- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học
kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
-Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)
Tuần 35 Thứ hai ngày 17 tháng 5 năm 2010 Tiếng việt: Ôn tậpvà kiểm tra cuối học kì II (tiết 1) I- Mục đích yêu cầu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc). Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật). -Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?) II - Đồ dùng dạy học: -Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 (18 phiếu) để HS bốc thăm. III-Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Giới thiệu bài: - GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 35: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I. -Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1. 2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/4 số HS trong lớp): -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu. -GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. -GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 3-Bài tập 2: -Mời một HS nêu yêu cầu. -Một HS đọc bảng tổng kết kiểu câu Ai làm gì? -GV dán lên bảng lớp tờ phiếu tổng kết CN, VN của kiểu câu Ai làm gì? giải thích. -GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập: +Lập bảng tổng kết về CN, VN của 3 kiểu câu kể. +Nêu VD minh hoạ cho mỗi kiểu câu. -Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm. -HS nối tiếp nhau trình bày. -Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 4-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về ôn tập và chuẩn bị bài sau -HS đọc yêu cầu. -HS nghe. -HS làm bài theo hướng dẫn của GV. -HS làm bài sau đó trình bày. -Nhận xét. Toán Tiết 171:Luyện tập chung I- Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính và giải bài toán. II-đồ dùng dạy học: Bảng phụ IIi-Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-Giới thiệu bài: -GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Luyện tập: *Bài tập 1 (176): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Mời 1 HS nêu cách làm. -Cho HS làm bài vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2 (177): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (177): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (177): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (177): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS làm bài vào nháp. -Mời 1 HS lên bảng làm. -Cả lớp và GV nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập *Lời giải: ==== *Kết quả: a) b) *Bài giải: Diện tích đáy của bể bơi là: 22,5 19,2 = 432 (m2) Chiều cao của mực nước trong bể là: 414,72 : 432 = 0,96 (m) Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể là 5/4. Chiều cao của bể bơi là: 0,96 5/4 = 1,2 (m) Đáp số: 1,2 m. *Bài giải: a) Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là: 7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ) Quãng sông thuền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là: 8,8 3,5 = 30,8 (km) b) Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là: 7,2 – 1,6 = 5,6 (km/giờ) Thời gian thuyền đi ngược dòng để đi được 30,8 km là: 30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ) Đáp số: a) 30,8 km ; b) 5,5 giờ. *Bài giải: 8,75 X + 1,25 X = 20 (8,75 + 1,25) X = 20 10 X = 20 X = 20 : 10 X = 2 Lịch sử Kiểm tra định kì cuối học kì II I-Mục tiêu: -Kiểm tra kiến thức kĩ năng về nội dung đã học. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. II-Các hoạt động dạy học: 1-Ôn định tổ chức: 2-Kiểm tra: - GV phát đề cho học sinh làm bài Đề bài Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày tháng năm nào? Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Câu 2: Hãy điền các từ ngữ: đồng bào, chân lí, dân, cầm súng vào chỗ chấm trong đoạn văn sau cho phù hợp: “ .............................. Nam Bộ là ............... nớc Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song .............................. đó không bao giờ thay đổi”. Để bảo vệ chân lí ấy, nhân dân ta không còn con đường nào khác, buộc phải ............................ đứng lên. Câu 3: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết: Vào ngày ......... tháng ........ năm ............... Tại ..................................... Câu 4: Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng: Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước vào: Ngày 25 tháng 4 năm 1975 Ngày 1 tháng 5 năm 1975 Ngày 30 tháng 4 năm 1975 Ngày 30 tháng 4 năm 1976 Câu 5: Kể tên 2 nhà máy thuỷ điện mà em biết? 3- Thu bài: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. Đáp án chấm: Câu 1: (3đ) – Ngày 3-2-1930 -ý nghĩa: Cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo và đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Câu 2: (2đ) Thứ tự từ cần điền là đồng bào, dân, chân lí, cầm súng. Câu 3( 2đ) : Ngày 27- 1 – 1973 Tại Pa-ri thủ đô nước Pháp. Câu 4 (1 đ): Đánh dấu vào ý 3 Câu 5 ( 2 đ) HS kể được tên nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, Sơn La, Y- a- li.... 4- Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ Kĩ thuật Lắp ghép mô hình tự chọn I-Mục tiêu: HS cần phải : - Lắp được mô hình đã chọn. - Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được. II- Đồ dùng dạy học: - Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. -Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước. 2-Bài mới: a-Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học. b-Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép. -GV cho các nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm. -GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm. -HS thực hành theo nhóm 4. c-Hoạt động 2: HS thực hành lắp mô hình đã chọn. a) Chọn các chi tiết b) Lắp từng bộ phận. c) Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. d-Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - Mời một HS nêu tiêu chuẩn đánh giá SP theo mục III SGK. - Cử 3 HS lên đánh giá sản phẩm - GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức. - GV nhắc HS tháo các chi tiết và thiết bị kĩ thuật và xếp gọn gàng vào hộp. 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà học bài và tự lắp các mô hình kĩ thuật khác. Thứ ba ngày 18 tháng 5 năm 2010 Toán Tiết 172:Luyện tập chung I- Mục tiêu: -Giúp HS củng cố tiếp về tính giá trị của biểu thức ; tìm số trung bình cộng ; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều. II-Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Luyện tập *Bài tập 1 (176): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Mời 1 HS nêu cách làm. -Cho HS làm bài vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2 (177): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (177): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (177): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (177): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS làm bài vào nháp. -Mời 1 HS lên bảng làm. -Cả lớp và GV nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập *Kết quả: 0,08 9 giờ 39 phút *Kết quả: 33 3,1 *Bài giải: Số HS gái của lớp đó là: 19 + 2 = 21 (HS) Số HS của cả lớp là: 19 + 21 = 40 (HS) Tỉ số phần trăm của số HS trai và số HS của cả lớp là: 19 : 40 = 0,475 = 47,5% Tỉ số phần trăm của số HS gái và số HS của cả lớp là: 21 : 40 = 0,525 = 52,5% Đáp số: 47,5% và 52,5%. *Bài giải: Sau năm thứ nhất số sách của thư viện tăng thêm là: 6000 : 100 x 20 = 1200 (quyển) Sau năm thứ nhất số sách của thư viện có tất cả là: 6000 + 1200 = 7200 (quyển) Sau năm thứ hai số sách của thư viện tăng thêm là: 7200 : 100 x 20 = 1440 (quyển) Sau năm hai nhất số sách của thư viện có tất cả là: 7200 + 1440 = 8640 (quyển) Đáp số: 8640 quyển. *Bài giải: Vận tốc dòng nước là: (28,4 – 18,6) : 2 = 4,9 (km/giờ) Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng là: 28,4 – 4,9 = 23,5 (km/giờ) (Hoặc : 18,6 + 4,9 = 23,5 (km/giờ)) Đáp số: 23,5 km/giờ ; 4,9 km/giờ. Tiếng việt: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II (tiết 2) I-Mục đích yêu cầu -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1). -Biết lập bảng tổng kết về các loại trạng ngữ (trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện) để củng cố, khắc sâu kiến thức về trạng ngữ. II-đô dùng dạy học: -Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1). -Một tờ phiếu khổ to ghi nội dung vắn tắt cần ghi nhớ về trạng ngữ. -Phiếu học tập. III-các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/4 số HS trong lớp HS): -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 3-Bài tập 2: -Mời một HS nêu yêu cầu. -GV dán lên bảng tờ phiếu chép bảng tổng kết trong SGK, chỉ bảng, giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài. -GV kiểm tra kiến thức: +Trạng ngữ là gì? +Có những loại trạng ngữ nào? +Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho câu hỏi nào? -GV dán lên bảng tờ phiếu ghi nội cần ghi nhớ về trạng ngữ, mời 2 HS đọc lại. -HS làm bài cá nhân. GV phát phiếu đã chuẩn bị cho 3 HS làm. -HS nối tiếp nhau trình bày. GV nhận xét nhanh. -Những HS làm vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, kết luận những HS làm bài đúng. * ... 2. Hãy kể tên 5 dân tộc ít người ở vùng núi phía Bắc, 5 dân tộc ít người ở Tây Nguyên 3. Viết tên các châu lục và các đại dương trên thế giới 4. Điền tên các châu lục vào bảng dưới đây: Tên nước Thuộc châu lục Tên nước Thuộc châu lục Trung Quốc Ô-xtrây-li-a Ai Cập Pháp Hoa Kì Lào Liên bang Nga Cam - pu- chia Học sinh làm bài 3. Củng cố dặn dò: GV thu bài và nhận xét giờ Đáp án chấm Câu 1: (2đ ) Đánh dấu vào ý 3 Câu 2:(3đ) – Phía Bắc: Tày, nùng, Thái, Hơ-mông, Mường... - Tây Nguyên: Gia-rai,Ê-đê, Tà ôi, Chăm, Ba Na... Câu 3 (3đ) Viết đủ đúng tên 6 châu lục và 4 đại dương Câu 4 (3 đ) Điền đúng châu lục của các nước Tên nước Thuộc châu lục Tên nước Thuộc châu lục Trung Quốc Châu á Ô-xtrây-li-a Châu Đại dương Ai Cập Châu Phi Pháp Châu Âu Hoa Kì Châu Mĩ Lào Châu á Liên bang Nga Châu Âu Cam - pu- chia Châu á Thứ năm ngày 20 tháng 5 năm 2010 Tiếng việt: Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II (tiết 6) I-Mục đích yêu cầu: -Nghe – viết đúng chính tả 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. -Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. II-Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp viết 2 đề bài. III-Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Nghe-viết: - GV Đọc bài viết. - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: nín bặt, bết, à à u u, xay xay, - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. 3-Bài tập 2: - Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. - GV cùng học sinh phân tích đề. - HS suy nghĩ chọn đề gần gũi với mình. - Nhiều HS nói nhanh đề tài em chọn. - HS viết đoạn văn vào vở. - Một số HS đọc đoạn văn. -Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung ; bình chọn bạn làm bài tốt nhất. 4-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. - Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. Cả lớp làm thử bài kuyện tập ở tiết 7, 8 ; chuẩn bị giấy để làm bài kiểm tra kết thúc cấp Tiểu học. -HS theo dõi SGK. - HS viết bảng con. - HS viết bài. - HS soát bài. Toán TIếT 174: Luyện tập chung I- Mục tiêu: -Giúp HS ôn tập, củng cố về giải bài toán liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật, và sử dụng máy tính bỏ túi. II-đồ dùng dạy học: -Bảng phụ II-Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Luyện tập Phần 1: -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Mời 1 HS nêu cách làm. -Cho HS làm bài vào SGK. -Mời một số HS nêu kết quả, giải thích. -Cả lớp và GV nhận xét. Phần 2: *Bài tập 1 (179): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (179): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. *Kết quả: Bài 1: Khoanh vào C Bài 2: Khoanh vào A Bài 3: Khoanh vào B *Bài giải: Phân số chỉ tổng số tuổi của con gái và của con trai là: (tuổi của mẹ) Coi tổng số tuổi của hai con là 9 phần bằng nhau thì tuổi của mẹ là 20 phần như thế. Vậy tuổi mẹ là: = 40 (tuổi) Đáp số: 40 tuổi. *Bài giải: a) Số dân ở Hà Nội năm đó là: 2627 x 921 = 2419467 (người) Số dân ở Sơn La năm đó là: 61 x 14210 = 866810 (người) Tỉ số phần trăm của số dân ở Sơn La và số dân ở Hà Nội là: 866810 : 2419467 = 0,3582 0,3582 = 35,82% b) Nếu mật độ dân số của Sơn La là 100 người/km2 thì trung bình mỗi ki-lô-mét vuốngẽ có thêm : 100 – 61 = 39 (người), khi đó só dân của tỉnh Sơn La tăng thêm là: 39 x 14210 = 554190 (người) Đáp số: a) khoảng 35,82% b) 554 190 người. Đạo đức Thực hành cuối học kì II và cuối năm I-Mục tiêu: -Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 12 đến bài 14, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. II- Đồ dùng dạy học: -Phiếu học tập cho hoạt động 2 III-Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 11. 2. Bài mới: a- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b-Hoạt động 1: Làm việc cá nhân *Bài tập 1: Em hãy ghi những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. -HS làm bài ra nháp. -Mời một số HS trình bày. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét. c- Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm *Bài tập 2: Em hãy chọn một trong các từ sau: hợp tác quốc tế, Liên Hợp Quốc, hoà bình để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp. LHQ là tổ chức..lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của .. Nước ta luôn .. chặt chẽ với các nước thành viên khác của LHQ trong các hoạt động vì .., công bằng và tiến bộ xã hội. -GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4. -Mời đại diện một số nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. d-Hoạt động 3: Làm việc theo cặp *Bài tập 3: Em hãy cùng bạn lập một dự án để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở quê hương. -GV cho HS trao đổi với bạn ngồi cạnh. -Mời một số HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -HS làm bài ra nháp. -HS trình bày. -HS khác nhận xét. *Lời giải: LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của LHQ. Nước ta luôn hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên khác của LHQ trong các hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. -HS trao đổi với bạn. -HS trình bày trước lớp. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học. Khoa học ôn tập và Kiểm tra cuối năm I-Mục tiêu: - Kiểm tra kiến thức kĩ năng về nội dung đã học. - Học sinh nhớ được các kiến thức khoa học đã học. - Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. II-Các hoạt động dạy học: 1-Ôn định tổ chức: 2-Kiểm tra: - GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. đề bài 1.Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là: Mặt trời Gió Mặt trăng Cây xanh 2. Chọn các từ : sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ để điền vào chỗ chấm trong các câu dưới đây cho phù hợp: Hoa là cơ quan ............................... của những loài thực vật có hoa. Cơ quan ........ ........................... đực gọi là............... Cơ quan sinh dục cái gọi là ................. 3. Đánh dấu x vào các cột trong bảng dưới đây cho phù hợp: Động vật Đẻ trứng Đẻ con Sư tử Chim cánh cụt Hươu cao cổ Cá vàng 4. Viết chữ Đ vào ô trống trước ý kiến đúng, chữ S vào trước ý kiến sai: Tài nguyên trên Trái Đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái Tài nguyên trên Trái Đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm. 5. Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường - Học sinh làm bài 3- Thu bài: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. Đáp án chấm: Câu 1: (1đ) ý 1 Mặt trời Câu 2: (2đ) Thứ tự từ cần điền là sinh sản, sinh dục, nhị, nhuỵ. Câu 3( 2đ) : Đẻ trứng: chim cánh cụt, cá vàng. Đẻ con: sư tử, hươu cao cổ Câu 4 (2 đ): Đánh dấu vào ý 1 chữ s, ý 2 chữ đ Câu 5 ( 3 đ) HS kể được: Trồng cây xanh, giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm đất, vv...vv 4-Củng cố -dặn dò: -Nhận xét Thứ sáu ngày 21 tháng 5 năm 2010 Toán : TIếT 175;Kiểm tra định kì cuối học kì II Kiểm tra, đánh giá theo đề và đáp án của Phòng Giáo dục & đào tạo Tam Nông Tiếng việt Kiểm tra định kì đọc (Đọc hiểu – luyện từ và câu) I- Mục đích yêu cầu : - Kiểm tra đọc - hiểu và kiến thức kĩ năng về từ và câu. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS II-Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2-Kiểm tra: A- Đọc thầm: - HS đọc thầm bài Cây gạo ngoài bến sông ở trong SGK Tiếng việt 5 tập 2 trang 168. B - Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu trả lời: - HS đọc thầm thật kĩ bài văn trong khoảng 5 phút. - HS chọn câu trả lời đúng nhất rồi viết vào giấy kiểm tra - Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra. ( Thời gian làm khoảng 30 phút) * GV thu bài GV nhận xét giờ, ý thức làm bài của học sinh. 3- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về chuẩn bị giấy kiểm tra và ôn kĩ kiến thức để ngày mai kiểm tra học kì II bài đọc thầm và bài viết. - GV tổng kết phần đọc và luyện từ và câu - Hướng dẫn HS cách ôn tập ở nhà chuẩn bị cho HS học lớp 6 Đáp án Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. Câu 1 : Chọn ý a ( Cây gạo già.......đã thấy cây gạo nở hoa) Câu 2 : Chọn ý b (Cây goà xoè thêm .... vươn cao lên trời) Câu 3 : Chọn ý c ( Hoa gạo nở.... sáng bừng lên) Câu 4 : Chọn ý c ( Vì có kẻ........ rễ cây trơ ra) Câu 5 : Chọn ý b ( Lấy đất ...trơ ra) Câu 6 : Chọn ý b ( Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường) Câu 7 : Chọn ý b (Cây gạo buồn thiu...ủ ê) Câu 8 : Chọn ý a ( Nối bằng từ ‘‘vậy mà’’) Câu 9 : Chọn ý a ( dùng từ ngữ nối và lặp từ) Câu 10 : Chọn ý c ( Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ) Tiếng việt Kiểm tra định kì viết (Chính tả – Tập làm văn) Kiểm tra, đánh giá theo đề và đáp án của Phòng Giáo dục & đào tạo Tam Nông Hoạt động tập thể: Tổng kết năm học I -Mục tiêu: - GV tổng kết các hoạt động của lớp trong năm học - Đánh giá ý thức tham gia các phong trào của lớp, trường - Thông báo kết quả rèn luyện hạnh kiểm và kết quả học tập của từng HS II -Nội dung: 1-ổn định: Lớp hát 1 bài 2- Lớp trưởng báo cáo lại tình hình chung của lớp. *Nề nếp: - ổn định tốt các hoạt động nề nếp - Duy trì tốt các hoạt động tập thể, giờ truy bài. - Lớp trưởng nhận xét tình hình tu dưỡng rèn luyện, thực hiện mọi nề nếp của các bạn trong tuần *Học tập - Duy trì nề nếp học tập trong giờ học và giờ truy bài . - Việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học tập đầy đủ. - Lớp phó thông báo nhận xét tình hình học tập của lớp thông báo số điểm giỏi, điểm yếu trong tuần vừa qua. 3- GV tổng kết - Đánh giá ý thức tham gia các phong trào của lớp, trường - Thông báo kết quả rèn luyện hạnh kiểm và kết quả học tập của từng HS Tổng số:17 em * Hạnh kiểm thực hiện đầy đủ: 17 em đạt 100 % * Học lực: HS giỏi : 3 em HSTT : 5 em HS Giỏi huyện :1 em, cấp tỉnh :1 em * Lớp xếp loại: Lớp xuất sắc 4- Dặn dò: - Vui văn nghệ liên hoan chia tay. - GV dặn dò HS về nhà ôn tập chuẩn bị tốt để học lớp 6.
Tài liệu đính kèm: