Giáo án lớp 5 - Tuần 31 năm học 2012

Giáo án lớp 5 - Tuần 31 năm học 2012

I- Mục tiêu

1. Kiên thức:- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

 - Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, hiểu từ ngữ, nội dung bài học.

3. Thái độ: GD lòng yêu nước

II - Đồ dùng dạy – học

- Bảng phụ

III- Các hoạt động dạy - học

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 31 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO GIẢNG TUẦN 31
NGÀY
MÔN
TIẾT
BÀI
Thứ 2
9 / 04
SHĐT
TẬP ĐỌC
TOÁN
61
151
Công việc đầu tiên
Phép trừ
Thứ ba
10 / 04
LT & C
TOÁN
K.C
61
152
31
MRVT: Nam và nữ
Luyện tập
KC được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ tư
 11 / 04
TẬP ĐỌC
TLV
TOÁN
CT (chiều)
62
61
153
31
Bầm ơi
Ôn tập về tả cảnh
Phép nhân
Nghe viết: Tà áo dài Việt Nam
Thứ năm
12 / 04
LT & C
TOÁN
Đ Đ
62
154
31
Ôn tậo về dấu câu (dấu phẩy)
Luyện tập
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (T2)
Thứ sáu
13 / 04
TLV
TOÁN 
GDNG-SH
62
155
31
 Ôn tập về tả cảnh
 Phép chia
Tuần 30
Phát động phong trào thi đua học tập chuẩn bị thi cuối kII
Tuần 31
Thứ hai ngày 9 tháng 04 năm 2012
MÔN: TẬP ĐỌC – TIẾT 61
Bài : CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I- Mục tiêu 
1. Kiên thức:- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
 - Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, hiểu từ ngữ, nội dung bài học.
3. Thái độ: GD lòng yêu nước
II - Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ
-Hai, ba HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài
-Giới thiệu bài
Bài đọc Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết về một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đoạn hồi kí của bà - kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho Cách mạng.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
-GV kết hợp uốn nắn cách phát âm và cách đọc cho các em.
- GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trng buổi đầu làm việc cho cách mạng. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật:
+ Lời anh Ba- ân cần khi nhắc nhở út; mừng rỡ khi ngợi khen út.
+ Lời út-mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng.
- Hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn.
- Một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ khó : Truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn bài văn (2-3 lượt). đoạn 1 (từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì), đoạn 2 (tiếp theo đến mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm), đoạn 3 (phần còn lại).
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài (hoặc tiếp nối nhau đọc cả bài)
b) Tìm hiểu bài	
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì? - Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
- Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
-Vì sao chị út muốn được thoát li?
- ND chính bài văn.
- Đọc thầm bài văn và cho biết :
- Rải truyền đơn
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
- Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
c). Đọc diễn cảm
- Ba HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị út). GV giúp các em đọc thể hiện đúng lời các nhân vật theo gợi ý ở mục 2a.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn văn sau theo cách phân vai:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- út có b rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
-Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tân tay thì em một mực nói rằng! có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung bài văn.
-GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau
................................................................
TOÁN - Tiết 151
PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu:
1. KIến thức: 	- Biết thực hiện phép trừ các số TN, các số TP, PS , Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải tón có lời văn.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp
3. Thái độ: 	- GD HS tính chính các, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ Phiếu bài tập
+ VBT, xem bài trước ở nhà 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG VỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Phèp cộng.
GV nhận xèt – cho điểm.
3. Bài mời: “Ôn tập về phép trừ”.
® Ghi tựa.
v Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1:
GV yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần và kết quả của phép trừ.
Nêu các tính chất của phép trừ ? Cho ví dụ
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ (STN,STP)
Nêu cách thực hiện phép trừ phân số?
Yêu cầu học sinh làm vào bảng con
Bài 2:
GV yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết 
Yêu cầu học sinh giải vào vở
Bài 3:
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm cách làm.
Yêu cầu học sinh nhận xét cách làm.
v Hoạt động 2: Củng cố.
- Nêu lại các kiến thức vừa học
	4. Tổng kết – dặn dò:
- Về ôn lại kiến thức vừa học và phép trừ. Chuẩn bị Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
- Nêu các tính châùt phép cộng.
Học sinh sửa bài 5/SGK.
Hoạt động cá nhân, lớp
HS đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh nhắc lại: SBT, ST, Hiệu
Học sinh nêu.
Học sinh nêu 2 trường hợp: trừ cùng mẫuvà khác mẫu.
Học sinh làm bài.
a) 8923 thử lại 4766 27069 TL 17562
 4157 + 4157 9537 + 9537
 4766 8923 17562 27069
b) thử lại 
 thử lại 
 thử lại 
c) 7,284 thử lại 1,688 0,863 thử lại 0,565
 - 5,596 + 5,596 - 0,298 + 0,298
 1,688 7,284 0,565 0,863
Nhận xeùt.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh giải + sửa bài.
a) x + 5,84 = 9,16 b) x – 0,35 = 2,55
 x = 9,16 – 5,84 x = 2,55 + 0,35
 x = 3,32 x = 2,9 
Học sinh đọc đèø và xác định yêu cầu.
Học sinh thảo luận, nêu cách giải
Học sinh giải + sửa bài.
Giải
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Tổng diện tích đất trồng lúa và trồng hoa là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 ĐS : 696,1 ha
- Học sinh nêu
- Học sinh dùng bộ thẻ a, b, c, d lựa chọn đáp án đúng nhất.
..................................................................................
Thứ ba ngày 10 tháng 04 năm 2012
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TIẾT 61
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I- Mục tiêu 
1. Kiến thức: - Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam. Hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ và đặt câu vơi 1 trong 3 câu tục ngữ đó.
2. Kĩ năng: Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II - Đồ dùng dạy – học
 - Bảng phụ
	- Vở BT.
III- Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: 
- Kiểm tra bài cũ
-Giới thiệu bài: 
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
- Hai HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấy phẩy – dựa theo bảng tổngkết ở BT1, tiết ôn tập về dấu phẩy.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
- HS đọc yêu cầu của BT1.
- HS làm bài vào VBT, trả lời lần lượt các câu hỏi a, b
- 1HS làm bài trên bảng.
anh hùng
biết gánh vác, lo toan mọi việc
bất khuất
có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường
trung hậu
không chịu khuất phục trước kẻ thù
đảm đang
chân thành và tốt bụng với mọi người.
b) Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác nhau của phụ nữ Việt Nam: chăm chỉ; cần cù; nhân hậu; khoan dung; độ lượng; dịu dàng; biết quan tâm đến mọi người; có đức hi sinh, nhường nhịn;
Bài tập 2
GV nhận xét, chốt lại:
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
+chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.(Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con)
+Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi(Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ hiền. Đấtnước có loạn, phải nhờ vào vị tướng giỏi.)
- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh(Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia diệt giặc)
+ Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ.
+ Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
+ Phụ nữ dũng cảm, anh hùng
- HS nhaåm HTL caùc caâu tuïc ngöõ. Moät vaøi HS thi ñoïc thuoäc loøng.	
Bài tập 3 (Không làm )
- GV nhắc HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập:
+ Mỗi HS đặt câu có sử dụng1 trong 3 câu tục ngữ nêu ở BT2.
+ GV nhắc HS cần hiểu là không chỉ đặt 1 câu văn mà có khi phải đặt vài câu rồi mới dẫn ra được câu tục ngữ.
- GV mời 1-2 HS khá, giỏi nêu ví dụ. 
-GV nhận xét, kết luận những HS nào đặt được câu văn có sử dụng câu tục ngữ đúng với hoàn cảnh và hay nhất.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS hiểu đúng và ghi nhớ những từ ngữ, tục ngữ vừa được cung cấp qua tiết học.
- HS đọc yêu cầu của BT3.
(VD: Mẹ em là người phụ nữ yêu thương chồng con, luôn nhường nhịn, hi sinh, như tục ngữ xưa có câu: Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.(1câu)/ Nói đến nữ anh hùng út Tịch, mọi người nhớ ngay đến câu: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.(1 câu)/ Vừa qua nhà em gặp nhiều chuyện không may. Nhờ mẹ đảm đang, giỏi gaing, một mình chèo chống, mọi chuyện cuối cùng cũng tốt đẹp. Bố em bảo, đúng là :Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi(3 câu) )
- HS suy nghĩ, tiếp nối nhau đọc câu văn của mình.
................................................................................
TOÁN - Tiết 152
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tính và giải toán đúng.
3. Thái độ: 	- Giáo dục tính chính xác, cẩn thận, khoa học.
II. Chuẩn bò:
+ Phiếu bài tập
+ VBT, xem trước bài.
III. Caùc hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3. Bài mới: Luyện tập.
® Ghi tựa.
v	Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1:
Đọc đềø.
Nhắc lại cộng trừ phân số.
Nhác lại qui tắc cộng trừ số thập phân.
Giáo viên nhắc lại cách tính cộng, trừ phân số và số thập phân.
Bài 2:
Muốn tính nhanh ta làm thế nào?
Lưu ỳ: Giao hoán 2 số nào để khi cộng số tròn chục hoặc tròn trăm.
v Hoạt động 2: Củng cố.
Thi đua tính.
Nhận xét, tuyên dương.
4. Tổng kếtt - dặn dò: 
Làm thêm bài 3 ở VBT.
 ... phục hạn chế những việc chưa làm được trong tuần trước, Giữ vững những việc đã làm tốt (duy trì).
Chuẩn bị bài trước ở nhà, đọc, viết bài trước ở nhà.
Lễ phép với ông bà, cha mẹ, đoàn kết với bạn bè.
KT DUYỆT
BGH DUYỆT
GDNGLL
HIỂU RÕ VỀ NGÀY 30-04 NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
I. Mục tiêu	
- Giúp các em hiểu được ngày 30 – 04 là ngày gì.
- Giáo dục các em yêu chuộng hoà bình. Nêu những việc làm thể hiện hoà bình ở tuổi của các em.
II. Nội dung
? Ngày 30 – 04 là ngày gì?
? Khi đất nước giải phóng, nhiệm vụ của các em phải làm gì?
? Nêu những việc làm thể hiện hoà bình ? 
- Ngày 30 – 04 là ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước.
- Nhiệm vụ của các em là: Ra sức học tập xây dựng đất nước, quê hương giàu đẹp bằng chính đôi tay của mình, ....
- Đoàn kết các dân tộc anh em và trên thế giới. Bằng cách viết thư thăm hỏi giao lưu thiếu nhi trên toàn thế giới để tạo mối tình đoàn kết, ....
.............................................
SINH HOẠT TUẦN 31
I. Mục tiêu
 1.Tổng kết,đánh gía, nhận xét hoạt động tuần qua
 2. Phổ biến nhiệm vụ và đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới
II. Nội dung
 1. Nhận xét các hoạt động tuần 31
 - Vệ sinh:
 + Một số em đã có ý thức trong việc giữ vệ sinh trường lớp
 + Bên cạnh đó còn một số em vẫn còn xả rác ra lớp học cũng như sân trường 
 -Chuyên cần: Trong tuần qua các em đi học rất đầy đủ
 - Học tập:
 +Một số em có cố gắng trong học 
 + Một số em chưa cố gắng , chưa học thuộc bài và làm bài ở nhà 
 - Nề nếp lớp học : Tự quản 15 phút đầu giờ các em làm tốt
 - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng:
 + Đầy đủ: Làm bài tập ở nhà tương đối đầy đủ 
 + Chưa đầy đủ : Một số em chưa chuẩn bị bài ở nhà
 + Hoạt động khác
 2. Kế hoach tuần 32
 - Cần giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; phòng chống bệnh dịch
 - Chăm chỉ học tập, chú ý nghe giảng, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp; giữ trật tự.
 - Đi học đều và đúng giờ , nghỉ học phải xin phép
 - Kính trọng thầy cô và người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn
 - Thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học. 
 - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng đầy đủ khi đến lớp
 - Tập luyện chuẩn bị thi nghi thức đội và thi nết đẹp đội viên...
 - Phát động thi đua chào mừng ngày 30 - 04
 - Thực hiện tốt yêu cầu tuần sau
KHỐI TRƯỞNG
BGH
MÔN: KHOA HỌC – TIẾT 61
BAI: ÔN TẬP: THỰC VẬT & ĐỘNG VẬT
I/ Mục tiêu :
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức: 	- Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
	- Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
2. Kĩ năng: Nêu được một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
3. Thái độ: Yêu thích sự khám phá khoa học.
II/ Đồ dùng dạy – học
Hình trang 124, 125, 126 SGK .
III/ Các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Ôn tập
Căn cứ vào bài tập trang 124, 125, 126 SGK, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
GV chốt lại lời giải đúng tùng bài
-Chơi trò chơi:
 “Ai nhanh, ai đúng?”
Dưới đây là đáp án:
Bài 1: 1 - c; 2-a; 3-b; 4-d.
Bài 2: 1- Nhuỵ; 2- Nhị.
Bài 3: 
 Hình 2: cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ 
 côn trùng
Hình 3: cây hoa hướng dương có hoa thụ 
 phấn nhờ côn trùng.
Hình 4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió
Bài 4: 1- e; 2-d; 3-a; 4-b; 5-c.
Bài 5: Những động vật đẻ con: Sư tử (H.5), hươu cao cổ (H.7)
 Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt (H.6), cá vàng (H.8)
Hoatj động 2 : Củng cố – dặn dò
GV nhận xét quá trình tham gia qua từng bài của HS và nhận xét chung tiết học. 
GV dặn chuẩn bị bài sau.
.......................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I/ Mục Tiêu :
Qua bài học học sinh hiểu được lịch sử của địa phương
Học sinh nêu được một số sự kiện của lịch sử địa phương
II/ CHUẨN BỊØ:
 Tư liệu một sốù sự kiện lịch sử địa phương
III/ CÀC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1:tìm hiểu về lịch sử địa phương
 GV cho học sinh thảo luận nhóm
 GV nêu
 1/ ÔÛ dịa phương em có những sự kiện lịch sử nào?
 2/ Sự kiện đó diễn ra trong thời gian nào?
 3/ Nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó?
 GV chốt lại các ý đúng của học sinh trình bày
Hoạt động2: củng cố – dăn dò
GV nêu lại ý chính của bài
GV nhận xèt tiết học
Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho tiết sau 
 Học sinh thảo nhòm ,lôùp
 Học sinh thảo luận nhòm bán
Đại diện nhóm trình bài
Lớp nhận xét bổ sung
................................................................................
Địa lí địa phương
 I/ Mục tiêu:
 Qua bài học, học sinh hiểu được vị trí địa lí,khí hậu ở địa phương ta.
 Hiểu được đặc điểm sông ngòi ,dân cư ở địa phương ta.
 II/ Chuẩn bị:
 Một số tư liệu về địa lí địa phương.
 III/ Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÀO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về địa lí địa phương
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
? Em hảy nêu vị trí địa lì, khí hậu ở địa phương ta ?
? Em hảy trình bày đặc điểm sông ngòi và dân cư ở địa phương ta ?
? Nêu một số ngành ở địa phương ta ?
? Trong càc ngành ở địa phương ta ngành nào là sản xuất chính ?
 2. Hoạt động 2 : Củng cố - dặn dò :
GV nêu lại yù chính của bài 
GV nhận xét tiết học
Nhận xét HS chuẩn bị tiết học sau 
HS thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày
Lớp nhận xét bổ sung 
..................................................................................
MÔN : KHOA HỌC - TIẾT 62
Bài: MÔI TRƯỜNG
I/ Mục tiêu : 
 Sau bài học, HS biết:
	- Khái niệm ban đầu về môi trường
	- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
II/ Đồ dùng dạy – học
-Thông tin hình trang 128, 129 SGK 
III-Hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về môi trường. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
Bước 3:Làm việc cả lớp
Dưới đây là đáp án:
Hình 1-c; hình 2-d; hình 3- a; hình 4-b.
- Tiếp theo, GV gọi một số HS trả lời câu hỏi: Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì?
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục Thực hành trang 128 SGK.
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi nhóm nêu một đáp án, các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình.
kết luận:
Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta: những gì có trên Trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,) và môi trường nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,..)
Hoạt động 2: thảo luận 
* Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống.
* Cách tiến hành: 
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
- Tuỳ môi trường sống của HS, GV sẽ tự đưa ra kết luận cho hoạt động này.
-HS làm việc theo nhóm thaỷo luaọn.
-ẹaùi dieọn nhoựm trỡng baứy caực nhoựm khaực nhaọn xeựt
3- Củng cố – dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn chuẩn bị bài sau.
....................................................................
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
Hiểu rõ về ngày 30/ 4 ngày giải phóng Miền Nam.
A/ MỤC TIÊU
- Học sinh biết ngày 30/4 là ngày miền nam hoàn toàn giải phóng. 
 - Giáo dục học sinh chăm ngoan, tích cực học giỏi để chào mừng ngày lễ trọng đại này. 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Nội dung bài học.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I/ Hoạt đông 1: Giới thiệu ngày 30/4. Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt 30 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc bền bỉ, kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, nguỵ nhào”, “Bắc Nam sum họp”Với mỗi người Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước sạch bóng thù xâm lược, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày đoàn tụ: Non sông thu về một mối, Bắc – Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau. 
III/ Hoạt động 2:liên hệ thực tế. 
Để nhớ những chiến công mà các anh hùng của dân tộc đã hi sinh cho chúng ta, vậy chúng ta cần làm gì?
Muốm học giỏi chúng ta cần làm gì?
Nhận xét , kết luận.
Lắng nghe.
Lớp nghe theo dõi 
Chăm ngoan, học giỏi đền đáp công ơn ấy.
Đi học đều, đúng giờ, trong lớp chăm chú nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài..
IV/ Củng Cố 
? Chúng ta vừa học bài gì? Vẽ tranh con vật?
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau.
SINH HOẠT LỚP
A/ MỤC TIÊU
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động sau tuần 31.
2. Đề ra kế hoạt tuần 32
B/ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
C1. Chuyên cần
Lớp đi học chưa đầy đủ, nghỉ học không có giấy xin phép của gia đình. Còn một vài em đi học còn hơi trễ giờ 2. Học Tập.
Lớp học có sự tiến bộ, nhưng chưa nhiều, có sự chuẩn bị bài ở nhà, vẫn còn tình trạng quên sách vở, đồ dùng ở nhà, chưa chú ý đến việc học tập nhiều :VD: Kha, Lê T Như..Qua các tuần học tập đọc, lớp ta đọc còn rất yếu, nhiều bạn chưa đọc được. Học và sinh hoạt bình thường.
Qua việc thi giữa học kì II cho thấy lớp ta học rất yếu, còn nhiều bạn chưa biết đọc thông, viết thạo, cần cố gắng nhiều.
3. Thực Hiện Nề Nếp
Lớp đã đi vào nề nếp ổn định, bên cạnh đó còn rất nhiều em nói chuyện , làm việc riêng trong giờ học, chưa chú ý đến bài vở. Giờ kiểm tra sao đỏ chưa thực sự quan tâm, xếp hàng còn chậm, nói chuyện, còn xả rác bừa bãi.
Trong tuần qua lớp ta còn nghỉ học rất nhiều nên bị trừ điểm sao đỏ nhiều, cần khắc phục tình trạng này qua tuần tới.
C/ KẾ HOẠCH TUÂN 32.
Hoạt động bình thường.
Vệ sinh chung, cá nhân sạch sẽ.
Mặc đồng phục.
Ra chơi vào thứ hai đầu tuần cần đọc truyện nhiều hơn.
Khắc phục hạn chế những việc chưa làm được trong tuần trước, Giữ vững những việc đã làm tốt (duy trì).
Chuẩn bị bài trước ở nhà, đọc, viết bài trước ở nhà.
Lễ phép với ông bà, cha mẹ, đoàn kết với bạn bè.
KT DUYỆT
BGH DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 31.doc