Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 1)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 1)

 .

 Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng và lũng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đúng gúp cụng sức cho cỏch mạng .

II- Đồ dựng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 

doc 29 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc 
 Tiết 61: Công việc đầu tiên
I- Mục tiêu
- Đọc đúng, lưu loát, diễn cảm toàn bài .
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện .
 Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng .
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III- Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét cho điểm. 
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài : 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu : Người thiếu niên trong tranh chính là bà Nguyễn Thị Định. Bà sinh năm 1920, mất năm 1992... 
2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
+Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ?
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn.
GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
+GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài . 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK 
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì ?
- Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ?
- Chị út đã nghĩ ra cách gì để giải hết truyền đơn ?
- Vì sao út muốn được thoát li ?
- ND chính của bài là gì?
- GV : Bài văn là đoạn hồi tưởng- kể lại công việc đầu tiên bà Nguyễn Thị Định làm cho cách mạng. Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
c) Đọc diễn cảm
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì "
+ GV đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3- Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1- 2 HS đọc.
- HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 3 đoạn)
- HS đọc bài theo trình tự :
+HS 1 : " Một hôm ... không biết giấy gì"
+HS 2 : " Nhận công việc ... chạy rầm rầm"
+HS 3 : "Về đến nhà ... nghe anh "
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Rải truyền đơn
- út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy nghĩ cách giấu truyền đơn.
- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng .
- Bài văn cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi , thống nhất về cách đọc 
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc theo cặp .
- 2 HS thi đọc diễn cảm
Toán
 Tiết 151 : Phép trừ (Tr. 159) 
I- Mục tiêu
 - Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn . 
II- Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau : Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất : 
a) 
b) 34,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 73,33 + 86, 08
2- Bài mới
1- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học .
2- Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ .
- GV viết lên bảng : a- b = c
- GV yêu cầu HS :
+Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong phép tính đó .
+Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu ?
+Một số trừ đi 0 thì bằng mấy ?
- GV tóm tắt phần bài học về phép trừ .
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV hỏi : Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép trừ có đúng hay không chúng ta làm như thế nào ? 
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS nhận xét bài của bạn .
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
 - Gọi HS nhận xét bài của bạn . Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài .
- GV củng cố cho HS về tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ .
Bài 3 
- GV gọi HS đọc đề bài toán .
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi một HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn . Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài .
3 - Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học.Giao BT về nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm giấy nháp .
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
- HS đọc phép tính .
- HS nối tiếp nhau trả lời .
- 1 HS đọc đề bài trong SGK .
- Lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ ...
- HS làm bài vào vở . 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c của bài.
- HS làm bài vào vở . 2 HS lên bảng làm bài.
a) x= 3,32 ; b) x = 2,9
- 1 HS đọc đề bài trong SGK .
- HS làm bài vào vở . HS lên bảng làm bài.
 Bài giải
 Diện tích trồng hoa là :
540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích trồng lúa và đất trồng hoa là 540,8 + 5553 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 (ha)
______________________________
âm nhạc 
Giáo viên chuyên soạn
______________________________-
Chiều 
Tiếng việt( ôn )
 Ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy)
 I- Mục tiêu : Giúp HS 
	1. Củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
	2. Làm đúng bài luyện tập: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mẩu chuyện đã cho.
II- Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy? 
-HS nối tiếp nêu.
2-HD HS luyện tập
-GV nêu YC luyện tập: HS dựa vào phần kiến thức đã học để làm phiếu học tập. 
 	Phiếu học tập
 Bài1-Viết vào chỗ trống một câu văn theo yêu cầu:
a. Câu có dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu:
..............................................................................................................................
b. Câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ & vị ngữ: 
...........................................................................................................................
c. Câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép:
............................................................................................................................
 Bài2- Trong đoạn văn sau, dấu phẩy có tác dụng gì? Viết câu trả lời vào chỗ trống.
 Thời cổ Hi Lạp có một ông vua tên là Đô-ni nổi tiếng tàn bạo, nhưng lại muốn tỏ ra mình có tài văn chương nên cũng sáng tác thơ ca.Mỗi khi làm xong bài thơ nào, vua thường đem khoe với quần thần.Bọn này đều sợ, không dám chê, lại còn nịnh hót khen hay.
................................................................................................................................
................................................................................................................................
 Bài3. Điền dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau:
 ở phía bờ đông bắc mặt hồ phẳng lặng như gương.Những cây gỗ xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước. Nhưng về phía bờ tây một khing cảnh hùng vĩ diễn ra trước mắt. Mặt hồ sóng chồm dữ dội bọt tung trắng xoá nước réo ào ào.Cách xa nửa ngày đường đã nghe tiéng nước réo tưởng như có trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp.
- HS chữa bài trong nhóm. GV chốt kết quả đúng.
3-Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiét học.
-Nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
______________________________________________
Toán ( Ôn )
ôn tập phép cộng phép trừ.
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố ôn tập về phép trừ.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt
- Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. 
 II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: bài tập vè nhà 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: 
- Cho học sinh làm cá nhân, gọi học sinh lên bảng lên chữa, giáo viên cùng học sinh nhận xét chốt lại két quả đúng.
 a. Đặt tính rồi tính
 80007 + 30009 = 110016 85,297 – 27,549 = 57,748 
 70,014 + 9,268 = 79,282 0,72 – 0,297 =0,432
 b.Tính
 - = = 2 - = = 
- Cho học sinh làm vào vở, GV giúp đỡ HS yếu, sau đó thu và chấm bài làm của học sinh.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
 Bài 2: Tìm x:
 a. x + 4,72 = 9,18 b. x - = 
 x = 9,18 – 4,72 x = + 
 x = 4,46 x = 
Bài 3:
 Một xã có 485,3 ha đất trồng lúa. Diện tích đất trồng hoa ít hơn diện tích lúa là 289,6 ha. Tính tổng diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa của xã.
Giải:
 Diện tích đất trồng hoa là :
485,3 - 289,6 = 195,7 (ha)
 Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
485,3 + 195,7 = 681 (ha)
 Đáp số : 681 ha
3.Củng cố dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
____________________________________________________________
Tự học
Thi “Văn hay chữ đẹp” ở lớp 
I.Mục tiêu :giúp HS làm bài thi chữ đẹp ở lớp ,chọn HS dự thi “Văn hay chữ đẹp cấp trườngđạt kết quả cao.Rèn kĩ năng viết theo mẫu, viết văn hay trình bày bài theo hình thức văn hay chữ tốt.
II.Đồ dung: GV photô đề và giấy thi,in mẫu chữ theo quy định .
 HS bút mực, đồ dung ht.
Hoạt động day và học
Kiểm tra 
Bài mới
GV giao đề cho hs nhắc nhở hs viết theo y/c của đề bài,giám sát hs viết bài.
GV thu bài về chấm.
 3. Củng cố : Dặn dò hs rèn viết theo mẫu bài 28
Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Sáng đ/c Duyên dạy
_________________________________
Chiều
Đạo đức
 Tiết 31: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( Tiết 2)
I- Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết : 
- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người .
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên .
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.
III - Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ :
- Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi người ?
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?
2- Bài mới
Hoạt động 1 : Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (bài tập 2 - SGK).
*Mục tiêu : HS có hiểu biết thêm về tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
- Gọi HS đọc ... ở BT, 2 HS viết bài vào bảng nhóm.
Tuần
 Các bài văn tả cảnh
Trang
 1
Quang cảnh làng mạc ngày mùa 
Hoàng hôn trên sôngHương
Nắng trưa
Buổi sớm trên cánh đồng
10
11
 2
...........................................
.......
- HS nối tiếp nhau trình bày miệng dàn ý một bài văn . VD :
Bài : Nắng trưa
- Mở bài : Nêu nhận xét chung về nắng trưa
- Thân bài : 
+Đ1 : Tả hơi đất trong nắng trưa dữ dội.
+Đ2: Tả tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa .
+Đ3: Tả cây cối và con vật trong nắng trưa. 
+Đ4 : Tả hình ảnh của người mẹ trong nắng trưa.
- Kết bài : Nêu cảm nghĩ về người mẹ .
- 2 HS nối tiếp nhau đọc .
- HS trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi cuối bài
+Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc hửng sáng đến lúc sáng rõ .
+VD : Mặt trời chưa xuất hiện... Mặt trời đang lên chầm chậm, ...
+Vì tác giả phải quan sát thật kĩ, quan sát bằng nhiều giác quan để chọn lọc những đặc điểm nổi bật nhất .
+Câu cảm thán .
+Hai câu văn đó thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố .
Luyện từ và câu
 Tiết 62: Ôn tập về dấu câu 
 (Dấu phẩy) 
I- Mục tiêu
- Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu phẩy : Nắm tác dụng của dấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cách dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy .
- Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trọng khi sử dụng dấu phẩy . 
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đặt câu với một trong các câu tục ngữ trang 129, SGK.
- GV nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học .
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1.
- Nhắc HS cách làm bài :
 +Xác định vị trí của dấu phẩy trong câu.
+Xác định tác dụng của từng dấu phẩy
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS làm trên bảng nhóm báo cáo kết quả. HS cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng .
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 2 và mẩu chuyện vui Anh chàng láu lỉnh.
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi :
+Cán bộ xã phê vào đơn của anh hàng thịt như thế nào ?
+Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò ?
+Lời phê trong đơn cần viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa được một cách dễ dàng ?
+Dùng sai dấu phẩy có tác dụng gì ?
- Kết luận : Việc dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại như câu chuyện trên .
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp .
- Hướng dẫn cách làm bài :
+Đọc kĩ đoạn văn .
+Tìm 3 dấu phẩy đặt sai vị trí .
+Sửa lai cho đúng .
- Gọi HS làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả . Yêu cầu HS cả lớp nhận xét .
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng .
- Gọi HS đọc lại đoạn văn khi đã sửa đúng dấu phẩy .
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng đặt câu .
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT1. 
- HS làm bài vào vở BT. 2 HS làm vào bảng nhóm .
- 2 HS báo cáo kết quả làm việc của mình. HS khác bổ sung, thống nhất ý kiến.
a)- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN ; -- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu (định ngữ của từ phong cách) ; - Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu .
b)- Ngăn cách các vế trong câu ghép ; 
 - Ngăn cách các vế trong câu ghép.
- 1HS đọc yêu cầu của BT 
- 4 HS thành 1 nhóm cùng trao đổi,trả lời câu hỏi.
- Nối tiếp nhau phát biểu :
+Cán bộ xã phê : Bò cày không được thịt 
+Anh hàng thịt đã thêm dấu phẩy vào lời phê : Bò cày không được, thịt .
+Lời phê cần phải viết : Bò cày, không được thịt .
+Dùng sai dấu phẩy làm người khác hiểu lầm, có khi lại làm ngược lại với yêu cầu 
- 1 HS đọc trước lớp .
- HS trao đổi, thảo luận , cùng làm bài. 1 nhóm làm vào bảng nhóm .
- 1 nhóm HS báo cáo kết quả, HS lhác nhận xét, bổ sung.
Sửa lại :
Sách Ghi - nét ghi nhận chị Ca- rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh . 
(bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa)
Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ- lin, bang Mi- chi- gân, nước Mĩ .
(đặt lại vị trí một dấu phẩy)
Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí một dấu phẩy)
_____________________________________________-
Kĩ thuật đ/c hải dạy
_______________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
thể dục đ/c Năm dạy
_______________________
Toán
 Tiết 155: Phép chia (Tr. 163)
I- Mục tiêu
 Giúp HS củng cố kĩ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân , phân số và vận dụng trong tính nhẩm .
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 trang 162 - SGK .
2- Bài mới
1- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học .
2- Ôn tập về phép chia
a- Trường hợp chia hết
- GV viết lên bảng phép chia a : b = c, yêu cầu HS nêu tên các thành phần và kết quả của phép tính .
- Em hãy cho biết thương của phép chia trong các trường hợp, số chia là 1, số chia và số bị chia bằng nhau và khác 0, số bị chia là 0 .
b) Trường hợp chia có dư
- Làm tương tự như trên cho HS nêu được các thành phần của phép chia có dư và chú ý số dư phải bé hơn số chia .
3- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán và hỏi : Bài tập yêu cầu gì ?
- Em hãy nêu cách thử lại để kiểm tra xem một phép tính chia có đúng hay không . 
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn . Yêu cầu HS xác định số dư trong trường hợp chia có dư (Nếu chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương )
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài , nêu cách thực hiện phép chia phân số
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn .
Bài 3 
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu trước lớp .
 - Gọi HS nhận xét bài của bạn . Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm chia một số cho 0,5 hoặc 0,25 .
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm bài.GV chấm bài
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn .
- GV nhận xét, kết luận.
3- Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học.Giao BT về nhà
- 2 HS lên bảng làm bài .
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
- HS nối tiếp nhau trả lời :
+Phép tính chia có các thành phần : số bị chia (a), số chia(b), thương (c) .
+Mọi số chia cho 1 đều bằng chính số đó a : 1 = a
+Mọi số khác 0 chia cho chính nó đều bằng 1 :
 a : a = 1 (a khác 0)
+Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0 :
 0 : b = 0 (b khác 0) 
- 1 HS đọc đề bài toán .
- Bài tập yêu cầu thực hiện phép chia rồi thử lại để kiểm tra xem phép chia có đúng không .
- HS nêu cách thử lại phép chia trong trường hợp phép chia hết và phép chia có dư .
- HS làm bài vào vở nháp. 4 HS lên bảng làm bài.
a) 256 ; 
b) 21,7 ; 4,5
- 1 HS nêu trước lớp .
- HS cả lớp làm bài vào vở . 2 HS lên bảng làm bài.
a. : = ; b. : = 
-1 HS đọc đề bài.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét .
- HS nêu trước lớp :
+Chia một số cho 0,5 ta có thể nhân số đó với 2 .
+Chia một số cho 0,25 ta có thể nhân số đó với 4; ...
- HS cả lớp làm bài vào vở . 
- 2 HS lên bảng làm bài. 
Cách 1 :
( 6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10
Cách 2 :
( 6,24 + 1,26) : 0,75 
= 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 
= 8,32 + 1,68 = 10 
____________________________________________
Tập làm văn
 Tiết 62: Ôn tập về tả cảnh
I - Mục tiêu
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh- một dàn ý với những ý riêng của mình .
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh - trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin .
II - Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã học trong học kì I.
- Nhận xét bài làm của HS .
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học .
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Em chọn cảnh nào để lập dàn ý ?
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS cách làm bài :
+Em nên chọn cảnh mình đã có dịp quan sát hoặc cảnh rất quen thuộc với mình.
+Bám sát gợi ý trong SGK để lập dàn ý .
+Lập dàn ý ngắn gọn .
+Cảnh vật em quan sát bao giờ cũng có con người, thiên nhiên xung quanh nên cần chú ý miêu tả xen kẽ để cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn .
+Quan sát bằng nhiều giác quan .
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình . GV cùng HS cả lớpnhận xét, bổ sung . 
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý trong nhóm. Gợi ý HS : Trình bày theo dàn ý đã lập, tránh cầm dàn ý đọc. Với những chi tiết đã quan sát em diễn đạt thành câu cho trọn vẹn...
- Gọi HS trình báy dàn ý trước lớp
- Gọi HS nhận xét bạn trình bày theo các tiêu chí đã nêu .
- Nhận xét, chấm điểm HS trình bày tốt .
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả cảnh để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết .
- 2 HS đứng tại chỗ đọc bài làm của mình .
- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học .
- 1 HS đọc .
- 1 HS đọc .
- 3 - 4 HS giới thiệu về cảnh mình chọn
- HS làm bài cá nhân.
- 2 HS trình bày. HS cả lớp cùng nhận xét, bổ sung .
- 1 HS đọc .
- HS trình bày dàn ý của mình theo nhóm 4 .
- 3- 5 HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Nhận xét.
	––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Địa lí đ/c Năm dạy
_______________________________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động trong tuần 31
I - Mục tiêu 
 -Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của cả lớp trong tuần.
 -HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 32. 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Lớp trưởng báo cáo tình hình thi đua của lớp trong tuần.
2-GV nhận xét hoạt động của lớp
3-Phương hướng hoạt động tuần 32:
-Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động học tập.Tiến hành ôn tập cuối cấp.
-Thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30- 4 & ngày Quốc tế lao động 1-5.
-Chuẩn bị thật tốt cho cuộc thi HSG của trường.
5- Lớp sinh hoạt văn nghệ
-HS cả lớp bổ sung 
-HS cả lớp bổ sung
-Vài HS nêu kế hoạch hoạt động của mình trong tuần 32.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docT. Tuan 31.doc