Giáo án lớp 5 - Tuần 33 năm 2012

Giáo án lớp 5 - Tuần 33 năm 2012

I. Mục đích yêu cầu:

 - Đọc lưu loát , rõ ràng, rành mạch bài văn và phù hợp với văn bản luật.

 - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc; Bảng phụ ghi Điều 21 của luật.

 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 33 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ tư, ngày 25 tháng 4 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 65: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CÁC EM
I. Mục đích yêu cầu:
 - Đọc lưu loát , rõ ràng, rành mạch bài văn và phù hợp với văn bản luật.
 - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc; Bảng phụ ghi Điều 21 của luật.
 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gv Yc 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi: 
?Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ? 
?Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ?
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 Qua bài tập đọc Luật tục xưa của người Ê-đê, các em đã biết tên một số luật của nước ta, trong đó có Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hôm nay, các em sẽ học một số điều của luật này để biết trẻ em được hưởng những quyền lợi gì; trẻ em có bổn phận như thế nào đối với gia đình và xã hội.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu (điều 15, 16, 17); 1 HS giỏi đọc tiếp nối (điều 21). 
- GV yêu cầu từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). 
+ Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS.
+ Lượt 2: GV cho một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài: quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập, bản sắc, 
- GV yêu cầu từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc cả bài.
b) Tìm hiểu bài:
Ø Điều 15, 16,17: 
? Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? 
? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?
? Rút ý 1?
Ø Điều 21: 
? Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em ? Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. 
? Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện ? 
? Rút ý 2?
? Nội dung?
c) Luyện đọc lại:
- Hd HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 4 điều luật.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc các bổn phận 1 – 2 – 3 của điều 21.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Yc Hs nhắc lại nội dung bài tập đọc.
- Nhận xét tiết học; nhắc nhở HS chú ý thực hiện tốt những quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội; về nhà đọc trước bài “Sang năm con lên bảy”.
TUẦN 33
Thứ tư, ngày 25 tháng 4 năm 2012
KỂ CHUYỆN
Tiết 33: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Kể được câu một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, gia trường và xã hội.
 - Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
TTHCM@: Giáo dục thiếu nhi tính trung thực.
II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết đề bài.
- Tranh, ảnh về cha, mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trẻ em chăm chỉ học tập, trẻ em làm việc tốt ở cộng đồng
- Sách, truyện, báo chí, tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Yc 2 Hs tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Nhà vô địch và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:
2. Hưóng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV cho một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội; xác định 2 hướng kể chuyện:
+ KC về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4. 
- GV cho HS đọc thầm lại gợi ý 1, 2. Gv Hd: Để giúp các em hiểu yc của đề bài, SGK gợi ý một số truyện các em đã học (Người mẹ hiền, Chiếc rễ đa tròn, Lớp học trên đường, Ở lại với chiến khu, Trận bóng dưới lòng đường). Các em nên kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc ở ngoài nhà trường theo gợi ý 2.
TTHCM@:Câu chuyện ai ngoan sẽ được thưởng.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học này ntn; mời một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể. Nói rõ đó là chuyện kể về gđ, nhà trường, XH chăm sóc, gd trẻ em hay trẻ em thực hiện bổn phận với gđ, nhà trường, xã hội.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 3 – 4. Mỗi HS gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện sẽ kể.
- Gv Yc Hs cùng bạn bên cạnh KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV tổ chức cho HS thi KC trước lớp. HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể. Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- GV chọn một câu chuyện có ý nghĩa nhất để cả lớp cùng trao đổi.
- Nhận xét, tính điểm cho HS về các mặt: nội dung, ý nghĩa của câu chuyện – cách kể – khả năng hiểu câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân; cả lớp đọc trước đề bài, gợi ý của tiết KC đã chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 34.
TUẦN 33
Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2012
CHÍNH TẢ 
Tiết 33: TRONG LỜI MẸ HÁT
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
- Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó; bảng nhóm làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: Yc 1 HS đọc cho 2 – 3 HS viết lên bảng lớp tên các cơ quan, đơn vị ở BT2, 3 (tiết Chính tả trước).
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. 
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
? Nội dung bài thơ nói điều gì ? 
- GV cho HS đọc thầm lại bài thơ một lần nữa. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai 
- GV Hd HS viết từ khó+phân tích + bảng con.
- GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. 
- Chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- GV cho hai HS tiếp nối nhau đọc ND BT2:
+ HS 1 đọc phần lệnh và đoạn văn.
+ HS 2 đọc phần chú giải từ khó sau bài.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn văn Công ước về quyền trẻ em, trả lời câu hỏi: 
? Đoạn văn nói điều gì ? 
- GV mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em. 
- GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. 
- GV mở bảng phụ đã viết nội dung ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS chép lại vào vở tên các cơ quan, tổ chức nêu trên. 
- GV mời những HS làm bài trên bảng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày nhận xét về cách viết hoa từng tên cơ quan, tổ chức. 
- GV kết luận HS làm bài đúng nhất.
* GV: Các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) tuy đứng đầu một bộ phận cấu tạo tên chung nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
4/ Củng cố, dặn dò: N xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em; chú ý học thuộc bài thơ “Sang năm con lên bảy” cho tiết chính tả tuần 34.
TUẦN 33
Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 65: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1,BT2).
 - Tìm hiểu được hình ảnh so sánh đẹo về trẻ em (BT3) ; hiểu nghĩa của các thành, ngữ, tục ngữ nêu ở BT4. 	
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung bài tập 3, 4.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: Yc 1 HS nêu 2 tác dụng của dấu hai chấm, lấy ví dụ minh họa; một HS làm lại BT2 (tiết LTVC ôn tập về dấu hai chấm).
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
F Bài tập 1:
- GV cho một HS đọc yêu cầu của BT1, suy nghĩ, trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng.
- GV chốt lại ý kiến đúng. 
F Bài tập 2:
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV phát bảng nhóm cho các nhóm HS thi làm bài. HS trao đổi để tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ em; ghi những từ tìm được bảng nhóm; sau đó đặt câu với các từ vừa tìm được. GV mời đại diện mỗi nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
- Nxét, chốt lại lời giải đúng; kluận nhóm thắng cuộc.
F Bài tập 3:
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gợi ý để HS tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em. VD: so sánh để thấy nổi bật những đặc điểm thể hiện vẻ đẹp của hình dáng, tính tình, tâm hồn
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, ghi lại những hình ảnh so sánh vào giấy khổ to.
- GV mời đại diện mỗi nhóm dán bài làm lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
-Nhận xét, bình chọn nhóm tìm được, đặt được nhiều hình ảnh so sánh đúng, hay.
F Bài tập 4:
- Gv cho Hs đọc Yc của bài, làm bài vào vở. Gv Hd điền vào mỗi chỗ trống một thành ngữ, tục ngữ thích hợp. Gv phát riêng bút dạ và phiếu đã viết nội dung BT 4 cho 3, 4 HS làm bài.
- GV cho HS phát biểu ý kiến. Gv nxét. GV mời những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kquả. GV chốt lại lời giải đúng.
- Yc hai, ba HS đọc lại 4 thành ngữ, tục ngữ và nghĩa của chúng.
- GV cho HS nhẩm HTL các thành ngữ, tục ngữ; GV tổ chức thi HTL.
3. Củng cố, dặn dò: Nxét tiết học. Dặn HS nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép để chuẩn bị học bài “Ôn tập về dấu ngoặc kép”.
TUẦN 33
Thứ sáu, ngày 27 tháng 4 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 66: SANG NĂM CON LÊN BẢY
(Trích: Vũ Đình Minh)
I. Mục đích yêu cầu: 	
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; Thuộc hai khổ thơ cuối bài) 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? 
? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài. 
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu một HS giỏi đọc bài thơ.
- GV cho từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ (2 lượt).
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc bài thơ.
- GV đọ ... u cầu HS đọc đề bài, đồng thời vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS quan sát hình.
? Để tính được chu vi và S của mảnh đất có dạng như trên chúng ta cần biết những gì?
? Mảnh đất có dạng phức tạp nên để tính được diện tích của nó?
- GV yêu cầu HS làm bài, sau đó đi theo dõi và giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV mời HS nxét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập về nhà.
Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2012
TOÁN
Tiết 164: MỘT SỐ DẠNG TOÁN ĐÃ HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
Ở tiết học này, học sinh biết:
- Một số dạng toán đã học.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng & hiệu của hai số đó.
 - Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2; HSKG BT3*.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 2 và 3 của tiết học trước.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài: 
Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về một số dạng toán có lời văn đã học ở lớp 5.
2.2. Tổng hợp một số dạng toán đã học:
?Em hãy kể tên các dạng toán có lời văn đặc biệt mà em đã được học?
- GV nhắc lại tên các định dạng toán như SGK đã nêu :
1. Tìm số trung bình cộng.
2. Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
4. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
5. Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
6. Bài toán về tỉ số phần trăm.
7. Bài toán về chuyển động đều.
8. Bài toán có nội dung hình học.
GV: Chúng ta sẽ lần lượt ôn tập về cách giải các bài toán trên.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
F Bài tập 1:
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV mời HS tóm tắt bài toán.
- Yc nêu cách tính trung bình cộng của các số.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vở.
- GV mời HS nxét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
F Bài tập 2:
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV mời HS tóm tắt bài toán.
- Yc HS suy nghĩ, tìm cách giải bài toán, sau đó mời 1 HS khá trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vở.
Bài giải
Nửa chu vi của HCN hay tổng chiều dài và chiều rộng HCN là: 120 : 2 = 60 (m)
Chiều rộng của mảnh đất là:(60 - 10) : 2 = 25 (m)
Chiều dài của mảnh đất là: 25 + 10 = 35 (m)
S mảnh đất HCN là: 25 x 35 = 875 (m2)
 Đáp số : 875 m2
- GV mời HS nxét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
F Bài tập 3*: 
- GV mời HS đọc đề toán.	- GV mời HS tóm tắt bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vở.
Bài giải
Khối kim loại 4,5cm3 cân nặng là:
22,4 : 3,2 x 4,5 = 31,5 (g)
 Đáp số: 31,5g
- GV mời HS nxét bài làm của bạn trên bảng. 
- Nhận xét bài làm và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm các bài tập về nhà. 
Thứ năm, ngày 3 tháng 5 năm 2012
TOÁN
Tiết 165: LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
 - Lớp làm các Bài 1, bài 2, bài 3. HSKG làm các BT4* còn lại.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ ghi BT3
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- 1 HS lên bảng làm các bài tập HD luyện tập thêm của tiết trước
- GV chữa bài nhận xét cho điểm
 2. Dạy bài mới:
 F Bài tập 1: Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh nhắc lại dạng bài toán trong bài (Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó).
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
Bài giải
S hình tam giác BEC là:13,6 : (3 – 2) x 2 = 27,2 (cm2)
S hình tứ giác ABED là: 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
S hình tứ giác ABCD là: 40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
 Đáp số: 68 cm2 
- Nhận xét – chấm điểm
 F Bài tập 2: Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh nhắc lại dạng bài toán trong bài (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó).
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
Bài giải
Số HS nam trong lớp là: 35 : (4 + 3) x 3 = 15 (Hs)
Số HS nữ trong lớp là: 35 – 15 = 20 (Hs)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là:
 20 – 15 = 5 (Hs)
 Đáp số: 5 học sinh
- Nhận xét – chấm điểm
 F Bài tập 3: Cho HS đọc bài toán
- Hd Hs biết đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “rút về đơn vị”. 
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
Bài giải
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ số lít xăng là:
 12 : 10 x 75 = 9 (lít)
 Đáp số: 9 lít 
- Nhận xét – chấm điểm
F Bài tập 4*:
-Hd Hs Theo biểu đồ, có thể tính số phần trăm học sinh lớp 5 xếp loại khá của Trường Thắng Lợi. 
-GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài giải
Tỉ số phần trăm HS khá của trường Thắng Lợi là:
 100% - 25% - 15% = 60%
Mà 60% HS khá là 120 HS là:
Số HS khối lớp 5 của trường là:
 120 : 60 x 100 = 200 (học sinh)
Số HS giỏi là:
 200 : 100 x 25 = 50 (học sinh)
Số HS trung bình là:
 200 : 100 x 15 = 30 (học sinh)
 Đáp số: 50 Hs; 120 Hs; 30 Hs.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập
TUẦN 33
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 4 năm 2012
TOÁN (LT)
ÔN TẬP
A. Mục tiêu: 
- Củng cố những kiến thức đã học
- Đánh giá kết quả quả của HS qua bài tập
B/ Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài tập 
C. Hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài
 2. Thực hành:
- Cho học sinh làm bài vào vở
- HS làm vào vở
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ HS yếu
Bài 1: Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước kết quả đúng của mỗi câu viết hỗn số thành số thập phân:
a. 1 b. 33 c. 
A. 1,25 A. 33,33 A. 3,25
B. 1,5 B. 33,033 B. 0,12
C. 1,4 C. 33,330 C. 0,25
Bài 2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
6 km 6 m = .............km 4 giờ 45 phút = .............giờ
6 kg 80 g = ...............kg 3 ha 2 m2 = ..............ha
Bài 3. Khoanh vào trước ý trả lời đúng:
Số lớn nhất trong các số 145, 372; 145,732 ; 145,723 ; 145, 372 là:
A. 145, 372 B. 145,732
 C. 145,723 D. 145, 372
Bài 4: Đặt tính rồi tính:
a. 189,1 + 1,891 b. 312,13 – 196,57
c. 24,76 x 8,3 d. 39,156 : 2,6
Bài 5. Lúc 6 giờ 30 phút Lan đi từ nhà đến trường bằng xe đạp với vận tốc 12 km/giờ. Hỏi Lan đến trường lúc mấy giờ ? Biết quãng đường dài 6 km.
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Chấm- chữa bài
3. Củng cố: 
Củng cố lại những kiến thức đã học
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 4 năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu: HS
-Biết tính chu vi, diện tích và thể tích các hình đã học.
-Vận dụng tính chu vi, diện tích và thẻ tích một hình trong thực tế.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
- Cho HS làm vào vở
- GV giúp đỡ HS yếu
F Bài tập 1: Một hình tam giác có đáy là 15 cm và diện tích bằng diện tích hình vuông có chu vi 36 cm .Tính chiều cao của tam giác đó ?
? Muốn tính chiều cao của tam giác ta làm ntn ?
- HS đọc đề trả lời. 1 HS lên bảng làm - Lớp làm vở
 Giải:
Cạnh của hình vuông là : 36 : 4 = 9 (cm)
S hình vuông hay S hình tam giác là :
 9 x 9 = 81 (cm2)
Chiều cao của hình tam giác là :
 (81 x 2) : 15 = 10,8 (cm)
- Nhận xét chấm bài HS
F Bài tập 2: Một hình thang có đáy lớn 16 cm, đáy bé 14 cm và diện tích bằng diện tích một hình chữ nhật có chiều dài 20 cm, chiều rộng 15 cm. Tính chiều cao hình thang ?
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Muốn tính chiều cao hình thang ta làm ntn ?
- HS đọc đề trả lời. 1 HS lên bảng làm - Lớp làm vở
Giải:
S hình chữ nhật hay diện tích hình thang là :
 20 x 15 = 300 (cm2)
Tổng hai đáy của hình thang là :
 16 +14 = 30 (cm)
Chiều cao của hình thang là:
 (100 x2 ) : 30 = 20 (cm)
- Nhận xét chấm bài HS
F Bài tập 3: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8 cm , chiều rộng bằng ¾ chiều dài,chiều cao bằng 5/6 chiều rộng.Tính diện tích toàn phần và thẻ tích hình hộp chữ nhật đó.
?Muốn tính diên tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm ntn ?
- HS đọc đề trả lời. 1 HS lên bảng làm - Lớp làm vở
Giải:
Chiều rộng của H 2CN là : 8 x ¾ = 6 (cm)
Chiều cao của H 2CN là : 6 x 5/6 = 5 (cm)
Diện tích xung quanh của H 2CN là : 
 (8+ 6) x 2 x 5 = 140 (cm2)
Diện tích toàn phần của H 2CN là :
 140 = 8x 6 x2 = 236 (cm2)
Thể tích của H 2CN là: 8 x6 x5 = 240 (cm2)
- Nhận xét chấm bài HS
F Bài tập 4: Một hình lập phương có thẻ tích là 0,064 dm3.Tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó.
- HS đọc đề trả lời. 1 HS lên bảng làm - Lớp làm vở
Giải: 
 0,064 = 0,4 x0,4 x 0,4 
Cạnh của hình lập phương là 0,4 dm
STP của HLP là : 0,4 x 0,4 x 6 = 0,96 (dm3)
- Nhận xét chấm bài HS
v Củng cố dặn dò.
- Ghi nhớ những điều đã học
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu: Hs
- Biết một số dạng toán đã học.
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng , tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới:
- Cho HS làm vào vở
- GV giúp đỡ HS yếu
F Bài tập 1: Một đám đất hình chữ nhật có chu vi là 73 m. Chiều dài hơn chiều rộng 23,5m.Tính diện tích đám đất đó?
? Bài toán hỏi gì?
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
-1 HS lên bảng làm - Lớp làm vở
Giải:
Nữa chu vi đám đất là: 73: 2 = 36,5 (m)
Chiều rộng đám đất là:(36,5 – 23,5) : 2 = 6,5 (m)
Chiều dài đám đất là: 6,5 + 23,5 = 30 (m)
Diện tích đấm đất là: 6,5 x 30 = 195 (m2)
- Nhận xét - Chữa bài
F Bài tập 2: Lớp 5 B có 36 học sinh.Số học sinh nam bằng 5/7 số học sinh cả lớp. Hỏi số học sinh nữ lớn hơn số học sinh nam là bao nhiêu học sinh?
? Bài toán hỏi gì?
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
-1 HS lên bảng làm - Lớp làm vở
Giải:
Tông số phần bằng nhau là: 5 + 7 = 12 (phần)
Số học sinh nam lớp 5B có là: 
 36: 12 x 5 = 15 (hs)
Số học sinh nữ lớn hơn số học sinh nam là:
21 – 15 = 6 ( hs )
- Nhận xét - Chữa bài
F Bài tập 3: Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình tam giác vuông ABC cho trên hình vẽ.
a. Tính diện tích hình vuông đó ?
b. Diện tích hình vuông bằng mấy lần diện tích hình tam giác.
- Cho HS làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
F Bài tập 4: 
 Một khu vườn hình chữ nhật có chiều rộng 80m, chiều dài bằng chiều rộng. 
a. Tính chu vi khu vườn đó?
b. Tính diện tích khu vườn đó ra m2 ; ha?
- Cho HS làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
F Bài tập 5: Một hình chữ nhật có chiều dài 3,5 dm, chiều rộng 2,8 dm, chiều cao 1,5 dm . Tính 
a. Diện tích xung quanh.
b. Diện tích toàn phần.
c. Thể tích.
- Cho HS làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
- Chấm điểm tập HS
v Củng cố dặn dò.
- Ghi nhớ những điều đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 33 2012 T TV ca ngay.doc