Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 tháng 9 năm 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 tháng 9 năm 2011

- Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động tuần 34, cũng như công tác chuẩn bị cho tuần 35

- Phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới. Nhắc nhở các em học sinh một số vấn đề liên quan đến vấn đề học tập.

II. Nội dung:

1. Tổng phụ trách:

a. Nhận xét hoạt động của toàn trường trong tuần qua và kết quả đạt được:

- Tập trung học sinh: ( cô Nga) TPT Đội

- GV chú ý tập trung nhắc nhở và bao quát lớp mình.

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 tháng 9 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Thứ hai ngày 9 tháng năm 2011
BUỔI SÁNG
CHÀO CỜ
I. Mục tiêu: 
- Nhận xét đánh giá kết quả hoạt động tuần 34, cũng như công tác chuẩn bị cho tuần 35
- Phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới. Nhắc nhở các em học sinh một số vấn đề liên quan đến vấn đề học tập.
II. Nội dung: 
1. Tổng phụ trách:
a. Nhận xét hoạt động của toàn trường trong tuần qua và kết quả đạt được:
- Tập trung học sinh: ( cô Nga) TPT Đội
- GV chú ý tập trung nhắc nhở và bao quát lớp mình.
- Tiến hành chào cờ - Hát quốc ca
- Cô TPT nhận xét một số hoạt động của toàn trường trong tuần qua về công tác vệ sinh và một số công tác khác. 
- Nhận xét, đánh giá kết quả thi đua tuần 34
+ Lớp 1A1. Xếp thứ: + Lớp 3A1. Xếp thứ: + Lớp 5A2. Xếp thứ: 
+ Lớp 1A2. Xếp thứ: + Lớp 4A1. Xếp thứ: 
+ Lớp 2A1. Xếp thứ: + Lớp 5A1. Xếp thứ: 
b. Phương hướng và kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Tiến hành học chính thức chương trình tuần 35
- Ổn định sĩ số và nề nếp lớp học 
- Tiếp tục Phát động phong trào nuôi heo đất.
- Lao động , vệ sinh trường lớp nhằm hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.
2. Ban giám hiệu:
a. Nhận xét hoạt động của toàn trường trong tuần qua và kết quả đạt được:
- Nhận xét chung về hoạt động của toàn trường trong tuần vừa qua 
- Tuyên dương những lớp làm tốt , nhắc nhở những lớp và những em HS thực hiện chưa tốt
b. Phương hướng và kế hoạch hoạt động trong tuần tới.
- Đưa ra một số kế hoạch cho tuần tới.
TẬP ĐỌC: (T69)
ÔN TẬP TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiểm tra đọc (lấy điểm):
	- Nội dung: Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34.
	- Kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 tiếng / phút, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diễn cảm, thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
	- Kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn; Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
	2. Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ và vị ngữ trong từng kiểu câu kể: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Để củng cố kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên một trong các bài tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng; Trí dũng song toàn; Luật tục xưa của người Ê-đê; Hộp thư mật; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Một vụ đắm tàu; Con gái; Thuần phục sư tử; Tà áo Việt Nam; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Lớp học trên đường.
	- 5 phiếu mỗi phiếu ghi tên một trong các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng: Cửa sông; Đất nước; Bầm ơi; Những cánh buồm; Nếu trái đất thiếu trẻ con.
	- 2 tờ giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học.
- Lắng nghe để xác định nhiệm vụ tiết học.
2.Kiểm tra đọc
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài tập đọc.
- Lần lựơt từng HS gắp thăm bài (5 HS), về chỗ chuẩn bị khoảng 2phút, khi 1 HS kiểm tra xong thì nối tiếp 1 HS lên gắp thăm yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc bài đã gắp thăm được và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi, nhận xét.
- Cho điểm trực tiếp HS (Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo).
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc mẫu bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Các em đã học những kiểu câu nào?
+ Các kiểu câu: Ai là gì, Ai thế nào, Ai làm gì.
+ Em cần lập bảng tổng kết cho các kiểu câu nào?
+ Em cần lập bảng cho kiểu câu: Ai là gì, Ai thế nào.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào, trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì). Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Vị ngữ trong câu Ai thế nào trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào trả lời cho câu hỏi Thế nào. Vị ngữ thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ tạo thành).
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì); Chủ ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi nào? Nó có cấu tạo như thế nào?
+ Vị ngữ trong câu kể Ai là gì trả lời cho câu hỏi Là gì?; Vị ngữ thường do danh từ, cụm danh từ tạo thành.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu 2 HS báo cáo kết quả. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS làm bài ra giấy báo cáo kết quả. HS nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, néu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận.
Kiểu câu Ai thế nào?
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ 
Câu hỏi
Ai (cái gì? Con gì?)
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Đại từ.
- Tính từ (cụm tính từ)
- Động từ (cụm động từ)
Kiểu câu Ai là gì?
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ 
Câu hỏi
Ai (cái gì? Con gì?)
Là gì (là ai, là con gì)?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Là + danh từ (cụm danh từ)
+ Em hãy đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
- 5 HS nối tiếp nhau đặt câu.
+ Em hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- 5 HS nối tiếp nhau đặt câu.
- Nhận xét câu HS đặt.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM
CHÍNH TẢ: (T35)
ÔN TẬP TIẾT 2
I. MỤC TIÊU:
	- Kiểm tra đọc lấy điểm (yêu cầu như tiết 1).
	- Lập bảng tổng kết về trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1).
Bảng phụ viết sẵn bảng tổng kết như trang 163 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
2.Kiểm tra đọc
- Tiến hành như tiết 1.
- Đọc và trả lời câu hỏi về bài tập đọc đã gắp thăm được.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Hỏi:
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Trạng ngữ là gì?
+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nôi chốn, nguyên nhân, mục đích  của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.
+ Có những loại trạng ngữ nào? 
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, thời gian, phương tiện.
+ Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời câu hỏi ở đâu.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời câu hỏi bao giờ, khi nào, mấy giờ.
+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời các câu hỏi Vì sao, Nhờ đâu, Tại đâu. 
+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi Để làm gì, Nhằm mục đích gì, Vì cái gì, 
+ Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời các câu hỏi Bằng cái gì, với cái gì.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm trên bảng phụ. HS cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận chung. 
Các loại trạng ngữ
Câu hỏi
Ví dụ 
Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Ở đâu?
+ Ngoài đồng, bà con đang gặt lúa.
Trạng ngữ chỉ thời gian.
Khi nào?
Mấy giờ?
Bao giờ?
+ Sang sớm tinh mơ, bà em đã tập thể dục.
+ Đúng 7 giờ tối nay, bố em đi công tác.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
+ Vì lười học, Hoa bị cô giáo chê.
+ Nhờ cần cù, Mai đã theo kịp các bạn trong lớp.
+ Tại trời mưa to, mà đường bị tắc nghẽn.
Trạng ngữ chỉ mục đích.
Để làm gì?
Vì cái gì?
+ Để có sức khoẻ tốt, em phải tập thể dục hàng ngày.
+ Vì danh dự của tổ, các thành viên cố gắng học giỏi.
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Bằng cách nào?
Với cái gì?
+ Bằn giọng hát truyền cảm, cô đã lôi cuốn được mọi người.
+ Với ánh mắt thân thiện, cô đã thuyết phục được Nga.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- 5 – 10 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- Nhận xét câu HS đặt
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN: (T171)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Biết thực hành tính và giải toán có lời văn. 
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, c), Bài 2 (a), Bài 3.
* HSKG làm thêm Bài 1 (d), Bài 2 (b), Bài 4, Bài 5.
2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán, áp dụng quy tắc tính nhanh trong giá trị biểu thức.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm bài tập 3 và 4 của tiết học trước.
- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về bốn phép tính đã học và giải các bài toán có lời văn.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Nêu quy tắc nhân, chia hai phân số?
® Giáo viên lưu ý: nếu cho hỗn số, ta đổi kết quả ra phân số.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi cách làm.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
- Nêu kiến thức được ôn luyện qua bài này?
Bài 3
- GV mời HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Cách 1:
Bài giải
Thể tích bể bơi:
414,72 : 4 ´ 5 = 518,4 (m3)
Diện tích đáy bể bơi:
22,5 ´ 19,2 = 432 (m2)
Chiều cao bể bơi:
518,4 : 432 = 1,2 (m)
Đáp số: 1,2 m.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán, tự làm bài sau dó đi hướng dẫn riêng cho HS kém.
+ Nêu cách tính vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng nước.
+ Biết vận tốc và thời gian đi xuôi dòng, hãy tính quãng đường thuyền đi xuôi dòng.
+ Nêu cách tính vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng.
+ Biết quãng đường và vận tốc của thuyền đi ngược dòng, hãy tính thời gian cần để đi hết quãng đường đó.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm HS.
Bài 5: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.
- GV nhận xét bài làm và cho điểm
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị: Luyệ ... h tròn
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, thời gian làm bài 30 phút. Sau đó GV chữa bài, rút kinh nghiệm cho HS làm bài để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm học.
- HS tự làm bài
Bài làm đúng
Phần 1
Bài 1: Khoanh tròn vào C
Bài 2: Khoanh tròn vào A
Bài 3: Khoanh tròn vào B
Phần 2
Bài1 : Tổng số tuổi của con trai và tuổi của con gái là:
 (tuổi mẹ)
Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi mẹ là:
 (tuổi)
Đáp số: 40 tuổi.
Bài 2: a) Số dân ở Hà Nội năm đó là:
627 x 921 = 2419 467 (người)
Số dân ở Sơn La năm đó là:
61 x 14 210 = 866 810 (người)
Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là:
866 810 : 2419 467 = 0,3582 hay 35,82%
b) Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/km2 thhì trung bình mỗi ki-lô-mét vuông sẽ có thêm 100-61 = 39 người; khi đó, số dân tỉnh Sơn La tăng thêm là:
39 x 14 210 = 554 190 (người)
Đáp số: a) Khoảng 35, 82% ; b) 554 190 người.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- HS lắng nghe.
- Dặn HS về nhà ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm học.
- HS về nhà ôn tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm học.
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP LÀM VĂN: (T69)
ÔN TẬP TIẾT 6
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng chính tả 11 đòng thơ đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
	- Thực hành viết đoạn văn khoảng 5 câu tả người theo đề bài cho sẵn (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp viết sẵn 2 đề bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu của tiết học.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học. 
2. Viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung đoạn thơ 
- Gọi HS đọc đoạn thơ. 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Hỏi: Nội dung của đoạn thơ là gì?
- Trả lời: Đoạn thơ là những hình ảnh sống động về các em nhỏ đang chơi đùa bên bãi biển.
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm và nêu các từ khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả.
d) Thu, chấm bài. 
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập và đề bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ:
a) đám trẻ, chơi đùa, chăn trâu, chăn bò
b) buổi chiều tối, một đêm yên tĩnh, làng quê.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Gợi ý HS: Em viết đoạn văn ngắn không chỉ dựa vào hiểu biết riêng của mình mà cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, đưa những hình ảnh thơ đó vào đoạn văn của mình.
- Viết đoạn văn vào vở.
- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm tiết 7, tiết 8.
RÚT KINH NGHIỆM
BUỔI CHIỀU
TOÁN ( TH ) : THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
 Nắm vững cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Vận dụng để giải toán
II. CHUẨN BỊ 
- Hệ thống bài tập
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
HĐ 1: Ôn cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS lên bảng viết công thức tính
V = a x b x c
V = a x a x a
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
- HS làm các bài tập sau
Bài 1: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 3m, chiều rộng1,7m, chiều cao 2,2m. Trong bể đang chứa lượng nước. Hỏi bể đang chứa bao nhiêu lít nước ? (1dm3 = 1 lít)
Bài 2: Một hộp nhựa hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 10cm, chiều cao 25cm.
a) Tính thể tích hộp đó
b) Trong bể đang chứa nước, mực nước là 18cm sau khi bỏ vào hộp 1 khối kim loại thì mực nước dâng lên là 21cm. Tính thể tích khối kim loại.
Bài 3: Thể tích của 1 hình hộp chữ nhật là 60dm3 chiều dài là 4dm, chiều rộng 3dm. Tìm chiều cao.
Bài 4: Thể tích của 1 hình lập phương là 64cm3. Tìm cạnh của hình đó.
	- Sau khi HS làm bài xong, cho HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét
- GV chữa chung
Lưu ý : HS cách diễn đạt
- GV chữa kỹ bài số 2
IV. DẶN DÒ
Học kỹ cách tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
RÚT KINH NGHIỆM
TIẾNG VIỆT (ÔN) : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về các chủ đề và cách nối các vê câu ghép .
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới :
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: 
Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau:
Bài làm:
a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo phê bình đấy.
c/ Nếu bạn không chép bài được vì đau tay thì mình chép bài hộ bạn.
Bài tập 2: 
Tìm những từ ngữ có tác dụng liên kết điền vào chỗ trống trong ví dụ sau:
Bài làm
Núi non trùng điệp mây phủ bốn mùa. Những cánh rừng dầy đặc trải rộng mênh mông. Những dòng suối, ngọn thác ngày đêm đổ ào ào vang động không dứt và ngọn gió núi heo heo ánh trăng ngàn mờ ảo càng làm cho cảnh vật ở đây mang cái vẻ âm u huyền bí mà cũng rất hùng vĩ.
Nhưng sinh hoạt của đồng bào ở đây lại thật là sôi động.
Bài tập 3:
Đặt 3 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuynhưng; Nếuthì; Vìnên; 
Bài làm:
a/ Tuy nhà bạn Lan ở xa nhưng Lan chưa bao giờ đi học muộn.
b/ Nếu trời nắng thì chúng em sẽ đi cắm trại.
c/ Vì trời mưa to nên trận đấu bóng phải hoãn lại.
3. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét giờ học. 
 - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ sáu ngày 13 tháng năm 2011
BUỔI SÁNG
Thö sáu ngaøy 7 thaùng 5 naêm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: (T70)
Kiểm tra cuối học kì II- Đề của PGD ra
 TẬP LÀM VĂN: (T70)
Kiểm tra cuối học kì II- Đề của PGD ra
TOÁN: (T175) 
Kiểm tra cuối học kì II- Đề của PGD ra
BUỔI CHIỀU
TIẾNG VIỆT (ÔN)
 TẬP LÀM VĂN : ÔN TẬP 
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về tập làm văn..
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : 
Sự chuẩn bị của học sinh..
Bài tập 1 : 
a/Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi.
Cây bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu nhọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đụcấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài”
b/ Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự nào? Tác giả quan sát bằng giác quan nào? Tìm hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây bàng.
Bài làm
Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự : Thời gian như:
- Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh.
- Mùa hè, lá trên cây thật dày.
- Mùa thu, lá bàng ngả sang màu vàng đục.
- Mùa đông, lá bàng rụng
Tác giả quan sát cây bàng bằng các giác quan : Thị giác.
Tác giả ssử dụng hình ảnh : Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy.
Bài tập 2 : 
Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây : lá, hoa, quả, rễ hoặc thân có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
Bài làm
Cây bàng trước cửa lớp được cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của em trồng cách đây mấy năm. Bây giờ đã cao, có tới bốn tầng tán lá. Những tán lá bàng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ tỏa mát cả góc sân trường. Những chiếc lá bàng to, khẽ đưa trong gió như bàn tay vẫy vẫy.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN ( TH ) : 	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: HS nắm vững cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, tỉ số phần trăm
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
II. CHUẨN BỊ 
- Hệ thống bài tập
III. CÁC HĐ DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn cách tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS lên bảng ghi công thức tính
V = a x b x c
V = a x a x a
Cho HS lần lượt làm các bài
Bài 1: Tìm thể tích hình hộp chữ nhật biết diện tích xung quanh là 600cm2, chiều cao 10cm, chiều dài hơn chiều rộng là 6cm.
Bài 2: Tìm thể tích hình lập phương, biết diện tích toàn phần của nó là 216cm2. Nếu tăng cạnh lập phương này lên 2 lần thì thể tích của nó tăng lên mấy lần ?
- Hỏi HS: Cách tìm DT 1 mặt khi biết Stp của hình lập phương.
- Từ DT 1 mặt phải tìm cạnh của nó ntn ?
- Hướng dẫn HS nêu khái quát cách tính thể tích khi tăng cạnh lên 2 lần .
Thể tích tăng lên : 2 x 2 x 2 = 8 (lần)
- Với HS yếu có thể cho HS tính cụ thể
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn về tỉ số phần trăm
HS lần lượt làm các bài
Bài 3: Tìm tỉ số phần trăm giữa
a) 47 và 25
b) 8,5 và 1,7
Bài 4: Một số nếu được tăng lên 25% thì được số mới. Hỏi phải giảm số mới đi bao nhiêu phần trăm để lại được số ban đầu.
- GV hướng dẫn kỹ bài số 4
(Dùng sơ đồ đoạn thẳng )
IV. DẶN DÒ
	Về ôn cách tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
RÚT KINH NGHIỆM
Sinh hoạt tuần 35
I-Mục tiêu.
1- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
2-Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
3-Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II-Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III-Tiến trình sinh hoạt.
1-Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a-Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại các tổ. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
- Về học tập:
- Về đạo đức:
- Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
-Về các hoạt động khác.
* Tuyên dương, khen thưởng. 
* Phê bình.
2- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3- Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét chung.
- Chuẩn bị cho tuần sau.
HẾT TUẦN 
NHẬN XÉT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 35 2 buoi.doc