I. Mục tiêu:
Nắm được một số sự kiện về quá trình hình thành tỉnh Cà Mau:
+ Cà Mau là vùng đất trẻ mới được mở mang khai khẩn cách đây khoảng trên 300 năm.
+ Các tên gọi của tỉnh và các huyện từ trước năm 1975 đến nay.
+ Cà Mau là vùng đất đầy tiềm năng ; con người cần cù lao động .
II. Đồ dùng dạy - học:
Sách lịch sử địa phương Cà Mau.
III. Các hoạt động dạy - học :
TUẦN 31 Lịch sử Lớp 5 (Dành cho địa phương) Bài : QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH TỈNH CÀ MAU I. Mục tiêu: Nắm được một số sự kiện về quá trình hình thành tỉnh Cà Mau: + Cà Mau là vùng đất trẻ mới được mở mang khai khẩn cách đây khoảng trên 300 năm. + Các tên gọi của tỉnh và các huyện từ trước năm 1975 đến nay. + Cà Mau là vùng đất đầy tiềm năng ; con người cần cù lao động ... II. Đồ dùng dạy - học: Sách lịch sử địa phương Cà Mau. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài : Quá trình hình thành tỉnh Cà Mau. Hoạt động 1: Thời kì trước năm 1975 - GV cho HS đọc SGK (trang 15 – 17) và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Cà Mau được hình thành trong thời gian nào? + Vùng đất Cà Mau được khai khẩn như thế nào? - GV nhận xét kết luận Hoạt động 2: Từ năm 1975 đến 1996. - GV cho HS đọc SGK (trang 17 – 18) và trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu những Nghị định, quyết đinh của Chính phủ về Cà Mau sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng? - GV nhận xét kết luận Hoạt động 3: Từ cuối năm 1996 đến nay. - Cho HS đọc SGK (trang 19) và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Tỉnh Cà Mau được tái lập vào ngày tháng năm nào? + Khi mới tái lập tỉnh Cà Mau có mấy đơn vị huyện, thị? Gồm những đơn vị huyện, thị nào? + Hiện nay tỉnh Cà Mau có mấy đơn vị huyện, thị? Gồm những đơn vị huyện, thị nào? + Nêu những nét chính khi tỉnh Cà Mau mới được tái lập? - GV nhận xét kết luận : Tiềm năng của biển, của rừng, của đất ở Cà Mau rất lớn. Rừng ngập mặn có giá trị trên thế giới về hệ sinh thái, đứng sau rừng Amazon . Biển Cà Mau cũng đầy hứa hện về hải sản và dầu khí trong tương lai. Củng cố – Dặn dò : - GV đọc cho HS nghe về anh hùng Trần Văn Thời (trang 339) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS: Về nhà sưu tầm tư liệu, mẫu chuyện địa phương liên quan đến CM. - HS đọc SGK và thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. + Cà Mau là vùng đất trẻ mới được mở mang khai khẩn cách đây khoảng trên 300 năm. + Vào những năm cuối thế kỉ XVII một số lưu dân người việt, người Hoa đã đến cư trú và làm ăn sinh sống dựng thành một xã có tên gọi Cà Mau. Ngày 25/10/1955 ngụy quyến Sài Gòn tách Cà Mau ra khỏi Biêu Liêu thành lập tỉnh An Xuyên, về phía chính quyền Cà Mau thì vẫn gọi khu vực Cà Mau. - HS đọc SGK và trả lời cá nhân. - Lớp nhận xét bổ sung. + Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Chính phủ cách mạng lâm thời ra Nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam. Hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu hợp thành tỉnh Minh Hải... - HS đọc SGK và thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. + Tỉnh Cà Mau được tách ra từ tỉnh Minh Hải vào ngày 1 tháng 1 năm 1997 + Khi mới tái lập tỉnh Cà Mau có 7 đơn vị huyện, thị gồm : TX. Cà Mau, H. Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Ngọc Hiển, Đầm Dơi. + Hiện nay tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị huyện, thị gồm : TP. Cà Mau, H. Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi. + Cà Mau là vùng mới khai phá nhưng là vùng đất đầy tiềm năng, con người Cà Mau được hội nhập khi xưa đi mở đất... - HS chú ý nghe. Địa lí lớp 5 (Dành cho địa phương) Bài : VỊ TRÍ LÃNH THỔ VÀ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH CÀ MAU I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của tỉnh Cà Mau: + Vị trí địa lí: thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh cực Nam của tổ quốc. + Giới hạn, lãnh thổ: gồm 2 phần: phần đất liền (5211 km2 ) và vùng biển chủ quyền (100000 km2 ). + Lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Cà Mau. - Chỉ và mô tả được vị trí các huyện, thành phố trên bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau. II. Đồ dùng dạy học: GV: Sách LS-ĐL Cà Mau tập II-Bản đồ hành chính Cà Mau. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - Hỏi: Nêu các đại dương trên thế giới? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Vị trí lãnh thổ và bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và lãnh thổ - GV giới thiêu trên bản đồ hành chính Cà Mau. - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ và thời gian thảo luận cho các nhóm. Câu hỏi thảo luận nhóm + Tỉnh Cà Mau được tái lập từ ngày tháng năm nào? + Nêu diện tích đất liền và vùng biển chủ quyền của tỉnh Cà Mau? + Kể tên một số đảo ở Cà Mau? + Cà Mau giáp với những tỉnh nào? - GV nhận xét, kết luận: + Cà Mau được tái lập ngày 1 tháng 1 năm 1997. + Diện tích phần đất liền: 5211 km2. Vùng biển chủ quyền gần: 100000 km2. + Các đảo: Hòn Đá Bạc (Trần Văn Thời); Hòn Chuối, Hòn Buông (Phú Tân); Hòn Khoai (Ngọc Hiển) + Cà Mau tiếp giáp các tỉnh: Kiên Giang ở phía bắc và Bạc Liêu ở phía đông bắc. Hoạt động 2: Tìm hiểu lịch sử thành tạo và địa hình Cà Mau. - GV giới thiêu sơ lược về lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Cà Mau. - GV nêu câu hỏi: Nêu đặc điểm địa hình của tỉnh Cà Mau? - GV nhận xét, kết luận: Cà Mau có địa hình thấp, phần lớn lãnh thổ Cà Mau thuộc đồng bằng thấp, khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,5m đến 1,5m. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bản đồ hành chính Cà Mau - GV giới thiệu: Cà Mau gồm có 1 thành phố trực thuộc tỉnh và 8 huyện, 97 xã, phường, thị trấn và 861 khóm ấp. -Yêu cầu HS xác định vị trí thành phố và các huyện trên bản đồ. - GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố-Dặn dò: - Hỏi: Em hãy cho biết huyện Trần Văn Thời gồm có bao nhiêu xã, thị trấn? Diện tích và dân số của huyện là bao nhiêu? - Dặn HS: Chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. - 1 HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS theo dõi. - Hình thành nhóm 4, bầu thư kí để ghi chép. - HS nhận câu hỏi thảo luận trong 5 phút. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS chú ý lắng nghe. - HS phát biểu cá nhân. - Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung - HS chú ý lắng nghe. - HS lên bảng xác định và mô tả vị trí các huyện, thành phố trên bản đồ. - HS trình bày: Huyện Trần Văn Thời gômg có 11 xã và 2 thị trấn. Diện tích 716 km2 , dân số trung bình 195263 người. TUẦN 32 Lịch sử Lớp 5 (Dành cho địa phương) Bài : NHÂN DÂN CÀ MAU ĐẤU TRANH CHỐNG MĨ – NGỤY (1960 – 1968) I. Mục tiêu: Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về cuộc đấu tranh chống Mĩ – Ngụy của nhân dân Cà Mau trong những năm 1960 – 1968, thể hiện: + Mĩ – Ngụy thực hiện âm mưu thâm độc như tăng cường bộ máy cai trị, đóng thêm đồn bốt, mở nhiều chiến dịch đánh vào vào vùng giải phóng ở khu vực Cà Mau. + Quyết tâm chống giặc của nhân dân Cà Mau: khắc phục khó khăn, phát động phong trào chiến tranh nhân dân, xây dựng ấp xã chiến đấu và củng cố vùng giải phóng nông thôn. + Đảng bộ và quân dân tỉnh Cà Mau nêu cao tinh thần chiến đấu, vừa đánh địch vừa bảo vệ vùng căn cứ cách mạng không chỉ trong tỉnh, mà còn cho cả khu Tây Nam Bộ, tạo được nguần lực ch kháng chiến. II. Đồ dùng dạy - học: Sách lịch sử địa phương Cà Mau. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu bài: Nhân dân Cà Mau đấu tranh chống Mĩ – Ngụy (1960 – 1968) Hoạt động 1: Tình hình Cà Mau trong kháng chiến chống Mĩ. - GV cho HS đọc mục I : Tình hình Cà Mau trong kháng chiến chống Mĩ. (SGK trang 227 – 228) và đưa ra câu hỏi: + Mĩ – Ngụy thực hiện những âm mưu gì ở Cà Mau trong những năm 1960 - 1968? - GV nhận xét, kết luận. + Trước những âm mưu thâm độc của Mĩ – Ngụy, Đảng bộ và nhân dân Cà Mau đã có những chủ trương nào? - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu những sự kiện tiêu biểu. - GV cho HS đọc SGK và thảo luận theo nhóm kể lại những sự kiện tiêu biểu của tỉnh Cà Mau trong cuộc chiến đấu chống Mĩ – Ngụy giai đoạn 1960 – 1968. - Yêu cầu đại diện các nhóm kể. - GV nhận xét, kết luận: Từ năm 1960 – 1968, phong trào xây dựng vùng giải phóng của tỉnh về chính trị, quân sự, binh vận và xây dựng làng chiến đấu, thi đua sản xuất, đẩy mạnh các mặt công tác khác trong vùng giải phóng phát triển mạnh mẽ, tạo ra sức mạnh tịa chỗ để đánh địch, bảo vệ quê hương. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa thắng lợi - Hỏi : Em hãy nêu ý nhĩa thắng lợi của Đảng và quân dân tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 1960 – 1968? - GV nhận xét, kết luận Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS: Về nhà sưu tầm tài liệu về kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ở Cà Mau. - HS đọc SGK và trả lời cá nhân + Mĩ – Ngụy thực hiện âm mưu thâm độc như tăng cường bộ máy cai trị, đóng thêm đồn bốt, mở nhiều chiến dịch đánh vào vào vùng giải phóng ở khu vực Cà Mau.... + Trước tình hình đó, Đảng bộ và nhân dân Cà Mau đã có những chủ trương là: khắc phục khó khăn, phát động phong trào chiến tranh nhân dân, xây dựng ấp xã chiến đấu và củng cố vùng giải phóng nông thôn. - HS đọc SGK thảo luận nhóm 4 trong 5 phút. - Lần lượt từng HS trong nhóm kể cho nhau nghe những sự kiện tiêu biểu của tỉnh nhà trong cuộc chiến đấu chống Mĩ – Ngụy giai đoạn 1960 – 1968. - Đại diện các nhóm kể lại. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS đọc SGK (trang 231) và trả lời câu hỏi. + Phát huy được sức mạnh của quần chúng góp phần đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ – Ngụy. + Làm cho địch co cụm lại, vùng giải phóng của ta ngày được mở rộng, tạo được hậu phương vững chắc, đóng góp sức người, sức của cho các mặt trận. + Đảng bộ và quân dân tỉnh Cà Mau nêu cao tinh thần chiến đấu, vừa đánh địch vừa bảo vệ vùng căn cứ cách mạng không chỉ trong tỉnh, mà còn cho cả khu Tây Nam Bộ, tạo được nguần lực ch kháng chiến. Địa lí lớp 5 (Dành cho địa phương) Bài : HỆ THỐNG SÔNG, RẠCH CÀ MAU I. Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của hệ thống sông, rạch ở tỉnh Cà Mau: - Chỉ và nêu tên một số sông lớn trên bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau. II. Đồ dùng dạy học: GV: Sách LS-ĐL Cà Mau tập II - Bản đồ hành chính Cà Mau. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: - Hỏi: + Nêu diện tích đất liền và vùng biển chủ quyền của tỉnh Cà Mau? + Cà Mau giáp với những tỉnh nào? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Hệ thống sông, rạch Cà Mau. Hoạt động 1: Tìm hiểu các sông đổ ra biển Tây - GV giới thiêu phần Biển Tây trên bản đồ hành chính Cà Mau. - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ và thời gian thảo luận cho các nhóm. Câu hỏi thảo luận nhóm + Kể tên những con sông đổ ra biển tây? + Nêu đặc điểm của từng con sông em vừa kể? + Chỉ trên bản đồ hành chính tỉnh cà mau các con sông đổ ra biển tây? - GV nhận xét, kết luận: + Sông Bảy Háp dài hơn 50km, nối sông Gành Hào với cửa Bảy Háp. Lòng sông trung bình khoảng 70 đến 80m sâu 5 đến 6m... + Sông Cửa Lớn nối hai cử Bồ Đề và Ông Trang, dài 58km, rộng trung bình 200m... + Sông Ông Đốc từ ngã ba Cái Tàu đến Biển Tây dài hơn 60km, lòng sông rộng trung bình hơn 100m, sâu trung bình 3-4m... + Sông Cái Tàu có chiều dài khoảng 43km, rộng trung bình khoảng 50m và sâu khoảng 3,5m... + Sông Trèm Trẹm chảy theo hướng Bắc qua Kiên Giang. Phần thuộc Cà Mau 36km, rộng TB khoảng 50m và sâu khoảng 4-5m. + Sông Đồng Cùng dài khoảng 36km rộng khoảng 40-50m sâu 3-4m... + Sông Bạch Ngưu dài khoảng 72km và được chia lamg 2 đoạn... Hoạt động 2: Tìm hiểu sông đổ ra Biển Đông. - GV giới thiêu phần Biển Đông trên bản đồ hành chính Cà Mau. - GV nêu câu hỏi: Chỉ trên bản đồ các con sông lớn đổ ra biển Đông và nêu đặc điểm của chúng. - GV nhận xét, kết luận: Sông Gành Hào chảy về hướng đông sau đó đổi hướng đông nam gặp sông Gành Hào Hộ Phòng (Bạc Liêu); Sông Đầm Dơi dài 45km, sâu trung bình 5-6m, rộng 60-80m. Hoạt động 3 : Tìm hiểu các kênh đào - GV giới thiệu: Tỉnh Cà Mau có mạng lưới kênh rạch dày đặc. -Yêu cầu HS kể tên các con kênh, rạch mà em biết? + Hệ thống sông, rạch có ích lợi gì? - GV nhận xét, kết luận. Sông, gạch của tỉnh có vị trí quan trọng trong giao thông và phát triển kinh tế. Đặc biệt, thuận lợi đối với vùng nông thôn sâu, nơi chưa phát triển hệ thống vận tải bộ. Sông rạch còn là nơi cung cấp nguồn giống thủy sản và cũng là ngư trường đánh bắt, cung cấp nguồn thực phẩm rất đáng kể cho địa phương. 3. Củng cố-Dặn dò: - Hỏi: Để cho nguồn nước sông không bị ô nhiễm chúng ta cần phải làm gì? - Dặn HS: Chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời. - Lớp nhận xét. - HS theo dõi. - Hình thành nhóm 4, bầu thư kí để ghi chép. - HS nhận câu hỏi thảo luận trong 5 phút. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS chú ý lắng nghe. - Lần lượt từng HS lên bảng chỉ. - Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung - HS chú ý lắng nghe. - HS thi nhau kể : Kênh Bạc Liêu – Cà Mau; Kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp; Kênh Chắc Băng; Kênh Biện Nhị; Kênh Tắc Vân; Kênh lộ xe Cái Nước; Kênh Ngang; Rạch Đầm Chim; Rạch Cái Nháp; Rạch Cái Đôi; Rạch Đường Keo; ... - HS tự phát biểu - HS tự phát biểu.
Tài liệu đính kèm: