Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 18)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 18)

I. Mục tiêu:

Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 18)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32: Thứ 2 ngày 21 tháng 4 năm 2008
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp hs củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; Tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
II. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ: 
- Nêu các tính chất của phép chia mà các em đã học.
B. Bài mới: Hướng dẫn hs luyện tập.
Bài tập 1.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hành phép chia số tự nhiên, phân số, số thập phân.
Bài tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính nhẩm chia một số cho 0,1; 0,01; 0,5; 0,25; 
Bài tập 3.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
bài tập 4.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
C. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài và làm Bt toán.
- HS nêu.
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- Hs tự làm rồi chữa bài và nêu cách tính nhẩm.
- Hs tự làm rồi chữa bài theo mẫu. Ví dụ: 3 : 4 = = 0,75.
- Hs thảo luận và làm bài tập theo cặp, rồi nêu phương án đúng. Giải thích vì sao mình chọn phương án ấy (phương án đúng: D).
 Thứ 3 ngày 22 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn: Trả bài văn tả con vật
I. Mục đích, yêu cầu: 
1. Hs biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho: Bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bầy.
2. Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài, viết lại 1 đoạn trong bài cho hay hơn.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi 1 số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
Hoạt động 1: Nhận xét chung kết quả bài viết của học sinh.
- Gv viết bảng lớp đề bài, hướng dẫn hs phân tích đề.
- Gv nhận xét chung: Đã xác định đúng yêu cầu của đề bài, bố cục rõ ràng nhưng một số bài viết còn lủng củng, sắp xếp ý lộn xộn, lỗi chính tả nhiều.
- Gv thông báo điểm số và trả bài cho hs.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs chữa bài.
- Gọi 2 hs nối tiếp nhau đọc các nhiêm vụ 2, 3, 4 trong SGK.
a. Gv hướng dẫn hs chữa lỗi chung:
- Gv chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ và gọi 1 số hs lần lượt chữa từng lỗi, cả lớp chữa trên nháp.
b. Hướng dẫn hs sửa lỗi trong bài: 
- Yêu cầu hs đọc lời nhận xét của cô giáo và tự sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh và rà soát lại.
c. Hướng dẫn hs học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Gv đọc những bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.
d. Hs chọn viết lại 1 đoạn cho hay hơn:
- Gv hướng dẫn hs viết lại đoạn tả hình dáng hoặc tả hoạt động của con vật, viết lại cho hay hơn.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Yêu cầu những hs viết chưa đạt về nhà viết lại
- Chuẩn bị giờ sau.
- HS theo dõi.
- 2 hs nối tiếp nhau đọc các nhiêm vụ 2, 3, 4 trong SGK.
- 1 số hs lần lượt chữa từng lỗi, cả lớp chữa trên nháp. 
- hs đọc lời nhận xét của cô giáo và tự sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh và rà soát lại.
- Lớp trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học.
- Một số hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết và so sánh với đoạn văn cũ.
Khoa học: Tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐDDH:
- Hình trang 130, 131 SGK.
III. Hoạt động dạy - học
GV
HS
HĐ1( 17- 18 phút): Quan sát và thảo luận
- Chia lớp làm 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
Câu 2: Hoàn thành bảng sau:
Hình
Tên tài nguyên thiên nhiên
Công dụng
Hình1
Hình2
.......
Hình7
HĐ2( 10 phút): Trò chơi" Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng"
- Phổ biến luật chơi và cách chơi: Chơi theo hình thức thi tiếp sức.
+ Chia thành 2 đội chơi, đứng thành 2 hàng dọc.
+ Các đội có nhiệm vụ kể tên một số tài nguyên thiên nhiên hoặc công dụng của tài nguyên đó.
* Củng cố - dặn dò:
- H: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- Kể tên và nêu công dụng của một số tài nguyên
- Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Hình
Tên tài nguyên 
Công d
- Chú ý nghe.
- Các đội cùng tham gia trò chơi.
- Bình chọn đội thắng cuộc.
- Một, hai em nhắc lại.
 .......................................****.............................
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
	- Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện cá phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
	- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
GV
HS
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập: BT1, 2, 3, 4 trang 165.
BT1: H: Yêu cầu bài tập?
Lưu ý học sinh chỉ lấy hai chữ số ở phần thập phân.
BT2: H: Yêu cầu bài toán?
- Củng cố cách tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
BT3: 
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi ta điều gì?
Hướng dẫn học sinh cần chú ý yêu cầu của bài.
BT4: Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
* Củng cố- dặn dò:
- Củng cố cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Giao BTVN: BT trong VBT.
- Làm vào vở. Môt số em lên chữa bài:
Đ: Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
a. 2: 5 = 0,4
Tỉ số phần trăm của 2 và 5 là: 40%
b. 2 : 3 = 0,66666...
Tỉ số phần trăm của 2 và 3 là: 66,66%
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
BT2: Tính.
- 3 em lên chữa bài:
a. 2,5% + 10,34 %= 12,84%
b. 56,9% - 34,25% = 22,65%
c. 100% - 23% - 47,5% = 29,5%
BT3:
Đ: Một huyện có 320 ha đất trồng cây cà phê và 480 ha đất trồng cây cao su.
Đ: Diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm đất trồng cây cà phê.
Diện tích đất trồng cây cà phê bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cao su.
- Một em lên giải bài toán:
 Đ/S: 150 %; 66,66%
BT4: Một em lên chữa bài:
Số cây lớp 5A đã trồng được là:
 180 x 45: 100= 81 ( cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là: 
 180 - 81= 99 ( cây)
 Đáp số: 99 cây.
- Một, hai em nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Chính tả:(Nhớ – viết): Bầm ơi
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nhớ – viết đúng chính tả bài: “Bầm ơi” (14 dòng đầu)
2. Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan đơn vị
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
- Gv đọc, gọi 2 hs lên bảng viết, lớp viết vào nháp: Huân chương Vì sự nghiệp Giáo dục, Huy chương Vàng, Huy chương Bạc.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nhớ viết.
- Gv đọc mẫu nội dung bài viết cả lớp theo dõi SGK.
- Gọi 1 – 2 hs xung phong đọc thuộc lòng bài thơ
- Gv chấm chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả.
Bài tập 2.
- Từ kết quả của bài tập, gv giúp hs rút ra nhận xét, kết luận về cách viết tên các cơ quan đơn vị.
- Gv mở bảng phụ. 
Bài tập 3.
C. Củng cố - dặn dò:
- Ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơm vị.
- 2 hs lên bảng viết, lớp viết vào nháp: Huân chương Vì sự nghiệp Giáo dục, Huy chương Vàng, Huy chương Bạc. 
- cả lớp theo dõi SGK. 
1 – 2 hs xung phong đọc thuộc lòng bài thơ
- Cả lớp đọc lại 14 dòng thơ đầu của bài thơ, chú ý những từ ngữ dễ viết sai và chú ý cách trình bầy bài thơ.
- Hs nhớ lại và viết bài.
- Hs đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở bài tập. Gv phát phiếu cho 3 hs làm bài.
- Những hs làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp. Cả lớp và gv chữa bài trên bảng.
- hs đọc lại (tên các cơ quan đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bộ phận thứ ba là danh từ riêng viết hoa theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.) 
- Hs làm bài vào vở bài tập, 1 hs lên bảng chữa bài: Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục, Trường Mầm non Sao Mai.
Thứ 4 ngày 23 tháng 4 năm 2008
Tập đọc: Những cánh buồm
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Đọc diễn cảm lưu loát toàn bài; giọng chậm rãi, dịu dàng trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con; ngắt giọng đúng nhịp thơ.
2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơi ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Chuẩn bị
 Bảng phụ ghi lại những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của người con và người cha trong bài.
III. Các hoạt động dạy học: 
gv
hs
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV hướng dẫn HS đọc.
- Đọc đúng: Gv hướng dẫn hs đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi dài sau các khổ thơ, sau dấu , hướng dẫn hs đọc ngắt nhịp đúng, đọc đúng một số từ ngữ: Rực rỡ, rả rích, trong, sóng, lòng cha, 
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu - hs đọc thầm bài thơ, thảo luận theo cặp và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.
- Yêu cầu hs đọc thầm lại các khổ thơ 2, 3, 4, 5 và thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
+ gv treo bảng phụ ghi những câu thơ dẫn những lời nói trực tiếp của 2 cha con trong bài.
?. Những câu hỏi ngây thơ cho thấy người con có ước mơ gì?
?. Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Gv hướng dẫn hs thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ: Giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng; Chú ý nhấn giọng nhữ từ ngữ gợi tả, gợi cảm (rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, ); Lời của con ngây thơ hồn nhiên; Lời cha ấm áp, dịu dàng.
- Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Hs nêu ý nghĩa của bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- 2 Hs nối tiếp đọc bài: út Vịnh và nêu nội dung bài.
- 1 HS K – G đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp theo 5 khổ thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- hs đọc thầm bài thơ, thảo luận theo cặp và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.
(Sau trận mưa đêm, bầu trời và bãi biển như được gột rửa sạch bong. Mặt trời nhuộm hồng cả không gian bằng những tia nắng rực rỡ, cát như càng mịn, biển như càng trong hơn. Có hai cha cọn dạo chơi trên bãi biển. Bóng họ trải trên cát, người cha cao gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch).
- hs đọc thầm lại các khổ thơ 2, 3, 4, 5 và thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con.
(Hs thuật lại, hs đọc lại).
 (Con ước mơ được nhìn thấy nhà của cây cối, con người ở phía chân trời xa hoặc: Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, )
 (Nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình) 
- Hs nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm 5 khổ thơ.
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3.
- Hs nhẩm,ọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- hs thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Luyện từ và câu: ôn tập về dấu câu ( dấu phẩy)
I. Mục đích, yêu cầu
	1. Tiếp tục ôn luyện, củng c ... h sử Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống nhà Minh (1418 – 1428).
- Di tích lịch sử lam Kinh – xã Xuân Lam – huyện Thọ Xuân.
II. Đồ dùng học tập:
- tư liệu về Lê Lợi (cuốn “Thanh Hoá trong tay bạn”; “di tích lịch sử Lam kinh”
- Tranh ảnh về di tích Lam Kinh.
II. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Giới thiệu về Lê Lợi:
- gV đọc thông tin trang 10 – tài liệu“Thanh Hoá trong tay bạn” để HS biết về thân thế và hoàn cảch của Lê Lợi; sự lãnh đạo của ông với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ ông lên ngôi vua, sáng lập triều đại hậu Lê.
3. Giới thiệu về di tích Lam Kinh.
- GV đọc tài liệu “di tích lịch sử Lam kinh” T 17- 27.
- gv chốt lại về khu di tích Lam Kinh.
4. củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét dánh giá tiết học.
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại một số nội dungvề Lê Lợi và trình thêm hiểu biết về Lê Lợi.
- HS theo dõi.
- HS nêu về vị trí và thời gian xây dựng Lam Kinh.
- HS liên hệ thực tế.
 Thứ 5 ngày 24 tháng 4 năm 2008
Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)
I. Mục đích, yêu cầu: 
1. Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: Để dẫn lồi nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
2. Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
II. Chuẩn bị.
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm.
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
B. Bài mới: Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài tập 1.
- Yêu cầu hs nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm. Gv treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm, Lời giải đúng: 
a. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài tập 2.
- Gv treo bảng phụ viết sẵn các đoạn văn. 
- gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a. Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít: 
- Đồng ý là tao chết 
(dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật)
b. Tha thiết cầu xin: “Bay đi! Diều ơi! Bay đi!”
(Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp cuỉa nhân vật)
c. Ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: Phía tây là dãy Trường Sơn (Dấu hai chấm báo hiuệ bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước)
Bài tập 3.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu hai chấm vào tin nhắn (Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng)
C. Củng cố - dặn dò: 
- Hs nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm.
- Ôn lại bài.
- Hs đọc lại đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy trong đoạn văn.
- 1 Hs đọc yêu cầu bài tập.
- hs nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm. hs đọc lại.
- Hs suy nghĩ và làm bài tập rồi phát biểu trước lớp.
- 3 Hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn trong bài tập 2.
- Hs thảo luận theo nhóm 3 và làm bài tập.
- Đại diện 3 nhóm lên chữa bài (mỗi nhóm chữa một đoạn).
- Lớp nhận xét.
- 1 Hs đọc nội dung bài tập 3.
- Lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui: “Chỉ vì quên một dấu câu” và làm bài vào trong vở bài tập.
- Một số hs phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét
Toán: Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
I. Mục tiêu:
- Giúp hs ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học (Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn)
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ sẵn các hình và công thức như SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
- Nêu tên các hình mà em đã học?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập các công thức tính chu vi, diện tích một số hình.
- Gv gọi hs lần lượt nêu quy tắc tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn.
- Gv treo bảng phụ có kẻ sẵn các hình và ghi công thức tính chu vi, diện tích các hình như SGK. 
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài tập 1.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
Bài tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính diện tích hình thang.
Bài tập 3.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính diện tích hình vuông, hình tròn.
- Gv vẽ sẵn hình lên bảng.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Ghi nhớ các công thức tính chu vi, diện tích của các hình đã học.
- HS nêu. 
- hs lần lượt nêu quy tắc tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn. 
- hs ôn lại. 
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- Hs tự làm rồi chữa bài.
- hs đọc đề và nêu hướng giải.
- Hs tự làm rồi chữa bài
Địa lí: Địa lí địa phương: Giới thiệu về huyện Vĩnh Lộc
I. Mục tiêu:
- giúp HS hiểu biết về vị trí, giới hạn, diện tích, dân cư, đặc điểm kinh tế... của huyện Vĩnh Lộc.
- Giáo dục HS lòng tự hào, yêu thchs quê hương mình.
II. Các ĐDDH:
- Bản đồ huyện Vĩnh Lộc. Tư liệu “thắng tích Vĩnh Lộc” tranh ảnh về Vĩnh Lộc
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Giới thiệu bài:
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Tìm hiểu về vị trí, giới hạn của huyện Vĩnh lộc.
- GV nêu: Vĩnh Lộc là một huyện thuộc vùng trung du Thanh Hoá. Phía Bắc giáp Thạch Thành, phía Nam giáp Yên định, phía tây giáp Cẩm Thuỷ, phía đông giáp huyện Hà Trung. ( kết hợp chỉ trên bản đồ). 
3. Diện tích – Dân cư:
- GV giới thiệu: Vĩnh Lộc hiện nay có diện tích tự nhiên 154, 08 km2 (khoảng 15408 ha, trong đó đất canh tác12303 ha) được chia thành 16 xã, thị trấn...
- Dân số toàn huyện: 
- Vĩnh Lộc có 49 km đường sông là một thuận lợi lớn trong giao thông đường thuỷ...
4. đặc điểm kinh tế:
- Vĩnh Lộc phát triển cả về nông nghiệp (lúa, ngô, khoai, lạc, đậu...) và chăn nuôi.
* Đặc sản: có củ ấu, bưởi bồng, chè lam Phủ Quảng.
5. Củng cố, dặn dò: GV kết luận chung và nhận xét đánh giá tiết học.
- HS theo dõi.
- HS nhắc lại.
- Vài HS chỉ trên bản đồ
- HS nghe sau đó nhắc lại.
- HS liên hệ thực tế.
- HS theo dõi và liên hệ thực tế và gia đình.
 Thứ 6 ngày 25 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn: Tả cảnh (kiểm tra viết)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hs viết được 1 bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh cảm xúc.
II. Chuẩn bị:
- Dàn ý cho đề văn của mỗi hs.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài.
- 1 Hs đọc 4 đề bài trong SGK.
- Gv nhắc hs nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Trước khi viết cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa sau đó dựa vào dàn ý viết hoàn chỉnh bài văn.
Hoạt động 2: Hs làm bài.
IV. Củng cố - dặn dò: Gv thu bài, dặn hs chuẩn bị giờ sau.
Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Giúp hs ôn tập củng cố và rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
II. Các hoạt động dạy học: 
GV
HS
A. Bài cũ:
- Nêu quy tắc tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
B. Bài mới: Hướng dẫn hs luyện tập.
Bài tập 1.
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Bài tập 2.
- Mục tiêu: Củng cố kĩ năng tính diện tích hình vuông.
Bài tập 3.
- Mục tiêu: Hs tính được diện tích thửa ruộng hình chữ nhật và số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
Bài tập 4.
- Mục tiêu: hs tính được chiều cao hình thang
C. Củng cố - dặn dò: 
- Ôn lại bài và làm BT Toán.
- HS nêu.
- Hs đọc đề và nêu cách giải.
- Lớp tự làm bài rồi chữa bài.
- Hs đọc đề, nêu cách giải rồi tự giải và chữa bài.
- Hs đọc đề, nêu cách giải, rồi tự giải bài toán và chữa bài.
- Hs đọc đề, nêu cách giải.
- Hs thảo luận và giải toán theo cặp rồi chữa bài.
 Bài giải.
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông đó là: 
 10 x 10 = 100 (cm2)
Chiều cao hình thang là: 
 100 x 2 : (12 + 8) = 10 (cm)
 Đáp số: 10 cm
Kĩ thuật: Lắp rô - bốt (Tiết3)
I. Mục tiêu
HS cần phải:
- Nhận xét, đánh giá được sản phẩm.
- Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô - bốt.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật; rô-bốt đã lắp.
III- Các hoạt động dạy – học 
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học .
Hoạt động: Đánh gía sản phẩm 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Cử nhóm 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS (cách đánh giá như ở các bài trên).
- GV nhắc HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
IV. nhận xét – dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô- bốt .
- Nhắc HS đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài “Lắp mô hình tự chọn”
Đạo đức: Đạo đức dành cho địa phương: 
 Tìm hiểu Phòng chống các tệ nạn xã hội địa phương
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được một số tệ nạn xã hội ở địa phương.
- Hiểu được tác hại của tệ nạn xã hội đó.
- Có ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Phiếu điều tra, phiếu học tập.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về tệ nạn xã hội
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các tệ nạn xã hội ở địa phương.
Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và viết vào phiếu học tập.
Bước 2: HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét kết luận về các tệ nạn xã hội đang diễn ra ở địa phương.
Hoạt động 2: Tác hại của tệ nạn xã hội.
Bước 1: Thảo luận nhóm đôi.
Bước 2: Hoạt động lớp.
Bước 3: Đưa ra tranh ảnh, dẫn chứng về tác hại của tệ nạn xã hội đang diễn ra ở địa phương và một số câu chuyện về tệ nạn xã hội ở địa phương.
- GV liên hệ thực tế thêm.
- GV chốt lại tác hại của tệ nạn xã hội đang diễn ra ở địa phương.
Hoạt động 3: Phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Thi vẽ tranh tuyên truyền.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thi vẽ tranh trong thời gian 4 đến 5 phút.
- GV cho các nhóm lên bảng dán tranh của nhóm mình.
- GV kết luận về cách phòng chống các tệ nạn xã hội.
Hoạt động nối tiếp:
- GV củng cố và hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học và nhắc nhở HS có ý thức tuyên truyền và phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Các nhóm dựa vào phiếu điều tra liệt kê các tệ nạn xã hội ở địa phương mình vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm thảo luận về tác hại của tệ nạn xã hội ở địa phương mà em biết.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi và khắc sâu về tệ nạn xã hôị đối với con người.
- Các nhóm tưởng tượng vẽ một bức tranh về đề tài phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Các nhóm lên dán tranh và giới thiệu nội dung tranh.
- Nhóm khác nhân xét bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An tong hop tuan 32 B1.doc