Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 năm 2006

Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 năm 2006

1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh trong lớp.

2. Kĩ năng: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo tiếng, sự ăn vần trong tiếng.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt, say mê học hỏi và khám phá.

 

doc 38 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
08.05
Tập đọc
Toán
Đạo đức 
Lịch sử
Luyện tập.
Ôn tập
Ôn tập
Thứ 3
09.05
L.từ và câu
Toán 
Khoa học 
Tiết 3
Luyện tập.
Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
Thứ 4
10.05
Tập đọc
Toán
Làm văn 
Địa lí 
Ôn tập biểu đồ.
Thứ 5
11.05
Chính tả
Toán
Kể chuyện 
Tiết 6.
Thứ 6
12.05
L.từ và câu 
Toán 
 Khoa học
Làm văn 
Tiết 5
Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Thứ hai, ngày 01 tháng 05 năm 2006
TẬP ĐỌC: 	
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI BẬC TIỂU HỌC. R
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh trong lớp.
2. Kĩ năng: 	- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo tiếng, sự ăn vần trong tiếng.
3. Thái độ:	- Giáo dục học sinh yêu thích môn Tiếng Việt, say mê học hỏi và khám phá.
II. Chuẩn bị:
+ GV: -	Bảng phụ viết sẵn mô hình cấu tạo tiếng.
	 -	Phiếu cỡ nhỏ phôtô bảng tổng kết đủ cho từng học sinh làm BT2. Phiếu ghi sẵn các tiếng trong khổ thơ.
+ HS: Xem trước bài, SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: 
Ôn tập và kiểm tra cuối bậc 
Tiểu học.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
a) Kiểm tra tập đọc.
Giáo viên chọn một số đoạn văn, thơ thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh.
Giáo viên nhận xét, cho điểm. Với những học sinh đọc không đạt yêu cầu, giáo viên cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
b) Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong khổ thơ – ghi kết quả vào bảng tổng kết.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của đề.
Giáo viên hỏi học sinh đã đọc lại bài Cấu tạo của tiếng
Yêu cầu mở bảng phụ.
Giáo viên phát phiếu cho cả lớp làm bài, bút dạ và 3, 4 tờ phiếu khổ to cho 3, 4 học sinh.
Giáo viên nhận xét nhanh.
Giáo viên nhận xét, phân tích, sửa chữa, chốt lại lời giải đúng.
Hát 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Lần lượt từng học sinh đọc trước lớp những đoạn, bài văn thơ khác nhau.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài (lệnh + khổ thơ của Tố Hữu).
Cả lớp đọc thầm lại.
1, 2 học sinh nói lại cấu tạo của tiếng.
1 học sinh nhìn bảng cấu tạo của tiếng.
Theo nội dung trên phiếu, mỗi học sinh chỉ phân tích cấu tạo tiếng của 2 dòng thơ.
Học sinh làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
3 học sinh làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
con
đi
trăm
núi
ngàn
khe
chưa
bằng
muôn
nỗi
tái 
tê
lòng
bầm
đánh
giặc
mười
năm
khó 
nhọc
đời
bầm
sáu
mươi
ra
tiền
tuyến
xa
xôi
yêu 
bầm
nước
cả
đôi
mẹ
hiền
c
đ
tr
n
ng
kh
ch
b
m
n
t
t
l
b
đ
gi
m
n
kh
nh
đ
b
s
m
r
t
t
x
x
b
n
c
đ
m
h
u
o
i
ă
ú
à
e
ưa
ằ
uô
ỗ
á
ê
ò
ầ
á
ặ
ườ
ă
ò
ọ
ờ
ầ
á
ươ
a
iề
yế
a
ô
yê
ầ
ướ
ả
ô
ẹ
iề
n
m
i
n
ng
n
i
i
ng
m
nh
c
i
m
c
i
m
u
i
n
n
i
u
m
c
i
n
v	Hoạt động 2: Tìm những tiếng vần với nhau trong khổ thơ trên. Giải thích thế nào là hai tiếng vần với nhau.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Thế nào là hai tiếng vần với nhau?
Giáo viên nhắc học sinh chú ý luật ăn vần trong thơ lục bát.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
v Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo tiếng và sự ăn vần trong tiếng.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà làm nhẩm lại BT2.
Nhận xét tiết học.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Hai tiếng vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau – giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
Cả lớp đọc thầm lại khổ thơ, làm bài cá nhân – viết ra nháp những cặp tiếng vần với nhau, giải thích các cặp tiếng ấy vần với nhau như thế nào.
Học sinh phát biểu ý kiến:
	Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 (của dòng 6) ăn với tiếng thứ 6 (của dòng 8). Theo luật này thì các tiếng sau trong khổ thơ ăn vần với nhau:
khe – tê ® vần giống nhau không hoàn toàn: e – ê
năm – bầm ® vần giống nhau không hoàn toàn: ăm – âm
xôi – đôi ® vần giống nhau hoàn toàn: ôi – ôi
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Học sinh nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
Thứ hai, ngày 08 tháng 05 năm 2006
TOÁN:
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	 - Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức về giải toán chuyển động.
2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, chuyển động một hai động tử, chuyển động dòng nước.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	- Bảng phụ, bảng hệ thống công thức toán chuyển động.
+ HS: - SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Sửa bài 5 trang 84 SGK
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: Luyện tập (tiếp)
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Luyện tập
Phương pháp: Luyện tập, thực hành, đàm thoại
 Bài 1
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Nêu công thức tính vận tốc quãng đường, thời gian trong chuyển động đều?
® Giáo viên lưu ý: đổi đơn vị phù hợp.
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
	Bài 2
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
® Giáo viên lưu ý:
Nêu công thức tính thể tích hình chữ nhật?
® Giáo viên lưu ý: Gấp rưỡi = 
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
 	Bài 3
Giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ cá nhân cách làm.
Giáo viên nhấn mạnh: chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
v Hoạt động 2: Củng cố.
Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
Thi đua ( tiếp sức ):
Đề bài: Vận tốc canô khi nước yên lặng là 12 km/giờ. Vận tốc dòng nước là 3 km/giờ. Hai bến sông A và B cách nhau 4,5 km. Hỏi thời gian canô đi xuôi dòng từ A đến B là bao lâu? Đi ngược dòng từ B về A là bao lâu?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết – dặn dò:
Về nhà làm bài 4/ 85 SGK
Chuẩn bị: Luyện tập
Nhận xét tiết học.
+ Hát.
Giải
Tỉ số phần trăm số học sinh khá:
	100% – 25% – 15% = 60% (số 	 học sinh cả khối)
Số học sinh cả khối:
120 : 60 ´ 100 = 200 (học sinh)
Số học sinh trung bình:
200 ´ 15 : 100 = 30 (học sinh)
Số học sinh giỏi:
200 ´ 25 : 100 = 50 (học sinh)
	Đáp số: Giỏi : 50 học sinh 
	 Trung bình : 30 học sinh 
Hoạt động lớp, cá nhân
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
Học sinh nêu
Học sinh làm bài vào vở + 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
Tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải.
Học sinh giải + sửa bài.
Giải 
	Vận tốc ôtô:
	90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
	Vận tốc xa máy:
	60 : 3 ´ 2 = 40 (km/giờ)
	Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB:
	90 : 40 = 2,25 (giờ)
	Ôtô đến trước xe máy trong:
	2,25 – 1,5 = 0,75 (giờ) 
	 = 45 (phút)
	 ĐS: 45 phút
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải.
Giải
	Tổng vận tốc 2 xe:
	174 : 2 = 87 (km/giờ)
	Tổng số phần bằng nhau:
	3 + 2 = 5 (phần)
	Vận tốc ôtô đi từ A:
	87 : 5 ´ 3 = 52,2 (km/giờ)
	Vận tốc ôtô đi từ B:
	87 : 5 ´ 2 = 34,8 (km/giờ)
	 Đáp số : 
	Vận tốc ôtô đi từ A: 52,2 (km/giờ)
	Vận tốc ôtô đi từ B: 34,8 (km/giờ)
Chuyển động 2 động tử ngược chiều, cùng lúc.
Học sinh nêu.
Mỗi dãy cử 4 bạn.
Giải 
Vận tốc của canô khi xuôi dòng:
	12 + 3 = 15 (km/giờ)
Vận tốc của canô khi ngược dòng:
	12 – 3 = 9 (km/giờ)
Thời gian đi xuôi dòng:
	45 : 15 = 3 (giờ)
Thời gian đi ngược dòng:
	45 : 9 = 5 (giờ)
	ĐS: 	txd : 3 giờ
	tnd : 5 giờ 
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
Thứ ba, ngày 09 tháng 05 năm 2006
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 
TIẾT 3. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo từ (từ đơn, từ phức). Cụ thể: lập được bảng phân loại các từ trong khổ thơ đã cho, tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi kiểu cấu tạo từ.
2. Kĩ năng: 	- Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh trong lớp.
3. Thái độ: 	- Có ý thức tự giác ôn tập.
II. Chuẩn bị:
+ GV: 	- Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ về cấu tạo từ.
	- Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng phân loại sau để học sinh làm BT2 trên giấy, trình bày trước lớp.
+ HS: SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
1’
34’
11’
12’
11’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Kiểm tra vở, chấm điểm bài làm của một số học sinh. Ghi điểm vào số lớp.
3. Giới thiệu bài mới: 
Ôn tập (tiết 3).
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành.
Giáo viên tiếp tục kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh.
Nhận xét, cho điểm.
v	Hoạt động 2: Lập bảng phân loại từ.
Phương pháp: Hỏi đáp, thực hành.
Giáo viên hỏi học sinh:
	+	Bài tập yêu cầu các em làm điều gì?
	+	Bài tập đã đánh dấu từ nào là từ đơn, từ nào là từ phức chưa?
	+	Nói lại nội dung ghi nhớ trong bài “Từ đơn và từ phức”
Giáo viên mở bảng phụ đã viết nội dung ghi nhớ.
Phát bút dạ và giấy đã kẻ sẵn bảng phân loại cho 3, 4 học sinh.
Giáo viên  ... hiệu bài mới: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Mỗi hình, Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Hình
Ghi chú
1
Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
2
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
3
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi hoặc chôn xuống đất.
4
Loài linh dương này đã có lúc chỉ còn 3 con hoang dã vì bị săn bắn hết. Ngày nay, nhờ Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới đã có trên 800 con được bảo vệ và sống trong trạng thái hoang dã.
5
Để chống việc mưa lớn có thề trôi đất ở những sườn núi dốc, người ta đã làm ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
6
Những con bọ này chuyên ăn các loại rầy hại lúa. Việc sử dụng biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu hại lúa cũng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.
Yêu cầu cả lớp thảo luận xem trong các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp nào ở mức độ: thế giới, quôc gia, cộng đồng và gia đình.
Phiếu học tập
 Các biện pháp bảo vệ môi trường
 Ai thực hiện
Thế giới
Quốc gia
Cộng đồng
Gia đình
Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
x
x
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
x
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi hoặc chôn xuống đất.
x
x
Loài linh dương này đã có lúc chỉ còn 3 con hoang dã vì bị săn bắn hết. Ngày nay, nhờ Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới đã có trên 800 con được bảo vệ và sống trong trạng thái hoang dã.
x
Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những sườn núi đốc, người ta đã làm ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp
giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
x
x
Những con bọ này chuyên ăn các loại rầy hại lúa. Việc sử dụng biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu hại lúa cũng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.
x
x
Giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi.
Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
® Giáo viên kết luận:
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới.
 v Hoạt động 2: Triển lãm.
Phương pháp: Thuyết trình.
Giáo viên đánh giá kết quả, tuyên dương nhóm làm tốt.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập môi trường và tài nguyên”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh làm việc cá nhân, quan sát các hình vả đọc ghi chú xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
Từng cá nhân tập thuyết trình.
Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 
LÀM VĂN:
TIẾT 4. R
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh trong lớp.
2. Kĩ năng: - Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn, làm đơn. Cụ thể: biết điền vào đơn vin học, viết một lá đơn xin đổi lớp theo mẫu.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: 	- Mẫu đơn xin học (trong SGK) phôtô đủ cho từng học sinh làm BT2. Nếu không có điều kiện, học sinh viết vào SGK (bằng bút chì).
	- Mẫu đơn xin phép chuyển lớp phôtô đủ cho từng học sinh làm BT3. Nếu không có điều kiện, học sinh viết vào vở.
 + HS: SGK, nháp
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1’
3’
7’
15’
15’
1’
1. Khởi động: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới: 
	Trong viết học hôm nay, thầy (cô) sẽ tiếp tục kiểm tra lấy điểm kĩ năng đọc thành tiếng của các em. Giờ học còn giúp các em ôn luyện cách điền vào giấy tờ in sẵn, làm đơn. Các em sắp xếp két thúc bậc tiểu học, vì vậy, biết điền vào một lá đơn xin học ở một trường Trung học, biết viết một lá đơn đúng quy cách là một kĩ năng rất cần thiết chứng tỏ tính độc lập, sự trưởng thành của các em.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc.
Giáo viên tiếp tục kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng của học sinh.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 v Hoạt động 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thành đơn xin việc.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Chú ý: Em cần tạm đóng vai cha mẹ điền mục ý kiến của cha mẹ.
Giáo viên nhận xét, cho điểm những lá đơn điền đúng nhất.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2003
ĐƠN XIN HỌC
Kính gửi Ban Giám hiệu Trường Trung học cơ sở Kim Liên
Tên em là : Nguyễn Thu Hương
Nam, nữ : Nữ
Sinh ngày : 12 – 6 – 1988
Tại : Bệnh viện C, Hà Nội
Quê quán : Xã Nghĩa Thinh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Địa chỉ thừng trú : Nhà 70, đường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Học sinh lớp : 5b, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
Tốt nghiệp tiểu học loại : khá
Làm đơn này xin đề nghị Ban Giám hiệu Trường Trung học cơ sở Kim Liên xét cho em được vào học lớp của Nhà trường.
Được vào học, em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Ý kiến của cha mẹ học sinh	 Người làm đơn
Chúng tôi tha thiết đề nghị
Ban Giám hiệu Nhà trường chấp nhận
đơn xin học của con gái chúng tôi là	 Kí tên : Nguyễn Thu Hương
cháu Nguyễn Thu Hương.	
Xin chân thành cảm ơn Nhà trường.
Kí tên : Nguyễn Thanh Hùng
 v Hoạt động 3: Viết đơn xin đổi lớp.
Giáo viên hỏi học sinh:
	+ Theo yêu cầu của bài tập, em phải giả thiết mình là một học sinh như thế nào?
	+ Em viết đơn để bày tỏ nguyện vọng gì?
	+ Đơn xin chuyển lớp về cơ bản viết theo mẫu đơn xin học song vẫn có những điểm khác nhau. Đó là những điểm nào?
Giáo viên yêu cầu 1, 2 học sinh trình bày miệng nội dung đơn.
Giáo viên phát mẫu đơn cho từng học sinh làm bài. Nếu không có mầu đơn, các em viết vào vở.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm một số bài viết.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2003
ĐƠN XIN CHUYỂN LỚP
Kính gửi Ban Giám hiệu Trường Trung học cơ sở Kim Liên
Tên em là : Nguyễn Thu Hương
Nam, nữ : Nữ
Sinh ngày : 12 – 6 – 1988
Địa chỉ thừng trú : Nhà 70, đường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
Học sinh lớp : 6c
	Em làm đơn này xin trình bày với Ban Giám hiệu Nhà trường một việc như sau : Hiện nay em được xếp vào lớp học tiếng Anh
nhưng ở trường Tiểu học, em đã học tiếng Pháp từ lớp 2. Vì vậy, em viết đơn này đề nghị Ban Giám hiệu xét cho em được chuyển sang lớp học tiếng Pháp. 
Em xin trân trọng cảm ơn.
Ý kiến của cha mẹ học sinh	 Người làm đơn
Chúng tôi tha thiết kính mong
Ban Giám hiệu Nhà trường cho cháu
Thu Hương được chuyển sang lớp học	 Kí tên : Nguyễn Thu Hương
tiếng Pháp vì cháu đã theo học lớp
tiếng Pháp từ lớp 2 ở trường Tiểu học.
Xin chân thành cảm ơn Nhà trường.
Kí tên : Nguyễn Thanh Hùng
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo viên nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại các bài Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 5, tập một : Từ đồng nghĩa (tr.8), Từ đồng âm (tr.59), Từ nhiều nghĩa (tr.77) để chuẩn bị ôn tập tiết 5.
 + Hát 
Lần lượt từng học sinh đọc trước lớp các đoạn, bài văn thơ khác nhau.
Cả lớp đọc thầm lá đơn.
1 học sinh điền miệng lá đơn.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh làm bài cá nhân – viết bằng bút chì vào SHS, hoặc điền vào phiếu (nếu có).
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc lá đơn.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
	+ Em là học lớp 6 của một trường Trung học cơ sở; lớp này học tiếng Anh nhưng ở trường Tiểu học, em học tiếng Pháp từ lớp 2.
	+ Xin Ban Giám hiệu Nhà trường cho em đổi sang lớp học tiếng Pháp.
	+ Khác ở tên đơn – Đơn xin chuyển lớp.
	+ Nên bỏ một vài mục : Trường Tiểu học, Tốt nghiệp tiểu học loại, Sinh tại, Quê quán.
Nội dung đơn – xin chuyển từ lớp học tiếng Anh sang lớp học tiếng Pháp.
	Em làm đơn này xin trình bày với Ban Giám hiệu Nhà trường một việc như sau: Hiện nay em được xếp vào lớp học tiếng Anh nhưng ở trường Tiểu học, em đã học tiếng Pháp từ lớp 2. Vì vậy, em viết đơn này đề nghị Ban Giám hiệu xét cho em được chuyển sang lớp học tiếng Pháp. Em xin trân trọng cảm ơn.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc đơn.
Cả lớp nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lopHKII(9).doc