Giáo án lớp 5 - Tuần 34 năm 2012

Giáo án lớp 5 - Tuần 34 năm 2012

A.Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài: Vi – ta –li, Rê- mi , Ca- pi.

- Hiểu từ ngữ : hát rong , tấn tới ,hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

- GD học sinh chăm chỉ học tập

B.Chuẩn bị: GV :-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm. HS : đọc trước bài

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 34 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 67: Lớp học trên đường.
A.Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ tên riêng nước ngoài: Vi – ta –li, Rê- mi , Ca- pi.
- Hiểu từ ngữ : hát rong , tấn tới ,hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khát khao và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
- GD học sinh chăm chỉ học tập
B.Chuẩn bị: GV :-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. bảng phụ ghi đoạn đọc diễn cảm. HS : đọc trước bài
C. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: HS đọc bài : Sang năm con lên bảy
Nêu nd của bài	GV nhận xét
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- GV phân đoạn : 
Đ1: Từ đầu đến "Mà đọc được"
Đ2: Tiếp theo đến "Vẫy vẫy cái đuôi".
Đ3: Phần còn lại.
 - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp lần 1
- Luyện phát âm
- Học sinh đọc nối tiếp lần 2- kết hợp nêu chú giải 
- Học sinh đọc nối tiếp lần 3
- Học sinh đọc theo nhóm
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Đoạn 1
- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
Hát rong : hát khắp mọi nơi không sàn diễn
- Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
- Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau như thế nào.
+Đ2+3
Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là cậu bé rất hiếu học.
Tấn tới : sgk
- Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
Nội dung bài ( ghi bảng )
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 
– Nêu giọng đọc 
- Chọn đoạn đọc diễn cảm : đoạn 1
Trong đoạn này cần nhấn giọng những từ ngữ nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc 
- Thi đọc diễn cảm 
-NX-ghi điểm.
3.Củng cố-dặn dò 
 GV liên hệ gd tư tưởng 
Về nhà đọc lại bài 
Chuẩn bị : Nếu trái đất thiếu trẻ em – đọc và trả lời câu hỏi sgk
TUẦN 34
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
KỂ CHUYỆN
Tiết 34: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
A.Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói: Tìm và kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình , nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện hợp lí. Cách kể giản dị, tự nhiên. Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
+ Rèn kĩ năng nghe: nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục hs có ý thức tham gia các công tác xã hội
B. Chuẩn bị:GV : nd HS : truyện
C. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: HS kể lại câu chuyện đã nghe , đã đọc theo đề tài tiết trước.
GV nhận xét- ghi điểm
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
- GV chép hai đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng. 
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV: Gợi ý 1,2 đã kể ra một số hoạt động thể hiện sự chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường, xã hội Những gợi ý đó sẽ giúp các em tìm câu chuyện một cách dễ dàng.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện mình đã chọn. Sau khi kể xong, HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể và trình bày ý nghĩa câu chuyện vừa kể.
- Lớp trao đổi, thảo luận thống nhất về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố -dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe.
TUẦN 34
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
CHÍNH TẢ 
Tiết 34: Sang năm con lên bảy
A.Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng chính tả khổ 2,3 của bài :Sang năm con lên bảy.Tiếp tục luyện viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- HS viết đúng chính tả , nhanh đúng tốc độ.
- Giáo dục hs giữ vở sạch viết chữ đẹp.
B.Chuẩn bị.GV : nd HS : vở viết ,chì .
 C.Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: gọi hs viết : Liên hợp quốc , Ủy ban Nhân dân.
GV nhận xét
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
GV đọc bài viết ( khổ 2,3)
- HS viết từ khó vào bảng con:lớn khôn, giành
- Yêu cầu hs đọc thuộc lòng bài thơ.
 - GV nêu yêu cầu của bài chính tả.
- Gv chấm 5-7 bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu
- GV giao việc.
.Các em đọc thầm lại đoạn văn.
.Tìm tên các cơ quan tổ chức trong đoạn văn.
.Viết lại các tên ấy cho đúng.
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu ghi tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả.
Tên chưa đúng.
Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Uỷ ban bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt nam.
Bộ y tế.
Bộ giáo dục và đào tạo.
Bộ lao động –Thương binh và Xã hội.
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
3. Củng cố dặn dò
 Dặn hs về nhà rèn chữ viết , làm bài tập 3
Chuẩn bị : ôn tập.
TUẦN 34
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 68: Nếu trái đất thiếu trẻ con.
A.Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ thể tự do.Đọc đúng : Pô- pốp, ngộ nghĩnh,sung sướng.
- Hiểu từ ngữ : vô nghĩa, ý nghĩa của bài:Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
- Giáo dục hs yêu thích thế giới trẻ thơ.
B. Chuẩn bị.GV :- Tranh minh hoạ trong SGK và bảng phụ. HS : đọc và tìm hiểu bài
C. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ Gọi hs đọc: Lớp học trên đường và nêu nd của bài
Giáo viên nhận xét.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- GV phân đoạn :3 đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp lần 1
- Luyện phát âm
- Học sinh đọc nối tiếp lần 2- kết hợp nêu chú giải 
- Học sinh đọc nối tiếp lần 3
- Học sinh đọc theo nhóm
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc cả bài.
+ Khổ 1:
Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài là ai? Vì sao chữ "Anh" được viết hoa?
+ Khổ 2.
- Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+ Khổ 3.
- Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì nghộ nghĩnh?
- Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai?
Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào?
Vô nghĩa : không có ý nghĩa.
Nêu nôi dung của bài.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 
– Nêu giọng đọc 
- Chọn đoạn đọc diễn cảm : khổ 2
Trong đoạn này cần nhấn giọng những từ ngữ nào ?
- Yêu cầu học sinh đọc 
- Thi đọc diễn cảm 
-NX-ghi điểm.
3.Củng cố-dặn dò 
 GV liên hệ gd tư tưởng 
Về nhà đọc lại bài 
Chuẩn bị : ôn tập
TUẦN 34
TUẦN 34
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 67: Ôn tập về dấu câu
I-Mục tiêu:
- Củng cố về các dấu câu: dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than.
- Rèn kĩ năng dùng cấc dấu câu cho đúng.
II-Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:
2-Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1: Tìm dấu chấm than, dấu chấm, dấu hỏi để điền vào cuối các câu cho thích hợp
 Yết Kiêu đục thuyền giặc, chẳng may bị giặc bắt.
Tướng giặc: - Mi là ai
Yết Kiêu: - Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt
Tướng giặc: - Mi đục chiến thuyền của ta phải không
Yết Kiêu: - Phải
 Tướng giặc: - Phải là thế nào
 Yết Kiêu: - Phải là phải thế
 ( Lê Thi )
- HS làm bài cá nhân.
- Trình bày trước lớp. 
- HS và GV cùng nhận xét.
*Bài 2: Chép lại đoạn văn dưới đây, sau khi đã đặt dấu chấm vào những vị trí thích hợp (nhớ viết hoa chữ cái đầu câu):
 Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm trong bàu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản tiếp đó, rải rác trong thung lũng, tiếng gà gáy râm ran mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te trên mấy cành cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều bản làng đã thức giấc.
 ( Theo Hoàng Hữu Bội )
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- HS làm bài.
- Một số em trình bày trước lớp.
- HS và GV cùng nhận xét, bổ sung.
*Bài 3: ( Dành cho giỏi)
Đoạn trích dưới đay dùng sai một số dấu câu. Chép lại đoạn trích này, sau khi đã sửa các dấu câu dùng sai.
 Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi mải mê đọc. Đến lúc ngoài phố lác đác lrên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Bỗng tôi dừng lại. Sau bụi cây, tôi nghe tiếng một em bé đang khóc. Bước lại gần, tôi hỏi:
- Này, em làm sao thế!
 Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp: 
- Em không sao cả?
- Thế tại sao khóc! Em đi về thôi? Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy.
- Em không về được?
- Tại sao. Em ốm phải không.
- Không phải, em là lính gác?
- Sao lại là lính gác! Gác gì!
- ồ, thế anh không hiểu hay sao.
- HS làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
3-Củng cố- dặn dò: 
- Củng cố về các dấu câu đã học
- Nhận xét tiết học.
TUẦN 34
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 67: Trả bài văn tả cảnh.
A.Mục tiêu
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cảnh theo 4 đề bài đã cho tuần 32; bố cục, trình bày, miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài văn của mình ; biết sửa bài, viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
-GD học sinh cẩn thận khi làm bài
B. Chuẩn bị Gv : chấm bài , 1 số lỗi hs viết sai
 C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Bài cũ: HS nhắc lại cấu tạo cảu bài văn tả cảnh
GV nhận xét
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 4 đề bài của tiết :Kiểm tra viết tả cảnh tuần 32 
Phân tích đề.
- GV nhận xét.
+ Ưu điểm :các em đã nắm được yêu cầu của đề, có bố cục khá rõ ràng,lời văn khá mạch lạc , tả khá cụ thể như Trinh , Thảo
+ Tồn tại : Một số em còn tả chung chung chưa cụ thể , phần kết luận chưa nêu được cảm nghĩ đối với cảnh được tả.
Viết sai chính tả nhiều , dùng từ chưa hay , chấm phẩy tùy tiện .
 GV công bố điểm 
- HS tự chữa lỗi trong bài
 - Gv đọc đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
- Gv nhận xét +cho điểm một số đoạn văn hay.
3.Củng cố - dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Dặn cả lớp về nhà luyện đọc các bài tập đọc, học thuộc lòng để chuẩn bị ôn tập cuối năm.
TUẦN 34
 Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 68: Ôn tập về dấu câu(dấu gạch ngang).
 A. Mục tiêu:
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
- Giáo dục hs vận dụng tốt vào bài làm.
B.Chuẩn bị.GV:Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
 HS : sgk
C Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
1. Bài cũ: HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật : Út Vịnh.
GV nhận xét
2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
- Gọi hs nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
Bài 1 : gọi hs nêu yêu cầu
- GV giao việc.
.Các em đọc lại 3 đoạn a,b,c.
.Chọn câu có dấu gạch ngang xếp vào ô thích hợp.
- Cho HS làm  ... Dạy bài mới:a.Giới thiệu bài, ghi bảng.
b. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1. Viết các số sau:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
 HS tự làm bài vào vở
GV nhận xét
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
 HS tự làm bài vào vở
GV nhận xét
Bài 3. Tính.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
 HS tự làm bài vào vở
GV nhận xét
Bài 4. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
 HS tự làm bài vào vở
GV nhận xét
Bài 5. HDHS thảo luận và nêu được:
- HV và HCN có cùng đặc điểm : có 4 góc vuông. 
GV chấm điểm tập cho HS
3.Củng cố - dặn dò: - N/xét giờ học. C/bị bài sau.
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TOÁN
Tiết 174: LUYỆN TẬP CHUNG
I .Mục tiêu: Giúp HS : 
- Viết được số.	- Chuyển đổi được số đo khối lợng.
- Tính được giá trị của biểu thức chứa phân số.
II/ Các hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ: 
 - Chữa bài tập 3: Củng cố về giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” .
 B.Bài mới: *Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1: Củng cố về viết số, đọc số . 
- GV đọc cho HS viết số vào bảng lớp, vở.
- Củng cố cách viết số có nhiều chữ số.
Bài2: Giúp HS củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lợng.
+ Y/C HS chữa bài lên bảng.
- Yc HS nêu cách chuyển đổi. - Củng cố cách chuyển đổi đơn vị đo kh.l.
Bài3: Củng cố tính giá trị của biểu thức có chứa phân số . 
- Nêu thứ tự thực hiện giá trị của biểu thức
- Chữa bài.	
- Củng cố thực hiện phép tính trong b.thức.
Bài4: Luyện kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Y/c HS nêu các bớc giải bài toán.
- Trình bày bài giải vào vở, bảng lớp.	
- Củng cố các bước giải bài toán.
Bài5:(khá giỏi)
a)Hình vuông và hình chữ nhật có những đặc điểm gì?
b)Hình chữ nhật và hình bình hành có cùng đặc điểm gì? 
*Chốt lại đặc điểm của hình vuông, chữ nhật, bình hành.
C. Củng cố, dặn dò.
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
Thứ , ngày tháng 5 năm 2012
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKII
TUẦN 34
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 4 năm 2012
TOÁN (LT)
ÔN TẬP
A.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về tỉ số phần trăm, chu vi, diện tích các hình.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
B. Đồ dùng: 	
- Hệ thống bài tập.
C.Các hoạt động dạy học.
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 75% = ....
A. B C. D. 
b) 1m2 + 2 dm2 + 3 cm2 = ....m2
A.1,0203 B.1,023 
C.1,23 D. 1,0230
c) Từ tấn gạo người ta lấy đi 1,5 yến gạo thì khối lượng gạo còn lại là:
A.185 yến B. 18,5 yến 
C. 1,85 yến D. 185 yến
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài tập 2: 
 Đáy của một hình hộp chữ nhật có chiều dài 50 cm, chiều rộng 30 cm. Tính chiều cao của hình hộp đó biết diện tích xung quanh là 3200 cm2
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài tập3:
 Một đội công nhân sửa 240m đường. Tính ra họ sửa số m buổi sáng bằng số m buổi chiều. Hỏi buổi chiều họ sửa được bao nhiêu m đường?
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài tập4: (HSKG)
 Một cái sân hình vuông có cạnh 30m. Một mảnh đất hình tam giác có diện tích bằng diện tích cái sân đó và có chiều cao là 24 m. Tính độ dài cạnh đáy của mảnh đất hình tam giác?
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 4 năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
A.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về tỉ số phần trăm, chu vi, diện tích các hình.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
B. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
C.Các hoạt động dạy học.
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 60% của 0,75 lít là:
A. 1,25 lít B.12,5 lít 
C. 0,45 lít D. 4,5 lít
b) Trung bình cộng của 1 cm, 2 dm và 3m là:
A.2dm B.2m 
C.17cm D. 107cm
c) Tìm hai số, biết tổng hai số là 10,8 và tỉ số của hai số là .
A.1,2 và 9,6 B. 2,4 và 8,4 
C. 2,16 và 8,64 D. 4,82 và 5,98
Bài tập 2: 
 Trung bình cộng của hai số là 66. Tìm hai số đó, biết rằng hiệu của chúng là 18.
Bài tập3: Đặt tính rồi tính:
a) 24,206 + 38,497 b) 85,34 – 46,29
c) 40,5 5,3 d) 28,32 : 16
Bài tập4: (HSKG)
Một người bán số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là 13,5 kg. Trong đó số gạo tẻ bằng số gạo nếp. Tính số kg gạo mỗi loại?
- Sửa bài, chấm điểm tập HS
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho HS về trung bình cộng, các phép tính, chu vi, diện tích các hình bằng hình thức trắc nghiệm
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
 Hãy khoanh tròn vào một chữ cái trước đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: 
a) Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
A.1,8	B. 0,18	 C. 0,018	D. 18
 b) Hãy viết dưới dạng tỉ số phần trăm : 0,4 = 
0,4%	B. 4%	 C. 40%	D. 400%
Câu 2: 
a) 6094 kg = ..
6,094 tấn	B.694 tấn	C. 60,94 tấn	 D.609,4 tấn
b) 15 m3 40 dm3 = ..
154 dm3	B. 1504 dm3	C. 15040 dm3	 D.15004 dm3
Câu 3: Hình thang bên có mấy góc vuông
A. Một góc	B. Hai góc	
C. Ba góc	 	 	D. Bốn góc
Câu 4: Trong các dãy số sau, dãy số nào viết theo thứ tự từ lớn đến bé.
A. 10,2 ; 9,32 ; 10 ; 8,86 ; 8,68 C. 10,2 ; 10 ; 9,32 ; 8,86 ; 8,68
9,32 ; 8,86 ; 10 ; 10,2 ; 8,68 D. 9,32 ; 10 ; 8,86 ; 10,2 ; 8,68
Câu 5: 7m27dm2 = .m2
 A. 7,7	 B. 7,07	C. 7,70	D. 7,007
Câu 6: 3 phút 48 giây =.. phút
A. 3,5	 B. 3,4	C. 3,7	D. 3,8
Câu 7: Diện tích toàn phần hình lập phương có cạnh 3,6 dm là:
A. 77,76dm2	 B. 777,6dm2	 C. 7,776dm2	 D. 7776dm2
Câu 8: Phép tính 1 - có kết quả đúng là:
A. 	 B. 	 C. 	D. 
Câu 9: Trong số thập phân 6,79 chữ số 7 thuộc hàng nào ?
Hàng chục B. Hàng đơn vị C. Hàng phần mười D. Hàng phần trăm
Câu 10: A 7 cm	 B
Cho ABCD là hình chữ nhật.
Diện tích hình tam giác ACD của hình bên là:
12 m2	B. 17,5 m2	5 cm
	C. 35 m2	 	 	D. 24 m2 D	C
- Sửa bài, chấm điểm tập HS
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
TUẦN 35
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 4 năm 2012
TOÁN (LT)
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho HS về trung bình cộng, các phép tính, chu vi, diện tích các hình.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1 :	Tính : (4 giờ 28 phút + 3 giờ 15 phút) x 4
Bài 2 : Tìm x :
	a) x – 12, 6 = 54, 3 : 0, 6	b) 8, 4 – x = 12, 2 – 8, 46
Bài 3 : 
Trong ba ngày, một cửa hàng lương thực đã bán được 3600kg gạo. Ngày thứ nhất bán được 32% số gạo đó. Ngày thứ hai bán được 45% số gạo đó. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu kilôgam gạo ?
Bài 4 : 
Lúc 6 giờ 20 phút, một người đi xe gắn máy khởi hành từ A để đi đến B với vận tốc 42km/giờ. Đến 9 giờ 20 phút, một ô tô cũng đi từ A với vận tốc 56km/giờ và đi cùng chiều với người đi xe gắn máy. Hỏi :
Đến mấy giờ, ô tô đuổi kịp xe gắn máy ?
Chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu kilômét ?
- Sửa bài, chấm điểm tập HS
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng 4 năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập và củng cố cho học sinh những kiến thức đã học.
 - Vận dụng giải những bài toán thực tế có liên quan .
- Giáo dục học sinh ham học hỏi, tìm tòi cách giải toán.
II. Các hoạt động dạy- học: 
v HĐ1: Luyện tập.
- HS tự làm các bài tập sau vào vở
- GV giúp đỡ HS yếu
F Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) m3 =  cm3	 b) dm3 =  cm3
 2000 cm3 =  dm3 3,5 m3 = dm3
 64 m3 =  cm3 7,5 dm3 =  cm3
 9 dm3 =m3 5m3 = dm3
 6 m3 8 cm3 = cm3 7000000 cm3 = m3
F Bài tập 2: Tìm x:
x + 3,5 = 4,72 + 2,28
x – 7,2 = 3,9 + 2,5
F Bài tập 3: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước đo ở trong lòng bể là: chiều dài 5m, chiều rộng 4m, chiều cao 3,5m. Biết rằng 80% thể tích của bể đang chứa nước . Hỏi:
a) Trong bể có bao nhiêu lít nước ?(1l= 1 dm3 )
b) Mức nước chứa trong bể cao bao nhiêu mét?
F Bài tập 4: Tìm phân số, biết tổng của tử số và mẫu số là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số và hiệu của mẫu số và tử số là 11.
F Bài tập 5*: Cho hai số 0 và 4. Hãy tìm chữ số thích hợp để lập số gồm 3 chữ số chẵn khác nhau và là số chia hết cho 3?
 Sửa bài, chấm điểm tập cho HS
v HĐ2: Củng cố dặn dò. Nxét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Thứ , ngày tháng năm 2012
Toán (LT)
ÔN TẬP
A.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về tỉ số phần trăm, chu vi, diện tích các hình.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
B. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
C.Các hoạt động dạy học.
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
F Bài tập 1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 3,5 : 1,75 = ...
A. 0,002 B. 0,2 C. 0,2 D. 0,02
b) Khoảng thời gian từ 7 giờ 20 phút đến 8 giờ kém 10 phút là:
A. 20 phút B. 30 phút 
C. 40 phút D. 50 phút.
c) Biết 95% của một số là 950. Vậy của số đó là:
A. 19 B. 95 
C. 100 D. 500
F Bài tập 2: 
a) Tìm trung bình cộng của: ; ; 
b) Tìm x: x + 6,75 = 43,56 – 8,72 
F Bài tập 3: Một người đi trên quãng đường từ A đến B. Lúc đầu đi được quãng đường, nghỉ 10 phút rồi đi tiếp quãng đường. Tính ra, người đó đã đi được 36 km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km?
F Bài tập 4*: (HSKG)
Hai ô tô xuất phát từ A đến B cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Sau 2 giờ chúng gặp nhau, quãng đường AB dài 162km.
a) Tính vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc của ô tô đi từ A bằng vận tốc của ô tô đi từ B.
b) Chỗ 2 xe gặp nhau cách A bao nhiêu km?
Chấm điểm tập HS
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 3435 2012 T TV ca ngay.doc