Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui

GV hướng dẫn lớp trưởng tổ chức lễ chào cờ ,hô khẩu hiệu Đội

- GV nhận xét tuần qua về “

- Công tác trực nhật ,vệ sinh

- Học tạp ở lớp ,ở nhà

- Rèn luyện Đội viên

- Giữ vệ sinh môi trường .

- Tiếp theo Gv phổ biến nhiệm vụ tuần tới và giao nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp .

 

doc 28 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ 2 ngày 11 tháng 04 năm 2011
T1 ; Chào cờ 
GV hướng dẫn lớp trưởng tổ chức lễ chào cờ ,hô khẩu hiệu Đội 
- GV nhận xét tuần qua về “
- Công tác trực nhật ,vệ sinh 
Học tạp ở lớp ,ở nhà 
Rèn luyện Đội viên 
Giữ vệ sinh môi trường ...
- Tiếp theo Gv phổ biến nhiệm vụ tuần tới và giao nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp ....
Tiết 2 - Tập đọc
Công việc đầu tiên
I-Mục tiêu, yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật .
- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) 
II-Đồ dùng dạy - học
Tranh minh hoạ trong SGK 
II-Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Kiểm ra bài Tà áo dài Việt Nam 
B-Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài: ...Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về những ngày đầu tiên tham gia hoạtđộng của bà Nguyễn Thị Định.
-Lắng nghe.
2-Luyện đọc: Dạy theo quy trình đã giảng dạy.
-Trình tự như những tiết trước.
-GV chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến không biết giấy gì.
Đoạn 2: Tiếp theo đến chạy rầm rầm.
Đoạn 3: Phần còn lại.
-Lắng nghe.
3-Tìm hiểu bài: 
-HS đọc thầm và tìm hiểu các câu hỏi để trả lời:
+Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì ?
-Rải truyền đơn.
+Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ?
-Chị út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy nghĩ cách giấu truyền đơn.
+Chị út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?
-Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm, tay bê rỗ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
+Vì saoi chị út muốn được thoát li ?
-Vì chị yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
+Bài văn nói gì ?
-Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm , muốnlàm việc lớn, đống góp công sức cho cách mạng.
3-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T3 ; Toán
Phép trừ
A-Mục tiêu
Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm nhanh phân số chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.
B-Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
I-Kiểm tra bài cũ
-2 HS cùng làm BT4 trang 159 SGK.
II-Dạy bài mới
1-GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ ; tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một só tính chất của phép trừ...(như trong SGK)
-HS tự ôn tập theo sự hướng dẫn của GV.
2-Tương tự tiết ôn tập về phép cộng. 
Bài 1: Cho HS tự tính, thử lại rồi chữa bài (theo mẫu).
-HS tự tính và chữa bài.
Bài 2: Cho HS tự làm.
-HS tự làm bài. Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
Bài 3: Cho HS tự giải rồi chữa bài.
3-Củng cố, dặn dò
 Bài giải:
 Diện tích đất trồng hoa là: 
 540, 8 - 385, 5 = 155, 3 (ha).
 Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là: 
 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1ha.
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
Tiết 4 - Lịch sử
Lịch sử địa phương
Lược trích 100 phủ lỵ Tam Kỳ(1906 - 2006)
A-Mục đích, yêu cầu
-HS nắm được sơ lược về tên gọi Tam Kỳ được bắt nguồn từ lúc nào.
-Biết được những con người Tam Kỳ hiếu học và những lãnh đạo các phong trào chống Pháp và chống Mĩ cứu nước.
-Nhớ ơn và học tập gương sáng của những người đi trước.
B-Đồ dùng dạy- học
-Tài liệu 100 năm phủ lỵ Tam Kỳ.
C-các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I-Kiểm tra bài cũ
-Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
II-Dạy bài mới
GV cung cấp thông tin cho HS:
 A-Theo sử liệu, Tam Kỳ ngày nay là vùng đất thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa của đạo Thừa tuyên Quảng Nam được hình thành từ năm 1471 dưới thời vua Lê Thánh Tông.
 Địa danh Tam Kỳ xuất hiện dưới thời Nhà Nguyễn, bắt nguồn tên gọi của một vùng đất xưa nằm dọc con sông Ba Kỳ chảy qua vùng Phú Ninh, Trường Cửu v.v...., một quần cư đông đúc với hoạt động kinh tế tấp nập vào thời kỳ đó, vì vậy mà năm 1906 vua Thành Thái đã lấy địa danh Tam Kỳ để đặt thay địa danh phủ Hà Đông thành phủ Tam Kỳ
 Địa danh Tam Kỳ của Quảng Nam từ lâu đời đã gắn liền với phong trào yêu nước của vùng đất nầy dưới thời Pháp thuộc như phong trào Nghĩa Hội (1885 - 1887), phong trào Duy Tân (1903 - 1908), cuộc biểu tình chống sưu thuế (1908), cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quang Phục Hội (1916), là vùng tự do và tỉnh lỵ đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954, những phong trào chống Mỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 như phong trào đồng khởi 1964, chiến dịch tết Mậu Thân 1968, địa đạo Kỳ Anh và đình Thạch Tân, chiến thắng nổi tiếng Núi Thành 1965 và sau giải phóng 1975 với công trình đại thuỷ nông Phú Ninh phục vụ cho việc phục hồi và phát triển kinh tế...
B- Danh tướng quê Tam Kỳ khoảng cuối thế kỷ XVIII.
 Đô đốc Long tức Lê Văn Long quê hương Tam Kỳ là một danh tướng, lập nhiều chiến công hiển hách, góp phần đánh bại quân Thanh xâm lược, giành lại chủ quyền dân tộc, giang san thu về một mối dưới ngọn cờ của anh hùng áo vải Quang Trung, làm rạng rỡ quê hương đất nước cuối thế kỷ XVIII.
C- Những người con hiếu học và những lãnh tụ các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX :
*Tiến sĩ: -Trần Văn Dư (1839 - 1885). Quê An Mỹ, Hà Đông 
 -Nguyễn Thích (? - 1885). Quê xà Chiên Đàn, Hà Đông.
 -Huỳnh Thúc Kháng (1875 - 1947). Quê xã Thạnh Bình, Hà Đông.
*Phó bảng:- Nguyễn Văn Dục (1807 - 1877). Quê xã Chiên Đàn, Hà Đông.
 - Lê Vĩnh Khanh (1819 - 1897). Quê xã Thạnh Bình, Hà Đông.
 - Nguyễn Đình Tựu (1828 - 1888). Quê xã Hội Yên, Hà Đông.
 - Phan Châu Trinh (1872 - 1926). Quê xã Tây Lộc, Hà Đông.
D- Trong hai cuộc đấu tranh chống ngoại xâm cũng như trong hoà bình xây dựng khi nước nhà thống nhất, Tam Kỳ đã có những tập thể , cá nhân, gia đình có công lao to lớn đối với quê hương đất nước . Đặc biệt, Hà Đông - Tam Kỳ có hai nhân vật đáng tự hào là:
 Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng và Chủ tịch nước Võ Chí Công. 
III-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học Dặn chuẩn bị tiết sau.
Tiết 5 - Đạo đức
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Tiết 2
*Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
*Hoạt động 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên
-HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết.
-Cả lớp nghe và nhận xét bổ sung.
-GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng càng cần phải xử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
-Lắng nghe.
*Hoạt động 2: Làm BT4 SGK.
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập.
-Từng nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung.
-GV kết luận:
- a), d). e) là những việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Còn lại là không phải bảo vệ TNTN.
Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên.
-Lắng nghe.
*Hoạt động 3: Làm bài tập 5, SGK.
-GVgiao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu biện pháp dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
-GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
-Lắng nghe.
*Củng cố., dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
Thứ 3 ngày 12 tháng 04 năm 2011 
T1 ; Luyện từ và câu
Nam và nữ 
I- Mục đích, yêu cầu
Biết được một số từ ngữ chỉ các phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, 
- Hiểu nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2 ) và đặt được câu với một trong 3 câu tục ngữ ở BT2 ( BT3 ) 
II-Đồ dùng dạy - học
- Giấy khổ to, bút dạ. 
III-Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Tìm VD về câu có sử dụng dấu câu đã ôn.
B-Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài: ...Mở rộng vốn từ về chủ đề nam và nữ.
-Lắng nghe.
2-Làm bài tập: 
*HĐ1: Cho HS làm bài tập 1a).
-GV phát phiếu khổ to cho HS làm, cả lớp làm vào vở.
-HS đọc yêu cầu BT1.
-HS làm bài
-Trình bày bài làm phiêú lên bảng.
-Cả lớp nhận xét.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
+anh hùng: có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường.
+bất khuất: không chịu khuất phục trước kẻ thù.
-Lắng nghe.
+trung hậu: chân thành và tốt bụng với mọi ngừời.
+đảm đang: biết gánh vát, lo toan mọi việc.
b) Những từ ngữ chỉ những phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam: chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, biết quan tâm đến mọi người; có đức hy sinh nhường nhịn... 
-HS tự làm, trình bày trước lớp...
*HĐ2: HS làm BT2.
-Tiến trình như BT.
a)Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con.
-(Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con)
Lòng thương con, đức hi sinh nhường nhịn của người mẹ
b)Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
-(Khi cảnh nhà khó khăn, phải trông cậy vào người vợ 
hiền. Đất nước có loạn phỉ cậy nhờ tướng giỏi).
Phụ nữ là người rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
c) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
-(Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia đánh giặc)
Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
*HĐ3: HS làm BT3:
-Tiến trình như trên.
-HS tự đặc câu.
-Trình bày trước lớp.
-GV nhận xét, cho điểm.
3-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
Tiết 2 - Mĩ thuật
Vẽ tranh( GV chuyen sâu dạy ) 
Đề tài ước mơ của em
I-Mục tiêu
-HS hiểu về nội dung đề tài - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích - HS phát huy được trí tượng tượng khi vẽ tranh.
II-Chuẩn bị:
SGV - SGK - Tranh về đề tài Ước mơ của em - Giấy vẽ - Bút màu vẽ.
III-Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
*HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài.
-GV giới thiệu một số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý để HS tìm ra những tranh có nội dung về ước mơ.
-Lắng nghe.
-GV yêu cầu HS nêu ước mơ của mình.
-HS nêu ước mơ.
*HĐ2: Cách vẽ tranh.
-GV phân tích cách vẽ ở một vài bức tranh hoặc vẽ lên bảng để HS thấy được sự đa dạng về cách thể hiện nội dung đề tài.
-VD: Cách chọn hình ảnh - Cách vẽ hình - Cách vẽ màu.
*HĐ3: Thực hành:
- GV tổ chức cho HS vẽ cá nhân hoặc một vài nhóm vẽ chung trên giấy.
-HS trao đổi để chọn nội dung, tìm hình ảnh và tự phân công người vẽ hình, người vẽ màu.
*HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
-Tiến trình như những tiết trước.
*Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T3 ; Toán
Luyện tập(Tr. 160 ) 
A-Mục tiêu
Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
B-Các ho ... ẻ con.
- Một số hình thức sính sản cảu thực vật va fđộng vật thông qua một số đại diện .
II-Đồ dùng dạy - học
Hình trang 124,125, 126 SGK - Giấy khổ lớn - Bút dạ.
III-Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Bài Sự nuôi con và dạy con của một số loài thú.
B-Dạy bài mới
*HĐ1:Trò chơi “Ai nhah, ai đúng”.
-Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 4 bạn.
-Mỗi nhóm nhận 4 tấm thẻ có ghi: sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ. Có hiệu lệnh lên thi ghép thẻ vào chỗ trống.
-Thời gian một phút, nhóm nào ghép đúng, nhanh thì nhóm đó thắng.
Đáp án: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị,. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ
-Lắng nghe,
*HĐ2: HS chơi dưới dạng thi trả lời nhanh.
-Chia lớp ra làm 4 nhóm, rung chuông trả lời câu hỏi:
+Quan sát hình 1 trang 124, cho biết mỗi chú thích phù hợp với số thứ tự nào ?
a) Nhị số 2 ; b) Nhuỵ số 1.
+Quan sát hình 2, 3, 4, trang 125 SGK cho biết cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng ?
-Cây hoa hồng, hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Cây lúa có hoa thụ phấn nhờ gió
-GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương những HS trả lời đúng, nhanh.
-Lắng nghe.
*HĐ3: Làm bài tập
GV phát giấy khổ to cho 4 HS.
-Làm bài tập cá nhân.
-Cả lớp làm bài.
-Học sinh trình bày phiếu khổ to lên bảng lớp.
-GV và cử lóp nhận xét. GV kết luận: 
 Đa số thực vật chia làm 2 giống đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. 
 Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tunh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới mang đặc tính của bố và mẹ.
-Lắng nghe.
*HĐ4: HS chơi dưới dạng thi trả lời nhanh
-Chơi cả lớp.
Cách chơi: Quản trò hô: Sư tử thì cả lớp hô đẻ con, ...
-Em nào hô sai thì bị phạt.
*Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
 T5: Thể dục :Bài 62
Môn thể thao tự chọn :
Tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân 
Đứng ném bóng vào rổ bằng một tay tren vai 
Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức và Chuyển đồ vật 
I . Mục tiêu :
- Thực hiện được động tác tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân 
- Bước đầu biết Thực hiện đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực và một tay trên vai ( các độgn tác có thẻ còn chưa ổn định ) .
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
II . Địa điểm - phương tiện ,
Vệ sinh sân tập – An toàn 
 Gv chuẩn bị 1 còi .
III .PP lên lớp .
Hoạt động của GV 
Hoạt đọng của HS 
1 . Phần mở đầu ; 6- 10 p 
- GV phổ bién nhiệm vụ ,yêu cầu bài học 1-2 p 
- Chạy chậm trên sân tập 1 vòng 
- Ô các động tác cảu bài thể dục phát triển chung đã học .
- Thực hiên theo sự điều khiển của GV 
2 . Phần cơ bản :18-22 p
- * Môn thể thao tự chọn 14-16 phút .
a, Đá cầu :14-16 P 
* Ôn phát cầu bằngmu bàn chân :10 -123 p :
- Giao cho cán sự điều khiển tập theo tổ .
* Thi phát cầu bằng mu bàn chân :
- GV nêu luật thi đấu và điều khiển ,giãư các đợt có nhận xét .
* Ném bóng :14- 16 p 
- Học cách cầm bóng bằng một tay ( trên vai ) : 2-3 p 
- GV nêu tên động tác và làm mẫu sau đó hướng dẫn HS tập luyện .
* Học ném bóng vào rổ bằng một tay ( Trên vai ) 12- 13 p .
- GV làm mẫu và hướng dẫn 
Theo dõi GV hướng dẫn rồi ôn tập .
- Tập theo sự điều khiển của GV . 
Tập theo sự điều khiễn của GV 
Tập luyện dưới sự điều khiễn của GV 
- Theo dõi thực hiện .
* Trò chơi ‘ Nhảy ô tiếp sức và chuyển đồ vật : 3-4 p :
- GV phổ biến luật chơi và hướng dẫn trò chơi .
- GV hận xét .
Tập theo sự điều khiển của GV
- Tham gia trò chơi do GV điều khiển 
3 . Phần kết thúc :
Cho lớp đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát 1p .
GV hệ thống bài 1-2 p 
Hướng dẫn Bài tạp về nhà 1-2 p .
Vận động điều hoà 
- Nghe nhận xét – dặn dò .
Thứ 6 ngày 15 tháng 4 năm 2011
T1 ; Tập làn văn
Ôn tập về tả cảnh
I-Mục tiêu, yêu cầu
- Lập được giàn ý một bài văn miêu tả 
- Trình bày miệng bài văn dựa trên giàn ý đã lập tươn đối rõ ràng .
II-Đồ dùng dạy - học
Bảng phụ - Bút dạ - Giấy khổ to.
III- các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Trình bày dàn ý đã học về bài văn tả cảnh đã học ở tiết trước.
B-Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài: Tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh...
-Lắng nghe.
2-Làm bài tập:
*HĐ1: HS làm BT1:
-GV chép 4 đề bài lên bảng lớp.
-HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
-GV hướng HS chọn đề.
-GV phát giấy khổ to cho 4 HS .
-HS chọn đề.
-HS lập dàn ý cho riêng mình.
-GV cho HS trình bày dàn ý.
- 4 em làm 4 đề vào giấy dán lên bảng lớp.
-GV nhận xét + bổ sung để hoàn chỉnh 4 dàn ý trên bảng lớp.
-Cả lớp theo dõi, tự bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý của mình.
*HĐ2: HS làm baìi tập 2: 
- GV nhắc lại yêu cầu, cho HS trình bày miệng dàn ý.
-HS trình bày dàn ý đã lập.
-Cho lớp thảo luận trao đổi về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt, bình chọn người trình bày bài hay nhất.
-Cả lớp trao dõi thảo luận.
3-Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T2 ; Khoa học
Môi trường
I-Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
-Khái niệm ban đầu về môi trường. 
-Nêu một số thành phần của môi trường ở địa phương .
II-Đồ dùng dạy - học
Thông tin và hình 128, 129 SGK - Bảng phụ.
III-các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài Ôn tập thực vật và động vật.
B-Dạy bài mới:
*HĐ1: Quan sát và thảo luận:
-Làm việc theo nhóm:
-GV cho HS đọc thông tin và hình 128, 129 SGK.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
-GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
-HS lắng nghe.
Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta ; những gì có trên trái đất hoặc những gì y tác đọng lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
Đáp án: Hình 1 ứng với c ; Hình 2 ứng với d
 Hình 3 ứng với a ; Hình 4 ứng với b.
-Lắng nghe.
*HĐ2: Thảo luận
-Làm việc theo nhóm:
-GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi trong SGK
-Thảo luận câu hỏi trang 129 SGK và nói cho nhau về nơi ở và một số thành phần của môi trường nơi mà mình đang sống. VD: con người,thực vật, động vật, phương tiện giao thông, nước,không khí, ánh sáng, ...
-GV cho HS nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương...
-Lắng nghe.
*HĐ3: Trò chơi tiếp sức
-Làm việc theo nhóm.
-GV phổ biến luật chơi: Diền dấu x vào ô trống, mỗi em chỉ được điền một ô rồi chuyển cho bạn.
-Các nhóm chuẩn bị, khi nghe hiệu lệnh là bắt đầu thi.
Điền Đ vào ô đúng ; S vào ô sai.
+Môi trường gồm những gì? 
-Môi trường bao gồm: 
 Nhà ở, trường học, làng mạc, thành phố, công trường, nhà máy.
 Đất, đá, không khí, nước, nhiệt độ, ánh sáng.
 Thực vật, động vật, con người.
 Tất cả những thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo.
Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T3 ; Toán
Phép chia
A-Mục tiêu
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân và vận dụng trong tính nhẩm.
B-các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
I-Kiểm tra bài cũ
-HS 1 làm BT3 ; HS2 làm BT4 tiết trước.
II-Dạy bài mới:
-GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép chia : tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép chia hết ; đặc diểm của phép chia có dư.
-HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: Hướng dẫn HS thực hiện
-HS thực hiện phép chia rồi thử lại(theo mẫu).
-Sau khi chữa bài, GV hướng dẫn HS tự nêu được nhận xét về phép chia hết và phép chia có dư.
-HS nêu nhận xét.
Bài 2: Cho HS tính rồi chữa bài.
-HS tính.
-HS nêu cách làm rồi chữa bài.
Bài 3: HS viết kết quả tính nhẩm rồi chữa bài.
-HS nêu kết quả tính nhẩm và cách tính.
VD: 11 : 0,25 = 11 : = 11 x 4 = 44 ;
*Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T4 ; Kĩ thuật
Lắp máy Rô- bốt (T2 ) 
I . Mục tiêu :
- Chọn đúng, dủ các chi tiết để lắp Rô - bốt .
- Biết cách lắp và lắp được Rô bốt theo mẫu . Rô - bốt lắp tương đối chắc chắn ,.
II . Chuẩn bị .
- Bộ lắp ghép kĩ thuật .
III . PP lên lớp .
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Giới thiệu bài : 
GVtiếp tục giới thiệu bài và nêu mục đích bài học 
Nêu tác dụng của Rô - bốt trong thực tế : để giúp việc nhà hoặc làm một số công việc khókhăn ,nguy hiem rtrong các nhà máy ,hầm mỏ mà con gnười khong đến được ....
- Nghe gv giới thiệu 
Hoạt động 3 : HS thực hành lắp rô - bốt Lắp từng bộ phận :
a, Chọn chi tiết :
Gọi 1 HS lên gọi tên và chon các chi tiết theo SGK 
Nhận xét và sắp xếp các chi tiết vào hộp .
b , Lắp từng bộ phận 
* Lắp Rô - bốt (H2 ):
- Gọi 1 HS lên lắp mặt trước của một chân rô - bốt .
GV nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp chân thứ hai mặt trước của rô r- bốt .
 * Lắp thân rô - bốt ( H3 – SGK )
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 trả lời câu hỏi SGK 
* Lắp đầu rô - bốt :
- Yêu cầu HS quan sát H4 và trả lời câu hỏi SGK . GV lắp đầu rô - bốt cho HS quan sát .
* Lắp caác bộ phận khác .
a, Lắp tay rô - bốt 
- GV lắp tay thứ nhất .Gọi 1HS lên lắp tay thứ 2 .
b, Lắp ăng – ten ( H5a- SGK ) 
- Yêu cầu HS quan sát hình 5 b và trả lời câu hỏi SGK .
Gọi 1Sh lên bảng TLcâu hỏi và lắp ăng ten .
GV nhận xét uốn nắn cho hoàn chỉnh .
c, Lắp trục bánh xe : 
- Yêu cầu HS quan sát hình 5 c và trả lời câu hỏi SGK .
Gọi 1Sh lên bảng TLcâu hỏi và lắp trục bánh xe . 
* Lắp ráp rô - bốt ( H1 - SGK ) 
GV lắp ráp rô - bốt theo các bước SGK 
- Gọi 1- 2 HS lên lắp các HS khác bổ sung 
1 hs thực hiện ,lớp chú ý nhận xét .
1 HS thực hiện – các khác HS quan sát 
- 1 HS thực hiện ,lớp nhận xét bổo sung 
- 1 HDS lên bảng trả lời và lắp rô bốt .Các Hs khác nhận xét bổ sung .
Theo dõi và thực hành .
Theo dõi thực hành 
HS trẻa lời câu hỏi ; Theo dõi , nhận xét ,thực hành 
HS trẻa lời câu hỏi ; Theo dõi , thực hành 
Nhận xét bổ sung 
- Hs thực hành 
IV. Đánh giá sản phẩm :
- GV cho HS trình bày sản phẩm theo nhóm ; GV nhân xét đánh giá SPtheo tiêu chuẩn ở mục III – SGK .
- HS trình bày Sp ;nhge GV nhân xét 
IV . Nhận xét -dặn dò 
Nhận xét đánh giá kĩ năng lắpghép và dặn HS chuẩn bị tiêt sau ( T3 ) 
- Nghe nhẫn xét và dặn dò .
T 5 : Sinh hoạt cuối tuần
GV nhận xét đánh giá tuần qua : 
+ Công tác trực nhât của lớp 
+ Vệ sinh môi trường xung quanh .
+ Học tập ở lớp , ở nhà .
+ Tập Nghi thức Đội và múa hát tập thể .
+ Chăm sóc cây xanh 
Tiếp theo GV triễn khai nhiệm vụ tuần tới .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 31.doc