Giáo án Lớp 5 tuần 4 (12)

Giáo án Lớp 5 tuần 4 (12)

Tập đọc

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

 I. Mục tiêu:

 - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài, bước đầu đọc diễn cảm bài văn.

 - Hiểu ý chính của bài :Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân ,thể hiện khát vọng sống ,khát vọng hoà bình của trẻ em.

GDKN :: Xác định giá trị

 Thể hiện sự cảm thông(bày rỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại)

 II. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử ( nếu có ).

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

 

doc 19 trang Người đăng nkhien Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 tuần 4 (12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Chào cờ
Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY 
 I. Mục tiêu: 
 - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài, bước đầu đọc diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý chính của bài :Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân ,thể hiện khát vọng sống ,khát vọng hoà bình của trẻ em.
GDKN :: Xác định giá trị
 Thể hiện sự cảm thông(bày rỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại)
 II. Đồ dùng dạy-học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử ( nếu có ). 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy-học: 
A/ Kiểm tra bài cũ: 
- 2 nhóm HS phân vai đọc vở kịch " Lòng dân" và hỏi " Tại sao vở kịch lại được tác giả đặt tên là Lòng dân"?
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu chủ điểm và bài học qua tranh minh họa.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- Yêu cầu 4HS đọc nối tiếp bài.
- GV ghi nhanh các từ cần luyện đọc.
- HS đọc các từ khó.
- GV đọc mẫu và chú ý cách đọc cho HS.
b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi, thảo luận để tìm ND chính của từng đoạn.
Câu1: Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
+ Em hiểu như thế nào là phóng xạ?
Câu 2: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
- GV kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
+ Vì sao Xa-da-cô lại tin như thế?
Câu 3: Các bạn nhỏ đã làm gì:
+ Để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
+ Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
Câu 4: Nếu như em đứng trước tượng đài của Xa-da-cô, em sẽ nói gì?
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.
- GV ghi bảng nội dung bài.
c) Đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 4HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Cả lớp tìm giọng đọc của từng đoạn.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có đoạn 3.
+ GV đọc mẫu.
+ Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Các em biết trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Việt Nam chúng ta đã bị ném những loại bom gì và hậu quả của nó ra sao?
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét, dặn dò HS.
- 2 nhóm HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh minh họa.
- 1HS khá đọc toàn bài
- HS nối tiếp nhau đọc.
VD : Xa-da-cô Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, 
Na- ga-da-ki, lâm bệnh nặng, lặng lẽ.....
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm lại bài.
- Khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Phóng xạ là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử rất có hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
- Bằng cách ngày ngày gấp sếu bằng giấy. 
- Vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh. 
- HS thảo luận theo cặp và trả lời.
- Chúng tôi căm ghét chiến tranh......
- HS thực hiện
- 4 HS tiếp nối nhau đọc.
- Tiếp nối nhau phát biểu để tìm ra giọng đọc.
- Đọc theo nhóm đôi.
- Từ 3 - 5 HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS phát biểu và bổ sung.
Toán
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”
- Học sinh cả lớp làm được bài tập 1. HS KG làm các bài còn lại.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Bảng phụ, phấn màu. 
III. Các hoạt động dạy-học:
A/. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập tiết trước.
B/. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ.
- GV nêu ví dụ trong SGK.
- HS tự tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, rồi ghi kết quả vào bảng.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét.
- GVchốt kiến thứcdạng toán có liên quan đến tỉ lệ. 
2. Giới thiệu bài toán.
- Cho HS đọc và phân tích đề.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán.
- Hướng dẫn HS giải bài toán bằng cách 
" Rút về đơn vị"
+ Trong 1 giờ ô tô đi được mấy km?
+ Trong 4 giờ ô tô đi được mấy km?
->1- 2HS nêu cách giải.
- GV nhấn mạnh: * Bước này là bước rút về đơn vị.
- GV gợi ý để dẫn ra cách hai “tìm tỉ số” theo các bước như SGK trang 19.
+ 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần?
+ Quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được? Vì sao?
+ Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu km?
+ Chúng ta làm như thế nào để tìm được quãng đường ô tô đi trong 4 giờ?
- GV chốt: Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước: Tìm tỉ số.
3. Thực hành:
Bài 1:
- GV cho HS đọc và tìm hiểu đề.
- HS làm bài.
- Bài toán này làm bằng cách nào?
- Chữa bài và nêu cách giải. 
Bài 2:
- HS nhận dạng toán.
- HS làm bài.
- GV khuyến khích HS giải bằng 2 cách. 
a) Giải bằng cách “tìm tỉ số”.
b) Giải bằng cách “rút về đơn vị”.
- GV củng cố kiến thức bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học và dặn HS về làm bài 3.
- 2HS làm bài, dưới lớp nhận xét. 
- HS quan sát bảng sau đó nêu nhận xét.
- Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được gấp lên bấy nhiêu lần.
- HS đọc đề và phân tích đề bài.
- HS tóm tắt.
Bài giải:
Trong 1 giờ ô tô đi được số km là:
90 : 2 = 45 (km) *
Trong 4 giờ ô tô đi được số km là:
45 x 4 = 180 (km)
 Đáp số: 180 km
- 4 giờ gấp 2 giờ là 2 lần.
- 2 lần
-> 90 x 2 = 180 (km)
- HS nêu.
- HS đọc và tìm hiểu bài.
- 1HS làm bảng lớp. Cả lớp làm vào vở. 
- Tóm tắt: 5m : 80000 đồng 
 7m : ........... đồng ?
- Bằng cách rút về đơn vị.
 Đáp số : 112000 đồng 
- HS đọc và nhận dạng toán.
- 2 HS lên giải bằng 2cách. 
 3 ngày : 1200 cây 
 12 ngày: ........cây ?
 Đáp số : 4800 cây 
Đạo đức
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Học sinh biết:
- Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và kiên định báo vệ ý kiến đúng của mình.
- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm đổi lỗi cho người khác,
GDKN: Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.
 Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- SGK đạo đức 5, những mẩu truyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Chuẩn bị những tình huống của bài tập 3.
III. Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu một số biểu hiện của người sống có trách nhiệm ? 
- Nhận xét, bổ sung. 
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Bài mới.
a. Xử lý tình huống bài tập 3 - SGK.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm xử lý một tình huống trong bài tập 3.
Þ GVKL: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
b. Liên hệ bản thân.
- Hãy kể một việc làm của mình chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm và tự rút ra bài học cho bản thân.
- GV gợi ý: 
Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì ?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ?
- Sau phần trình bày của mỗi HS, GV gợi ý cho các em tự rút ra bài học.
Þ GVKL: Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng.
 Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
- Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
3.Củng cố, dăn dò.
- GV + HS hệDặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Thực hiện theo bài học sgk, có trách
 nhiệm với hành động của mình.
 thống lại bài.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả bằng hình thức đóng vai.
- Lớp trao đổi bổ sung.
- HS kể trao đổi với bạn về câu chuyện của mình.
- 3 -> 5 HS trình bày trước lớp. 
- HS dựa vào gợi ý và chuẩn bị câu chuyện của mình để kể trước lớp.
- HS tự nêu ra bài học.
- HS nghe.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
 Âm nhạc
 (GV chuyên dạy)	
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Chính tả (Nghe – viết)
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Viết đúng chính tả bài Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Nắm chắc mụ hỡnh cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia, iê (BT 2, 3)
II. Chuẩn bị:
- Bút dạ, 1 vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần để giáo viên kiểm điểm.
III. Các hoạt động lên lớp:
A/ Kiểm tra bài cũ:Yêu cầu HS viết vần của các tiếng: " Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình" và nêu vị trí đặt dấu thanh.
- HS - GV nhận xét, đánh giá.
- Cho häc sinh ghi vµo m« h×nh cÊu t¹o.
TiÕng
VÇn
©m ®Öm
©m chÝnh
©m cuèi
- HS lên bảng viết. Lớp viết vào nháp. 
B/ Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
a) Tìm hiểu nội dung bài viết.
- GV gọi 1 HS đọc toàn bài chính tả.
- GV hỏi HS: 
+ Vì sao Phrăng Đơ Bô-en chạy sang hàng ngũ quân đội ta?
+ Chi tiết nào cho thấy Phrăng Đơ Bô-en rất trung thành với đất nước Việt Nam?
+ Vì sao đoạn văn được đặt tên là Anh bộ dội cụ Hồ gốc Bỉ?
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS nêu những từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. Đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
d) Soát lỗi, chấm bài.
- GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt. 
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài và nhận xét bài làm của bạn.
- GV hỏi : Tiếng nghĩa và chiến về cấu tạo có gì giống và khác nhau? 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HSK/G đọc bài.
- HS dựa vào SGK trả lời. 
+ Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Bị địch bắt, bị dụ dỗ, tra khảo nhưng ông nhất định không khai.
+ Ông là người lính Bỉ nhưng lại làm việc cho quân đội ta, nhân dân ta thương yêu gọi anh là Bộ đội Cụ Hồ.
- HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở. 
VD : Phrăng Đơ Bô-en, chiến tranh, Phan Lăng, chính nghĩa....
- HS viết bài.
- HS soát lại bài.
- Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- 1HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
+ Giống nhau: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái.
+ Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài.
- GV hỏi: em hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chiến và nghĩa.
- GV kết luận: Khi các tiếng c ... 00 : 4 = 600 000 (đồng)
Bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi là:
 800 000 - 600 000 = 200 000 (đồng)
 Đáp số: 200 000 đồng
- HS tự tìm hiểu đề bài rồi giải. Sau đó tóm tắt bài toán rồi giải.
Đáp số : 105 m
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS :
- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT 1, 2 (3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm những từ trỏi nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4(chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4(BT5). 
- HS K/G: thuộc được bốn thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Bút dạ và 2, 3 tờ phiếu phóng to các nội dung bài tập 1,2, 3 để HS làm bài trên bảng lớp.
- Từ điển HS. 
III/ Các hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ:
- Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy VD?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS làm việc cá nhân, gạch dưới những từ trái nghĩa bằng bút chì mờ. GV phát phiếu cho 2, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS phát biểu ý kiến, nhận xét bài làm của bạn.
- GV chốt lại lời giải đúng rồi cho 1 HS đọc lại bài đúng để cả lớp soát bài.
- Yêu cầu HSK/G giải nghĩa từng câu.
- GV nhận xét và giải thích thêm.
- 2HS nêu và lấy VD. Lớp nhận xét.
- HS đọc đề bài. Lớp theo dõi và làm bài.
- 2,3 HS làm vào phiếu.
 Ăn ít ngon nhiều
 Ba chìm bảy nổi
 Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
 Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà; 
 Kính già già để tuổi cho
VD: - Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon có chất lượng tốt còn hơn ăn nhiều mà không ngon.
- Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
ngữ, tục ngữ đó. HSK/G đặt câu.
Bài 2: Tương tự như cách tổ chức bài tập 1.
- HS làm bài và chữa bài.
- GV yêu cầu HSY đọc những cặp từ trái nghĩa trên.
- Nhận xét.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài và làm bài.
+ Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.
+ Trẻ già cùng đi đánh giặc.
+ Dưới trên đoàn kết một lòng.
+ Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở của thảm họa của chiến tranh huỷ diệt.
- HS nối tiếp nhau đọc các từ cần điền.
- Nối tiếp nhau đọc thuộc lòng các câu thành ngữ và tục ngữ, HSK/G giải thích nghĩa của các câu đó, đặt câu.
- GV chốt kiến thức bài.
Bài 4:
+ Việc nhỏ nghĩa lớn.
+ Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
+ Thức khuya dậy sớm.
VD: Bố mẹ em thường thức khuya dậy sớm để làm việc.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV phát phiếu cho các nhóm làm việc. Mỗi nhóm cử 1 thư kí ghi nhanh các từ trái nghĩa tìm được. Sau 1 thời gian quy định, các nhóm dán kết quả bài làm lên bảng lớp.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, kết luận.
- 1 HS đọc lại các từ trái nghĩa đã tìm đúng. Cả lớp chữa bài vào vở.
a) Tả hình dáng: cao - thấp, cao - lùn, 
to - bé, to - nhỏ, to xù - bé tí,mập - ốm, béo múp - gầy tong,
b) Tả hành động: khóc - cười, 
đứng - ngồi, lên - xuống, vào - ra.......
c) Tả trạng thái: buồn - vui, lạc quan - bi quan, no - đói, sướng - khổ, khoẻ - yếu, hờ hững - tận tình,......
d) Tả phẩm chất: tốt - xấu, hiền - dữ, lành - ác, ngoan - hư, khiêm tốn - kiêu căng, hèn nhát - dũng cảm, thật thà - dối trá, trung thành - phản bội, cao thượng - hèn hạ, giản dị - loè loẹt, thô lỗ - tế nhị,
Bài 5: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV yêu cầu mỗi HS đặt ít nhất 1 câu chứa 1 cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.
- Lần lượt từng em tiếp nối nhau đọc câu mình đã đặt.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Bố em cao còn bác Hoa thì thấp.
+ Bọn trẻ con đang trêu chọc nhau, đứa khóc, đứa cười inh ỏi cả nhà trẻ.
+ Đáng quý nhất là tính trung thực còn dối trá thì chẳng ai ưa.
- GV tóm tắt ý chính của bài.
- Đánh giá nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011
Sáng:
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- Làm được bai 1,2,3. HS K/G làm các bài còn lại.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Bảng phụ, phấn màu
III. Hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ: HS lên bảng làm bài.
 10 người: 56m mương.
Bổ sung thêm 20 người:..............m mương?
- Chữa bài và ghi điểm.
2. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề toán và nêu dạng của bài toán.
- Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- HS làm bài và chữa bài.
Bài 2: 
- HS tự làm bài và đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- Nêu tóm tắt và cách làm bài.
- Hỏi HSY: Muốn tính chu vi của hình chữ nhật cần biết gì?
- GV nhận xét, chốt dạng toán.
Bài 3: HS đọc đề bài.
- Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HSY chỉ rõ bước tìm tỉ số trong bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV + HS hệ thống bài và củng cố cho HS về mối quan hệ tỉ lệ thông qua câu hỏi: Số km đi được mỗi giờ không đổi, khi gấp thời gian đi lên một số lần thì quãng đường đi được thay đổi như thế nào?.
- Nhận xét tiết học. 
- HS làm bài vào nháp. 1HS lên bảng làm.
- Chữa bài.
- Học sinh đọc đề, nêu dạng toán.
+ Bước1: Tóm tắt bằng sơ đồ.
+ Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của tổng + Bước 3: Tìm số thứ nhất (dựa vào tỉ số) rồi tìm số thứ hai (dựa vào tổng).
- Đáp số: Nam: 8 em, nữ: 20 em.
- HS đọc yêu cầu bài và làm bài.
- Cần biết chiều rộng, chiều dài.
- Đáp số: Chu vi: 90m.
- HS đọc thành tiếng đề bài.
- Khi quãng đường đi giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng tiêu thụ giảm đi bấy nhiêu lần.
-1HS lên bảng lớp làm. Lớp làm vở.
 100 km: 12 lít xăng.
 50 km:.........lít xăng ?
+ Đáp số: 6 l xăng.
- Số km đi được mỗi giờ không đổi, khi gấp thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi gấp lên bấy nhiêu lần.
Tiếng Anh
(GV chuyên dạy)
Tập làm văn
TẢ CẢNH
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiêt miêu tả.
- Diễn đạt thành câu ; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Bảng phụ, phấn màu
III. Hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài.
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề bài.
 Sau đây là một vài đề gợi ý:
- Tả cảnh buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong một vườn cây.
- Tả cảnh buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trên cánh đồng quê hương em.
- Tả cảnh buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trên một đường phố em thường đi qua.
- Tả một cơn mưa em từng gặp.
- Tả ngôi trường của em.
=> GV:Trong các tiết tập làm văn từ đầu năm học, các em đã học quan sát các cảnh trên, sau đó đã chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết rồi chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn. Tiết kiểm tra này yêu cầu các em hoàn chỉnh cả bài văn. 
- GV giải đáp thắc mắc ( nếu có. )
- HS chọn đề và viết bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Thu bài, chấm, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài "Luyện tập làm báo cáo thống kê"
- HS quan sát và đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc các đề GV đã gợi ý để chuẩn bị viết.
- Yêu cầu HS gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của từng đề để xác định được trọng tâm của đề bài.
- HS chưa hiểu đề nào sẽ hỏi GV giải đáp thắc mắc.
- HS chọn đề và làm bài.
Khoa học
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
 I .Mục tiêu.
 Sau bài học hs có khả năng:
 - Nêu được những việc nên làmvà không nên làm để giữ vệ sinh , bảo vệ cơ thể ở tuổi dậy thì.
 - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì .
GDKN: -Kĩ năng tự nhận thức những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
 -Kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể.
 - Kĩ năng quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trị chơi “tập làm diễn giả” về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập.
	- 3 phiếu: Khoanh vào những ý kiến em cho là đúng:
	1. Cần rửa cơ quan sinh dục: 
	a) 2 ngày 1 lần.	 b) Hàng ngày.
	2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý:
	a) Dùng nước sạch.	 b) Dùng xà phòng tắm. 
	c) Dùng xà phòng giặt.
	3. Khi dùng quần lót cần chú ý:
	 a)2 ngày thay 1 lần. b) 1 ngày thay 1 lần.
	 	 c) Giặt và phơi trong bóng giâm. 	d) Giặt và phơi ngoài nắng.
	- 1 phiếu 2: Khoanh vào những ý kiến em cho là đúng:
	1. Cần rửa cơ quan sinh dục:
	a) 2 ngày 1 lần.	b) Hàng ngày.	c) Khi thay băng vệ sinh.
	2. Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý:
	a) Dùng nước sạch.	 b) Dùng xà phòng giặt. c) Dùng xà phòng tắm.
	3. Sau khi đi vệ sinh cần lưu ý:
	a) Lau từ phía trước ra sau.	b) Lau từ phía sau lên trước.
III. Các hoạt động lên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:	
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hoạt động 1: Hoạt động đôi.
- ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và da hoạt động mạnh. 
? Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì?
- Học sinh thảo luận và trả lời.
Rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay quần áo thường xuyên bằng nước sạch. 
Kết luận: Tất cả những việc làm trên cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở tuổi dậy thì cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta cần biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục.
3.3. Hoạt động 2: Nhóm
Chia lớp làm 3 nhóm.
- Giáo viên đến các nhóm, giúp đỡ.
2.4. Hoạt động 3: Thảo luận đôi:
- Giáo viên kẻ bảng.
- Cho học sinh lần lượt phát biểu ý kiến.
- 2 nhóm nam phát phiếu 1.
- 2 nhóm nữ phát phiếu 2.
- Phiếu 1: 1- b; 2- a,b ; 3- b,d
- Phiếu 2: 1- c,b; 2- a,b ; 3- a
Thảo luận:
Nên làm
Không nên làm
Thể dục TT
Vui chơi lành mạnh
Uống rượu, hút thuốc, ma tuý, xem phim không lành mạnh
	3. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ: Dặn chuẩn bị bài giờ sau.
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM Ý THỨC ĐẠO ĐỨC, HỌC TẬP ...TRONG TUẦN 4
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
	- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
	- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
II. Hoạt động dạy học:
	1. Ổn định lớp:
	2. Sinh hoạt.
a) Nhận xét chung 2 mặt: đạo đức và văn hoá.
	- Lớp trưởng nhận xét.
	- Tổ thảo luận g rút ra kết luận.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm trong tuần.
- Biểu dương những học sinh có thành tích,phê bình những bạn có khuyết điểm.
b) Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục nhược điểm.
- Thi đua học tập giành nhiều điểm 9, 10 để kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Tiếp tục rèn chữ, giữ vở và chuẩn bị bài tuần sau.
	3. Củng cố- dặn dò:
Chuẩn bị bài tuần sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 CKTKNS.doc