Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 2)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 2)

Mục tiêu:

1. Đọc đúng, lưu loát; biết đọc diễn cảm một đoạn hoặc cả bài văn.

2. Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ củaút Vịnh.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.

 

doc 23 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
Chào cờ
Tập đọc 
 Tiết 63: Út Vịnh
I. Mục tiêu: 
1. Đọc đúng, lưu loát; biết đọc diễn cảm một đoạn hoặc cả bài văn.
2. Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ củaút Vịnh.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy hoc: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
 GV kết hợp sửa lỗi cho HS; giúp HS hiểu những từ ngữ: sự cố, thanh ray, thuyết phục.
- GV đọc diễn cảm bài văn: giọng kể chậm rãi, thong thả, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh.
b) Tìm hiểu bài:
+ Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+ út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- HS theo dõi tranh trong SGK.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn:
Đ1: Nhà út Vịnh ném đá lên tàu.
Đ2: Tháng trước  như vậy nữa.
Đ3: Một buổi chiều  tàu hoả đến.
Đ4: Nghe tiếng lakhông nói lên lời.
- HS theo dõi .
- HS đọc bài và trả lời :
+Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua.
+ út Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn- một bạn trai nghịch hay thả diều trên đường sắt
+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?
+ út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
+ Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- GV ghi bảng, cho HS nhắc lại nd bài.
c) Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn , HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn : ( Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường trước cái chết trong gang tấc )
+ GV đọc mẫu
+ yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm.
+Vịnh thấy Hao và Lan đang ngồi chơi chuyền trên đường tàu.
+ út Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mìnhngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây ngưòi khóc thét. Vịnh nhào tới ôm lan lăn xuống mép ruộng.
- HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
+ Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh
- 4 HS đọc bài cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc.
+ HS theo dõi GV đọc
+ luyện đọc theo cặp
- 2 HS thi đọc diễn cảm
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài
HTL Những cánh buồm sắp tới.
Toán
 Tiết 156: Luyện tập (Tr. 164) 
I- Mục tiêu
 Giúp HS củng cố kĩ năng: 
Thực hành phép chia. 
Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân. 
Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của GV
A- Kiểm tra bài cũ
- Chữa lại bài tập 4 tiết trước.
 Hoạt động của HS
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm giấy nháp .
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học .
2- HD HS thực hành luyện tập 
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS nhận xét bài của bạn, nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên thương tìm được là một số thập phân.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhẩm giỏi.
Chia lớp làm 3 nhóm thi đua nhau nhẩm và ghi kết quả vào bảng nhóm, mỗi nhóm làm 2 ý phần a và 2 ý phần 
-Nhóm nào nhanh nhất, đúng nhất, đội đó thắng.
- GV tổng kết khen thưởng. 
Bài 3 
- GV giới thiệu mẫu: 
GV viết phép chia 3 : 4 chuyển phép chia sang phân số, sang số thập phân.( SGK )
- GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại vào vở. Gọi một HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn . Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài .
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 4: 
-YC HS đọc đề bài.
-YC HS thảo luận nhóm đôi để trả lời.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở . 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b của bài.
a) : 6 = = 
 16 : = 22
 9 : x = 4 
b) 72 : 45 = 1,6
 281,6 : 8 = 35,2
 300,72 : 53,7 = 5,6 
- HS nêu yêu cầu của bài.
-Các nhóm nhận phân công, thực hiện YC rồi tính nhẩm nhanh ghi kết quả vào bảng nhóm.
- 1 HS đọc đề bài trong SGK .
- HS làm bài vào vở . 1 HS lên bảng làm bài.
b) 7 : 5 = = 1,4
c) 1 : 2 = = 0,5
d) 7 : 4 = = 1,75
-HS làm việc nhóm đôi. Kết quả : D
-Các nhóm nêu cách tính.
3.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Giao BT về nhà
Âm nhạc GV chuyờn dạy
Tiếng việt (ôn )
 Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy)
I. Mục tiêu
-Rèn cho HS viết đúng dấu câu. 
II. Đồ dùng dạy- học:
-Phiếu học tập của HS. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 
I. Bài cũ: Nêu ví dụ các chữ viết bằng phụ âm l- n
II. Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài
-GV nêu mục đích YC bài.
2-Hướng dẫn HS luyện tập
*Hoạt động 1:HS làm bài tập trong phiếu học tập.
-GV giúp đỡ các nhóm HS yếu, trung bình
-HS làm bài tập trên phiếu
	 Phiếu học tập
1.Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào từng chỗ chấm trong câu chuyện sao cho hợp
Đãng trí
 Một lần... trên đường đi...nhạc sĩ Bét- thô - ven thấy bụng đói cồn cào ... ông bèn ghé vào một một quán ăn.
 Trong lúc chờ người phục vụ dọn thức ăn...ông bỗng nghĩ ra một ý nhạc hay...thế nào quên cả đói...Bét- thô - ven rút ngay một tờ giấy trong túi ra rồi viết lia lịa.
 Nửa tiếng đồng hồ sau...ông gọi chủ quán ra tính tiền.
 Chủ quán trố mắt ngạc nhiên vì thấy nhạc sĩ chưa hề ăn một chút thức ăn nào...vậy mà Bét- thô -ven cứ nằng nặc: 
 -Tôi đã ăn rồi...anh đừng chế giễu tôi nữa!
2. Viết đoạn văn ngắn khoảng 6- 7 câu tả lớp học của em, trong đó có dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trạng ngữ với bộ phận chủ ngx và vị ngữ của câu. 
*Hoạt động 2: Các bàn trao đổi bài, chữa bài cho nhau.
-GV lấy một phiếu của HS chữa bài cả lớp.
3- Củng cố dặn dò:Lưu ý HS những từ hay viết sai chính tả trong bài
_______________________________________________
Toán( ôn )
 Luyện tập phép chia
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng thực hiện phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt
- Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. 
 II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: bài tập về nhà 
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
Bài 1: Tính 
- Cho học sinh làm vào vở, gọi học sinh lên bảng chữa. Giáo viên chốt lại kết quả đúng.
a. : 4 = 25 : = = 55 
b. 26,64 : 37 = 0,72 150,36 : 53,7 = 2,8 0,486: 0.36 = 1,35 
Bài 2: Tính nhẩm ( Cho học sinh làm cá nhân, gọi học sinh nêu kết quả miệng)
a. 2,5 : 0,1 = 25 4,7 : 0,1 = 47
 3,6 : 0,01 = 360 5,2 : 0,01 = 520
b. 15 : 0,5 = 30 17 : 0,5 = 34
 12 : 0,25 = 48 : 0,25 = 
Bài 3: Viết kết quả của phép tính dưới dạng phân số và số thập phân :
 - Cho cả lớp làm vở gọi học sinh lên bảng chữa. Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng. 
a. 7 : 2 = = 3,5 b. 1: 5 = = 0,2 c. 6 : 4 = =1,5 d. 1 : 8 = = 0,125
Bài 4: 
 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một lớp học có 12 học sinh nữ và 15 học sinh nam. Hỏi số học sinh nữ bằng bao nhiêu phần trăm số học sinh nam?
a. 125% b. 55,6%
c. 80% d. 44,4%
- Cho học sinh làm vở giáo viên thu và chấm. Khoanh vào C
3. Cungr cố dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét giờ học dặn dò giờ học sau.
_______________________________________________________________
Tự học
Ren chữ đẹp: bài 30 vở luyện viết tập 2
Mục tiờu: giỳp hs viết đỳng mẫu chữ bài 30 vở luyện viết tập 2,yờu cầu hs viết hoàn chỉnh bài tại lớp trong thời gian 35 phỳt.
Đồ dung : gv đồ dung dạy học+ mẫu chữin hoa
 Hs đồ dung học tập+ vở luyện viết
Hoạt động dạy và học
Kiểm tra :bài luyện viết ở nhà
 Bài mới
 -GV giới thiờu và ghi bảng 
- GV gọi 1 hs đọc to bài y/c lớp đọc thầm bài,nờu nhận xột kiểu nột chữ của bài viết mẫu.
-GV y/c hs trao đổi nờu những chữ cần luyện viết. HS nối tiếp nờu chữ cần luyện.
-GV hướng dẫn hs luyện viết trờn bảng con,sửa chữa nột cơ bản cho hs.
- GV hướng dẫn hs viết vào vở theo mẫu, gv bao quỏt uốn ắn hs.
 - GV thu bài chấm 
VI. Củng cố : nhận xột giờ học,dặn dũ hs,về luyện viết bài 31.
_________________________________________
Thứ ba ngày20 thỏng 4 năm 2010-04-11 
Sỏng đ/c Duyờn dạy
Chiều
Đạo đức
Tiết 32: Dành cho địa phương
I.Mục tiờu : Giỳp hs tham gia làm vệ sinh trường học và chăm bún cõy xanh trong vườn trường,qua đú GD hs ý thức làm đẹp mụi trường xung quanh, cảnh quan trường lớp khang trang sạch sẽ,gd tỡnh cảm yờu mỏi trường .
II. Đồ dung : GV lờn kế hoạch cho cỏc tổ
 HS đồ dựng (cuốc, phõn bún, chổi)
Hoạt đụnhj dạy và học
Hoạt động 1: GVtổ chức lớp,phổ biến nội dung cụng việc, giao nhiệm vụ cho từng nhúm, cử nhúm trưởng.
Hoạt động 2: HS tiến hành cụng việc ( tổ 1 + tổ 2 vệ sinh cổng trường; tổ3 + tổ 4 chăm bún cõy)
Hoạt động 3: GVtổng kết nhận xột tuyờn dương tổ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.
______________________________
Lịch sử
 Tiết 32: Lịch sử địa phương: Tìm hiểu lịch sử bắc giang ( tiếp )
I- Mục tiêu
- HS nắm được lịch sử Bắc Giang từ thực dân Pháp xâm lược đến nay(1858đến nay).
- Có hiểu biết sâu sắc và tự hào về truyền thống của Bắc Giang.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống của địa phương .
II- Đồ dùng dạy học
- Tài liệu về lịch sử địa phương .
III - Các hoạt động dạy học 
1- Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi : 
- Nêu hiểu biết của mình về những trận quyết chiểntên đất Bắc Giang.
- Nêu những chuyển biến kinh tế, văn hoávà xã hội Bắc Giang từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX.
2- Bài mới
* Giới thiệu bài : GV giới thiệu , nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
GV yêu cầu kiến thức mình sưu tầm được, kết hợp nêu từng nội dung sau:
1. Bắc Giang từ thực dân Pháp xâm lược đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1858 – 1919 )
a. Bắc Giang chống thực dân Pháp xâm lược. 
-GV cung cấp tư liệu : 
 Ngày 15-3-1884 thực dân Pháp ( TDP ) chính tức nổ súng đánh chiếm Phủ Lạng Thương. Ngày 16 chúng tiến đánh Kép và ngày 19 đánh chiếm Tân Yên, Yên Thế.
 Phong trào đấu tranh chống TDP do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo gồm các cuộc khởi nghĩa Cai Kinh (1882 – 1888), Nguyễn Cao (1883 – 1887), Cai Biểu, Tổng Bưởi (1884 – 1891), Lưu  ... ______ 
Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2010
 Toán
	 Tiết 159: Ôn tập tính chu vi , diện tích một số hình (Tr.166)
I- Mục tiêu
Giúp HS : 
 - Thuộccông thức tính chu vi diện tích một số hình đã học(hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình bình hành, hình thang, hình thoi, hình tròn).
 - Biết vận dụng các công thức trên vào giải toán.
II- Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi tóm tắt SGK
 - Hình vẽ các hình.
III- Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 (trang 162 - SGK)
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2-Ôn các công thức tính chu vi diện tích một số hình.
-GV đưa bảng phụ tổng kết.
3- Luyện tập 
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi : Bài tập yêu cầu các em làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài, nhận xét 
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài toán .Vẽ hình.
-YC HS giải thích tỉ lệ xích đề bài cho.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV chữa bài của HS lên bảng, sau đó hỏi : muốn tính diện tích thực của mảnh đất ta phải làm gì? Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán .
- GV hỏi : Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tính gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài .
- Gọi HS lên bảng làm bài, nhận xét.
C- Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Giao BT về nhà.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS cả lớp làm giấy nháp, nhận xét .
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học .
-HS ôn trong nhóm đôi, một vài HS nêu lại trước lớp.(Chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tam giác, hình thang, hình thoi, hình tròn)
- 1 HS đọc đề bài và nêu : Bài toán yêu cầu tính chu vị diện tích hình chữ nhật.
- HS làm bài vào vở . 2 HS lên bảng làm bài.
Đáp số: Chu vi: 400 m, Diện tích: 9600 m2
- 1 HS đọc đề bài trước lớp .
- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài 
Đáp số: 800 m2
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm lại đề bài trong SGK.
-HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra cách giải.
- HS cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài 
 Đáp số: a) 32 cm2
 b) 18,24 cm2 
_________________________________
Tập làm văn
 Tiết 63: Trả bài văn tả con vật
I. Mục tiêu
1- HS biết được những ưu điểm, nhược điểm trong bài viết để rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả con vật .
2- Biết sửa lỗi chung, lỗi cá nhân khi sai về dùng từ, đặt câu , viết lại được một đoạn văn hay hơn từ phần đã rút kinh nghiệm.
II. Đồ dùng dạy- học 
- Bảng phụ ghi đề bài, một số phiếu ghi các lỗi sai điển hình về chính tả, từ, đặt câu, ý....cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài:
Nêu MĐ, YC của tiết học. 
2.Nhận xét kết quả bài viết của HS.
Gọi HS nêu đề bài đã chọn.
a. GV nhận xét chung: 
+ Ưu điểm:
- Xác định đúng đề bài,bố cục bài hợp lí.
-Một số bài diễn đạt khá tốt, từ ngữ trong sáng, tả có hình ảnh, tả có thứ tự hợp lý.... ( nêu tên và đọc bài của HS)
+ Nhược điểm:
- Một số HS tả còn sơ sài, trình bày chưa đẹp, câu sai ngữ pháp, từ chưa chọn lọc, sai chính tả...(nêu dẫn VD nhưng không nêu tên HS).
 Trả bài và thông báo điểm cho HS.
4. HD học sinh sửa lỗi:
a. Sửa lỗi chung.
GV dán bảng phụ ghi các lỗi về:
-Chínhtả.........................................
- Dùng từ:.................................... 
- Câu sai:......................................
- Diễn đạt ý:.......................... ......
Gọi HS chỉ ra lỗi, nêu cách chữa, GV chữa đúng, chốt.
b. Sửa lỗi cá nhân.
YC HS mở vở tự sửa lỗi sai của bài mình có.
c. HD học tập những đoạn văn hay.
-Gọi 2- 3 HS có bài viết tốt đọc bài để các bạn nghe,nhận xét chỉ ra ý văn hay của bạn để học tập.
GV nhận xét chung.
5. Củng cố- dặn dò
 Nhận xét tiết học, biểu dương HS có bài viết tốt. YC HS chưa viết xong đoạn văn chữa về nhà hoàn thành bài. CB bài sau ;Tả cảnh( KT viết).
Hoạt động học của HS
2- 3 HS đọc, HS khác nhận xét.
 Ghi bài
HS đọc đề- lớp đọc thầm cả 5 đề tả cây cối trong SGK
Nghe nhận xét
HS nghe và đọc VD
HS nhận bài đọc phần nhận xét của GV.
HS đọc thầm các lỗi.
Trao đổi với bạn tìm cách sửa 
Một số HS lên chữa ,đọc lại phần đã chữa.
HS tự sửa lỗi sai, một số em đọc lại phần đã sửa.
HS nghe và tự lựa chọn một đoạn để viết lại cho hay để so sánh với đoạn cũ.
Đọc lại đoạn vừa viết lại 3 -4 em.
______________________________________________
 Luyện từ và câu
 Ôn tập về dấu câu 
 (Dấu hai chấm) 
I.Mục tiêu: 
	1. Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
	2. Củng cố kỹ năng sử dụng dấu hai chấm.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm.
	- Một tờ phiếu viết lời giải BT2.
	- Bút dạ và 2-3 tờ phiếu kẻ bảng nội dung để HS làm BT3.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- GV dán lên bảng tờ phiếu viết nội dung cần nhớ về dấu hai chấm.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: SGV tr.246.
Bài tập 2:
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết lời giải.
Bài tập 3:
- GV dán bảng 2 - 3 tờ phiếu.
- GV chốt lại ý kiến đúng: SGV tr.247.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.Giao BT về nhà. 
- 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường (BT2) và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
- 1 HS đọc nội dung của BT1.
- 1, 2 HS nhìn bảng đọc lại.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc nội dung BT3.
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu, làm bài vào vở.
- 2, 3 HS lên bảng thi làm bài.
- HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu hai chấm.
_________________________________________________
Kĩ thuật đ/c Hải dạy
Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2010
Thể dục đ/c Năm dạy
Toán
 Tiết 160 : Luyện tập (Tr. 167)
I- Mục tiêu
 Giúp HS :
Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ .
II- Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 trang 162 - SGK .
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2 .Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán và hỏi : Bài tập yêu cầu gì ?
-HS giải thích tỉ lệ xích đã cho?
-GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn . 
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài , nêu cách tính cạnh của hình vuông. 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn .
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm bài.Hỏi HS yếu: Diện tích hình thang tính như thế nào?
- GV chấm bài, gọi 1HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn .
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học.Giao BT về nhà
- 2 HS lên bảng làm bài .
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
- 1 HS đọc đề bài toán .
- Bài tập yêu cầu chu vi, diện tích thực của sân bóng dựa theo tỉ lệ xích trên bản đồ.
-2 HS nêu lại.
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
a) 400m; 
b) 9900 m2
- 1 HS nêu trước lớp .
- HS cả lớp làm bài vào vở . 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
 Cạnh của hình vuông đó là:
48 : 4 = 12 ( m )
Diện tích của hình vuông đó là:
12 x 12 = 144 ( m2)
 Đáp số : 144 m2
- 1HS đọc đề bài
- HS cả lớp làm bài vào vở . 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Diện tích hình vuông chính là điện tích hình thang và là:
10 x10 = 100 ( cm2 )
Chiều cao của hình thang là:
100 x 2 : ( 12+ 8) = ( 10 cm)
 Đáp số: 10 cm
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tập làm văn
 Tiết 64: Tả cảnh ( Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu:
 Dựa vào những hiểu biết về văn tả cảnh, qua quan sát và vốn kỹ năng có sẵn các em viết được hoàn chỉnh một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng của mình; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy- học 
- Bảng phụ viết sẵn dề bài
III. Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài:
Tiết trước các em đã được luyện viết một đoạn tả cảnh, tiết này chúng ta sẽ viết cả bài tả một con vật mà em thích.
2. Hướng dẫn làm bài .
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV gợi ý:
+Các em có thể dùng lại đoạn văn hôm trước đưa vào bài văn của mình để tả cảnh hôm trước đã chọn,viết thêm các đoạn khác cho hoàn chỉnh cả bài hoặc tả một cảnh vật khác.
- Gọi một vài HS nêu tên đề bài đã chọn,
GV giúp HS định hướng chọn đề bài.
* Gọi HS đọc gợi ý SGK.
* Cho HS tự viết bài , GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có)
3. Củng cố- dặn dò
 Nhận xét tiết học, biểu dương HS làm bài tốt. YC HS về nhà đọc trước nội dung các tiết của tuần 33
 Hoạt động học của HS
 Ghi bài
HS đọc đề SGK- lớp đọc thầm 
Nghe gợi ý.
-3- 4 em nêu đề bài đã chọn.
- 3 HS nối tiếp đọc các gợi ý về cấu tạo, cách tả bài văn.
HS tự làm bài vào vở.
Nghe nhận xét.
-Nhớ CB bài.
Địa lớ đ/cNăm dạy
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động trong tuần 32
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 33
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt đợc trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dơng, khen thởng. 
Phê bình.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
 - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động học tập.Tiến hành ôn tập cuối cấp.
 - Thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam thốnh nhất đất nước 30 - 4 .
3. Củng cố - dặn dò.
Nhận xét chung.
Chuẩn bị cho tuần sau.
--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT. Tuan 32.doc