Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Đào Văn Hoa - Trường tiểu học Lam Sơn

Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Đào Văn Hoa - Trường tiểu học Lam Sơn

Mục đích yêu cầu:

- Đọc đúng các từ khó, trôi chảy lưu loát và diễn cảm bài văn.

- Hiểu đúng các từ ngữ trong bài: sự cố, thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ.

- Ca ngợi Ut Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

 + HS: Xem trước bài.

 

doc 26 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Đào Văn Hoa - Trường tiểu học Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Ngày soạn: 22/4/2007
Ngày dạy: Thứ hai ngày 23/4/2007
TẬP ĐỌC:
Út Vịnh 
I.Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng các từ khó, trôi chảy lưu loát và diễn cảm bài văn.
- Hiểu đúng các từ ngữ trong bài: sự cố, thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ.
- Ca ngợi Uùt Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
 + HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: (Thành Trung, Lúis)
Yêu cầu 2 học sinh đọc bài thơ : “Bầm ơi” và TLCH / SGK
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: 
Giáo viên giới thiệu: Bài thơ Những cánh buồm thể hiện cảm xúc của một người cha trước những câu hỏi, những lời nói ngây thơ, đáng yêu của con cùng mình đi ra biển.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. 6’
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
Yêu cầu học sinh đọc toàn bài văn Sau đó, nhiều em tiếp nối nhau đọc bài văn
GV thống nhất cách chia đoạn :
Đoạn 1 : Từ đầu  ném đá lên tàu”
Đoạn 2 : “Tháng trước  vậy nữa”
Đoạn 3 : “Một buổi chiều  tàu hoả đến”
Đoạn 4 : Còn lại.
- GV sửa sai từ khó:chềnh ềnh, thanh ray, chuyền thẻ
- Giải thích từ khó trong bài.
Giáo viên ghi bảng và giúp HS hiểu các các từ ngữ : sự cố, thanh ray, thuyết phục, chuyển thẻ.
Giáo viên cho học sinh giải nghĩa từ .
- Giáo viên đọc diễn cảm bài, giọng đọc chậm rãi, thong thả, nhấn giọng cá từ ngữ chềnh ềnh, tháo cả ốc, ném đá, nhấn giọng từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh 
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 15’
Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa theo những câu chuyện trong SGK.
Yêu cầu đọc thầm SGK trả lời câu hỏi.
* Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì ? 
* Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ?
* Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ?
* Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu 2 em nhỏ đang chơi trên đường tàu ? 
+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ?
- GV Dự kiến : có tinh thần trách nhiệm, tôn trọng quy định về ATGT, dũng cảm, 
- Câu chuyện nêu lên ý nghĩa gì?
- GV chốt và ghi bảng nội dung chính.
Đại ý:Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 5’
Giáo viên yêu cầu học sinh: đọc thầm lại bài 
Giáo viên chốt: Giọng Út Vịnh : đọc đúng cầu khiến Hoa, Lan, tàu hoả đến ! 
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhấn giọng từ chuyển thẻ, lao ra như tên bắn, la lớn : Hoa, Lan, tàu hoả, giật mình, ngã lăn, ngây người, khóc thét, ầm ầm lao tới, nhào tới, cứu sống, gang tấc. 
- Yêu cầu các nhóm thi đọc diễn cảm.
1 học sinh đọc câu hỏi.
Cả lớp đọc thầm toàn bài.
- 4 HS đọc nối tiếp 
Lần 1 sửa sai các từ khó đọc.
HS đọc nối tiếp lần 2 giải thích một số từ khó.
HS đọc nối tiếp lần 3 hướng dẫn ngắt nghỉ.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc bài, lớp đọc thầm theo.
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu lại 
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhắc lại.
Học sinh thảo luận, tìm giọng đọc 
Học sinh luyện đọc diễn cảm trong nhóm.
Các nhóm thi đọc.
Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay.
4/Củng cố -- dặn dò: 4’Yêu cầu 1, 2 học sinh nêu lại ý nghĩa của bài thơ.
Giáo viên nhận xét, khen ngợi những học sinh hiểu và đọc tốt bài văn. Nhận xét tiết học. 
Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
____________________________________________________
ĐẠO ĐỨC: Dành cho địa phương
Giới Thiệu Uûy Ban Nhân Dân Xã (Phường) em
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được: UBND phường, xã là chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội; biết địa điểm UBND nơi em ở.
- Thực hiện các quy định của chính quyền cơ sở, tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do chính quyền cơ sở tổ chức.
- Tôn trọng UBND xã (phường).
II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh ảnh về UBND của chính UBND nơi trường học đóng tại địa phương đó. Mặt cười- mặt mếu.
	 - Học sinh : Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ nói về tình yêu quê huơng.
III. Các hoạt động dạy – học:
1,Ổn định: nề nếp
2. Bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Nêu những hiểu biết của về xã phường: 
GV nêu câu hỏi HS trả lời:
H:Em ở xã nào? huyện nào? 
H: Uỷ ban xã nằm ở đâu? UB huyện nằm ở đâu?
H:Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế nào? vì sao? (GV gợi ý nếu HS không trả lời được; công việc của UBND phường, xã mang lại lợi ích gì cho cuộc sống người dân?)
- Cả lớp trình bày, trao đổi, bổ sung.
GV nhận xét chốt :
- Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm nhiều việc: Xác nhận chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em..
UBND phường, xã có vai trò vô cùng quan trọng vì UBND là cơ quan chính quyền, đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa phương.
HĐ 2: Trình bày tranh ảnh và hiểu biết của về xã phường: 
- Yêu cầu HS giới thiệu tranh ảnh UBND 1 phường, xã mình và giới thiệu với cả lớp.
- GV treo tranh chỉ cho HS thấy rõ nơi làm việc của uỷ ban nhân dân xã phường.
- Cho HS kể các phòng làm việc của UBND thị trấn gồm? (phòng của chủ tịch, Phó chủ tịch, công an thị trấn 
- GV=> UBND thị trấn là một cơ quan chính quyền , người đứng đầu là Chủ tịch và nhiều ban hành như phóp chủ tịch , chủ tịch hội đồng nhân dân 
Ủy ban nhân dân xã (phường) luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợäi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Do đó, mọi người đều phải tôn trọng và giúp đỡ Ủy ban làm việc, đứng đầu là chủ tịch xã, phó chủ tịch.
- Cho HS thi kể những hiểu biết của mình về các chức vụ trong UBND thị trấn và của huyện cùng những người nắm giữ các chức vụ đó.
- GV nhận xét chốt ý đúng.
- HS nêu theo thực tế.
HS nêu theo sự hiểu biết của mình.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi bổ sung.
- Quan sát - Lắng nghe.
HS kể.
- HS thi kể trước lớp.
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
______________________________________________
KHOA HỌC:
Tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu:
 - Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên. Kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
 - Hiểu tác dụng của tài nguyên thiên nhiên đối với con người.
 - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: GV: - Hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Môi trường. (Bình, Huy)
H:Môi trường là gì?nêu ví dụ?
H:Thế nào là môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo?nêu ví dụ minh hoạ?
Giáo viên nhận xét.
3.Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
-Yêu cầu HS đọc tài liệu trả lời câu hỏi sau:
Tài nguyên thiên nhiên là gì?
(Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên.)
Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn cùng quan sát các hình trang 130, 131 /SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong những hình trong SGK/ 130,131.
Học sinh tự đặt câu hỏi mời học sinh khác trả lời.
mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Hình
Tên tài nguyên thiên nhiên
Công dụng
1
- Gió 
- Nước
- Sử dụng năng lượng gió để chạy cối xay, máy phát điện, chạy thuyền buồm,
- Cung cấp cho hoạt động sống của người, thực vật, động vật. Năng lượng nước chảy được sử dụng trong các nhà máy thuỷ điện, đưa nước lên ruộng cao,
- Dầu mỏ
- Xem mục dầu mỏ ở hình 3.
2
- Mặt Trời
- Thực vật, động vật
- Cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sống trên Trái Đất. Cung cấp năng lượng sạch cho các máy sử dụng năng lượng mặt trời.
- Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên (sự cân bằng sinh thái), duy trì sự sống trên Trái Đất.
3
- Dầu mỏ
- Được dùng để chế tạo ra xăng, dầu hoả, dầu nhờn, nhực đường, nước hoa, thuốc nhuộm, các chất làm ra tơ sợi tổng hợp,
4
- Vàng
- Dùng để làm nguồn dự trữ cho ngân sách của nhà nước, cá nhân,; làm đồ trang sức, để mạ trang trí.
5
- Đất
- Môi trường sống của thực vật, động vật và con người.
6
- Nước 
- Môi trường sống của thực vật, động vật.
- Năng lượng dòng nước chảy được dùng để chạy máy phát điện, nhà máy thuỷ điện,
7
- Sắt thép
- Sản xuất ra nhiều đồ dùng máy móc, tàu, xe, cầu, đường sắt.
8
- Dâu tằm
- Sàn xuất ra tơ tằm dùng cho ngành dệt may.
9
- Than đá
- Cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất diện trong các nhà máy nhiệt điện, chế tạo ra than cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, tơ sợi tổng hợp.
v Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể chuyện tên các tài nguyên thiên nhiên”.
- GV nói tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi.
- Chia số học sinh tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau.
- Đứng thành hai hàng dọc, hô “bắt đầu”, người đứng trên cùng cầm phấn viết lên bảng tên một tài nguyên thiên nhiên, đưa phấn cho bạn tiếp theo.
- Giáo viên t ... n ý, làm văn miệng).
--------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ:
Địa lý địa phương
I. Mục tiêu:
 - HS nắm được vị trí giới hạn , địa hình và đặc điểm dân cư của Di Linh. Kể được đặc điểm kinh tế của địa phương.
- Xác được vị trí giới hạn của Di Linh trên bản đồ hành chính. Biết được một số ngành nông nghiệp và công nghiệp của địa phương.
- Thấy được mối quan hệ giữa địa hình với các ngành sản xuất chính. 
II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ hành chính Di Linh.
 HS: Tranh ảnh về một số tranh ảnh về kinh tế địa phương.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn . 
 - Quan sát bản đồ hành chính huyện Di Linh yêu cầu thảo luận nhóm 4 cho biết:
H:Cho biết huyện Di Linh tiếp giáp với các huyện, tỉnh nào?
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ.
+ Yêu cầu HS quan sát hình 1 trả lời câu hỏi SGK:
GV: Di Linh phía đông giáp huyện đơn dương, phía bắc tỉnh Đắc Nông, phía tây giáp huyện Bảo lộc, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận,  
Di Linh có diện tích rộng 156967 ha chiếm 17 % diện tích tỉnh Lâm Đồng.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của Di Linh.
- Cho HS nêu những hiểu biết:
H:Về địa hình của Di Linh? 
(địa hình ,điều kiện tự nhiên khí hậu)
H: Gồm các dân tộc nào? Chủ yếu dân tộc nào?
H: Các ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp, Lâm nghiệp chính? 
Kết luận : * Địa hình Di Linh là cao nguyên trung du đồi núi lồi lõm bị cắt nhiều thung lũng, Chủ yếu đất đỏ Bazan, dất pha cát ở Tam Bố.
Có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Nhiệt độ TB 20,50c 
* Gồm các dân tộc Kơ- ho, Kinh còn lại người Nộp, Tày, Nùng.
* Các ngành nông nghiệp chính là cà phê, chè
 + Công Nghiệp chế biến chè và cà phê.
 Một số ngành nghề thủ công:dệt thổ cẩm, thêu, đan len. 
 +Lâm nghiệp trồng rừng và chế biến gỗ 
* Ngoài ra Di Linh còn có thác nước thuận lợi cho phát triển du lịch như thác Gia hiệp, thác cầu 4(gung Ré), thác Bóbla .(Liên Đầm)
- HS quan sát làm việc theo nhóm 4.
+ HS trao đổi nhóm 4 trả lời câu hỏi.
+ HS quan sát lược đồ xác định vị trí các giới hạn của Huyện Di Linh.
- HS trả lời theo yêu cầu .
- Lần lượt HS nêu một số nội dung.
- Lớp nhận xét bổ sung thêm.
4. Củng cố – Dặn dò : Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________
TOÁN:
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh: Ôn tập, củng cố tính chu vi, diện tích một số hình.
- Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
II. Chuẩn bị: GV:	Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Ôn tập về chu vi, diện tích một số hình. (Bảo Trung, Huyền)
H: Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật?
H: Nêu cách tính chu vi, diện tích hình vuông, hình thang?
3. Bài mới: Luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
v	Hoạt động 1: Ôn công thức quy tắc tính P, S 
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi và diện tích của một số hình chữ nhật,hình vuông, hình thang. 
- Yêu cầu ghi công thức tính các hình trên.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung. 
* Công thức tính P, S hình chữ nhật
 P = (a + b) ´ 2 S = a ´ b. 
* Công thức tính P, S hình vuông.
 S = a ´ a P = a ´ 4
* Công thức tính P, S hình thang
S hình thang + TBC 2 đáy = (a + b) : 2
+ Tính h = S Hthang : ( a+b )
* Công thức tính P, S hình bình hành và hình thoi.
Shình bình hành = a x h
Shình thoi = m x n : 2 (đường chéo lớn, đường chéo nhỏ)
vHoạt động 2:. Luyện tập 
Bài 1 : GV yêu cầu HS đọc bài 1 và làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét, sửa bài
 H. Muốn tìm P, S hình chữ nhật cần biết gì?
 H. Nêu quy tắc tính P, S hình chữ nhật?
 * Đáp số: 9900 m2
Bài 2:
- GV yêu cầu HS ôn lại quy tắc công thức hình vuông.
- Giáo viên gợi ý bài 2.
- Đề bài hỏi gì?
- Nêu quy tắc tính P và S hình vuông?
* Đáp số: 144 cm2
 Bài 5 : 
- Gợi ý : - Đã biết S hình thang 
+ S Hthang = S HV
+ TBC 2 đáy = (a + b) : 2
+ Tính h = S Hthang : 
Đáp án: Diện tích hình vuông (cũng là diện tích hình thang) 10 x10 = 100( cm2)
Chiều cao của hình thang: 100 x 2 :(12 + 8) = 10 (cm)
GV nhận xét chốt bài giải đúng.
- HS nêu cá nhân cả lớp bổ sung.
- HS viết công thức các hình vừa nêu.
3 HS nối tiếp lên viết công thức.
- Cả lớp cùng nhận xét bổ sung.
- HS đọc và tìm hiểu đề bài toán.
Chiều dài, chiều rộng.
Học sinh nêu.
Học sinh giải vở.
Học sinh sửa bảng lớp.
P, S hình vuông
Học sinh nêu.
Học sinh giải vở.
Học sinh sửa bảng lớp.
- HS đọc đề bài - Tóm tắt 
- Nêu cách giải.
HS giải vào vở, 1 em lên bảng.
- Cả lớp nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.
Xem trước bài ở nhà. Làm bài3, 4/ 167.
_________________________________________________________ 
Sinh hoạt tuần 32
I. Mục tiêu:
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 32 và lên kế hoạch tuần 33.
+ HS có ý thức tự giác trong học tập và tham gia như các hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch hoạt động ngoài giờ cũng như các hoạt động của nhà trường.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 32:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. 
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ. 
- GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: Giang, Linh, Hồng Như, Trinh, Quyên, . . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm tốt”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ 
xấu, trình bày bài cẩu thả: Quân, Hải, Đức Huy, Trường, Bích Ngọc, Trọng
- Tham gia kiểm tra khảo sát kết quả tương đối tốt.
d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực trong công tác trực tuần, chăm sóc công trình măng non,
 2 .Kế hoạch tuần 33: 
- Học chương trình tuần 33.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản. Chăm sóc công trình măng non theo sự phân công.
- Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.
- Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ.
- Hưởng ứng tích cực thi đua đợt 4 học tốt giành nhiều điểm tốt.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Ôn luyện kiến thức – tham gia thi “Đố vui ôn luyện”.
RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 32 day du moi thu.doc