được sống trong một gia đình như thế nào?
+ ở gia đình các em bố mẹ thương yêu con cái như thế nào?
+ Các em có nhớ trẻ em có những Quyền nào?
1. Thực tế trong xã hội Quyền trẻ em đã thực sự được bảo đảm chưa?
+ Nhà trường ta đã quan tâm đến các em chưa? (NHà trường đã rất quan tâm đến chúng ta trong việc học tập, vui chơi và bảo vệ chúng ta trong môi trường trong sạch, đoàn kết và thương yêu nhau như anh em trong nhà).
+ Hội phụ huynh đã làm gì cho các em? (Hội phụ huynh đã chăm lo cho các em đến trường đầy đủ, chăm lo cho các em đầy đủ các tranh thiết bị đeens trường, cho các em học hành vui chơi trong môi trường lành mạnh....)
+ Vậy trẻ em cũng phải có trách nhiệm với bổn phận đối với gia đình như thế nào? (Phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, học giỏi, chăm ngoan....)
+ Trò chơi: Thử tài đoán vật, Hiểu ý đồng đội.
-Giải câu đố: Sông nào chảy giữa thủ đô
 Phù sa đỏ nặng ven bờ xanh tươi. (Sông Hồng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30 KHOA SU DIA LOP 5 HONG.doc