Giáo án Lớp 5 tuần 33 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Giáo án Lớp 5 tuần 33 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Tiết 2: Tập đọc

LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng các tiếng khó: sức khoẻ, du lịch, lành mạnh, rèn luyện, bổn phận, . . .

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn

- Hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung từng điều luật. Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi trẻem. Quy định bổn phận trẻ em đối với gia đình, XH

- Biết liên hệ những điều luật với thực tế, có ý thức về quyền và bổn phận của trẻ em, thực hiện luật chăm sóc và GD tre em.

 

doc 21 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 33 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 29/04/2010
	Thứ 2 ngày 03 tháng 05 năm 2010
 Tiết 1: CHÀO CỜ
Sinh hoạt ngoài trời. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Tập đọc
LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Đọc đúng các tiếng khó: sức khoẻ, du lịch, lành mạnh, rèn luyện, bổn phận, . . .
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn 
Hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung từng điều luật. Hiểu luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi trẻem. Quy định bổn phận trẻ em đối với gia đình, XH
Biết liên hệ những điều luật với thực tế, có ý thức về quyền và bổn phận của trẻ em, thực hiện luật chăm sóc và GD true em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài trang 145, SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đọc diễn cảm (Đoạn 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: - HS đọc bài Những cánh buồm và trả lời câu hỏi SGK
 Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh, 
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc: HS khá đọc bài.
 - 4 HS đọc nối tiếp bài theo 4 điều luật15,16,17 và 21.(lần 1) kết hợp phát hiện từ khó đọc và luyện đọc.
HS đọc nối tiếp bài và giải nghĩa từ đọc chú giải SGK.
HS luyện đọc theo cặp.
GV đọc mẫu bài.
Tìm hiểu bài:
Một em đọc câu hỏi cuối bài – cả lớp đọc thầm lại bài.
HS đọc thầm bài, thảo luận (nhóm 4) để trả lời câu hỏi cuối bài.
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời và chốt lại ý đúng.
Câu 1: (HS đọc câu hỏi SGK )
Câu 2: (HS đọc câu hỏi SGK )
Câu 3: (HS đọc câu hỏi SGK )
Câu 4: SGK )
+ Điều 15,16,17
+ Điều 15: Quyền trẻ em được chăm sóc, bảo vệ.
+ Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em . 
+ Trẻ em có bổn phận sau:
Phải có lòng nhân ái.
Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân.
Phải có tinh thần lao động.
Phải có đạo đức, tác phong tốt.
Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình.
+ HS liên hệ bản thân, nối tiếp nêu ý kiến của mình.
GV: Trên đây là những điều luật về bảo vệ, GD và chăm sóc trẻ em. Các em cần nắm vững để biết được quyền và bổn phận của mình.
HS tìm nội dung bài, phát biểu- lớp nhận xét, bổ sung.
GV ghi nôïi dung lên bảng.
Nội dung: luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi trẻem, quy định bổn phận trẻ em đối với gia đình, XH
Đọc diễn cảm:
4 em đọc bài nối tiếp 
Lớp nhận xét tìm giọng đọc đúng.
GV treo đoạn văn đọc đọc cảm ( đoạn cuối) . – GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc diễn cảm.
HS thi đọc diễn cảm.
GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố: HS nêu lại nội dung.
D. Dặn dò: Về nhà đọc bài, xem trước bài Sang năm con lên bảyi.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Sau bài học, học sinh biết:
Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
Nêu tác hại của việc phá rừng.
HS có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Hình trang 134, 135 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ:
Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho con người?
Môi trường nhận lại những gì từ sinh hoạt của con người?
HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. 
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài ghi bảng.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: Quan sát tranh, thảo luận
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình trang 134, 135 SGK để trử lời các câu hỏi:
Câu 1: Con gnười khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
Câu 2: Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhom khác nhận xét, bổ sung.
Câu 1: 
Hình
Nội dung
1
 Con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây cộng nghiệp khác.
2
 Con người phá rừng để lấy chất đốt (lấy củi, đốt than, . . . )
3
 Con gnười phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào việc khác
Câu 2: 
Hình 4: Cho thấy, ngoài nguyên nhân rừng bị tàn phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
* Phân tích nguyên nhân rừng bị tàn phá và đi đến kết luận.
Kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, . . .; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường, . . .
Hoạt động 2: Thảo luận. Các nhóm thảo luận câu hỏi:
+ Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì? Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi; thiên tai, . . . )
- Đại diện từng nhóm trình bày, lớp nhận xét, GV chốt ý đúng (kết luận)
Kết luận: Hậu quả của việc phá rừng là:
Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xẩy ra thường xuyên.
Đất bị xói moon trở nên bạc màu
Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một só loài đã bị tuyệt chủng, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
C. Củng cố: HS làm bài trong vở BT.
D. Dặn dò: Về nhà học bài và có ý thức tuyên truyền mọi người bảo vệ rừng.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.	
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Toán
ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Giúp HS củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tình diện tích, thể tích một số hình đã học.
Thực hành làm tốt các bài tập.
HS học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ cho HS làm bài.
- Kẻ sẵn bảng ôn tập về cách tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
Dạy bài mới: 
1. Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - GV cho HS nêu lại các công thức, cách tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương như SGK, lớp nhận xét.
- GV gắn bảng kẻ sẵn như SGK lên bảng, HS đọc lại.
2. Luyện tập:
Bài 1: 
HS đọc yêu cầu bài, xác định dạng toán, nêu cách giải.
HS làm bài vào vở, một em làm bài vào bảng phụ.
Gắn bảng phụ chữa bài.
Bài 2: PP tương tự bài 1.
Bài 3: PP tương tự bài 1. (GV hướng dẫn HS tính thể tích bể nước sau đó tính thời gian để vòi nước chảy vào bể)
Bài giải:
Diện tích xung quanh phòng học là:
 ( 6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
 6 x 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là:
 84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2)
 Đáp số: 102,5 m2
Bài giải:
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:
 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần hình lập phương. Diện tích giấy màu cần dùng là:
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
Bài giải:
Thể tích bể là:
 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy nay bể là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
 C. Củng cố: HS nêu lại một số công thức tính diện tích, thể tích một số hình. 
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG (Không có tài liệu )
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Tiếp tục củng cố hành vi, thái độ của các bài đạo đức đã học.
Giúp HS chủ động, biết cách xử lí các tình huống trong mọi trường hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Vở BT Đạo Đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới: 
HS lần lượt các bài đạo đức đã học:
Tình bạn
Kính gìa, yêu trẻ
Tôn trọng phụ nữ
Hợp tác với những người xung quanh
Em yêu quê hương
HS trao đổi, gợi nhớ lại nội dung của bài.
Chia lớp thành 5 nhóm gắn với 5 nội dung bài, các nhóm chọn tình huống trong nội dung bài của nhóm mình và thảo luận, tìm cách giải quyết tình huống.
Các nhóm đóng vai trình bày lại cách giải quyết tình huống.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung và nhắc lại nội dung bài.
	C. Củng cố : HS nhắc lại ghi nhớ của từng bài
D. Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài đạo đức đã học.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn 29/04/2010
Thứ 3 ngày 04 tháng 5 năm 2010
 Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Giúp HS rèn kỉ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
Làm tốt các bài tập.	
HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn BT 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu lại một số công thức tính diện tích, thể tích một số hình .
B. Dạy bài mới: - Tổ chức, hướng dẫn cho HS làm bài tập và chữa bài.
Bài 1:
HS đọc đề toán, xác định yêu cầu BT, nêu cách tính.
HS tính vào giấy nháp, gọi một số em lên điền kết quả trên bảng phụ kẻ sẵn
a)	
Hình lập phương
1
2
Độ dài cạnh
12 cm
3,5 cm
Sxung quanh
576 cm2
49 cm2
Stoàn phần
864 cm2
73,5 cm2
Thể tích
1728 cm3
42,875 cm3
b)
Hình hộp chữ nhật
1
2
Chiều cao
5 cm
 0,6m
Chiều dài
8 cm
1,2 m
Chiều rộng
6 cm
0,5 m
Sxung quanh
140cm2
2,04m2
Stoàn phần
236 cm2
3,24 m2
Thể tích
240 cm3
0,36 m3
Bài 2:, 
- HS đọc BT, xác định dạng toán, nêu cách tính.
- HS làm bài vào vở, một em làm bảng phụ.
- Gắn bảng phụ chữa bài.
Bài 3: PP thực hiện tương tự bài 2.
Có thể hướng dẫn HS nhận xét cách khác.
Bài giải:
Diện tích đáy bể là:
1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
Chiều cao của bể l ... hi bảng.
Hướng dẫn kể chuyện
Tìm hiểu đề bài 
HS đọc đề bài GV gạch chân những yêu cầu trọng tâm của đề bài.(đã nghe, đã đọc đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường ,XH chăm sóc, GD trẻ em trẻ thực hiện bổn phận với gia đình, nhà)
HS giới thiệu chuyện mình đã chuẩn bị.
HS đọc gợi ý SGK.
GV gắn tiêu chí đánh giá lên bảng (HS đọc).
GV gắn tiêu chí đánh giá lên bảng.
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề : 4 điểm.
+ Cách kể hay, có phối hợp với giọng điệu, cử chỉ: 3 điểm.
+ Nêu đúng ý nghĩa của chuyện : 1 điểm.
+ Trả lời được câu hỏi của các bạn, hoặc đặt được câu hỏi cho bạn.
Kể chuyện trong nhóm 
HS trong bàn kể chuyện cho nhau nghe, trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 
GV giúp đỡ những em lung túng, gặp khó khăn khi giới thiệu chuyện để kể. GV có thể gợi ý:
+ Giới thiệu tên truyện.
+ Giới thiệu xuất xứ: nghe khi nào? đọc ở đâu? 
+ Nhân vâït chính trong truyện là ai?
+ Nôïi dung chính của truyện là gì?
+ Lí do em chọn kể chuyện đo.ù
+Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Thi kể và trao đổi ý nghĩa của truyện.
HS thi kể chuyện trước lớp.
HS nhận xét bạn kể chuyện theo tiêu chí đã nêu trên bảng.
Tổ chức cho HS bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
C. Củng cố: HS nhắc lại đề bài.
D. Dặn dò: Về nhà tìm hiểu thêm chuyện thuộc chủ đề này.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu ngoặc khép)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Ôn tập kiến thức về dáu ngoặc kép, nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép
Làm đúng các bài tập thực hành về kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
HS có ý thức học tập tốt phân môn luyện từ và câu
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Viết đoạn văn BT 1,2 vào bảng phụ.
Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 đặt câu có từ đồng nghĩa với từ Trẻ em.
Lớp nhận xét, GV ghi điểmcho HS.
B. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Bài 1:	 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
GV treo bảng phụ, HS đọc và tự làm bài vào vỡ, một em làm bài vào bảng nhóm.
Gắn bảng nhóm cả lớp nhận xét và chữa bài.
 . . . . . Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là . . . . ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này:.
+ Tại sao lại điền dấu ngoặc kép như vậy là đúng
+ Dấu ngoặc kép thứ nhất đánh dấu ý nghĩ của Tốt-tô-chan. Dấu ngoặc kép thứ hai đánh dấu lới nói trực tiếp của Tốt-tô-chan với thầy hiệu trưởng.
Bài 2: Phương pháp như bài 1.
 Lớp chúng tôi tổ chức bình chọn “ Người giàu có nhất”. . . . . Cậu ta có cả một “gia tài” . . . 
+ Tại sao lại điền dấu ngoặc kép như vậy là đúng
+ Vì nó đánh dấu những từ ngữ đặc biệt.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu BT, HS nêu lại yêu cầu BT.
HS tự làm bài tập vào vở, hai em làm bài vào bảng phụ.
HS đọc bài viết, nhận xét.
GV chấm bài cho những em có bài làm bài tốt.
 C . Củng cố: HS nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Lắp được mô hình đã chọn.
Tự hào về mô hình mình đã lắp được.
Có ý thức học tốt moan kĩ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Mẫu 1 vài mô hình SGK.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
Dạy bài mới: Giới thiệu bài: 
Tiết 1
Hoạt động 1 Quan sát, nhận xét mẫu
Cho HS chọn mô hình để lắp theo nhóm (mô hình mẫu như GGK hoặc tự sưu tầm).
Cho HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ SGK hoặc hình vẽ HS sưu tầm được.
GV hỏi một số nhóm về chi tiết các bộ phận của mô hình các em đã chọn.
Dặn dò các em chuan bị cho tiết sau.
Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: HÁT NHẠC
Giáo viên chuyên giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn 30/04/2010
Thứ 6 ngày 7 tháng 5 năm 2010
 Tiết 1: THỂ DỤC
Giáo viên chuyên giảng dạy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Ôn tập và củng cố kiến thức và rèn KN giải một số bài toán có dạng đặc biệt.
Thành thạo thực hiện các bài toán có dạng đặc biệt.
HS có ý thức học tốt môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ cho HS làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới: 
Hướng dẫn cho HS làm bài và chữa bài.
Bài 1: HD đọc bài, nêu dạng toán, tìm cách giải (GV hướng dẫn).
- HS làm bài vào vở nháp, một em làm bài vào bảng phụ.
DTtam giác BEC: 13,6cm2
DT tứ giác ABED:	
Theo sơ đồ, diện tích hình tam gác BEC là:
13,6 : (3- 2) x 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Đáp số: 68 cm
Bài 2: trình tự tương tự bài 1:
Bài giải:
Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là:
: (4 +3) x 3 = 15 (HS)
Số HS nữ trong lớp là:
35 – 15 = 20 (HS)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là:
20 – 15 = 5 (HS)
Hoặc hiệu số HS nữ và nam là 1 phần, mà tổng số HS là 7 phần (3 + 4 =7 ) .
 từ đó tìm được hiệu số HS nữ và nam là:
35 : 7 = 5 (HS)
Bài 3: Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng hai cách.
Bài giải:
Ô tô đi 75km thì tiêu thụ heat số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9 (lít)
Bài 4: theo biểu đồ có thể tính số % HS lớp 5 xếp loại khá của trường Thắng Lợi:
Tỉ số% HS khá của trường Thắng Lợi là:
100% - 25% - 15% = 60%
Mà 60% HS khá là 120 HS.
Số HS khối lớp 5 của trường là:
120 : 60 x 60 = 200 (HS)
Số HS giỏi là:
200 : 100 = x 25 = 50 (HS)
Số HS trung bình là:
200 : 100 x 15 = 30 (HS)
 C.Củng cố: GV nhắc lại cách thực hiện một số dạng toán .
D. Dặn dò: Về nhà xem lại bài tập.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
TẢ NGƯỜI (kiểm tra viết)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Thực hành viết bài văn tả người:
Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài mà HS đã lựa chọn, có đủ 3 phần: MB, TB và KB.
Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách sử dụng nhiều giác quan khi quan sát, biết sắp xếp các từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá thể hiện được vẻ đẹp của cảnh và tình cảm của mình đối với cảnh vật. Diễn đạt tốt, mạch lạc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng lớp viết 3 đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: Trình bày dàn ý một bài văn tả người.
Bài mới: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS viết bài.
HS đọc nối tiếp 3 đề bài.
HS chọn đề, GV gọi một số em nêu đề đã chọn.
GV lưu ý HS một số điểm cần chú ý khi viết bài (bài viết rõ bố cục, nội dung sâu, chú ý dùng từ đặt câu, trình bày sạch đẹp, rõ ràng, . . .)
HS viết bài.
Thu bài 
 	 C.Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ về cấu tạo của một bài văn tả người.
 	 D. Dặn dò: Về nhà học thuộc lí thuyết vềvăn tả người.
 E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Địa lí
ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp HS củng cố những kiến thức, kĩ năng địa lí sau:
Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh 
tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
Nhớ tên các quốc gia đã được học trong chương trình của các châu lục kể trên.
Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bản đồ thế giới.Quả địa cầu. Vở BT địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập trong vở BT.
Bài 1:- HS đọc yêu cầu bài tập (điền tên các châu lục, đại dương và nước Việt Nam vào lược đồ trống)
- HS làm bài. 
- GV treo bản đồ thế giới lên bảng, gọi 1 em lên chỉ vị trí như yêu cầu kết hợp hai em ngồi cạnh nhau đổi chéo vỡ kiểm tra cho nhau. 
Bài 2: Trình tự thực hiện như bài 1.
Điền tên các châu lục vào bảng dưới:
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Á
Ô-xtrây-li-a
Đại Dương
Ai Cập
phi
Pháp
Âu
Hoa Kì
Mĩ
Lào 
Á
LB Nga
Á Âu
Cam-pu-chia
Á
Bài 3: HS trao đổi nhóm đôi hoàn thành bài tập – Gọi từng cặp HS đọc kết quả bài làm, lớp nhận xét.
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Á
Bán cầu Bắc
Da dạng và phong phú. Có cảnh biển, rừng tai-ga, rừng rậm nhiệt đới, núi cao, . . .
Đông nhất thế giới, chủ yếu là người da vàng, người dân vùng Nam Á có màu da sẫm hơn sống tập trung ở các đồng bằng.
Hầu hết các nước có ngành CN giữ vai trò chính trong nền KT. Các sản phẩn NN chủ yếu là lúa gạo, bông, lúa mì, trâu bò, . . . CN phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ. Một số nước có nền Cn phát triển Nhật bản, Hàn Quốc.
Âu
Bán cầu Bắc
. . . . . .
. . . . . . .
 . . . . . . 
C. Củng cố: HS nhắc lại nội dung một số bài tập.
D. Dặn dò: Về nhà ôn lại bài.
E. Nhận xét giờ học: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP 
Nhận xét tuần học 33 – Đưa ra kế hoạch tuần 34.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • doc33.doc